12 Đề kiểm tra HK1 Ngữ Văn 12
lượt xem 65
download
Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức, kĩ năng cơ bản, và biết cách vận dụng giải các bài tập một cách nhanh nhất và chính xác. Hãy tham khảo 12 đề kiểm tra học kỳ 1 Ngữ Văn 12.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: 12 Đề kiểm tra HK1 Ngữ Văn 12
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ( NĂM HỌC 2008 – 2009) MÔN NGỮ VĂN 12 – THỜI GIAN : 120 PHÚT CÂU I (2 điểm): Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác và mục đích sáng tác Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. CÂU II (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về vấn đề sau: Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay. CÂU III (5 điểm): Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. Nhớ từng rừng nứa bờ tre Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi... Thương nhau, chia củ s ắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.110 – 111)
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I ( NĂM HỌC 2008 – 2009) MÔN NGỮ VĂN 12 – THỜI GIAN : 120 PHÚT ĐỀ DÀNH CHO HỌC SINH BAN D CÂU I (2 điểm): Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác và mục đích sáng tác Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh. CÂU II (3 điểm): Hãy viết một bài văn ngắn ( không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về vấn đề sau: Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay. CÂU III (5 điểm): Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo: Tây-Ban-Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lorca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du tiếng ghi-ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi-ta ròng ròng máu chảy (Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.164-165) Đêm Mùa Đông Hà Nội
- Đáp án – Thang điểm Câu I ( 2 điểm): a, Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, song cần nêu được ý chính sau: * Hoàn cảnh sáng tác: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Phát xít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước ta lúc bấy giờ, đã đầu hàng Đồng minh. Trên toàn quốc, nhân dân ta vùng đậy giành chính quyền. Ngày 26-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, trước hàng vạn đồng bào, Người thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới. * Mục đích sáng tác: ~ Tuyên ngôn Độc lập như chính nhan đề văn bản đã cho thấy mục đích hướng đến của tác phẩm là tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới. ~ Tương ứng với đối tượng trên, Tuyên ngôn Độc lập còn nhằm mục đích bẻ gãy những luận điệu xảo trá của kẻ thù đang dã tâm nô dịch trở lại đất nước ta. b, Cách cho điểm: - Điểm 2: Đáp ứng yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 1: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 0: Hoàn toàn sai lạc. Câu II ( 3 điểm): a, Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b, Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng và trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần chân thành, thiết thực, hợp lí, chặt chẽ và thuyết phục. Cần nêu bật được các ý chính sau: A. Mở bài B. Thân bài 1. Thực trạng của lối sống thờ ơ vô cảm: Hiện đang là một xu hướng của rất nhiều học sinh, thanh niên: sống ích kỉ, ham chơi, chỉ biết đòi hỏi, hưởng thụ không có trách nhiệm với gia đình, xã hội. Thậm chí có học sinh tìm đến cái chết chỉ vì cha mẹ không đáp ứng các yêu cầu của m ình... 2. Nguyên nhân - Xã hội phát triển, nhiều các loại hình vui chơi giải trí. Nền kinh tế thị trường khiến con người coi trọng vật chất, sống thực dụng hơn - Do phụ huynh nuông chiều con cái... - Nhà trường, xã hội chưa có các biện pháp quản lí, giáo dục thích hợp ............. 3. Hậu quả - Hiện tượng sống thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm với người thân, gia đình và cộng đồng trong thế hệ trẻ hiện nay.dẫn đến việc ...........
