intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Văn hoá Nga hiện nay: đôi điều trăn trở _2

Chia sẻ: Lulu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

51
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thập kỷ đầu tiên của thiên niên kỷ mới, nước Nga dưới sự điều hành của tân Tổng thống V. Putin đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Văn hoá Nga hiện nay: đôi điều trăn trở _2

  1. Văn hoá Nga hiện nay: đôi điều trăn trở
  2. Trong thập kỷ đầu tiên c ủa thiên niên k ỷ mới, nước Nga d ưới sự điều hành c ủa tân Tổng thống V. Putin đ ã đạt đ ược những thành t ựu rực rỡ trong các lĩnh vực c hính tr ị, kinh tế, quân sự, ngoại giao. Từ chỗ đang đứng tr ước bờ vực của sự tan r ã, nước Nga đ ã nhanh chóng thoát ra khỏi khủng hoảng, đã dần dần hồi phục và phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế đầy ấ n t ượng: từ 5% đến 7% năm, năm 2007 đạt 8,1%, 6 tháng đ ầu năm 2008 đạt 8%. Cán cân th ương mại thặng d ư cao đã giúp cho dự trữ ngoại tệ của Nga tính đến đầu tháng 7/2008 lên tới 568 tỷ USD, và Nga đã trở thành quốc gia có lượng dự trữ ngoại tệ lớn thứ ba trên thế giới. Hiện nay Nga nằm trong số 15 n ước xuất nhập khẩu lớn nhất v à trong t ốp 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tốc độ lạm phát giảm từ mức 10,9% năm 2005 xuống 9% năm 2006, năm 2007 ở mức 11,9%, 6 tháng đầu năm 2008 c òn 8,7%. Đời sống c ủa các tầng lớp nhân dân đ ược cải thiện đáng kể, thất nghiệp ở mức thấp 6,2%, thu nhập thực tế của người dân tăng 11%. Về mặt xã hội, sự ổn định chính trị đ ược duy trì, quyền lực tuyệt đối của Kremli đối với đời sống chính trị Nga đ ược tái lập, giới tài phiệt lũng đoạn chính trị bị thẳng tay trừng trị, nạn tham nhũng và t ệ quan liêu trong bộ máy nhà nước bị đẩy lùi một cách đáng kể(1). Về mặt quân sự, nước Nga chủ tr ương tái trang b ị quân đội ở tr ình đ ộ hiện đại hoá cao nhất, đ ưa hải quân trở lại Địa Trung Hải, đ ưa má y bay ném bom chiến lư ợc TU -95 bay tuần tiễu trở lại, khởi động ch ương tr ình phòng không qui mô với những vũ khí tối tân nhất, kể cả các vũ khí công nghệ cao có khả năng tấn công huỷ diệt đối phương rất nhanh tr ên qui mô lớn mà không b ị giới hạn tầm xa... Trên mặt trận ngoại giao Nga đang tích cực thực hiện chính sách đối ngoại độc lập trên tư thế của một c ường quốc lớn và đang nỗ lực xây dựng một thế giới đa cực. Tất cả những điều này khẳng định vị thế của nước Nga trên sân chơi toàn c ầu hoá. S ự lớn mạnh c ủa nước Nga trong 8 năm qua là một nhân tố quan trọng góp p hần ổn định chung trong khu vực và trên thế giới, đồng thời buộc các c ường quốc nhìn nhận Nga như một nhân tố phải tính đến khi có bất cứ một động thái chính trị, q uân s ự, ngoại giao nào.
