intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu giúp các bạn ôn tập khoa học chính trị

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

134
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nguyên lý về MLH phổ biến các sự vật, hiện tượng. Ý nghĩa phương pháp luận. Sự vận dụng của Đảng ta. Phép biện chứng duy vật được tạo thành từ một loạt nhưng phạm trù, những nguyên lý, những quy luật được khái quát từ hiện thực, phù hợp với hiện thực.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu giúp các bạn ôn tập khoa học chính trị

  1. Tài liệu giúp các bạn ôn tập khoa học chính trị Câu 1: Nội dung nguyên lý về MLH phổ biến các sự vật, hiện tượng. Ý nghĩa phương pháp luận. Sự vận dụng của Đảng ta. Phép biện chứng duy vật được tạo thành từ một loạt nhưng phạm trù, những nguyên lý, những quy luật được khái quát từ hiện thực, phù hợp với hiện thực. Cho nên, nó có khả năng phản ánh đúng sự liên hệ, sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, XH và tư duy. Tùy theo nhu cầu theo nhu cầu thực tiễn và trình độ nhận thức của con người, phạm vi các vấn đề được bao quát trong phép biện chứng duy vật ngày càng được phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Nhưng ở bất kỳ cấp độ phát triển nào của nó, nguyên lý MLH phổ biến được xem là một trong những nguyên lý có ý nghĩa khái quát nhất. Việc nh.thức và quán triệt nguyên lý này đối với đảng ta có ý nghĩa rất quan trọg, I là trong thực tiễn cách mạng VN, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước. 1. Nội dung nguyên lý MLH phổ biến - KN: Liên hệ là KN chỉ sự phụ thuộc lẫn nhau, sự tương tác và chuyển hóa nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong thế giới, hay giữa các mặt, các yếu tố of 1quá trình, 1 sv, ht. + Liên hệ phổ biến là khái niệm nói lên rằng mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới (cả tự nhiên, xã hội và tư duy) dù phong phú, đa dạng nhưng đều nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác, đều chịu sự tác động, chịu sự quy định của các sv, ht khác. + MLHPB là một phạm trù TH, dùng để chỉ sự tác động, sự quy định, sự ràng buộc, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố trong 1 sv, ht hay trong các sv, ht. Theo triết học duy vật biện chứng, cơ sở của mối LHPB chính là tính thống nhất vật chất của thế giới. Bởi lẽ, mọi sv, ht trên thế giới dù đa dạng, phong phú khác nhau nhưng đều là những dạng tồn tại cụ thể của thế giới vật chất. Ngay cả tư tưởng, ý thức của con người vốn là những cái phi vật chất, cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người, nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh của một quá trình vật chất khách quan. - Tính chất của MLH phổ biến + Tính khách quan của MLH phổ biến: MLH giữa các SV và HT là cái vốn của mọi SV, HT không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Nó bắt nguồn từ tính thống nhất của SV của thế giới, sự tồn tại và phát triển của chính SV, HT. + T1inh phổ biến của MLH: MLH giữa các SV và HT là phổ biến, diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Không những các SV, HT liên hệ với nhau mà các yếu tố, các bộ phận cấu thành SV, HT cũng liên hệ hữu cơ với nhau; không những các giai đoạn trong một quá trình mà cả các quá trình trước và quá trình sau trong sự vận động và phát triển của thế giới nói chung và của từng SV nói riêng cũng luôn liên hệ với nhau. Không chỉ trong tự nhiên mà cả trong lĩnh vực đời sống XH và tinh thần mọi SV, HT cũng luôn luôn liên hệ tác động qua lại với nhau. Chẳng hạn, trong tự nhiên giữa động vật và thực vật, giữa cơ thể sống và môi trường…, trong đời sống XH giữa các lĩnh vực đời sống XH, giữa các cộng đồng, giữa các quốc gia…; trong lĩnh vực nhận thức giữa các hình thức nhận thức, giữa các giai đoạn nhận thức… cũng có MLH với nhau. + Tính đa dạng của MLH: Tính đa dạng của MLH do tính đa dạng của sự tốn tại, vận động và phát triển của chính các SV và HT quy định, biểu hiện ở tính nhiều vẻ, vô cùng phong phú của các MLH. Có trong MLH bên ngoài; có MLH cơ bản, có MLH không cơ bản; có MLH trực tiếp. có MLH gián tiếp; có MLH bản chất, MLH không bản chất, liên hệ tất yếu và liên hệ ngẫu nhiên… MLH bên trong là MLH qua lại, là sự tác động lẫn nhau giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính, các mặt khác nhau của một SV; nó giữ vai trò quyết định sự tồn tại, vận động và phát triển của SV. MLH bên ngoài là MLH giữa các SV, các HT khác nhau; nói chung nó không có ý nghĩa quyết định; hơn nữa, nó thường phải thông qua MLH bên trong mà phát huy tác dụng đốivới sự vận động và phát triển của SV. MLH bản chất và ko bản chất, mlh tất yếu và ngẫu nhiên cũng có tính chất tương tự như đã nêu ở trên, ngoài ra, chúng còn có những nét đặc thù. Chẳng hạn, cái là ngẫu nhiên khi xem xét trong quan hệ này, lại là tất nhiên khi xem xét trong một mối quan hệ khác; ngẫu nhiên lại là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của cái tất nhiên; hiện tượng là hình thức biểu hiện ít nhiều đầy đủ của bản chất. Xét đến cùng các mlh bên trong, cơ bản, trực tiếp, tất nhiên… là nhữg mlh giữ vai trò quyết địh chi phối đến sự tồn tại và ptriển của sv, ht. Còn các mlh khác chỉ tác động, ảhưởng đến quá trình đó. - Nội dung của nguyên lý: Thế giới vật chất vô cùng phong phú, đa dạng các SV, HT chúng rất khác nhau về chất, tuy chúng không tồn tại tách rời một cách tuyệt đối. Trái lại chúng luôn luôn tồn tại trong những MLH phổ biến (luôn luôn tác động, quy định, rang buộc, chuyển hóa lẫn nhau) Nhờ những MLH phổ biến này mà SV, HT mới vận động, biển đổi, phát triển. 1
  2. 2. Ý nghĩa phương pháp luận: Từ việc Ng.cứu nguyên lý về MLH phổ biên của các SV, HT chúng ta rút ra các quan điểm: - Trong nhận thức, xem xét các SV,HT chúng ta cần phải quán triệt quan điểm toàn diện. Yêu cầu các quan điểm toàn diện, thứ nhất là khi xem xét các SV, HT phải xem xét nó trong MLH qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính SV, HT đó; thứ hai là xem xét các SV, HT phải xem xét nó trong MLH giữa SV, HT đó với SV, HT khác (kể cả trực tiếp và gián tiếp) quan điểm toàn diện không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê những thuộc t1inh khác nhau của SV hay HT đó; nó đòi hỏi phải làm nổi bật cái cơ bản, cái quan trọng nhất của SV, HT đó. - Chúng ta cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét và giải quyết mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra. Yêu cầu quan điểm này đòi hỏi chúng ta phải chú ý đúng mức tới hoàn cảnh cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó, tới sự ra đòi và phát triển của nó, tới bối cảnh hiện thực – cả khách quan lẫn chủ quán. Bởi vì, mọi SV, HT đều tồn tại trong không gian, thời gian nhất định và mang dấu ấn của không gian, thời gian. Quán triệt quan điểm toàn diện, qđiểm lịch sử cụ thể, we cần khắc phục và nghiêm khắc phê phán quan điểm phiến diện, chnghĩa chiết trung, thuật ngụy biện. Quan điểm phiến diện xem xét sv, ht chỉ thấy 1 mặt, 1 mlh mà ko thấy nhiều mặt, nhiều mlh. CN chiết trung cũng tỏ ra chú ý tới nhiều mặt khác nhau, nhưg lại kết hợp 1 cách vô ngtắc nhữg cái hết súc khác nhau thành 1 hình ảnh ko đúng về sv. CN chiết trung ko biết rút ra mặt bản chất, mlh căn bản cho nên rơi vào chỗ cào bằng các mặt, kết hợp một cách vô nguyên tắc các mlh khác nhau. Thuật ngụy biện cũng để ý tới những mặt, những mlh khác nhau của sv, ht, nhưng lại đưa cái ko bản chất thành bản chất, cái ko cơ bản thành cái cơ bản. Với tư cách là ngtắc phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn, nguyên ls mối liên hệ phổ biến đòi hỏi để cải tạo sự vật. Muốn vậy, phải sử dụng đồng bộ nhiều ph/pháp, nhiều phương tiện khác nhau để tác động nhằm thay đổi những liên hệ tương ứng. 3. Sự vận dụng của đảng ta. Quan điểm toàn diện được đảng ta quán triệt và thể hiện sinh động trong đường lối kháng chiến toàn dân và toàn diện chống thực dân Pháp, trong đường lối chống Mỹ. Đó là sự kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh thời đại, sức mạnh quân sự với sức mạnh chính trị, KT,VH, ngoại giao; sức mạnh của 3 vùng chiến lược và mũi tấn công…Nhờ có sức mạnh toàn diện, tổng hợp và sự nghiệp giải phóng dân tộc đã giành được thắng lợi hoàn toàn. Vận dụng quan điểm toàn diện vào hoạt động thực tiễn cũng đòi hỏi phải hợp chặt chẽ giữa “chính sách dàn đều” và “chính sách có trọng điểm” (Lê nin). Trong khi khẳng định t1inh toàn diện, phạm vi bao quát tất cả các mặt, các lĩnh vực của quá trình đổi mới, ĐH đại biểu toàn quốc lần thứ 6 của Đảng cũng đồng thời coi đổi mới tư duy lý luận, tư duy chính trị về CNXH là khâu đột phá; trong khi nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới cả lĩnh vực KT và và lĩnh vực chính trị, Đảng ta cũng xem đổi mới KT là trọng tâm. Thực tiễn những năm đổi mới nước ta mang lại nhiều bằng chứng xác nhận tính đúng đắn của những quan điểm nêu trên. Khi đề cập tời những vấn đề này, ĐHĐBTQ lần thứ 8 của Đảng đã khẳng định “Xét trên tổng thể đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới tư duy chính trị trong hoạch định đường lối của các chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có sự đổi mới khác. Song, đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới KT, khắc phục khủng hoảng KT-XH, tạo tiền đề cần thiết về vật chất tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác nhau của đời sống XH” Chính vì vậy, Văn kiện ĐHĐBTQ lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định “Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bản chất đi, hình thức và cách làm phù hợp” ĐH XI của Đảng đã khẳng định “Tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ theo đường XHCN”. Thực tiễn phong phú và thành tựu đạt được qua 25 năm đổi mới, 20 năm thực hiện cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH đã chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sang tạo; đi lên CNXH là sự lựa chọn phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn CMVN. Để xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN, phải tiếp tục đổi mới toàn diện, mạnh mẽ với chất lượng hiệu quả cao hơn. Tóm lại: Việc vận dụng nội dung nguyên lý về mlh phổ biến cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc xem xét và giải quyết những vấn đề do công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN hiện nay ở nước ta đặt ra. Đối với mỗi cán bộ, Đảng viên thì việc nắm vững nguyên lý sẽ giúp chúng ta trong hoạt động chuyên môn cũng như trong quản lý, chỉ đạo: một mặt phải thấy được mlh giữa các mặt yếu tố của sv, ht, đồng thời cũng thấy được những mlh của nó với những sv, ht khác, đặt trong không gian, thời gian, điều kiện lịch sử cụ thể; một mặt phải biết cách phân tích, xác định đúng các sự việc để có biện pháp giải quyết thích hợp, tránh rơi vào những nguyên lý sai lầm, phiến diện, chiết trung, ngụy biện. 2