- 5. Biện pháp giải quyết vấn đề trên. C. Kết bài : Bài học rút ra cho bản thân về nhiệm vụ học tập và tu dưỡng đạo đức, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. b, Cách cho điểm: - Điểm 3: Đáp ứng yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 2: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu. - Đi ểm 0: Hoàn toàn lạc đề. Câu III ( 5 điểm): 1. Đề ban A và ban cơ bản A: a, Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích tác phẩm trữ tình; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b, Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, học sinh cảm nhận được nội dung và thấy rõ những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ (hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu). Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý chính sau: - Đoạn thơ là lời của người ra đi – các cán bộ kháng chiến nói với người ở lại – nhân dân Việt Bắc thể hiện nỗi nhớ nhung, lưu luyến thiết tha. - Viêt Bắc đã trở thành “ người yêu”, “người thương” trong nỗi nhớ của người ra đi. - Nhớ cảnh vật thơ mộng, hiền hoà: những bản làng bồng bềnh trong sương; những rừng nứa, bờ tre, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê đầy vơi trong nhung nhớ - Hoài niệm về những ngay gian nan, khó khăn thiếu thốn: cơm chấm muối, củ sắn lùi...nhưng cùng chia sẻ đùm bọc nhường cơm sẻ áo: Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng = > Việt Bắc hiện lên trong hoài niệm đầy gian khổ nhưng tình nghĩa thật mặn nồng. - Việt Bắc là khúc hát ân tình chung của những người cách mạng, những người kháng chiến, của cả dân tộc qua tiếng lòng của nhà thơ. - Việt Bắc tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc của Tố Hữu. c, Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Đi ểm 0: Hoàn toàn lạc đề. 2. Đề ban cơ bản D: a, Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn nghị luận văn học phân tích tác phẩm trữ tình; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. b, Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về Thanh Thảo và bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca, học sinh biết phân tích những chi tiết hình ảnh tiêu biểu để làm nổi bật vẻ đẹp bi tráng của hình tương Lor- ca và thấy rõ những đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng cần nêu được các ý chính sau: - Nội dung: vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca + Người nghệ sĩ tài hoa và phóng khoáng có tiếng hát yêu đời, yêu tự do (hát nghêu ngao, tiếng ghi ta lá xanh biết mấy,...)
- + Hiện thân cho số phận đau thương của con người: bị phát xít sát hại dã man (bị điêu về bãi bắn, áo choàng bê bết đỏ,...). Cái chết của Lor-ca gợi lên cái đẹp bị bạo lực tàn ác huỷ diệt (tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy,...). - Nghệ thuật: Biện pháp nghệ thuật đối lập , nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ,...mang màu sắc của chủ nghĩa tượng trưng, siêu thực, gần gũi với sáng tác của Lor-ca; câu thơ giàu nhạc điệu; cảm xúc tinh tế và mãnh liệt. - Đánh giá: Với nghệ thuật đặc sắc, đoạn thơ thể hiện sự đồng cảm, tiếc thương sâu sắc của tác giả đối với Lor-ca, người nghệ sĩ tài hoa có số phận bi tráng của đất nước Tây Ban Nha. c, Cách cho điểm: - Điểm 5: Đáp ứng yêu cầu trên, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về diễn đạt. - Điểm 3: Trình bày được nửa yêu cầu trên, còn mắc một số lỗi diễn đạt. - Điểm 1: Phân tích quá sơ sài, diễn đạt yếu. - Đi ểm 0: Hoàn toàn lạc đề.
- ĐỀ KIỂM TRA HKI (Năm học 2010 – 2011) MÔN VĂN - LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút ****** Câu 1 (2 điểm) Nêu tên những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến 1975. Câu 2 (3 điểm) Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của thời gian trong đời sống con người. Câu 3 (5 điểm) : HS được chọn một trong hai câu sau : a. Dành cho chương trình Cơ bản: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang. Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập một, NXB GD, 2008, tr .111) Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và con người trong đoạn thơ trên. b. Dành cho chương trình Nâng cao: Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của hình tượng con sông Đà qua đoạn trích tùy bút Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân. *************************************************** ĐÁP ÁN CHẤM VĂN LỚP 12- HKI (Năm học 2010 – 2011) Câu ý Nội dung Điểm 1. Tên những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám 2.0 năm 1945 đến 1975. Nều đủ tên ba đặc điểm : 2.0 - Nền VH chủ yếu vận động theo hướng Cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước (HS có thể trình bày theo sách NC : Nền VH phục vụ Cách mạng, cổ vũ chiến đấu) - Nền VH hướng về đại chúng - Nền VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Lưu ý : thiếu 1 ý trên: trừ 0.5điểm 2. Suy nghĩ về ý nghĩa của thời gian trong đời sống con người. 3.0 a. Giải thích sơ lược khái niệm thời gian : 0.5 Đây là một khái niệm trừu tượng, khá phức tạp, vì vậy HS chỉ cần hiểu và giải thích, đại thể : một khái niệm dùng để chỉ trình tự, diễn biến một chiều gắn với quá khứ, hiện tại và tương lai; được đo bằng các đại lượng như giờ, phút, giây năm, tháng …trong cuộc đời con người …