  3. Tuy nhiên, do quá chú tr ọng vào những vấn đề huyết mạch kinh tế, quân sự, ngoại giao nên văn hoá, một lĩnh vực không kém phần quan trọng trong việc bảo vệ những giá trị tinh thần c ơ bản của dân tộc, trong việc đo àn kết xã hội công dân, trong việc huy động tiềm năng sáng tạo của nhân dân vào cuộc đấu tranh không k hoan nhượng chống lại tất cả những gì c ản trở sự phục hồi của nước Nga bị xem nhẹ, bị xếp vào số những vấn đề thứ yếu của cuộc sống. Mặc dầu Tổng thống V. Putin cũng nh ư những người Nga chân chính không ủng hộ việc xoá bỏ quá khứ Liên bang Xô viết, coi sự tan rã c ủa Liên Xô như một t hảm hoạ địa -chính tr ị và luôn luôn khẳng định công khai rằng thời kỳ Xô viết vẫn là một bộ phận quan trọng trong lịch sử Nga và có ả nh hưởng lớn đối với việc hình t hành xã hội Nga hiện nay, nhưng khuynh hư ớng bài Xô, khuynh hướng phủ nhận sạch trơn những thành t ựu của Liên bang Xô viết vẫn len lỏi vào mọi địa hạt của đời sống văn hoá, đặc biệt là trong môi trường giáo dục. Lấy các mô hình phương Tây làm mẫu mực, những nhà “cải cách” giáo d ục N ga đã cắt giảm đáng kể số tiết d ành cho văn học trong tr ường phổ thông trung học; trong những lớp sắp ra tr ường bây giờ chỉ c òn h ai t iết trong một tuần, trong khi đó trong học đ ường Hoa Kỳ, văn học Mỹ đ ược dành cho sáu t iết. Môn thi tốt nghiệp t hống nhất mang tính chất truyền thống d ưới dạng bài tập làm văn b ị tách ra thành hai môn thi riêng biệt: tiếng Nga và văn học Nga. Lại nữa, nếu môn thi tiếng Nga c ùng với môn toán học đ ược coi là bắt buộc đối với đa số học sinh th ì môn văn học N ga bây giờ c hỉ c òn là một môn phụ k hông bắt buộc, và học sinh có thể thi môn n ày t heo nguyện vọng cá nhân. Như vậy, tiếng Nga và văn học Nga trên thực tế bị tách k hỏi nhau và điều đó mang lại tổn thất nh ư nhau cho cả hai môn này. Bởi lẽ tiếng N ga với t ư cách là ngôn ngữ chỉ là phương tiện giúp các em nhận thức sâu sắc h ơn tất cả vẻ đẹp và chất nhân văn của bộ môn vốn đ ược tạo ra bằng ngôn ngữ là văn học. Không phải ngẫu nhiên tồn tại một thuật ngữ n gôn ngữ văn học b iểu thị sự gắn bó hữu cơ giữa hai bộ môn này. Tất cả những biện pháp “cải cách” nói trên nhằm loại trừ văn học Nga như một bộ môn với khả năng nhận thức và giáo d ục tuyệt vời c ủa nó và tất yếu dẫn tới khuynh hướng phi nhân văn hoá giáo dục. Bởi lẽ, nh ư c húng ta đ ều biết, văn học cổ điển Nga l à một môi trường vĩ đại, trong đó xã hội
  4. học thống nhất với bản thể luận, là phương tiện chủ yếu của ý thức giác ngộ dân tộc và quốc gia, là điểm hội tụ của chân lý, của cái thiện và s ự chính nghĩa. Không những thế, văn học Nga c òn được coi là c ội nguồn vô tận và kích thích tố của sự sáng tạo. Viện sĩ quá cố D. Likhachev, ng ười đ ược coi là lương tâm và nhà trí thức lớn cuối c ùng c ủa nước Nga, đã lên tiếng cảnh báo: “Nếu không có văn học Nga th ì nước Nga sẽ không còn là nước Nga nữa”. Nhà thơ Nga