  3. Câu 2: Nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa phương pháp luận. Sự vận dụng của Đảng ta. Mở đầu: Triết học Mác-Lênin cho rằng thế giới được tạo thành từ các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau. Chúng có mối liên hệ với nhau và luôn vận động, phát triển theo những quy luật khách quan nhất định. Một trong những quy luật cơ bản là Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại (gọi tắt là quy luật lượng-chất). Quy luật này chỉ rõ cách thức của quá trình vận động và ptriển của các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Việc nhận thức và áp dụng đúng quy luật này trong thực tiễn có ý nghĩa rất quan trọng, thực tiễn cách mạng Việt Nam, đặc biệt là công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đã chứng minh điều đó. 1. Nội dung quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại: - Phạm trù chất và lượng (theo quan điểm mác xít): + Chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, làm cho nó là nó và phân biệt nó với cái khác. Như vậy: Chất là cái khách quan, vốn có của mọi sự vật hiện tượng. Mỗi sự vật hiện tượng có nhiều thuộc tính mà mỗi thuộc tính lại có những đặc trưng riêng về chất. Do đó, 1 sự vật không chỉ có 1 chất mà có nhiều chất, vô vàn chất. Chất là tổng hợp của những thuộc tính, khi những thuộc tính cơ bản của Sự vật thay đổi thì chất cơ bản của sự vật cũng thay đổi. Chất của sự vật còn pụ thuộc vào những y/tố cấu thành và phương thức liên kết giữa các yếu tố đó + Lượng là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu, tốc độ của sự vận động, ptriển của sự vật cũng như của các thuộc tính của nó. Như vậy: Lượng là cái khách quan, vốn có của sự vật, hiện tượng. Lượng có thể được xác định cụ thể, chính xác bằng các công cụ đo lường. Tuy nhiên, cũng có những tính quy định về lượng biểu thị dưới dạng trừu tượng và khái quát. Một sự vật có nhiều chất, do đó cũng có vô vàn sự khác nhau về lượng. Sự pân biệt giữa chất và lượg của sv, ht cũng chỉ có tính tươg đối. - Mlh biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất: Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng có chất và lượng. Chất và lượng của sự vật hiện tượng là một thể thống nhất quy định lẫn nhau. Trong quá trình vận động và phát triển, chất và lượng của sự vật hiện tượng cũng biến đổi. Sự thay đổi của lượng và của chất không diễn ra độc lập đối với nhau, trái lại chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng không phải bất kỳ sự thay đổi nào của lượng cũng ngay lập tức làm thay đổi căn bản chất của sự vật hiện tượng. Lượng của sự vật hiện tượng có thể thay đổi trong một giới hạn nhất định mà không làm thay đổi căn bản chất của sự vật hiện tượng đó. Khuôn khổ mà trog đó, sự thay đổi về lượg chưa làm thay đổi về chất của svht, được gọi là độ. Độ là 1 fạm trù triết học dùng để chỉ sự thống I giữa lượng và chất, nó là khoảng giới hạn, mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật. Những điểm giới hạn mà tại đó có sự thay đổi về lượng sẽ làm thay đổi chất của sv được gọi là điểm nút. Bất kỳ độ nào cũng được giới hạn bởi 2 điểm nút. Sự thay đổi về lượg khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn tới sự ra đời của chất mới. Sự thống I giữa lượg và chất mới tạo thàh 1 độ mới với điểm nút mới. Sự thay đổi về chất do những sự thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước nhảy. Bước nhảy là một phạm triết học dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra. Bước nhảy làm cho sự biến đổi của các sv, ht trong thế giới khách quan có sự thống nhất giữa liên tục và đứt đọan, giữa tiệm tiến và nhảy vọt. Lênin khẳng định: “tính tiệm tiến mà ko có bước nhảy vọt, thì ko giải thích được gì cả”. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại đối với sự thay đổi về lượng. Chất mới có thể làm thay đổi qui mô, kết cấu, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và biến đổi của sự vật. Sự thay đổi về chất của Sự vật diễn ra rất đa dạng với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau. Xét về thời gian và tính chất của sự thay đổi về chất thì buớc nhày được chia thành: bước nhảy đột biến (làm thay đổi căn bản về chất một cách nhanh chóng) và buớc nhảy dần dần (thay đổi về chất bằng cách tích luỹ dần dần những nhân tố của chất mới); xét về qui mô thì có thể chia thành: bước nhảy toàn bộ (làm thay đổi căn bản về chất của tất cả các mặt, các bộ phận, y/tố cấu thành sv) và bước nhảy cục bộ (làm thay đổi 1 số mặt, 1 số y/tố, 1 số bộ phận của sự vật). Khi xem xét sự thay đổi về chất trong đời sống xh, người ta còn chia thành sự thay đổi cm (cải tạo căn bản về chất của sự vật) và sự thay đổi có tính chất tiến hóa (thay đổi về lượng cùng những biến đổi về chất không căn bản của sự vật). - Nội dung quy luật: Từ mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất, có thể khái quát nội dung cơ bản của qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại như sau: Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng đều có sự thống nhất giữa chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng vượt qua giới hạn của độ sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua 1 bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổi của lượng. 2. Ý nghĩa phương pháp luận: 3
  4. Nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa thay đổi về lượng và thay đổi về chất chúng ta sẽ rút ra đuợc ý nghĩa phương pháp luận quan trọng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn: - Mọi sự vật, hiện tượng đều là thể thống nhất hữu cơ giữa chất và lượng. Do vậy để có tri thức đầy đủ về sự vật ta phải nhận thức đuợc cả mặt lượng và mặt chất của nó, không được tuyệt đối hóa cái này mà xem nhẹ cái kia. - Sự phát triển của Sự vật, bao giờ cũng bắt đầu từ lượng đổi dẫn đến chất đổi. Do vậy, để cải tạo sự vật phải quan tâm thích đáng đến quá trình tích lũy về lượng, đồng thời phải chủ động tạo những đìều kiện cần thiết để quá trình chuyển hóa từ chất cũ sang chất mới đựoc thực hiện 1 cách hoàn hảo nhất. Khi vận dụng quy luật mối quan hệ giữa chất và lượng vào thực tiễn, ta không được tuyệt đối hóa mặt nào, nếu tuyệt đối hóa một trong hai mặt này thì chúng ta sẽ rơi vào tư tưởng nôn nóng (tả khuynh) hoặc tư tưởng bảo thủ (hữu khuynh). Khuynh hướng nôn nóng tả khuynh là khuynh hướng không quan tâm thực hiện quá trình tích lũy về lượng mà chỉ chú ý thực hiện những bước nhảy vọt làm thay đổi về chất trong khi chưa có đủ điều kiện tích lũy về lượng cần thiết. Những người có tư tưởng này trong hoạt động thực tiễn thường nóng vội, chủ quan duy ý chí, họ cho rằng sự phát triển chỉ gồm toàn những bước nhảy liên tục nên có thể đốt giai đoạn Khuynh hướng bảo thủ hữu khuynh là khuynh hướng chí chú ý đến quá trình tích lũy về lượng, không chú ý phát huy nổ lực của nhân tố chủ quan, không dám thực hiện bước nhảy vọt về chất khi đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng hoặc kéo dài sự tích lũy, chỉ nhấn mạnh đến sự biến đổi dần về lượng. Cả hai khuynh hướng trên đều dẫn đến những sai lầm có tác hại rất lớn làm cản trở hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật hiện tượng. 3. Sự vận dụng của Đảng ta: Nắm vững và vận dụng đúng quy luật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xem xét và giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới hiện nay. Trong thực tiễn VN trước thời kỳ đổi mới, Đảng ta cũng có lúc phạm sai lầm của 2 khuynh hướng trên. Đánh giá về những sai lầm này, VKĐH VI đã nêu rõ: “Do chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là 1 qtrình lịch sử tương đối dài, phải trải qua nhiều chặng đường, và do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết... trên thực tế, chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh cnh trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác, chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã lỗi thời... Trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và đầu tư, thường chỉ xuất phát từ lòng mong muốn đi nhanh, không tính tới điều kiện và khả năng thực tế... Đã có những biểu hiện nóng vội muốn xoá bỏ ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, nhanh chóng biến kinh tế tư bản tư nhân thành quốc doanh ... cần phải khắc phục cả hai khuynh hướng: bảo thủ, trì trệ, không muốn đổi mới; và nóng vội, giản đơn, mưuốn giải quyết xong mọi vấn đề trong một thời gian ngắn. Những sai lầm nói trên là những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện ... We vừa chủ quan nóng vội, vừa bảo thủ trì trệ, trong thực tế hai mặt đó cùng tồn tại và đều cản trở bước tiến của cm". 9 những sai lầm này là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng ktế xh trầm trọng ở nước ta trước thời kỳ đổi mới. Từ những thất bại trong đường lối chỉ đạo trước thời kỳ đổi mới, Đảng đã có những tổng kết, đánh giá kịp thời về những sai lầm trên. Đại hội VI của Đảng (năm 1986) đánh dấu bước đột phá đầu tiên của tư duy lý luận của Đảng trong việc vận dụng nội dung quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta. Công cuộc đổi mới mà Đảng đã khởi xướng từ Đại hội VI và từ đó đến nay đang diễn ra trên đất nước ta có ý nghĩa như là một quá trình mang tính cách mạng bởi nó tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta. Đây là một quá trình cm mạng sâu sắc, triệt để, đấu tranh phức tạp giữa cái cũ và cái mới nhằm tạo ra sự biến đổi về chất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xh, nhất thiết phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài với nhiều bước ptriển, nhiều hình thức tổ chức ktế, xh đan xen”. Trong quá trình chuyển biến đó thì công nghiệp hóa, hiện đại hóa được xem là nhiệm vụ trọng tâm và phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để đạt được mục tiêu đề ra, Đảng đã khẳng định (tại Văn kiện Đại hội IX): “Con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt”. Tại Đại hội X, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức. Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, trong từng dự án kinh tế - xã hội”. Cương lĩnh xd đất nước trong thời kỳ quá độ lên cnxh (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết 4
  5. chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới. Bảo đảm phát triển hài hoà giữa các vùng, miền. Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”. Đại hội XI đã đề ra nhiệm vụ: “Đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nhanh, bền vững” với các nội dung cụ thể: - Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. - Cơ cấu lại, xây dựng nền công nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, nâng cao tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, từng bước có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào mạng sản xuất và phân phối toàn cầu. - Phát triển nông - lâm - ngư nghiệp toàn diện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với giải quyết tốt vấn đề nông dân, nông thôn. - Phát triển các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao. - Tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. - Phát triển kinh tế - xã hội hài hoà giữa các vùng, đô thị và nông thôn Như vậy, bên cạnh việc thực hiện những giải pháp nhằm tích lũy dần tiềm lực về khoa học công nghệ, về kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại và chuyển biến quy trình sản xuất từ nền sản xuất lao động thủ công sang lao động với phương tiện và phương pháp tiên tiến có năng suất cao theo những bước đi phù hợp với quy luật phát triển, chúng ta cần phải biết phát huy những lợi thế của đất nước, tạo điều kiện và phát huy tối đa nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam, chú trọng phát triển giáo dục và đào tạo, Khoa học và công nghệ ... để làm nền tảng, động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước có những bước nhảy vọt, đột phá. Nhân tố chủ quan có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo sự đột phá về bước nhảy để rút ngắn thời gian trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đây là quan điểm đúng đắn dựa trên cơ sở tác động của chất đối với lượng để tạo sự đột phá trong bước nhảy. Đảng ta nhấn mạnh “phải lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững”. Đó là việc tăng cường phát huy dân chủ, phát huy tiềm năng cán bộ khoa học kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cũng phải được xây dựng trên những bước đi tuần tự trong việc xác định cơ chế kinh tế cũng như xây dựng lực lượng lao động cơ bản trong hệ thống sản xuất tiên tiến cho phù hợp với điều kiện sản xuất hiện đại, có trình độ khoa học - công nghệ, nghiệp vụ chuyên môn và tay nghề vì như bất kỳ sự thay đổi về chất nào khác, những bước nhảy trong con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay cũng chỉ có thể là kết quả của quá trình thay đổi về lượng, thích hợp ở đây bất kỳ một sự nôn nóng chủ quan, ảo tưởng nào đều có thể gây ra tổn thất cho cách mạng, cản trở sự nghiệp đổi mới đất nước. Tóm lại: Việc vận dụng nội dung qui luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại cũng như ý nghĩa phương pháp luận của nó có vai trò to lớn trong việc xem xét và giải quyết những vấn đề do công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN hiện nay ở nước ta đặt ra. Đối với mỗi cán bộ, Đảng viên thì việc nắm vững quy luật sẽ giúp chúng ta trong hoạt động chuyên môn cũng như trong quản lý, chỉ đạo: một mặt phải biết phát huy đúng mức vai trò của nhân tố chủ quan, có quyết tâm và nghị lực cao trong việc thực hiện đột phá trong công việc khi có điều kiện chín muồi, một mặt phải biết cách phân tích, xác định đúng các sự việc để có biện pháp giải quyết thích hợp, tránh rơi vào khuynh hướng nôn nóng chủ quan duy ý chí hoặc bảo thủ. 5