- b. Bàn luận : 2.0 - Khẳng định tầm quan trọng của thời gian trong cuộc đời mỗi người ( nhận thức, làm chủ thời gian, con người sẽ có những thuận lợi gì, lãng phí thời gian, con người sẽ bị thiệt hại gì) - So sánh ý nghĩa của thời gian với các phương diện khác trong đời sống: tiền tài, danh vọng, địa vị, thú vui, hạnh phúc..., để thấy được: thời gian mất đi, không bao giờ lấy lại được. -Phê phán những người không biết quý trọng thời gian, dùng thời gian vào những việc vô bổ… Lưu ý : HS dùng dẫn chứng thưc tế để chứng minh (không có d.chứng : trừ 0.5) c. Bài học nhận thức và hành động : 0.5 - Cần sử dụng quỹ thời gian của mỗi người sao cho có hiệu quả - Liên hệ bản thân Lưu ý : làm sai quy cách (tức viết đoạn thay vì viết bài văn : trừ 1 đ), các mức điểm khác, nhóm thảo luận thêm. 3a. Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và con người trong đoạn thơ 5.0 a Giới thiệu tác giả Tố Hữu, đoạn trích Việt Bắc, vấn đề nghị luận 0.5 b Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và con người 3.5 HS có thể làm theo cách tách riêng hoặc đan xen hai bức tranh. Sau đây là gợi ý: - Bức tranh thiên nhiên : bức tranh thiên nhiên Việt Bắc hiện lên với bao vẻ đẹp đa dạng, phong phú, sinh động (mùa đông với gam màu ấm áp của hoa chuối rừng, mùa xuân với màu trắng tinh khiết của hoa mơ, mùa hè rộn rã, tươi tắn với tiếng ve kêu rừng phách đổ vàng, mùa thu với ánh trăng thu trong trẻo…) - Con người : nổi bật trên cái nền thiên nhiên tươi đẹp là hình ảnh người dân Việt Bắc cần cù, khỏe khoắn, dẻo dai … - Cảnh và người có sự hòa quyện thắm thiết, làm tôn lên vẻ đẹp của nhau. c Đánh giá chung 1.0 - Bức tranh thiên nhiên và con người được thể hiện qua nghệ thuật độc đáo : hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu, kết cấu đặc sắc (cứ một câu tả cảnh lại đan xen một câu tả người), thể thơ lục bát gần gũi …. - Bức tranh chính là lời ngợi ca vẻ đẹp của con người và thiên nhiên Việt Bắc, thể hiện sự gắn bó, yêu mến của tác giả; góp phần làm cho bài thơ trở thành “khúc ca ân tình” của người kháng chiến. 3.b Cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của hình tượng con sông Đà 5.0 a Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tùy bút Người lái đò sông Đà, vấn đề 0.5 nghị luận. b Cảm nhận về vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của hình tượng con sông Đà 3.5 Cần làm bật lên : - Sông Đà được miêu tả như “ một áng tóc trữ tình…” - Màu sắc nước Sông Đà thay đổi linh hoạt theo mùa : mùa xuân “dòng xanh ngọc bích”, mùa thu “lừ lừ chín đỏ” … - Cảnh hai bên bờ Sông Đà nên thơ, tĩnh lặng hoang dại mà tràn đầy sức sống
- c Đánh giá chung : 1.0 - Vẻ đẹp trữ tình thơ mộng của hình tượng con sông Đà được miêu tả dưới nhiều góc độ, nghệ thuật miêu tả đặc sắc kết hợp với các biện pháp so sánh, liên tưởng độc đáo, bất ngờ … - Thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc, tình cảm gắn bó yêu mến cũng như phần nào thấy được phong cách tài hoa, uyên bác của tác giả Lưu ý : - HS chỉ diễn xuôi, không có d/c trực tiếp : cho ½ số điểm toàn bài - Chấp nhận cho HS đánh giá, nhận xét ở kết bài - Các mức điểm khác, nhóm thảo luận thêm
- Ngày soạn: / /2011 Ngày giảng: 12 E /12/2011 12G /12/ 2011 12H /12/2011 12I /12/2011 Tiết 53+54: Làm văn BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA: 1. Kiến thức: Vận dụng kiến thức đã học trong phần Văn học ở nửa đầu HKI. để viết bài nghị luận văn học về một bài thơ, đoạn thơ trong đó sử dụng các thao tác phân tích, bình luận, nêu cảm nghĩ. 2.Kĩ năng: Rèn luyện, củng cố kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, tổ chức bài văn, các thao tác phân tích, bình luận vh; Bước đầu rèn luyện cho HS tập trung vào một khía cạnh, một vấn đề nổi bật trong đặc điểm nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm, 3. Thái độ: Ý thức tự rèn luyện cách trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đồng thời nâng cao năng lực tư duy tổng hợp. - Giáo dục kĩ năng sống. Suy nghĩ vấn đề nghị luận lựa chọn cách giải quyết đúng đắn, lập luận chặt chẽ logic để triển khai một đoạn văn, một tắc phẩm văn học. Tự nhận thức xác định được các giá trị chân chính trong cuộc sống mà mỗi người cần hướng tới. - Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu vận dụng các đơn vị tri thức: + Kiến thức tính dân tộc trong bài thơ “Việt Bắc” - Tố Hữu . + Kiến thức văn học : Văn bản đọc hiểu trong chương trình đã học + Kĩ năng làm văn nghị luận văn học. II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA: Hình thức tự luận. Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút.