nổi tiếng E. Evtushenko đã hơn một lần khẳng định: “Lịch sử hay nhất của n ước Nga là văn học Nga”. N hững mưu toan giảm thiểu vai tr ò c ủa văn học Nga trong nh à trường đang đi đôi với việc hạ thấp chủ nghĩa yêu nước trong sách giáo khoa về văn học mà trong t hời gian gần đây bị d ư luậ n xã hội lên án mạnh mẽ. Trong cuốn Văn học Nga thế kỷ XX d ùng cho sinh viên các trường đại học do N hà xuất bản Đại học ấn hành năm 2002, những nhà văn Nga ưu tú như A. Serafimovich, E. Esenin, V. Rasputin, M. Prishvin, V. Belov, V. Shukshin, P. Proskurin vốn từng là niềm tự hào chính đáng c ủa văn học Xô viết, đ ã không hề được nhắc tới. Trong khi đó lại có quá nhiều các nh à văn xoàng xĩnh đ ược đưa vào c uốn sách. Sáng tác của tất cả các nh à văn này có chung một đặc điểm là thái đ ộ thù đ ịch đối với chế độ Xô viết và thoát ly khuynh hư ớng hiện thực trong văn học. Mảng văn xuôi rất phong phú về cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại (1941 -1945) b ị xem thường; nó chỉ đ ược giới thiệu qua một vài cuốn tiểu thuyết như N hững ngư ời bị nguyền rủa v à bị lãng quên c ủa V. Astafe v, Vị tướng và đạo quân của ông c ủa V. V ladimov... Trong khi đó, tên tuổi của các nhà văn t ừng trực tiếp tham gia chiến tranh t ừ ngày đầu khói lửa như K. Simonov, Ju. Bondarev, E. Nosov, F. Abramov, M. Alekseev, V. Tendriakov, V. Kondrat’ev và nhi ều nhà vă n khác hoàn toàn không được nhắc tới. Những tiểu thuyết, truyện vừa v à truyện ngắn của họ miêu tả sự thật nhiều chiều của chiến tranh và, xét về giá trị nghệ thuật, khác xa một trời một vực với thứ sáng tác chẳng có mấy giá trị của văn học hậu hiện đại v à văn học đại chúng đang đư ợc r ùm beng quảng cáo trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Chủ đề về chủ nghĩa yêu nước đã bị gạt ra khỏi sách giáo khoa. Điều khiến các tác giả của công trình này quan tâm nhiều hơn là số phận của những dân lưu vong
  5. Nga thời hậu chiến với những cảnh đời éo le mà người có lỗi trong chuyện này lại được quy cho chính Tổ quốc Nga (?!). Theo nhận xét của GS.TS. A. Ognev, cuốn sách giáo khoa nói tr ên “đã hướng các thầy giáo và sinh viên đến sự nhận thức sai lệch về văn học Nga thế kỷ XX. V à t hực chất, nó mang tính chất b ài Xô viết và chống chủ nghĩa yêu nư ớc, nó đánh mấ t mối liên hệ với cơ sở hiện thực. Cuốn sách n ày nhằm bứt thế hệ trẻ ra khỏi cội rễ c ủa mình, khỏi truyền thống yêu nước, hạ thấp tinh thần giác ngộ dân tộc, làm giảm t hiểu ở sinh viên niềm tự hào dân tộc và sự công bằng xã hội”(2). N hân đây c ũng cần phải kể tới mưu toan c ủa những nhà “cải cách” giáo dục muốn loại bỏ cuốn tiểu thuyết Thép đ ã tôi thế đấy c ủa nhà văn chiến sĩ N. Ostrovski ra khỏi chương tr ình giảng dạy bắt buộc về văn học ở nh à trường. Hành động này đã làm d ấy lên làn sóng phản đối dữ dội của công chúng. Trong một bức thư ngỏ gửi Bộ tr ưởng Giáo dục Liên bang Nga với chữ ký c ủa một