  6. Câu 3 Khái quát những nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật. Ý nghĩa phương pháp luận. Liên hệ thực tế đổi mới ở địa phương. Như chúng ta đã biết phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến và sự phát triển.Trước hết ta đi vào tìm hiểu và phân tích từng nguyên lý để thấy được ý nghĩa của nó đối việc vận dụng của Đảng ta về các nguyên lý này trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Nguyên lý về sự phát triển: Đối lập với phương pháp siêu hình, phép biện chứng khẳng định mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong sự vận động, biến đổi và phát triển. Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự vận động có định hướng từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. Nguyên lý về sự phát triển có mối quan hệ biện chứng với nguyên lý về mối quan hệ phổ biến, nhờ có mối liện hệ thì mới có vận động và phát triển. Là một hình thức đặc trưng của vận động, phát triển là sự vận động có khuynh hướng và gắn liền với sự ra đời của cái mới. Sự phát triển của sự vật mang tính khách quan, phổ biến, đa dạng và phong phú. Mọi sự vật, hiện tượng của xem xét toàn bộ một quá trình đều vận động trải qua giai đoạn sinh thành, phát triển và mất đi. Chính sự mất đi của các SVHT này là điều kiện ra đời của SVHT khác. Không phải chỉ có khuynh hướng đi lên mới được coi là sự phát triển mà nó thường được diễn ra quanh co, phức tạp qua những khâu trung gian mà có lúc bao hàm cả sự thụt lùi đi xuống tạm thời. Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới. Sự vận động, biến đổi dù phức tạp bao nhiêu cuối cùng cũng tự vạch cho mình phát triển tiến lên không ngừng. Sự phát triển có nguồn gốc động lực là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong chính bản thân sự vật hiện tượng. Phát triển là sự thay đổi về chất của sự vật theo khuynh hướng tiến lên của đường “xoáy tròn ốc” Với những nội dung cơ bản trên, quan điểm về sự phát triển của CNDV BC đã bác bõ những sai lầm của quan điểm siêu hình và quan điểm siêu hình và quan điểm duy tâm tôn giáo về sự phát triển. Phát triển không phải là vận động đi tới cõi chết không phải là lặp lại, càng không thể tồn tại sự ổn định tuyệt đối của sự vật , hiện tượng. *Quan điểm phát triển: Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn đòi hỏi chủ thể phải có quan điểm phát triển: Trong nhận thức: để nhận thức bản chất của sự vật hiện tượng đòi hỏi chủ thể phải xem xét nó trong trạng thái vận động và dự đoán được các xu hướng biến đổi chuyển hóa của chúng. Trong thực tiễn: cần thấy được tính quanh co phức tạp của quá trình phát triển, cần thấy được cái mới, cái tiến bộ và tạo điều kiện cho cái mới ra đời để nó chiến thắng cái cũ cái lạc hậu. Trong tư tưởng:quan điểm phát triển là cơ sở kế hoạch để giúp đỡ chúng ta có niềm tin vào sự thắng lợi của lý tưởng CSCN mặc dù CNXH đang lâm vào thoái hóa, giúp chúng ta vững lòng tin vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước mặc dù có nhiều khó khăn thử thách. Tuân theo những đòi hỏi đó của quan điểm phát triển sẽ góp phần khắc phục bệnh bảo thủ, trì trệ trong tư duy cũng như trong hành động thực tiễn, góp phần khắc phục sự lạc hậu về lý luận. *Về nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật. Mối liên hệ phổ biến là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự tác đôïng, liên hệ ràng buộc và chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau trong quá trình tồn tại và phát triển. Mọi SVHT đều tồn tại trong những mối liên hệ tác động qua lại và không loại trừ một lãnh vực nào. Nhờ có mối liên hệ mà có sự vận động và do đó mới có sự tồn tại của vật chất, hay nói cách khác mối liên hệ là phổ biến, là hiện thực là cái vốn có của mọi SVHT, thể hiện tính khái quát, tính thống nhất của vật chất của thế giới. Các SVHT trong thế giới vật chất rất đa dạng nên mối liên hệ giữa chúng cũng đa dạng, phổ biến nhưng đều mang tính khái quát chứ không phải thần linh thượng đế hoặc “ý niệm tuyệt đối” nào sinh ra cả, có mối liên hệ giữa các hình tượng vật chất, các hình tượng tinh thần song những mối liên hệ tinh thần chỉ là sự phản ánh và là sản phẩm của mối liên hệ vật chất. Trong thế giới vô cùng, vô tận này không có bất cứ một sự vật, hiện tượng nào tồn tại bên ngoài mối liên hệ với SVHT khác. Các mối liên hệ đó, căn cứ vào tính chất phạm vi trình độ có thể phân biệt thành các loại như sau: liên hệ bên trong và bên ngoài, chung và riêng, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu, không gian và thời gian, trực tiếp và gián tiếp… Tuy nhiên, sự phân loại này là tương đối vì mối liên hệ đó chỉ là bộ phận trong toàn bộ mối liên hệ phổ biến nói chung. Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những mối liên hệ chung nhất của thế giới khách quan. Còn những hình thức cụ thể, riêng biệt là đối tượng 6
  7. của các ngành khoa học cụ thể, thì chủ thể phải có quan điểm toàn diện trong việc xem xét giải quyết một vấn đề trong thực tiễn. Quan điểm toàn diện đòi hỏi phải nhận thức về sự vật như là một chỉnh thể của tất cả các mặt, các thuộc tính, các mối liên hệ trong bản thân SVHT và giữa SVHT đó với những SVHT khác, với môi trường xung quanh… Thực chất của quan điểm toàn diện là trong khi chú ý xem xét tất cả các mặt của sự vật, trong tư duy phải phát hiện được, phản ánh được những mặt chủ yếu, bản chất, quan trọng nhất của sự vật. Từ việc nắm được bản chất của sựï vật chúng ta cùng nhận thức các mặt khác của sự vật một cách sâu sắc trong chỉnh thể của tất cả các mặt. Từ quan điểm toàn diện trong sự xem xét chúng ta đi đến nguyên tắc đồng bộ trong hoạt động thực tiễn: để cải tạo một sự vật bao giờø chúng ta cũng phải áp dụng đồng bộ một hệ thống những biện pháp nhất định. Tuy nhiên cũng như đã nói ở trên, đồng bộ không có nghĩa là dàn đều, bình quân mà trong từng buớc, từng giai đoạn phải nắm đúng khâu then chốt. Thực hiện quan điểm toàn diện góp phần khắc phục bệnh phiến diện, một chiều chỉ thấy một mặt mà không thấy nhiều mặt hoặc có khi tuy có chú ý đến nhiều mặt nhưng không nhìn thấy được mặt bản chất của sự vật. Quan điểm toàn diện cũng góp phần khắc phục lối suy nghĩ giản đơn. Quan điểm toàn diện còn có ý nghĩa trong việc chống chủ nghĩa chiết trung mà đặc trưng của nó là nhân danh quan điểm toàn diện để kết hợp một cách vô nguyên tắc những mặt khác nhau mà thực chất là không thể kết hợp với nhau được. *Quan điểm lịch sử – cụ thể: Vì SVHT luôn tồn tại trong không gian và thời gian cụ thể của nó, dẫn đến để nhận thức được bản chất của sự vật hiện tượng đòi hỏi chủ thể phải có quan điểm lịch sử cụ thể: Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi xem xét sự vật phải gắn với những điều kiện, những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của sự tồn tại của sự vật. Tư duy của chúng ta chỉ có thể chân thực khi chúng ta theo sát sự thay đổi của những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của sự vật . Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi khi vận dụng những nguyên tắc lý luận vào thực tiễn không được dừng lại ở những công thức chung, sơ đồ chung mà phải tính đến những điều kiện lịch sử – cụ thể của sự vận dụng. Nguyên tắc lịch sử cụ thể còn đòi hỏi chúng ta khi nhìn thấy một luận điểm nào đó, một chân lý nào đó phải gắn với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của chân lý đó, bởi vì bất cứ chân lý nào cũng chỉ là chân lý trong những hoàn cảnh lịch sử – cụ thể nhất định của nó, trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định của nó. Lênin “Bản chất linh hồn sống của Chủ Nghĩa Mác là phân tích cụ thể một tình hình cụ thể, điều kiện cụ thể”. Bệnh phiến diện : Phiến diện là khi xem xét một SVHT chỉ nhìn thấy những sự vật cá biệt mà không nhìn thấy mối quan hệ qua lại giữa những sự vật ấy, chỉ nhìn thấy sự tồn tại của sự vật ấy mà không nhìn thấy sư phát sinh và tiêu vong của sự vật ấy, chỉ nhìn thấy trạng thái tĩnh của sự việc ấy mà quên mất sự vận động của sự vật ấy, chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Trước Đại Hội VI, Đảng ta đã mắc phải bệnh phiến diện một chiều trong xây dựng PTSX xã hội chủ nghĩa : Đảng ta chỉ tập trung xây dựng Quan hệ SX mà không thấy được vai trò của LLSX ( qui luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX), chỉ thấy có một mặt của PTSX là QHSX dẫn đến XD QHSX tiên tiến vượt xa so với tính chất và trình độ LLSX dẫn đến tình trạng kinh tế chậm phát triển. Hoặc khi XD QHSX chúng ta chỉ chú ý đến mối quan hệ sở hữu về TLSX mà không chú ý đến mối quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối sản phẩm, hoặc việc quốc hữu hoá TLSX để phát triển Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể (sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể) đưa đến sản xuất đình trệ, kinh tế không phát triển được. Để khắc phục bệnh phiến diện một chiều, chúng ta cần phải có quan điểm toàn diện khi xem xét nghiên cứu SVHT. Phải kết hợp chặt chẽ giữa “ Chính sách dàn đều” và “Chính sách có trọng điểm” (V.I Lênin) trong phát triển Kinh tế. Đổi mới phải đổi mới toàn diện, đồng bộ, triệt để với những buớc đi hình thức phu øhợp, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm trên cơ sở đó từng bước đổi mới hệ thống chính trị. *Bệnh giáo điều: Bệnh giáo điều là tuyệt đối hoá lý luận đồng thời coi thường kinh nghiệm thực tiễn, coi lý luận là bất di bất dịch, việc nắm lý luận chỉ dừng lại ở những nguyên lý chung trừu tượng, không chú ý đến những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của sự vận dụng lý luận: Giáo điều lý luận: thuộc lòng lý luận cho rằng áp dụng vào đâu cũng được không xem xét điều kiện cụ thể của mình. VD : Chủ trương xoá bỏ tư hữu dẫn đến việc ta tiến hành cải tạo XHCN xoá tất cả các thành phần kinh tế chỉ còn KT quốc doanh và tập thể. Giáo điều kinh nghiệm: áp dụng nguyên si rập khuôn mô hình của nước khác, của địa phương khác vào địa phương mình mà không sáng tạo, chọn lựa… VD: Bắt chước rập khuôn mô hình CNXH ở Liên Xô 7
  8. (ở Liên Xô có bao nhiêu bộ ta cũng có bấy nhiêu bộ) hoặc về CNH cũng vậy chỉ chú ý tập trung phát triển CN nặng mà không chú ý phát triển phát triển công nghiệp nhẹ… Để khắc phục bệnh giáo điều cần từ bỏ lối nghiên cứu một cách kinh viện, thuần túy chỉ biết giải thích bằng kinh nghiệm, chứng minh lý luận bằng lý luận cần chống lối tư duy bắt chước, sao chép rập khuôn, thoát ly thực tế, bất chấp những đặc điểm, truyền thống và điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước, của dân tộc, mà cần phải tăng cường tổng kết thực tiễn bổ sung phát triển lý luận. Luận điểm của Đảng: Đổi mới đồng bộ, toàn diện, có nguyên tắc, có bước đi vững chắc. * Đổi mới đồng bộ, toàn diện Thực tiễn cho thấy đổi mới là cuộc cách mạng sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên từng lĩnh vực, nội dung của đổi mới cũng bao gồm nhiều mặt: từ đổi mới quan niệm đến đổi mới cơ chế chính sách, tổ chức cán bộ, phong cách và lề lối làm việc. Nếu chỉ đổi mới một liõnh vực hoặc một khâu nào đó thì công cuộc đổi mới không thể đạt kết quả mong muốn. Đồng thời trong mỗi bước đi lại phải xác định đúng khâu then chốt để tập trung sức giải quyết ,làm cơ sở cho việc đổi mới các khâu khác, các lực lượng khác. Xét trên tổng thể, Đảng ta bắt đầu công cuộc đổi mới từ đổi mới về tư duy chính trị trong việc hoạch định đường lối và các chính sách đối nội, đối ngoại. Không có sự đổi mới đó thì không có mọi sự đổi mới khác. Song, Đảng ta đã đúng khi tập trung trước hết vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đổi mới Kinh tế, khắc phục khủng hoảng KT-XH , tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng và củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống XH. Trong việc đổi mới tổ chức và cơ chế hành động của hệ thống chính trị, chúng ta đã đi những bước thận trọng và vững chắc, bắt đầu từ việc giải quyết những vấn đề cấp bách nhất và đã chín muồi, với việc nhận thức đây là việc rất cần thiết nhưng đặc biệt phức tạp, nhạy cảm và nếu vội vã để xảy ra sai lầm sẽ phải trả giá rất đắt có khi không cứu vãn được. Mục tiêu chủ yếu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt dân chủ XHCN, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân . Bài học lớn là dân chủ nhất thiết phải đi đôi với kỷ luật, kỷ cương. Khắc phục những hiện tượng vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời chống khuynh hướng dân chủ cực đoan, quá khích. Dứt khoát bác bỏ mọi mưu toan lợi dụng “dân chủ”, “nhân quyền” nhằm gây rối về chính trị, chống phá chế độ hoặc can thiệp vào nội bộ nước ta. Không chấp nhận chế độ đa nguyên đa đảng. Tóm lại, tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, đưa công cuộc đổi mới đi vào chiều sâu với bước đi vững chắc, lấy đổi mới KT làm trọng tâm, đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ việc đổi mới các lãnh vực khác, nhất là vè dân chủ hóa XH, tổ chức và phương thức hành động của hệ thống chính trị, các chính sách Giáo Dục, Văn Hóa, Xã Hội là bài học kinh nghiệm quý báu của Đảng ta trong công cuộc đổi mới hiện nay đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần IX rút ra. “Đòi hỏi bức bách của toàn dân tộc lúc này là phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững”. