intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lớp 10: Luyện tập về Định luật bảo toàn cơ năng

Chia sẻ: Ngoclan Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

668
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài tập về định luật bảo toàn cơ năng khá quan trọng cho các bài kiểm tra, chúng ta cần ôn tập thật nhiều dạng để rèn kỹ năng giải nhanh và chính xác. Bài 1: Một vật rơi không vận tốc đầu từ độ cao 120m. Xác định độ cao mà tại đó vật có động năng bằng ¼ cơ năng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lớp 10: Luyện tập về Định luật bảo toàn cơ năng

  1. Lớp 10: Luyện tập về Định luật bảo toàn cơ năng.
  2. Bài tập về định luật bảo toàn cơ năng khá quan trọng cho các bài kiểm tra, chúng ta cần ôn tập thật nhiều dạng để rèn kỹ năng giải nhanh và chính xác. Bài 1: Một vật rơi không vận tốc đầu từ độ cao 120m. Xác định độ cao mà tại đó vật có động năng bằng ¼ cơ năng.. Cho g=10m/s2. Bài 2: Vật có khối lượng m=10kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt dốc cao 20m. Khi tới chân dốc thì vật có vận tốc 15m/s. Tính công của lực ma sát. Cho g=10m/s2. Bài 3: Một vật khối lượng 1kg trượt không ma sát từ đỉnh một mặt phẳng dài 10m và nghiêng góc =300 so với mặt phẳng nằm ngang. Vận tốc ban đầu bằng không. a) Tính vận tốc của vật khi nó đã đi được nửa đoạn đường của mặt phẳng nghiêng
  3. b)Tính vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng. (Dùng định luật bảo toàn cơ năng) Cho g=10m/s2. Bài 4: Một vật khối lượng m bắt đầu trượt không ma sát từ đỉnh A một mặt phẳng nghiêng AB dài 8.56 mét và nghiêng một góc 450 so phương ngang. Cho g=10m/s2. a) Tính vận tốc của vật tại B. b) Khi đến B, vật tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang với hệ số ma sát =0,525. Đến điểm C vật có vận tốc 4 m/s. Hãy tính độ dài quãng đường BC. Bài 5: Một vật khối lượng m bắt đầu trượt không ma sát từ đỉnh A một mặt phẳng nghiêng AB dài 14,4 mét và nghiêng một góc 300 so phương ngang. Cho g=10m/s2. a) Tính vận tốc của vật tại B. b) Khi đến B, vật tiếp tục chuyển động trên
  4. mặt phẳng ngang với hệ số ma sát . Đến điểm C vật có vận tốc 4 m/s. Biết BC=16m, Hãy tính hệ số ma sát trên quãng đường BC. Bài 5: Một vật được ném thẳng đứng từ mặt đất lên cao với vận tốc ban đầu 6 m/s. a) Tính độ cao cực đại của nó. b) Ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng. c) Ở độ cao nào thì thế năng bằng một nửa động năng? Cho g=10m/s2. Bài 6: Một vật m=1kg từ độ cao h=240m rơi xuống đất với vận tốc ban đầu v0=14m/s. a) Tính cơ năng tại lúc rơi. b) Tính vận tốc lúc chạm đất. c) Sau khi đi đến mặt đất, vật đi sâu vào đất một đoạn s=0,2m. Tính lực cản trung bình của đất tác dụng lên vật. Coi ma sát của không khí là không đáng kể. Cho g=10m/s2.
  5. Bài 7: Từ một đỉnh tháp có chiều cao h=20m, người ta ném lên cao một hòn đá khối lượng m=50g với vận tốc đầu v0=18m/s. Khi rơi tới mặt đất, vận tốc hòn đá bằng v=20m/s. Tính công của lực cản của không khí. Cho g=10m/s2. Bài 8: Một vật nhỏ có khối lượng m1=200g treo vào đầu một sợi dây nhẹ , không giãn, có chiều dài l=90cm. kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng làm dây treo hợp với phương thẳng đứng một góc =600 rồi buông ra. Lấy g=10m/s2. Bỏ qua ma sát ở điểm treo dây và sức cản không khí. a) Tính vận tốc của vật m1 và lực căng dây tại B b) Đến B, m1 va chạm đàn hồi xuyên tâm với m2=50g. Tính vận tốc của hai vật sau khi va chạm. Bài 9: Một dây nhẹ có chiều dài 1m, một
  6. đầu buộc vào điểm cố định, đầu còn lại buộc vật nặng có khối lượng 30g. Lấy g=10m/s2. Kéo vật lệch khỏi vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng một góc 600 rồi thả ra. Tính vận tốc cực đại và sức căng lớn nhất của dây trong quá trình chuyển động của vật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2