tập thể gồm nhiều nh à khoa học, nhà văn và nghệ sĩ có tên tuổi có đoạn viết: “ Chỉ phàm những kẻ nào có tầm hiểu biết hạn hẹp (điều n ày rất lạ đối với một cơ quan c ấp Bộ) và cái nhìn thật thiển cận thì mới cả gan công nhận cuốn sách đ ược nổi tiếng khắp thế giới – t ừ châu Âu đến châu Mỹ Latinh, một cuốn sách vẫn đ ược t iếp tục đọc ở nước Trung Hoa với dân số một tỷ ng ười và được xem như tài s ản q uốc gia của chính mình, một cuốn sách cung cấp một tấm g ương chói lọi về một c uộc sống xứng đáng cho hàng triệu ngư ời bệnh tật, mất lòng tin – là có hại đối với p hần lớn các học sinh của nước Nga. Chúng tôi tin rằng quí Bộ trong khi tuân thủ những nguyên tắc của chủ nghĩa nhân đạo vốn là đặc tr ưng c ủa học đường dân tộc N ga, sẽ tạo điều kiện cho việc quay lại giảng dạy về thân thế v à sự nghiệp sáng tác c ủa N.A. Ostrovski trong nh à trường ở n ước ta, sẽ đưa cuốn tiểu thuyết Thép đã tôi thế đấy c ủa ông vào chương tr ình bắt buộc và bằng cách đó sẽ hoàn trả cho chính các tr ẻ em nước Nga tấm gương về một cuộc sống chói ngời và xứng đáng”(3)(*). Trong bài Từ chân trời của một người đến chân trời của mọi ngư ời với phụ đề “ Đi t ìm nền văn học mang tầm vóc dân tộc”, nhà phê bình V. Savateev đã nhấn
  6. mạnh rằng nền văn học Nga trong hai trăm năm gần đây đ ã lớn hơn là văn học, nó vừa là nhà giáo d ục đạo đức, vừa là tôn giáo, vừa là triết học, vừa là cuốn sách giáo k hoa về cuộc sống. Từ nhận định ấy, Savateev với thái độ ph ê phán nghiêm khắc đ ã nhìn vào thực tiễn đời sống văn học Nga hiện tại: “Sự đánh tráo các giá trị nghệ t huật dân tộc đ ược bắt đầu khi người ta tuyên bố mai táng nền văn học Xô viết. Họ ra sức thuyế t phục chúng ta rằng chủ nghĩa hiện thực đ ã lỗi thời, rằng đến thay thế c ho chủ nghĩa hiện thực là chủ nghĩa hậu hiện đại. Văn học mang tầm vóc dân tộc bị t hay thế bằng thứ văn học thị tr ường, bằng thứ văn chương thương mại. Thứ văn học này không quan tâm đến ý thức dân tộc, đến những vấn đề truyền thống của nước Nga, mà chỉ quan tâm đến một phạm vi duy nhất là giá cả và bán chác. Đã được tung ra thị tr ường thứ ngôn ngữ hạ đẳng, thứ sách báo khi êu dâm đồi truỵ d ưới dạng hàng tái chế và ngo ại nhập c ùng với những thứ đồ tầm tầm khác. Cuối c ùng, văn học thôi không c òn “lớn hơn” văn học nữa. Nhưng sau khi không còn “lớn hơn” nó lại “ bé hơn” văn học. Nó đã đánh mất đi cái qui mô của nó, cái qui chế của nó trong xã hội. Văn học trở nên chẳng cần thiết không chỉ ch o chính quyền, cho ý t hức hệ mới, mà còn cho cả xã hội nữa”(4). Để chấn chỉnh t ình hình này, Savateev đề ngh ị quay trở lại chủ nghĩa hiện thực “hiền lành, c ũ kỹ”, phải khôi phục những vấn đề xã hội, đạo đức, cách khắc hoạ tính cách về mặt tâm lý từng bị hu ỷ hoại bởi đủ t hứ “chủ nghĩa” thời thượng và những thể nghiệm mù quáng mang tính chất hậu hiện đại. Đặc biệt cần phải khôi phục thứ tiếng Nga văn học, cần phải l àm tất