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X có đoạn viết: “Đòi hỏi bức bách của toàn dân tộc lúc này là phải tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, phát triển nhanh và bền vững”. * Đổi mới có nguyên tắc : Đổi mới nhưng phải bảo đảm định hướng XHCN. Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu XHCN mà là làm cho mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan niệm đúng đắn về CNXH, những hình thức bước đi và biện pháp thích hợp. Khẳng định điều đó cũng chính là khẳng định CN M-L và tư tưởng HCM luôn luôn là nền tảng tư tưởng của Đảng, chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp đổi mới. Bởi vì mụ tiêu độc lập dân tộc và CNXH chỉ được thực hiện trên cơ sở tư tưởng chỉ đạo của CN Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đổi mới nhưng phải đảm bảo sự lãnh đạo của ĐCSVN phải tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi XD Đảng là nhiệm vụ then chốt. Đảng ta phải luôn tự đổi mới và tự chỉnh đốn củng cố và XD Đảng cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ ; tăng cường bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của Đảng ; đổi mới phương thức, lề lối làm việc, nâng cao trình độ và hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội. Bài học lịch sử của các nước XHCN chỉ ra là không lúc nào được buông lơi hay để trượt khỏi tay ngọn cờ lãnh đạo của Đảng. Đổi mới phải gắn với Độc lập dân tộc, giữ vững chủ quyền quốc gia trong mở rộng quan hệ quốc tế. Việc mở rộng quan hệ quốc tế đối ngoại phải trên cơ sở giữ vững độc lập tự chủ, giữ gìn phát huy bản sắc và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội. Xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường phải đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN... Đổi mới phải không ngừng thực hiện dân chủ hóa đời sống XH trên tất cả các lãnh vực./. 8
  9. Câu 4: Nội dung quy luật về sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất. Sự vận dụng của Đảng ta. Mở đầu: Sản xuất vật chất luôn giữ vai trò nền tảng trong đời sống xã hội loài người. Sản xuất vật chất trong mỗi giai đoạn luôn gắn với một phương thức sản xuất nhất định. Phương thức sản xuất là một chỉnh thể thống nhất bởi hai mặt của quá trình sản xuất, đó là sự thống nhất giữa Lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và Quan hệ sản xuất tương ứng. Quy luật về sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của Lực lượng sản xuất là quy luật khách quan và cơ bản trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Việc nhận thức và áp dụng đúng quy luật này trong thực tiễn có ý nghĩa rất quan trọng, thực tiễn cách mạng Việt Nam, đặc biệt là công cuộc đổi mới đất nước hiện nay đã chứng minh điều đó. *Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất ở một giai đoạn lịch sử xã hội nhất định, đó chính là sự thống nhất giữa LLSX ở 1 trình độ nhất định và QHSX tương ứng. - Lực lượng sản xuất: thể hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất, là nội dung của quá trình sản xuất vật chất. Lực lượng sản xuất là sự kết hợp thống nhất giữa người lao động với tư liệu sản xuất (mà trước hết là công cụ lao động) để tạo thành sức sản xuất xã hội. Lực lượng sản xuất gồm người lao động và Tư liệu sản xuất. Tư liệu sản xuất gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động. Tư liệu lao động gồm công cụ lao động và tư liệu lao động khác; Đối tượng lao động là vật có sẵn trong tự nhiên hoặc qua chế biến của con người. Trong Lực lượng sản xuất, người lao động là chủ thể, là Lực lượng sản xuất hàng đầu quyết định toàn bộ quá trình sản xuất vật chất. Cùng với người lao động, công cụ lao động là một thành tố cơ bản của lực lượng sản xuất. Ngày nay khoa học đã trở thành Lực lượng sản xuất trực tiếp, cùng với công nghệ hiện đại đã làm thay đổi sâu sắc bộ mặt Lực lượng sản xuất của nhân loại, nó qui định nội dung mới của sức sản xuất xã hội trong thời đại ngày nay. Chính vì lẽ đó mà đảng ta quan niệm “cùng với giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ phải được coi là quốc sách hàng đầu” - Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất của xã hội, là hình thức của quá trình sản xuất vật chất. Quan hệ sản xuất là một chỉnh thể thống nhất của 3 quan hệ: quan hệ giữa người với người trong việc sở hữu đối với tư liệu sản xuất (quan hệ sở hữu); quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức quản lý sản xuất vào trao đổi cho nhau trong sản xuất (quan hệ quản lý); quan hệ giữa người với người trong việc phân phối sản phẩm xã hội (quan hệ phân phối). Trong chỉnh thể Quan hệ sản xuất thì Quan hệ sở hữu giữ vai trò quyết định đối với các quan hệ khác, nhưng quan hệ quản lý và phân phối cũng rất quan trọng, nó có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến quan hệ sở hữu. Vì vậy, nhận thức Quan hệ sản xuất phải thấy rõ tính chỉnh thể của nó, không được có quan điểm thiếu đồng bộ. *Nội dung quy luật về sự phù hợp của Quan hệ sản xuất với trình độ phát triển Lực lượng sản xuất: Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất là 2 mặt thống nhất của phương thức sản xuất. Giữa 2 mặt của quá trình sản xuất luôn gắn bó chặt chẽ tác động biện chứng với nhau trong đó Lực lượng sản xuất là nội dung còn Quan hệ sản xuất là hình thức của quá trình sản xuất xã hội. sự tác động biện chứng giữa Lực lượng sản xuất và Quan hệ sản xuất diễn ra thường xuyên, phổ biến và là nhu cầu khách quan của toàn bộ tiến trình sản xuất vật chất xã hội, quyết định đến sự phát triển kế tiếp nhau của các hình thái KT-XH trong lịch sử, cũng như của từng hình thái. Mác là người đầu tiên đã khái quát vấn đề trên thành qui luật “QHSX phù hợp với tính chất và trình độ của LLSX”. + Trong mối quan hệ này LLSX quyết định QHSX. LLSX ở trình độ và tính chất nào thì nó yêu cầu tất yếu một kiểu QHSX thích ứng phù hợp với nó. Đó chính là tính tất yếu kinh tế khách quan của quá trình sản xuất vật chất xh. Ở đây cần hiểu rằng xác định LLSX ở tình trạng nào để xem xét QHSX phù hợp với nó chỉ là tương đối và LLSX luôn ở trạng thái vận động liên tục. Khi LLSX ở trình độ nào thì yêu cầu kiểu QHSX phát huy ở tình trạng đó, chứ không đòi hỏi QHSX cao hơn hay thấp hơn. Tính chất quyết định của LLSX đối với QHSX còn biểu hiện ở chỗ Lực lượng sản xuất là yếu tố thường xuyên biến đổi phát triển 1 cách năng động, vừa mang tính chất kế tục, vừa mang tính cách mạng. Mỗi bước vận động biến đổi của nó, đặc biệt là khi Lực lượng sản xuất có sự thay đổi căn bản từ trình độ này lên trình độ khác thì nó luôn luôn đòi hỏi QHSX cũng phải vận động phát triển cho phù hợp với nó. Nói cách khác mọi sự vận động phát triển của QHSX điều có nguyên nhân trực tiếp là từ sự vận động phát triển của LLSX. Mác nói bất cứ sự thay đổi nào về mặt chế độ XH bất cứ sự cải biến nào về mặt quan hệ chiếm hữu cũng đều là kết quả tất yếu của việc tạo nên những LLSX mới. Vấn đề đặt ra tại sao LLSX là yếu tố năng động và vận động phát triển trước Quan hệ sản xuất, quyết định Quan hệ sản xuất. Để đáp ứng nhu cầu của mình ngày càng tốt hơn con người tất nhiên phải phát triển sản xuất vật chất, con người bắt đầu không ngừng cải tiến lao động. Mác nói do có được Lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình dẫn đến loài người thay đổi tất cả các quan hệ xã hội của mình Khuynh hướng của sxxh không ngừng biến đổi theo chiều tiến bộ, bắt đầu từ sự biến đổi và phát triển của LLSX, trước hết của công cụ lao động. Do vậy LLSX là yếu tố tác dụng quyết định đối với sự biến đổi của PTSX. Trình độ LLSX nói lên khả năng của con người thong qua việc sử dụng công cụ lđ thực hiện quá trình cải biến giới tự nhiên nhằm đảm bảo 9
  10. cho sự sinh tồn và phát triển của mình. Theo Ă “không thể biến những TLSX có hạn ấy thành những LLSX hùng mạnh mà lại không biến chúng từ chỗ là những TLSX do cá nhân sử dụng thành những TLSXXH, chỉ có thể được sử dụng chung bởi một số đông người”, thực tế t/c và trình độ của LLSX ko tách biệt nhau. Sự phù hợp của QHSX và trình độ phát triển của LLSX là một trạng thái trong đó QHSX là hình thức phát triển tất yếu của LLSX. Trạng thái phù hợp tạo điều kiện tối ưu cho sự kết hợp giữa lđ và TLSX, từ đó LLSX có cơ sở để phát triển hết khả năng của nó. Trạng thái mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX xuất hiện, thay thế trạng thái phù hợp, đến gđ nào đó LLSX chuyển sang trình độ mới với t/c xh hóa mức cao hơn, tình trạng phù hợp sẽ bị phá vỡ, mâu thuẫn gay gắt QHSX trở thành xiềng xích của LLSX. Mác nhận định: “ Tới một giai đoạn phát triển nào đó của chúng, các LLSX vật chất của xh mâu thuẫn với những QHSX hiện có…trong đó từ trước đến nay các LLSX vẫn phát triển. Từ chỗ là những hình thức phát của LLSX, những qh ấy trở thành những xiềng xích của các LLSX. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc CM” là nd qui luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển nhất định của LLSX. *QHSX tác động trở lại LLSX -QHSX vừa phụ thuộc vừa có vai trò tác động trở lại LLSX, quá trình tác động do sự chi phối của tác nhân, điều kiện: tính ổn định tương đối của bản thân QHSX so với LLSX; trình độ nhận thức và năng lực hoạt động thực tiễn của chủ thể; sự chi phối của nhu cầu lợi ích của giai cấp đại biểu cho QHSX đương thời; cho nên QHSX tác động đến LLSX có thể diễn ra 2 khả năng phù hợp or không phù hợp: + Phù hợp : QHSX đáp ứng đúng đòi hỏi tất yếu của LLSX, yếu tố cấu thành QHSX tạo địa bàn đầy đủ cho LLSX phát triển. QHSX có tác dụng làm yếu tố bản than LLSX kết hợp với nhau có hiệu quả phát huy tác dụng dẫn đến năng suất tăng trưởng kinh tế khá hơn. + Ko phù hợp: QHSX ko đáp ứng đòi hỏi tất yếu của LLSX kiềm hãm sự phát triển của LLSX. Sự ko phù hợp biểu hiện ở 2 trường hợp: + Trường hợp QHSX lạc hậu so với trình độ mới của LLSX( từng mặt or trên cả 3 mặt). Mac nhận định :” Tới 1 giai đoàn phát triển nào đó của chúng, các LLSX vật chất của XH sẽ mâu thuẫn với QHSX hiện có… trong đó từ trước đến nay các LLSX vẫn phát triển. Từ chổ là những hình thức phát triển của LLSX các QH ấy trở thành những xiềng xích của LLSX. Khi đó bắt đầu thời đại của 1 cuộc CM XH”. + Trường hợp QHSX hình thành ko đồng bộ, có yếu tố vượt trước tình trạng hiện có của LLSX do chủ thể áp đặt chủ quan. Mac : “Ko 1 hình thái XH nào diệt vong trước khi tất cả những LLSX mà hình thái XH đó tạo địa bàn đẩy đủ cho phát triển, vẫn chưa phát triển và những QHSX mới cao hơn, cũng ko bao giở xuất hiện trước những điều kiện tồn tại vật chất của những QH đó chưa chín muồi trong lòng bản thân XH cũ”. Như vậy, thực chất của qui luật này là :quá trình vận động phát triển của SX vật chất của XH, LLSX luôn luôn đòi hỏi tất yếu QHSX phải phù hợp với nó; Khi QHSX ko phù hợp, mâu thuẫn gay gắt thì tất yếu k. tế đòi hỏi phải đổi mới or xóa bỏ QHSX cũ thay bằng QHSX mới phù hợp với trình độ mới của LLSX đảm bảo cho LLSX tiếp tục phát triển ko ngừng. * Sự nhận thức và vận dụng quy luật này của Đảng ta: - Tổng kết quá trình nhận thức về vận dụng qui luật này từ khi tiến hành CMXHCN đến ĐHĐBTQ lần thứ VI Đảng ta kết luận:” Trong nhận thức cũng như hành động, chúng ta chưa thừa nhận cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta còn tồn tại trong 1 thời gian tương đối dài; Chưa nắm vững và vận dụng đúng qui luật về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của LLSX”. Cương lĩnh ĐH VII -1991 khẳng định : “ Trong CMXHCN, Đảng ta đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, tìm tòi, xây dựng đường lối xác định đúng mục tiêu và phương hướng XHCN. Nhưng Đảng đã phạm sai lầm chủ quan duy ý chí vi phạm qui luật khách quan: nóng vội cải tạo XHCN, xóa bỏ nền KT nhiều thành phần; có lúc đẩy mạnh quá mức việc XD CN nặng; duy trì quá lâu cơ chế quản lý KT tập trung, quan lieu bao cấp; có nhiều chủ trương sai trong việc cải cách giá cả tiền lương, tiền tệ…” -Từ ĐH VI đến nay: ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX tiếp tục các quan điểm của các ĐH VI, VII, VIII và chỉ rõ:” Chủ trương XD và phát triển nền KTTT định hướng XHCN thể hiện tư duy, quan niệm của Đảng ta về sự phù hợp giữa QHSX với tính chất và trình độ của LLSX”. “ Phát triển LLSX hiện đại gắn liền với QHSX mới phù hợp trên cả 3 mặt : sở hữu, q.lý và phân phối”. “ Đẩy mạnh CNH-HĐH… ưu tiên phát triển LLSX đồng thời XD QHSX phù hợp theo định hướng XHCN” “ Gắn chặt việc XD nền KT độc lập tự chủ với chủ động hội nhập k.tế quốc tế” thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo qui luật của Đảng ta trong thời đại toàn cầu hóa k.tế. -ĐH X của Đảng tổng kết 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, tiếp tục thực hiện quan điểm ĐH IX và bổ sung, phát triển vấn đề vận dụng qui luật này: Đặc trưng thứ 3 của mô hình CNXH theo quan điểm ĐH X nêu rõ:” Có nền k.tế phát triển cao dựa trên LLSX hiện đại và QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX”. “ Giải phóng mạnh mẽ và ko ngừng phát triển sức SX nâng cao đời sống nhân dân”, với “ phát triển nền k.tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần k.tế trong đó k.tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; K.tế nhà nước cùng với k.tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền k.tế quốc dân” 10