- III. THIẾT LẬP MA TRẬN: Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng Chủ đề 1. Văn học Nhớ lại những quan - Quan điểm sáng điểm sáng tác của tác tác của một tác giả giả. Số câu Số câu: 1 Số câu: 0 Số câu: 0 Số câu: 0 Số câu: 1 Số điểm Số điểm: 2 Số điểm: 0 Số điểm: 0 Số điểm: 0 Số điểm:2 Tỉ lệ % Tỉ lệ:20% Tỉ lệ:0% Tỉ lệ : 0% Tỉ lệ : 0% Tỉ lệ: 20% 2. Làm văn Viết bài văn - Tạo lập văn bản nghị luận về một (NLXH: NL về Nêu được những hiện tượng trong một hiện tượng Trình bày những suy hành động của cá đời sống. trong đời sống). nghĩ cá nhân mình nhân mình trước một trước một hiện tượng hiện tượng trong đời trong đời sống. sống. Số câu: 0 Số câu: 0.3 Số câu: 0.3 Số câu: 0.4 Số câu: 1 Số điểm: 0 Số điểm: 1.0 Số điểm: 1.0 Số điểm: 1.0 Số điểm: 3 Tỉ lệ : 0% Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ : 10% Tỉ lệ: 30% 3. Làm văn Nhớ được hoàn cảnh ra Nắm được vị trí và nội Biết cách phân tích Viết bài văn - Tạo lập văn bản đời của bài thơ và tác dung khái quát của một đoạn thơ. nghị luận về một (NLVH: NL về giả. đoạn thơ. bài thơ, đoạn thơ một bài thơ, đoạn . thơ). Số câu: 0.1 Số câu: 0.3 Số điểm: 0.5 Số điểm: 1 Tỉ lệ : 5% Tỉ lệ : 10% Số câu: 0.4 Số câu: 0.3 Số câu: 1 Số điểm: 2 Số điểm:1.5 Số điểm:5 Tỉ lệ : 15% Tỉ lệ : 15% Tỉ lệ: 50% Tổng số câu Số câu: 1.1 Số câu: 0.6 Số câu: 0.7 Số câu: 0.7 Số câu: 3 Tổng số điểm Số điểm: 2.5 Số điểm:2.0 Số điểm: 3 Số điểm: 2.5 Số điểm: 10 Tỉ lệ % Tỉ lệ : 25% Tỉ lệ : 20% Tỉ lệ : 30% Tỉ lệ :25% Tỉ lệ: 100%
- IV. BIÊN SOẠN ĐỀ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 12 (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Năm học 2011 - 2012 Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1 (2.0 điểm). Hãy nêu quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh? Câu 2 (3.0 điểm). Anh (chị) có suy nghĩ gì và hành động như thế nào trước hiểm hoạ của căn bệnh HIV/AIDS? Câu 3 (5.0 điểm). Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Ta về, mình có nhớ ta Ta về, ta nhớ những hoa cùng người. Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng. Ngày xuân mơ nở trắng rừng Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang Ve kêu rừng phách đổ vàng Nhớ cô em gái hái măng một mình. Rừng thu trăng rọi hòa bình Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Tố Hữu, Việt Bắc). ---HẾT---
- V. HƯỚNG DẪN CHẤM: ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Đề chính thức (Đáp án gồm 2 trang) Câu Ý Nội dung Điể m 1 1 Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho 0.5 sự nghiệp cách mạng. 2 Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học. 0.5 3. Khi cầm bút Hồ Chí Minh bao giờ cũng chú ý đến mục đích, đối tượng tiếp nhận để lựa chọn nội dung và hình thức thể hiện, tạo ra 1.0 tính đa dạng, phong phú và đạt hiệu quả cao. 2 Trình bày được suy nghĩ và nêu lên được hành động của bản thân 3.0 nhằm đẩy lùi căn bệnh HIV/AIDS 1 Mở bài: Giới thiệu khái quát về hiểm hoạ HIV/AIDS 0.5 điểm 2 Thân bài : 2 điểm - Trình bày nguyên nhân, hậu quả. 1.0 - Nêu suy nghĩ và đưa ra giải pháp 1.0 b Kết luận (0.5 điểm) Khẳng điịnh lại vấn đề và liên hệ 0,5 3 Cảm nhận về đoạn thơ: 5.0 Ta về, mình có nhớ ta ... Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung. (Tố Hữu, Việt Bắc). 3. Yêu cầu về kỹ năng: 1 Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. 3. Yêu cầu về kiến thức: 2 Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những nội dung cơ bản sau: a. Giới thiệu chung: về tác giả, tác phẩm, xuất xứ đoạn trích, cảm 0.5 nhận chung về đoạn trích. b. Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và con người trong đoạn thơ: - Cấu trúc độc đáo của đoạn thơ: 10 dòng (5 cặp lục bát): 3.0