cả để lấy lại lòng tin cậy của độc giả đối với văn học. Chỉ khi đó, theo tác giả, nền vă n học Nga mới có thể lấy lại tầm vóc dân tộc vĩ đại của nó. Trong bài Sự l ành mạnh tinh thần của nhân dân v à văn h ọc, V iện sĩ F. Kuznesov, nguyên Viện tr ưởng Viện Văn học Thế giới mang tên M. Gorki, sau khi p hân tích những đặc điểm của văn học Nga và s ự cầ n thiết phải bảo vệ hệ thống giá tr ị tinh thần mang tính chất vĩnh hằng của dân tộc trong điều kiện của cái gọi l à chủ ngh ĩa toàn cầu hoá, đ ã chỉ rõ: “Thói phàm t ục tinh thần do chủ nghĩa t ư bản ăn c ướp đẻ ra đ ã đánh hơi thấy ở văn học Nga kẻ thù không đ ội trời chung của nó nên đã làm tất cả để bứt nền văn học cổ điển Nga ra khỏi đời sống tinh thần của nhân dân, buộc mọi người phải quên nó đi. S ự hiện diện của văn học chân chính trong nh à trường bị
  7. cắt giảm, mặc dầu chính việc giảng dạy văn học Nga, xét về mặt truyền thống, bao giờ cũng là cơ sở của việc giáo dục đạo đức đối với thế hệ trẻ. Thói ph àm t ục tinh t hần có tham vọng trở thành tinh hoa nên đã đánh tráo nền văn hóa trong ý thức nhân dân b ằng cái gọi là v ăn hóa đại chúng, nhưng trên thực tế là phản văn hóa, c òn văn học chân chính – bằng thứ văn chương hậu hiện đại”(5). N hư vậy, ngoài văn học ra, trên đ ịa bàn văn hóa, nhất là trong lĩnh vực sân k hấu, điện ảnh và vô tuyến cũng đang diễn ra những hiện t ượng đáng báo động. Theo Đ ạo diễn A. Kazansev, ng ười p hụ trách “Trung tâm kịch nói v à đ ạo d iễn”, sân khấu Nga bao giờ cũng l à sân khấu mang tính chất xã hội và tính chất c hính tr ị hóa. Và không chỉ d ưới chính quyền Xô viết. Những vở kịch kinh đ iển N ỗi khổ v ì thông minh, Q uan thanh tra, C h ỗ béo bở, những vở k ịch của C hekhov, c ủa Gogol, Gorki là những tuy ên ngôn chính tr ị đích thực. Đặc điểm mang tính chất truyền thống của sân khấu Nga l à s ự băn khoăn, lo lắng về mặt x ã hội đến vận mệnh của đất n ước. Sân khấu phải đa dạng nh ưng không đư ợc bàng q uan với cuộc số ng xã hội. Sân khấu phải trở th ành một tr ường đại học thứ hai. K hông đư ợc biến sân khấu thành thứ tr ò vui đ ể tiêu khiển. Không thể buộc sân k hấu sống theo quy luật của việc chạy xô. H ơn nữa, s ân kh ấu Nga v à kinh doanh l à những khái niệm không dung hợp . Sân k hấu Nga r õ ràng là không chấp nhận n hững quy luật ấy. “Tại sao sân khấu lại bắt đầu suy sụp một cách lộ liễu? Câu trả lời rất đ ơn giản: ở Nga không có một sự nghiệp n ào có thể tồn tại nếu thiếu đi t ư t ưởng cao cả. V à khi ngư ời ta mưu toan tư ớc đoạt của s ân khấu mọi t ư tưởng th ì t ất cả đã k ết thúc: số lượng các vở diễn kém cỏi thật không thể h ình dung nổi” (6). C ố nghệ sĩ nhân dân M. Ulianov đ ã đ ưa ra một h ình t ượng có sức khái quát đ ộc đáo: “Tuy kinh tế v à chính tr ị có tầm quan trọng đặc biệt, nh ưng đánh mất s ân khấu tức là biến đất n ước thành chu ồng gia súc” (7) .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2