  11. -Gắn chặt phát triển các thành phần k.tế với các hình thức trung gian quá độ. -Vai trò loại hình DN cổ phần và HTX kiểu mới;” Đẩy mạnh CNH-HĐH gắn k.tế trí thức”. “ Mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập k.tế quốc tế gắn với nâng cao khả năng đlập tự chủ của nền k.tế”. -ĐH XI của Đảng tiếp tục khẳng định quan điểm trên và nêu rõ: “Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của ĐCS. Đây là một hình thái kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội”. Như vậy việc xác định mô hình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta là một lý luận rất sáng tạo của Đảng, đặc biệt là lý luận về quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX chủ trương phát triển nhiều thành phần kinh tế, Đảng ta đã thừa nhận sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu và các loại hình tổ chức kinh tế gắn liền với các hình thức sở hữu đó do lịch sử để lại, phù hợp với từng thành phần kinh tế. Chính điều này đã tạo ra sức sống động cho sự phát triển kinh tế, tạo ra được nhiều sản phẩm do khơi dậy tiềm năng, sức SX và năng động vốn có của các thành phần kinh tế. Việc xây dựng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu không thể xác lập nhanh chóng ồ ạt như trước đây mà phải là một quá trình kinh tế - xã hội lâu dài, qua nhiều bước, nhiều hình thức từ thấp đến cao … Để đánh giá hiệu quả xây dựng Quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN là thúc đẩy phát triển LLSX, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội. Tóm lại: XH loài người luôn tồn tại và phát triển theo những quy luật khách quan. Việc nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật QHSX phù hợp với trình độ của LLSX trong thời kỳ đổi mới đã đem lại những kết quả tích cực, nền kinh tế phát triển nhanh, đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng, đang từng bước phát triển một cách ổn định và bền vững, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. 11
  12. Câu 5: Nội dung, kết cấu của hình thái kinh tế-xã hội. Quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hội. Sự vận dụng của đảng ta. Học thuyết hình thái KT_XH là nội dung cơ bản của CN DVLS và cũng là một trong những nội dung cơ bản của CN M-L. Với sự ra đời của học thuyết này đã chỉ rõ kết cấu cơ bản của các XH cụ thể và còn vạch rõ những quy luật nội tại của sự vận động phát triển XH, vạch ra phương pháp khoa học để giải thích tiến trình lịch sử XH. Hình thái KT-XH là một phạm trù của CN DVLS, dùng để chỉ XH ở từng g/đoạn p/triển l/sử nhất định, với một kiểu QHSX đặc trưng cho XH đó phù hợp với một trình độ nhất định của LLSX và với một kiến trúc t/tầng tương ứng được x/dựng trên những QHSX ấy. Hình thái kinh tế-XH là một XH cụ thể có kết cấu phức tạp, gồm ba yếu tố cơ bản là LLSX, QHSX và kiến trúc thượng tầng. Các yếu tố cơ bản có quan hệ biện chứng với nhau tạo thành các quy luật cơ bản chi phối sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế-XH, trở thành nhân tố khách quan, khoa học cho việc phân loại XH. Trong đó, lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động tạo thành sức sản xuất XH. Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất. Quan hệ sản xuất là một chỉnh thể thống nhất của quan hệ sở hữu (quan hệ giữa người với người trong việc sở hữu đối với các tư liệu sản xuất của XH), quan hệ quản lý (quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức sản xuất và trao đổi hoạt động cho nhau), quan hệ phân phối (quan hệ giữa người với người trong việc phân phối sản phẩm XH làm ra). Các mặt của QHSX có quan hệ biện chứng với nhau trong đó quan hệ sở hữu giữ vai trò quyết định, còn quan hệ quản lý và phân phối tác động lại rất mạnh mẽ và quan trọng đến chế độ sở hữu. Mỗi hình thái kinh tế-XH có một kiểu quan hệ sản xuất tương ứng với một trình độ nhất định của LLSX. Những quan hệ sản xuất của một XH cụ thể hợp thành cơ sở hạ tầng, trên đó hình thành nên kiến trúc thượng tầng XH, mà chức năng XH của nó là bảo vệ, duy trì và phát triển cơ sở hạ tầng đã sinh ra nó. Ngoài những yếu tố cơ bản của XH còn có những quan hệ XH như quan hệ dân tộc quan hệ gia đình v.v... Sự vận động, phát triển, thay thế nhau của các hình thái KT-XH trong lịch sử do sự tác động của các qui luật khách quan chi phối. Sự phát triển của phương thức sản xuất bao giờ cũng bắt đầu từ sự thay đổi của lực lượng sản xuất, trước hết là từ công cụ lao động. Mỗi bước phát triển mới của lực lượng sản xuất luôn đòi hỏi tất yếu quan hệ sản xuất cũng phải biến đổi, phát triển theo để phù hợp với trình độ mới của lực lượng sản xuất. Đó là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. LLSX là yếu tố biến đổi trước, năng động hơn. QHSX là yếu tố biến đổi sau, ổn định tương đối hơn, nó không tự biến đổi trước, vượt lên trên lực lượng sản xuất, mà do tính tất yếu phải thay đổi để phù hợp với trình độ mới của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất sẽ tạo địa bàn rộng lớn cho sự phát triển của lực lượng sản xuất, trở thành động lực cơ bản thúc đẩy tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển. Khi quan hệ sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu không còn phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì nó trở thành xiềng xích trói buộc, kìm hãm sự phát triển của LLSX. QHSX sở dĩ có thể tác động (thúc đẩy hoặc kìm hãm) sự phát triển của lực lượng sản xuất, vì nó qui định mục đích của sản xuất; ảnh hưởng đến thái độ lao động của quãng đại quần chúng; kích thích hoặc hạn chế việc cải tiến công cụ, việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, việc hợp tác và phân công lao động…Trong XH có giai cấp đối kháng mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện thành mâu thuẫn giai cấp và chỉ thông qua đấu tranh giai cấp mới giải quyết được mâu thuẫn đó để đưa XH tiến lên. Qui luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX chỉ cho chúng ta thấy nguồn gốc, động lực bên trong chi phối sự vận động phát triển của lịch sử XH lòai người bắt đầu từ sự phát triển của LLSX tới một giới hạn nhất định nào đó làm cho QHSX vốn là hình thức phát triển của LLSX trở nên không phù hợp và trở thành xiềng xích kiềm hãm sự phát triển của LLSX nên bị thay thế bằng một QHSX mới phù hợp với trình độ của LLSX, cứ thế lịch sử XH lòai người lại bước vào một giai đoạn phát triển mới, lại bắt đầu từ sự phát triển của LLSX. Cơ sở hạ tầng và k/trúc thượng tầng là hai mặt thống nhất biện chứng trong một hình thái KT-XH, chúng tác động qua lại với nhau tạo thành qui luật chi phối sự vận động và p/triển của XH. Theo triết học Mác, QHSX là những quan hệ vật chất qui định các quan hệ chính trị và tinh thần tức là cơ cấu kinh tế hiện thực sản sinh ra một kiến trúc thượng tầng tương ứng và qui định tính chất của kiến trúc thượng tầng. Tính chất mâu thuẫn trong kinh tế qui định tính chất mâu thuẫn về chính trị và tinh thần. Tính chất giai cấp của kinh tế qui định tính chất giai cấp của kiến trúc thượng tầng. Giai cấp nào thống trị về kinh tế cũng thống trị về mặt chính trị và tinh thần. Sự thay đổi của cơ sở hạ tầng qui định sự thay đổi của kiến trúc thượng tầng. Kiến trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng qui định nhưng nó lại có tính độc lập tương đối và tác động trở lại cơ sở hạ tầng, chức năng XH cơ bản của kiến trúc thượng tầng là bảo vệ, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng hiện tồn tại chống lại những nguy cơ làm suy yếu hoặc phá hoại cơ sở hạ tầng. Kiến trúc thượng tầng tác động bằng nhiều hình thức khác nhau, nhiều góc độ trực tiếp hoặc gián tiếp. Kiến trúc thượng tầng tác động theo hai hướng đó là nếu tác động phù hợp với qui luật kinh tế-XH, với yêu cầu phát triển của LLSX thì sẽ thúc đẩy sản xuất và XH phát triển; nếu tác động không phù hợp với qui luật kinh tế-XH, với yêu cầu phát triển của LLSX thì sẽ cản trở sự phát triển của sản xuất và XH. 12
  13. Sự p/triển của hình thái kinh tế-XH từ thấp đến cao là xu hướng chung của lịch sử còn đối với mỗi quốc gia dân tộc cụ thể do những điều kiện cụ thể chi phối mà trong sự phát triển có thể bỏ qua một hoặc vài hình thái kinh tế- XH đó là quá trình lịch sử tự nhiên đặc thù. Điều này đã được Lênin chỉ rõ “...Chỉ có đem quy những quan hệ XH vào những QHSX và đem quy những QHSX vào trình độ của những LLSX thì người ta mới có được một cơ sở vững chắc để quan niệm sự p/triển của những hình thái XH là một quá trình l/sử -tự nhiên”. Đối với nước ta là một xứ thuộc địa nữa phong kiến với điểm xuất phát thấp, SX nhỏ là chủ yếu lại trãi qua chiến tranh lâu dài đó là những khó khăn cho quá trình x/dựng CNXH ở nước ta. Đảng ta đã khẳng định đi lên CNXH là khát vọng của nhân dân ta là sự lựa chọn đúng đắn của ĐCS VN và CT HCM phù hợp với xu thế p/triển của l/sử. XH XHCN mà nhân dân ta xâ/dựng là một XH: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền k/tế p/triển cao dựa trên LLSX hiện đại và QHSX tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc, có điều kiện p/triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng p/triển; có NN pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do ĐCS l/đạo; có q/hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới. Đại hội IX của Đảng tiếp tục quan điểm của các đại hội trước (kể từ sau Đại hội đổi mới) đã chỉ rõ “Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của QHSX và kiến trúc thượng tầng TBCN...”. Đến ĐH XI Đảng ta tiếp tục khẳng định q/độ lên CNXH ở nước ta nhất thiết phải trãi qua một t/kỳ q/độ lâu dài với nhiều bước p/triển, nhiều hình thức tổ chức KT, XH đan xen. Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ ở nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của CNXH với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở để nước ta trở thành một nước XHCN ngày càng phồn vinh, hạnh phúc. Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu x/dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN. Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, toàn Đảng, toàn dân ta phải nêu cao tinh thần cách mạng tiến công, ý chí tự lực tự cường, phát huy mọi tiềm năng và trí tuệ, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, quán triệt và thực hiện tốt các nhiệm vụ cơ bản sau: Một là, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với p/triển k/tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường. Hai là, p/triển nền k/tế thị trường định hướng XHCN. Ba là, x/dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; x/dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng XH. Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn XH. Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và p/triển;chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Sáu là, x/dựng nền dân chủ XHCN, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất. Bảy là, x/dựng NN pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tám là, x/dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đảng ta vẫn đang khẳng định đựơc vai trò l/đạo tuyệt đối của mình đối với sự nghiệp cách mạng, thẳng thắn nhìn nhận và quyết tâm sửa chữa những khuyết điểm, kiên quyết đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, ra sức nâng cao sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của mình. Đặc biệt Đảng ta đã nhận thức, nắm bắt chính xác xu thế k/quan của thời đại, từ đó có đường lối k/tế đối ngoại độc lập, tự chủ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, nêu cao tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước. Vì vậy đã tiếp cận, tranh thủ và thu hút được ngày càng nhiều và có hiệu quả các nhân tố k/quan thuận lợi của thời đại chuyển vào trong nước để cùng với các nhân tố bên trong tạo thành tổng lực cho sự p/triển đất nước. Nhân dân ta có phẩm chất tốt đẹp. Tòan quân, toàn dân ta tin tưởng tuyệt đối vào sự l/đạo của Đảng; phát huy được lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm, đoàn kết nhất trí, cần cù, năng động, sáng tạo tiếp tục thực hiện đổi mới, ra sức x/dựng và bảo vệ Tổ quốc VN XHCN. Tóm lại, với thành tựu hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới cùng những tiền đề khách quan và chủ quan như trên, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhân dân ta hoàn tòan có khả năng xây dựng thành công chủ nghĩa XH trên đất nước ta. Kinh tế-XH, có sự thay đổi cơ bản và tòan diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa phát triển. Đời sống nhân dân được cải thiện, nâng lên rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết tòan dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị-XH ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với nhiều triển vọng tốt đẹp./. 13
  14. Câu 6: Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. ý nghĩa phương pháp luận. Sự vận dụng của đảng ta. XH loài người tồn tại và p/triển theo những quy luật k/quan và những q/luật đó được thực hiện thông qua hoạt động có ý thức của con người. Do đó, nhận thức đúng đắn bản chất của ý thức XH và sự chuyển hóa từ tư tưởng thành hiện thực trong đời sống XH có ý nghĩa rất quan trọng để hiểu l/sử XH loài người. Trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng mối q/hệ biện chứng giữa tồn tại XH và ý thức XH, trong phương hướng đổi mới đất nước, Đảng ta đã khẳng định “Tăng trưởng k/tế đi lên gắn liền với p/triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng XH, bảo vệ và cải thiện môi trường XH”. Tồn tại XH là đời sống (sinh hoạt) v/chất của XH cùng toàn bộ những đ/kiện sinh hoạt vật chất của XH. Trước hết sinh hoạt vật chất của XH PTSX (bao gồm LLSX và QHSX). Sinh hoạt vật chất của XH còn bao gồm những sinh hoạt vật chất khác như trao đổi, tiêu dùng hàng ngày, kế thừa tài sản... Điều kiện sinh hoạt vật chất của XH bao gồm điều kiện tự nhiên xung quanh, hoàn cảnh địa lý, dân số và mật độ dân số..Trong các yếu tố cấu thành nên tồn tại XH, PTSX là nhân tố cơ bản vì nó có ảnh hưởng quyết định đến sự biến đổi của ý thức XH và nó làm thay đổi ý nghĩa của hoàn cảnh địa lý và điều kiện dân số trong sự p/triển của XH. Ý thức XH là mặt tinh thần của đời sống XH bao gồm toàn bộ những quan điểm tư tưởng lý luận cùng những tình cảm, tâm trạng, mong muốn, truyền thống…phản ánh tồn tại XH trong những giai đoạn p/triển lịch sử XH nhất định. Căn cứ vào trình độ nhận thức, có thể phân ý thức XH thành ý thức XH thông thường và ý thức lý luận (ý thức lý luận làm gia tăng yếu tố khoa học, trí tuệ của ý thức thông thường). Nói cách khác, ý thức XH biểu hiện qua tâm lý XH và hệ tư tưởng. Trong XH có g/cấp, các g/cấp có những điều kiện sinh hoạt vật chất khác nhau, những lợi ích khác nhau do địa vị XH của mỗi g/cấp quy định nên ý thức XH cũng có tính g/cấp, nghĩa là mỗi g/cấp đều có những quan điểm, tư tưởng và tâm lý riêng, không có ý thức chung cho mọi g/cấp mà chỉ có ý thức chung cho một g/cấp nhất định. Hệ tư tưởng thống trị trong mỗi thời đại là hệ tư tưởng của g/cấp thống trị về k/tế. G/cấp thống trị luôn tìm cách hạn chế ý thức của g/cấp bị trị và truyền bá ý thức của g/cấp hình thành XH. Trong mối q/hệ biện chứng giữa ý thức XH và tồn tại XH, tồn tại XH giữ vai trò quyết định đến nội dung, khuynh hướng p/triển của ý thức XH, ý thức XH là sự phản ánh của tồn tại XH, phụ thuộc vào tồn tại XH. Ý thức XH do tồn tại XH sinh ra, nội dung của nó là kết quả của sự phản ánh tồn tại XH. Khi tồn tại XH tác động đến nhận thức của chủ thể thì hình thành những quan điểm, tư tưởng, nhận định và thái độ của chủ thể. Sự phản ánh của ý thức XH bao giờ cũng xuyên qua một mắt khâu là lợi ích, trong XH có g/cấp đó là lợi ích của g/cấp. Xem xét nội dung của ý thức XH phải gắn chặt chẽ với quan hệ lợi ích. Mặt khác, ý thức XH là sự phản ánh tồn tại XH nhưng không phải bất cứ tư tưởng nào, một hình thức ý thức XH nào cũng phản ánh rõ ràng và trực tiếp các quan hệ k/tế của thời đại mà nó có thể là phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp qua khâu trung gian, nhưng xét đến cùng bằng cách này hay cách khác nó vẫn phản ánh các quan hệ k/tế của thời đại. Tính quyết định của tồn tại XH đối với ý thức XH còn thể hiện khi tồn tại XH-nhất là PTSX-biến đổi thì ý thức XH (những t/tưởng và lý luận XH, những q/điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn hóa, nghệ thuật…) sớm muộn sẽ biến đổi theo. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh các thời đại khác nhau có những tư tưởng khác nhau đều bắt nguồn từ sự khác nhau của cơ sở k/tế và sự thay đổi, p/triển của ý thức XH trước hết là xuất phát từ sự thay đổi và p/triển của PTSX. Khi khẳng định vai trò q/định của tồn tại XH đối với ý thức XH, CNDVLS ko xem ý thức XH như là một yếu tố thụ động trái lại còn tác động tích cực, sáng tạo của ý thức XH đối với đời sống k/tế XH, nhấn mạnh tính độc lập tương đối của ý thức XH, nghĩa là tuy bị tồn tại XH quy định nhưng ý thức XH lại vừa có tính q/luật, lôgíc p/triển riêng. Sự thống nhất giữa chức năng phản ánh và chức năng sáng tạo tích cực của ý thức XH đối với tồn tại XH biểu hiện ở chỗ ý thức XH vừa vượt trước vừa lạc hậu so với sự p/triển của tồn tại XH. Sự lạc hậu của ý thức XH thường xảy ra khi ý thức XH ko phản ánh kịp thời sự v/động, p/triển của đời sống XH bởi vì ý thức XH chỉ là cái phản ánh được sinh ra từ tồn tại XH, còn tồn tại XH thì gắn trực tiếp với hoạt động thực tiễn nên thường biến đổi nhanh hơn. Sự lạc hậu của ý thức XH còn thể hiện ở những tư tưởng và đặc biệt là tâm lý của XH cũ còn rơi rớt lại vẫn tồn tại dai dẳng sau khi tồn tại XH đã thay đổi, bởi vì những tư tưởng, tâm lý một khi đã ăn sâu vào đời sống XH và trở thành lối sống, nếp nghĩ phong tục, tập quán, thói quen thì nó có tính ổn định tương đối và tồn tại lâu hơn, ko dễ mất đi ngay. Mặt khác, các g/cấp lỗi thời, phản động cũng tìm cách duy trì những tư tưởng cũ nhằm phục vụ lợi ích của chúng, Lênin nói rằng: “Một người bệnh chết đi ta có thể đem chôn cùng với căn bệnh nhưng một XH mất đi ta không thể đem chôn cùng những căn bệnh của nó được mà những căn bệnh này rữa ra xâm nhập vào những con người đang sống”. Khi khẳng định tính lạc hậu hơn của ý thức XH so với tồn tại XH, triết học Mác đồng thời cũng thừa nhận rằng trong những điều kiện v/chất nhất định, tư tưởng của con người đặc biệt những tư tưởng khoa học tiên tiến có thể vượt trước sự p/triển của tồn tại XH, phản ánh đúng q/luật v/động và p/triển của tồn tại XH. Từ đó đưa ra các dự báo tương lai một cách khoa học, giúp con người xác định được mục tiêu và lựa chọn những giải pháp, định hướng cho việc tổ chức chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người để đạt được mục tiêu đó. Tuy nhiên khi nói tư tưởng tiên tiến có thể vượt trước tồn tại XH, dự kiến được quá trình k/quan của sự p/triển XH thì ko có nghĩa là trong trường hợp này ý thức XH ko còn bị tồn tại XH quyết định nữa. Tư tưởng khoa học tiên tiến ko thoát ly tồn tại XH mà phản ánh chính xác, sâu sắc mối quan hệ tất yếu, bản chất của tồn tại XH. 14
  15. Ý thức XH của một thời đại bao giờ cũng phản ánh đời sống vật chất của thời đại đó, đồng thời là sự kế thừa của những giá trị tinh thần mà các thế hệ trước đó tích lũy được. Quan hệ kế thừa nói lên sự p/triển liên tục về tư duy giữa các thế hệ, tuy nhiên nó không kế thừa máy móc mà trên cơ sở “lọc bỏ”. Kế thừa và lọc bỏ là biện chứng của sự phát triển của ý thức XH, nội dung xuất phát từ q/hệ về lợi ích và nhu cầu của g/cấp chi phối. Những g/cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý thức khác nhau của các thời đại trước. Vì vậy, khi tiến hành cuộc đấu tranh g/cấp trên lĩnh vực ý thức thì không những phải vạch ra tính chất phản khoa học, phản tiến bộ của những trào lưu tư tưởng phản động trong điều kiện hiện tại mà còn phải chỉ ra những nguồn gốc lý luận của chúng trong l/sử và phải kế thừa, phát huy những giá trị tinh thần tiến bộ của dân tộc và nhân loại. Tuy nhiên, xét đến cùng thì tồn tại XH vẫn quyết định nội dung và khuynh hướng của sự kế thừa. Trong quá trình phản ánh hiện thực, mỗi hình thái ý thức XH đều phản ánh tồn tại XH với những đặc trưng riêng và giữ chức năng XH khác nhau, không thể thay thế cho nhau nhưng lại tồn tại trong sự liên hệ tác động xâm nhập vào nhau, làm cho mỗi hình thái ý thức XH có những mặt, những tính chất bị ảnh hưởng bởi hình thái khác. Trong sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau đó thì tuỳ điều kiện cụ thể mà một hình thái nào đó có ảnh hưởng lớn hơn nhưng ở XH hiện đại thì ý thức chính trị có ảnh hưởng to lớn nhất. Do đó trong quá trình x/dựng ý thức XH mới phải p/triển hài hòa và đồng bộ tất cả các hình thái ý thức XH tránh mâu thuẩn đối lập nhau. Sự tác động ý thức XH đối với tồn tại XH diễn ra hai khuynh hướng khác nhau. Những tư tưởng khoa học và tiến bộ góp phần thúc đẩy XH p/triển; ngược lại những tư tưởng lạc hậu, phản động thì cản trở sự p/triển của XH. Tính chất và hiệu quả tác động trở lại của ý thức XH phụ thuộc vào các yếu tố vai trò l/sử của g/cấp chủ thể của tư tưởng, trình độ phù hợp của ý thức đối với hiện thực và mức độ truyền bá, xâm nhập của tư tưởng cả bề rộng lẫn bề sâu trong quần chúng nhân dân. Sự tác động của ý thức XH đối với tồn tại XH kho phải là trực tiếp biến đổi tồn tại XH mà nó tác động thông qua hoạt động của con người, ý thức XH vạch ra nội dung vận động và p/triển của tồn tại XH, từ đó xác định đúng đắn các mục tiêu và lựa chọn các biện pháp tối ưu đồng thời hướng dẫn h/động cải tạo. Trong g/đoạn q/độ đi lên CNXH hiện nay, những tàn dư của tư tưởng cũ vẫn còn, mặt tích cực và tiêu cực trong tình hình tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân hiện nay vẫn còn đan xen nhau, trong đó mặt tích cực là cơ bản, đã và đang quyết định chiều hướng p/triển của XH, là nguyên tố quan trọng tạo nên thắng lợi của cuộc đổi mới đất nước. Tính tích cực năng động sáng tạo của các tầng lớp nhân dân ngày càng rõ trên các lĩnh vực XH, được phát huy tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái, lòng yêu nước ý thức tự hào tự tôn dân tộc truyền thống cách mạng và lịch sử bản sắc dân tộc được tiếp tục giữ gìn và phát huy. Tuy nhiên, Hiện nay nhiều vấn đề XH còn phức tạp, một mặt nền k/tế thị trường vừa tạo ra những yếu tố tích cực để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhưng mặt khác nó lại vừa tạo ra những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của XH đặc biệt là về tư tưởng đạo đức và lối sống. Trong đó những hạn chế mơ hồ về tư tưởng, nhận thức và tình trạng suy thoái về đạo đức lối sống cũng khá phổ biến. Sự suy thoái về nhận thức, tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống trong một bộ phận không nhỏ cán bộ- Đảng viên chưa được ngăn chặn hình thức phai nhạt lý tưởng cách mạng, sa sút phẩm chất đạo đức tệ quan liêu tham nhũng lãng phí chủ nghĩa cá nhân tư tưởng cơ hội thực dụng có chiều hướng p/triển. Những mặt tiêu cực là nguy cơ tiềm ẩn liên quan sự mất còn của Đảng, của chế độ. Đảng ta chủ trương toàn Đảng phải nghiêm túc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng bồi dưỡng nâng cao tính chất đạo đức cách mạng và mục tiêu của cuộc cách mạng trên lĩnh vực tư tưởng cần đạt được là xây dựng nền văn hóa mới và con người mới XHCN. Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống XH, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của p/ triển. X/dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân; có tri thức, sức khoẻ, lao động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình có tinh thần quốc tế chân chính. X/dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của XH, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Trong công cuộc tiến hành c/mạng tư tưởng văn hóa, x/dựng con người mới và nền văn hóa mới, ta phải biết chọn lọc, tiếp thu, kế thừa những thành quả văn minh, những di sản quý giá do loài người tạo ra bao thế hệ những thành tựu văn hóa, khoa học hiện đại đồng thời cũng kiên quyết chống chủ nghĩa hư vô và khuynh hướng siêu g/cấp trong việc kế thừa di sản để lại. Việc tăng trưởng k/tế sẽ dẫn đến việc gia tăng hiệu quả k/tế. Hiệu quả k/tế gắn liền với hiệu quả XH. Việc đẩy mạnh tăng trưởng k/tế tạo cơ hội cho mọi tầng lớp nhân dân tự do làm ăn theo pháp luật sẽ là một tiến bộ về mặt XH, là thực hiện dân chủ hóa trong lĩnh vực k/tế, từ đó giải quyết tốt hơn việc làm thu nhập và đời sống tạo tiền đề vật chất cho việc xử lý các vấn đề XH. Tuy nhiên tăng trưởng k/tế tự nó không thể giải quyết được tất cả các vấn đề XH trong đó có sự phân hóa giàu nghèo là không tránh khỏi. Trong đường lối phát triển KTXH, một mặt Đảng và NN ta chủ trương bảo vệ và khuyến khích công dân làm giàu hợp pháp, được hưởng thụ văn hóa, giáo dục đào tạo, chăm lo y tế, được hưởng thụ xứng đáng với công sức, tiền của bỏ vào SX, chống tư tưởng bình quân, ỷ lại, đãi ngộ xứng đáng tài năng; một mặt Đảng và NN phải chăm lo việc thực hiện phân phối công bằng theo lao động, mở rộng phúc lợi XH, đổi mới tốt chính sách bảo hiểm XH, bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể lực cho nhân dân, bảo đảm nhu cầu thuốc chữa bệnh. Thực hiện tốt chính sách đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, tạo phong trào đoàn kết giúp đỡ trong nhân dân theo truyền thống “lá lành đùm lá rách” tương thân tương ái đùm bọc lẫn nhau. Đẩy mạnh hơn nữa 15
  16. chống tham nhũng, bất công XH nghiêm trọng hiện nay. Cải cách chế độ tiền lương để người lao động hăng hái làm việc đủ sống và nâng cao mức sống, mức đóng góp cho XH Tóm lại, chính việc giải quyết tốt những vấn đề XH là điều kiện quyết định để thúc đẩy tăng trưởng k/tế. Chúng ta không thể sớm có ngay một XH tốt đẹp trong khi k/ tế nước ta còn kém p/triển, năng suất lao động thấp, kinh tế kỹ thuật còn lạc hậu, do vậy chúng ta phải kết hợp ngay từ đầu tăng trưởng k/tế với tiến bộ XH. Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại XH và ý thức XH, Đảng đã xác định đúng đắn đường lối phát triển kinh tế gắn chặt với công bằng XH và phát triển mạnh mẽ văn hóa giàu bản sắc dân tộc ở nước ta, đó là điều kiện đảm bảo sự thành công và bền vững cho tiến trình đi lên chủ nghĩa XH ở nước ta./. 16
  17. Câu 3: Khái quát những nội dung cơ bản của phép BCDV. Ý nghĩa phương pháp luận. Liên hệ thực tế đổi mới ở Việt Nam. Nội dung của phép BCDV: - Hai nguyên lý. - Ba mối liên hệ. - 6 cặp phạm trù I- Hai nguyên lý: 1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Nội dung nguyên lý: Theá giôùi vaät chaát voâ cuøng phong phuù, ña daïng caùc sv, ht, chuùng raát khaùc nhau veà chaát, tuy nhieân chuùng khoâng toàn taïi taùch rôøi moät caùch tuyeät ñoái. Traùi laïi chuùng luoân luonâ toàn taïi trong nhöõng mlh phoå bieán (luoân luoân taùc ñoäng, quy ñònh, raøng buoäc, chuyeån hoùa laãn nhau). Nhôø nhöõng mlh phoå bieán naøy maø sv, ht môùi vaän ñoäng, bieán ñoåi, phaùt trieån. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật, trong đó liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự liên quan tác động, ràng buộc, quy định và chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật, hiện tượng (SVHT) hoặc giữa các SVHT với nhau. Mọi SVHT trong thế giới khách quan đều tồn tại trong những mối liên hệ tác động lẫn nhau, sự vật này thay đổi kéo theo sự vật kia thay đổi và không có một SVHT nào tồn tại một cách cô lập, tách rời, do đó mối liên hệ giữa các SVHT mang tính phổ biến. Mối liên hệ này còn mang tính khách quan do đây là cái vốn có từ bên trong SVHT chứ không phải do áp đặt từ bên ngoài, nó bắt nguồn từ tính thống nhất vật chất của thế giới vật chất của thế giới, từ sự tồn tại và phát triển của chính SVHT. Các SVHT trong thế giới vật chất rất đa dạng nên mối liên hệ giữa chúng cũng đa dạng. Căn cứ vào tính chất, phạm vi, trình độ có thể phân biệt các mối liên hệ thành các dạng như sau : liên hệ bên trong và bên ngoài, chung và riêng, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu, không gian và thời gian, trực tiếp và gián tiếp… Sự phân loại này là tương đối vì mối liên hệ đó chỉ là bộ phận trong toàn bộ mối liên hệ phổ biến nói chung, tuy nhiên sự phân biệt các mối liên hệ là cần thiết vì chúng có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển của các SVHT. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến cho ta 2 quan điểm về cách nhận thức, xem xét một SVHT và hành động trong thực tiễn, đó là quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử cụ thể. Quan điểm toàn diện đòi hỏi khi xem xét, đánh giá sự vật hiện tượng, ta phải đặt chúng vào mối quan hệ với các SVHT khác, xem xét các SVHT trong mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố các thuộc tính khác nhau của chính bản thân SVHT và giữa SVHT đó với những SVHT khác (kể cả trực tiếp, gián tiếp). Thực chất của quan điểm toàn diện là trong khi chú ý xem xét tất cả các mặt, các mối liên hệ giữa các yếu tố cấu thành của sự vật, tư duy phải phát hiện được, phản ánh được những mặt chủ yếu, bản chất, quan trọng nhất, rút ra được cái trọng tâm, trọng điểm, cơ bản, cốt lõi .. chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật, không xem xét dàn trãi, đánh đồng các mối liên hệ . Từ quan điểm toàn diện khi sự xem xét các SVHT dẫn đến nguyên tắc đồng bộ trong hành động thực tiễn, có nghĩa là để cải tạo một SVHT bao giờ chúng ta cũng phải áp dụng đồng bộ một hệ thống nhiều biện pháp, nhiều phương tiện khác nhau để biến đổi những mối liên hệ nội tại của sự vật . Tuy nhiên như đã nói ở trên, “đồng bộ” không có nghĩa là giàn đều, bình quân mà trong từng bước, từng giai đoạn phải nắm đúng khâu then chốt. Thực hiện quan điểm toàn diện góp phần khắc phục bệnh phiến diện một chiều hoặc chống chủ nghĩa chiết trung mà đặc trưng của nó là nhân danh quan điểm toàn diện do tỏ ra chú ý đến nhiều mặt nhưng không nhìn thấy được mặt bản chất của sự vật. Quan điểm toàn diện cũng góp phần khắc phục lối suy nghĩ giản đơn, duy ý chí Quan điểm lịch sử cụ thể là một quan điểm được rút ra từ nguyên lý mối liên hệ phổ biến. Quan điểm này đòi hỏi khi xem xét mọi vấn đề do thực tiễn đặt ra hoặc khi đánh giá một SVHT, để nhìn thấy được bản chất của sự vật hiện tượng chúng ta gắn nó với không gian và thời gian cụ thể, với những điều kiện, những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của sự tồn tại của sự vật, không được đánh giá chung. Tư duy của chúng ta chỉ có thể chân thực khi chúng ta theo sát sự thay đổi của những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của sự vật. Quan điểm hoàn cảnh lịch sử cụ thể đòi hỏi khi vận dụng những nguyên tắc lý luận vào thực tiễn không được dừng lại ở những công thức chung, sơ đồ chung mà phải tính đến những điều kiện lịch sử cụ thể của sự vận dụng. Nói cách khác, khi xem xét một luận điểm, một chân lý nào đó phải gắn với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể của luận điểm, của chân lý đó, bởi vì chân lý sẽ trở thành sai lầm nếu nó bị đẩy ra ngoài giới hạn tồn tại của nó, trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định của nó. Lênin nói “Bản chất linh hồn sống của Chủ nghĩa Mác là phân tích cụ thể một tình hình cụ thể, điều kiện cụ thể”. Quán triệt quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể, chúng ta cần khắc phục và nghiêm khắc phê phán bệnh phiến diện và bệnh giáo điều. 2. Nguyên lý về sự phát triển. Nội dung nguyên lý:Thế giới VC vô cùng phong phú, đa dạng, các SV, hiện tượng ít có cái nào tồn tại mãi mãi nó là nó, Trong quá trình vận động sự vật và hiện tượng có những nả sinh tính quy định mới, cao hơn về chất, nhờ vậy tăng cường tính phức tạp của sự vật, hiện tượng làm cho sự vật, hiện tượng ngày càng phong phú hơn. Nói cách khác, làm cho sự vật, hiện tượng trở thành cái khác chứ không phải là nó. 17
  18. Nguyên lý về sự phát triển là một trong hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật. Phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ sự vận động có định hướng từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn mà kết quả là cái mới tiến bộ ra đời thay thế cái cũ lạc hậu. Sự phát triển của sự vật mang tính phổ biến vì trong thế giới khách quan, không có sự vật hiện tượng (SVHT) nào đã đứng im, tĩnh tại mà nó luôn vận động, phát triển không ngừng. Sự mất đi của 1 SVHT này là điều kiện ra đời của SVHT khác. Nguyên lý này cũng khẳng định rằng nguồn gốc của sự phát triển là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong chính bản thân sự vật hiện tượng hay nói cách khác đó là do mâu thuẩn nội tại bên trong SVHT, nó vạch ra cách thức của sự phát triển là vừa có tích lũy dần về lượng, vừa có sự chuyển hóa về chất, tức là sự phát triển chẳng qua là sự tăng giảm về lượng và chất (vừa có tính liên tục, vừa có tính gián đoạn). Nguyên lý về sự phát triển cũng chỉ ra rằng không phải chỉ có khuynh hướng đi lên mới được coi là sự phát triển mà quá trình phát trển thường được diễn ra quanh co, phức tạp qua những khâu trung gian mà có lúc bao hàm cả sự thụt lùi đi xuống tạm thời : đó là khuynh hướng tiến lên của đường “xoáy trôn ốc”. Trong xu hướng của sự phát triển luôn có tính kế thừa và sự đi lên này là một quá trình có tính lặp lại. Quan điểm phát triển là phương pháp luận được rút ra từ của nguyên lý trên. Quan điểm phát triển đòi hỏi để nhìn thấy được bản chất của SVHT, chủ thể phải xem xét các SVHT trong trạng thái, xu hướng vận động, phát triển và dự đoán được các xu hướng biến đổi chuyển hóa của chúng, nhìn thấy được cái mới, cái tiến bộ trong hiện tại cái cũ mặc dù cái mới nào lúc ra đời cũng còn “non yếu”, bị cái cũ lấn áp để từ đó tạo điều kiện cho nó chiến thắng cái cũ lạc hậu. Tuân theo những đòi hỏi đó của quan điểm phát triển sẽ góp phần khắc phục bệnh bảo thủ trì trệ và bệnh giáo điều trong tư duy cũng như trong hành động thực tiễn. Bệnh bảo thủ trì trệ là tình trạng ỷ lại, chậm đổi mới, ngại thay đổi, dựa dẫm, chờ đợi, thậm chí cản trở cái mới, bằng lòng thỏa mãn với cái đã có. Đôi khi bệnh bảo thủ biểu hiện qua những định kiến. Bệnh bảo thủ trì trệ cũng gắn liền với bệnh giáo điều, đó là khuynh hướng tuyệt đối hóa lý luận, coi thường kinh nghiệm thực tiễn, coi lý luận là bất di bất dịch, việc nắm lý luận chỉ dừng lại ở những nguyên lý chung trừu tượng, không chú ý đến những hoàn chỉnh lịch sử cụ thể của sự vận dụng lý luận. Bệnh giáo điều có 2 dạng : giáo điều lý luận và giáo điều kinh nghiệm. Bệnh giáo điều lý luận là việc thuộc lòng lý luận, cho rằng áp dụng lý luận áp dụng vào đâu cũng được không xem xét điều kiện cụ thể của mình. Ví dụ như theo Mác thì phải xóa bỏ tư hữu dẫn đến việc ta tiến hành cải tạo XHCN xóa tất cả các thành phần kinh tế nhằm mục đích chỉ còn 2 thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể mà không thấy được rằng "Nền kinh tế nhiều thành phần là một đặc trưng của thời kỳ quá độ", sự có mặt của nhiều thành phần kinh tế với các mối quan hệ tác động qua lại của nó sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế trong giai đoạn này. Bệnh giáo điều kinh nghiệm là việc áp dụng nguyên si rập khuôn mô hình của nước khác, của địa phương khác vào địa phương mình mà không sáng tạo, chọn lựa… Ví dụ như trước đây ta bắt chước rập khuôn mô hình CNXH ở Liên Xô trong việc thành lập các bộ ngành của bộ máy nhà nước (ở Liên Xô có bao nhiêu Bộ, Ngành ta cũng có bấy nhiêu Bộ ngành), hoặc về công nghiệp hóa cũng vậy, ta chỉ chú ý tập trung phát triển công nghiệp nặng mà không chú ý phát triển công nghiệp nhẹ … Bệnh bảo thủ trì trệ và bệnh giáo điều cùng với bệnh chủ quan duy ý chí là những căn bệnh chung của các nước XHCN và nó gây ra hậu quả tất yếu là làm cản trở, thậm chí kéo lùi sự phát triển của kinh tế - xã hội, đưa chúng ta đến sai lầm nghiêm trọng. II- Ba quy luật: 1. Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại. Quy luật lượng và chất là 1 trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, nó chỉ rõ cách thức phát triển của sự vật, hiện tượng. Chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật hiện tượng (SVHT), là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho nó là nó và phân biệt nó với cái khác. Chất của sự vật phụ thuộc vào những yếu tố cấu thành và phương thức liên kết giữa các yếu tố đó. Mỗi sự vật hiện tượng có nhiều thuộc tính nhưng chỉ có thuộc tính cơ bản mới quy định “chất” của sự vật vì chỉ khi nào thuộc tính cơ bản thay đổi thì chất của sự vật mới thay đổi. Tuy nhiên, việc phân biệt chất và thuộc tính cũng chỉ là tương đối vì nó còn phụ thuộc vào những mối quan hệ cụ thể của nó với những cái khác và mỗi thuộc tính có thể coi là một chất trong một quan hệ khác. Chất biểu hiện tính tương đối ổn định của sự vật và là cái khách quan vốn có không tách rời sự vật. Lượng là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu, tốc độ của sự vận động, phát triển của sự vật cũng như của các thuộc tính, yếu tố cấu thành nên sự vật. Lượng có thể được biểu hiện thành con số, đại lượng hoặc mức độ … cũng giống như chất, lượng là cái khách quan vốn có của sự vật. Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng là tương đối, nghĩa là có cái ở trong quan hệ này là chất nhưng trong quan hệ khác lại là lượng và ngược lại. Giữa lượng và chất có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong 1 SVHT, chất và lượng thống nhất quy định lẫn với nhau : chất nào lượng ấy và lượng nào chất ấy. Chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi. Sự biến đổi về lượng có thể làm thay đổi về chất và ngược lại, nhưng trong một giới hạn nhất định thì sự thay đổi về lượng không làm thay đổi căn bản chất của sự vật, phạm vi giới hạn ấy gọi là độ. Nói cách khác, không phải bất kỳ sự 18
  19. thay đổi về lượng nào cũng dẫn đền sự thay đổi về chất ngay tức khắc mà chỉ khi lượng thay đổi vượt quá giới hạn của độ thì mới dẫn đến sự thay đổi về chất. Điểm giới hạn mà tại đó bất kỳ sự thay đổi nào về lượng cũng đưa ngay tới sự thay đổi về chất gọi là điểm nút. Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới và tạo thành độ mới. Sự thay đổi về chất qua điểm nút gọi là bước nhảy. Bước nhảy là một phạm triết học để chỉ ra sự chuyển hóa về chất của sự vật do những thay đổi về lượng trước đó gây ra. Đây là bước ngoặc căn bản kết thúc một giai đoạn trong sự biến đổi về lượng làm thay đổi chất, là sự gián đoạn trong quá trình biến đổi liên tục của các sự vật. Không có bước nhảy tức là không có sự thay đổi về chất. Khi chất mới ra đời nó sẽ quy định một lượng mới phù hợp với nó để tạo sự thống nhất giữa chất và lượng ở mỗi độ nhất định và chất sẽ tác động trở lại lượng, thúc đẩy quy mô, nhịp điệu tốc độ. Sự vật tồn tại trong sự thống nhất ấy, cứ thế một quá trình tác động mới với quy mô, nhịp điệu mới lại bắt đầu. Do đó có thể nói, phát triển là sự đứt đoạn trong liên tục, thông qua hình thức những bước nhảy là trạng thái liên hợp của các điểm nút. Cách thức của sự phát triển chính là những quá trình biến đổi đó : Thế giới sự vật hiện tượng là đa dạng, phong phú cho nên các bước nhảy cũng vậy. Có bước nhảy đột biến hoặc dần dần, có bước nhảy toàn bộ hoặc cục bộ, tức là diễn ra với khoảng thời gian khác nhau, quy mô khác nhau, nhưng dù với hình thức nào mỗi bước nhảy cũng là một sự thay đổi về chất. Từ mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất, trong đó sự phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và chất khi ra đời nó sẽ quy định lại quy mô, tốc độ của lượng, chúng ta khi muốn cải tạo sự vật về chất phải quan tâm đến quá trình tích lũy về lượng. Đồng thời phải chủ động tạo những điều kiện cần thiết để quá trình chuyển hóa từ chất cũ sang chất mới được thực hiện hoàn hảo Khi vận dụng quy luật mối quan hệ giữa chất và lượng vào thực tiễn, ta không được tuyệt đối hóa mặt nào, nếu tuyệt đối hóa một trong hai mặt này thì chúng ta sẽ rơi vào tư tưởng nôn nóng (tả khuynh) hoặc tư tưởng bảo thủ (hữu khuynh). Khuynh hướng nôn nóng tả khuynh là khuynh hướng không quan tâm thực hiện quá trình tích lũy về lượng mà chỉ chú ý thực hiện những bước nhảy vọt làm thay đổi về chất trong khi chưa có đủ điều kiện tích lũy về lượng cần thiết. Những người có tư tưởng này trong hoạt động thực tiễn thường nóng vội, chủ quan duy ý chí, họ cho rằng sự phát triển chỉ gồm toàn những bước nhảy liên tục nên có thể đốt giai đoạn Khuynh hướng bảo thủ hữu khuynh là khuynh hướng chí chú ý đến quá trình tích lũy về lượng, không chú ý phát huy nổ lực của nhân tố chủ quan, không dám thực hiện bước nhảy vọt về chất khi đã có sự tích lũy đầy đủ về lượng hoặc kéo dài sự tích lũy, chỉ nhấn mạnh đến sự biến đổi dần về lượng. Cả hai khuynh hướng trên đều dẫn đến những sai lầm có tác hại rất lớn làm cản trở hoặc kìm hãm sự phát triển của sự vật hiện tượng. Trong thực tiễn Việt Nam trước thời kỳ đổi mới, Đảng ta cũng có lúc phạm sai lầm của 2 khuynh hướng trên. Văn kiện Đại hội VI đã nêu “Do chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình lịch sử tương đối dài, phải trãi qua nhiều chặng đường và do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội muốn bỏ qua những bước đi cần thiết .... trên thực tế, chúng ta đẩy mạnh công nghiệp hóa trong khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết, mặt khác chậm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã lỗi thời”. Văn kiện còn nhận định trong công tác tổ chức thời kỳ này “khuyết điểm lớn nhất là sự trì trệ, chậm đổi mới công tác cán bộ. Việc lựa chọn, bố trí cán bộ vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp còn theo quan niệm cũ kỹ và tiêu chuẩn không đúng đắn, mang nặng tính hình thức..” Chính những sai lầm này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế xã hội trầm trọng ở nước ta trước thời kỳ đổi mới. 2. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập (quy luật mâu thuẫn). Qui luật thống nhất và đấu tranh của những mặt đối lập là một trong ba quy luật cơ bản của phép duy vật biện chứng, nghiên cứu nguồn gốc, động lực bên trong của sự vận động và phát triển. Đối lập với phép biện chứng, quan điểm siêu hình đều phủ nhận mâu thuẫn bên trong của các sự vật và hiện tượng, mà chỉ thừa nhận sự khác biệt, đối lập, giữa các sự vật, hiện tượng nhưng không phải là mâu thuẫn. Phép biện chứng duy vật khẳng định mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan. Mâu thuẫn là sự liên hệ, tác động giữa những mặt đối lập trong một thể thống nhất nhất định. Trong các sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất của các mặt đối lập, những mặt đối lập này liên hệ tác động qua lại và ràng buộc lẫn tạo thành mâu thuẫn. Sự khác nhau, đối lập và mâu thuẫn không phải là những khái niệm đồng nhất. Sự khác nhau có thể dẫn đến sự đối lập, nhưng không phải sự khác nhau nào cũng dẫn đến sự đối lập (ngày – đêm, trên – dưới, trong – ngoài …). Các sự vật, hiện tượng là những thể thống nhất có rất nhiều mặt đối lập, nên nó có nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, nhưng một mâu thuẫn được hình thành bởi hai mặt đối lập. Ví dụ: Mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ – nông dân; giữa tư sản – vô sản; giữa đồng hóa – dị hóa; biến dị – di truyền. Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập: Thống nhất các mặt đối lập hiểu theo nghĩa chung nhất đó là những mặt đối lập tạo thành những mâu thuẫn và đồng thời cũng tạo thành bản thân các sự vật và hiện tượng. Trong một mâu thuẫn, hai mặt đối lập liện hệ với nhau trong một thể thống nhất, cho nên gọi là thống nhất của những mặt đối lập. Đó là sự ràng buộc và qui định lẫn nhau, mặt đối lập này lấy mặt đối lập kia làm điều kiện tồn tại cho mình hoặc không có mặt đối lập này thì không có mặt 19
  20. đối lập kia. Khái niệm về sự “thống nhất” và sự “đồng nhất” của các mặt đối lập theo một nghĩa nào đó, đều là sự thừa nhận những khuynh hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau trong tất cả các sự vật và hiện tượng. Tuy nhiên khái niệm về sự đồng nhất còn bao hàm sự chuyển hóa các mặt đối lập. Đấu tranh của các mặt đối lập là khuynh hướng phát triển đối lập nhau của các mặt đối lập dẫn đến sự bài trừ, phủ định và chuyển hóa giữa các mặt đối lập. Đấu tranh của các mặt đối lập còn là quá trình giải quyết những mâu thuẫn trong các sự vật và hiện tượng khách quan nói chung, nhưng không nên hiểu theo nghĩa đen của từ này như người ta thường hiểu chỉ là đấu tranh giai cấp, bạo lực …Ví dụ 1. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và vô sản trong chủ nghĩa tư bản. Ví dụ 2. Cuộc “đấu tranh” giữa lực hút và lực đẩy, giữa đồng hóa và dị hóa, giữa biến dị và di truyền. Ví dụ 3. Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong đạo đức của con người… Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của những mặt đối lập về thực chất là thể hiện sự thống nhất biện chứng của các mâu thuẫn của các sự vật và hiện tượng. ''Sự thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối.'' Trong đó thống nhất của các mặt đối lập manh tính tương đối, tạm thời. Vì nó luôn là cái cụ thể có tính chất lịch sử giống như sự “đứng im” tương đối của sự vật và hiện tượng. Mặt khác trong thể thống nhất đó luôn diễn ra quá trình đấu tranh của các mặt đối lập, chuyển hóa các mặt đối lập. Ngược lại, đấu tranh của các mặt đối lập mang tính tuyệt đối bởi vì nó là nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển. Nhưng đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình lâu dài phức tạp, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, với những giai đoạn khác nhau. Khi mâu thuẫn phát triển đến mức độ gay gắt, đến điều kiện chín muồi thì xảy ra sự chuyển hóa của các mặt đối lập và khi đó thì mâu thuẫn được giải quyết. Kết quả là thể thống nhất cũ, sự vật cũ mất đi, thể thống nhất mới, sự vật mới xuất hiện và bao hàm những mâu thuẫn mới. Chuyển hóa các mặt đối lập: Sự chuyển hóa của những mặt đối lập được thể hiện trong quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật cũ làm xuất hiện sự vật mới, trong đó các mặt đối lập trước đây đã không còn đồng nhất với chính nó mà đã có sự thay đổi hoặc bị xóa bỏ thông qua sự chuyển hóa của các mặt đối lập. Ví dụ: Sự chuyển hóa các mặt đối lập trong quá trình giải quyết mâu thuẫn giữa giai cấp địa chủ – nông dân trong chế độ phong kiến và giai cấp tư sản – vô sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa, không có nghĩa là giai cấp địa chủ trở thành gfiai cấp nông dân và ngược lại hoặc giai cấp tư sản thành giai cấp vô sản và ngược lại … mà thực chất, trong sự chuyển hóa đó mỗi giai cấp có sự thay đổi và sự thay đổi dẫn đến giải quyết mâu thuẫn làm xuất hiện một xã hội mới cao hơn. Ý nghĩa phương pháp luận: Khi phân tích mâu thuẫn của sự vật và hiện tượng về nguyên tắc phải thừa nhận tính khách quan, tính phổ biến và tính riêng biệt của mâu thuẫn. Thừa nhận tính phổ biến của mâu thuẫn là thừa nhận nguồn gốc, động lực bên trong của mọi sự phát triển nói chung. Thừa nhận tính riêng biệt của mâu thuẫn để có phương pháp giải quyết cụ thể, phù hợp với từng loại mâu thuẫn cụ thể khác nhau. Bởi vì, sự vật khác nhau có mâu thuẫn khác nhau thì phải có cách giải quyết khác nhau. Nhưng trong một sự vật không chỉ có một mâu thuẩn mà có nhiều mâu thuẫn khác nhau nên phải có cách giải quyết cụ thể phù hợp với từng loại mâu thuẫn đó. Mặt khác trong một mâu thuẫn nó tồn tại và phát triển là một quá trình có tính giai đoạn và tính lịch sử cụ thể nên cũng phải có cách giải quyết cụ thể khác nhau. Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi đã có đủ điều kiện chính muồi. Cho nên không được giải quyết mâu thuẫn một cách vội vàng khi chưa có đủ điều kiện; cũng không để cho việc giải quyết mâu thuẫn xảy ra một cách tự phát, phải cố gắng tạo điều kiện thúc đẫy sự chín muồi của mâu thuẫn và điều kiện giải quyết. 3. Quy luật phủ định của phủ định. Theo triết học Mác - Lênin thì bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình sinh ra, tồn tại, phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay thế bằng sự vật mới. Sự thay thế đó là tất yếu trong quá trình vận động và phát triển của sự vật. Không như vậy sự vật không phát triển được. Sự thay thế đó được triết học gọi là sự phủ định. Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự chuyển hoá từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất, sự đấu tranh thường xuyên của các mặt đối lập làm cho mâu thuẫn được giải quyết, từ đó dẫn đến sự vật cũ mất đi sự vật mới ra đời thay thế. Sự thay thế diễn ra liên tục tạo nên sự vận động và phát triển không ngừng của sự vật. Sự vật mới ra đời là kết quả của sự phủ định sự vật cũ. Điều đó cũng có nghĩa là sự phủ định là tiền đề, điều kiện cho sự phát triển liên tục, cho sự ra đời của cái mới thay thế cái cũ. Đó là phủ định biện chứng. Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, sự phát triển tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ. Tuy nhiên có sự phủ định chỉ là phá hủy cái cũ, không tạo tiền đề cho sự tiến lên và lực lượng phủ định được đưa từ ngoài vào kết cấu của sự vật, tức là sự tự phủ định, là sự phủ định tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo, cho cái mới ra đời thay cái cũ. Phủ định biện chứng có các đặc trưng cơ bản là tính khách quan và tính kế thừa. Tính khách quan: vì nguyên nhân của sự phủ định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó chính là giải quyết những mâu thuẫn bên trong sự vật. Nhờ việc giải quyết những mâu thuẫn mà sự vật luôn luôn phát triển. Mỗi sự vật 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1