- + Cặp mở đầu vừa như lời ướm hỏi, vừa lời khẳng định tình tứ, trìu mến. + Bốn cặp còn lại là những nét chấm phá, gợi tả chân thực về cảnh và người Việt Bắc trong bốn mùa. 2.0 - Nghệ thuật: đậm đà tính dân tộc (thể thơ lục bát; lối đối đáp; cách xưng hô mình - ta, ngôn ngữ mộc mạc, giàu sức gợi). c. - Đánh giá chung: 0.5 - Đoạn thơ như bức họa cổ điển, hiện đại về vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên Việt Bắc trong sự hòa hợp với vẻ đẹp của con người cần cù, chịu khó, tài hoa trong lao động, tâm hồn thủy chung, tình nghĩa. - Đóng góp của đoạn thơ đối với bài thơ. Lưu ý : Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo bố cục bài văn nghị luận là 2.0 điểm. Điểm trừ tối đa với bài làm mắc nhiều lỗi lập luận là 1. 0 điểm. Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt, chính tả là 0.5 điểm. VI. XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I, LỚP 12 BỔ TÚC THPT LẠNG SƠN NĂM HỌC: 2012 - 2013 Môn: Ngữ văn ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm: 01 trang, 03 câu) Câu 1 (2 điểm): Nêu những đặc điểm cơ bản phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu? Câu 2 (3 điểm): Có ý kiến cho rằng: Tự tin giúp người ta vượt qua những hạn chế của chính mình. Viết một bài văn nghị luận (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 3 (5 điểm): Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” (Quang Dũng, Tây Tiến, Ngữ văn 12, NXB Giáo dục - 2011) .............................Hết........................ Thí sinh không sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh.........................................................Số báo danh...............
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I, LỚP 12 BỔ TÚC THPT LẠNG SƠN NĂM HỌC: 2012 - 2013 HDC CHÍNH THỨC HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: Ngữ văn (Hướng dẫn chấm gồm: 03 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm. Khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Việc chi tiết điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất tại Hội đồng chấm thi. - Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5 điểm: lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. Đáp án và thang điểm Câu Nội dung Điểm Những đặc điểm cơ bản phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. - Về nội dung: mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc. 0,5 + Hồn thơ Tố Hữu hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình 0,25 cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. Câu 1: + Thơ mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của (2 điểm) đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôn đề cập đến những 0,25 vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân. + Những tư tưởng, tình cảm lớn của con người, những vấn đề lớn lao của đời sống được thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành. 0,25 - Về nghệ thuật: mang tính dân tộc đậm đà. 0,25 + Thể loại: vận dụng thành công những thể thơ truyền thống của 0,25 dân tộc. + Ngôn ngữ: thường sử dụng những từ ngữ và cách nói quen 0,25 thuộc với dân tộc; phát huy cao độ tính nhạc phong phú của tiếng Việt. *Lưu ý: Học sinh có thể sắp xếp, trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu chính xác, đầy đủ các ý trên, diễn đạt rõ ràng, có sự phân tích mới được tối đa điểm. Suy nghĩ về ý kiến: Tự tin giúp người ta vượt qua những hạn chế của chính mình. a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu Câu 2: loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. (3điểm) b. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng lí lẽ và dẫn
- chứng phải hợp lí; cần làm rõ các ý sau: - Nêu được vấn đề nghị luận. 0,25 - Giải thích: + Tự tin: tự mình tin tưởng vào khả năng của bản thân mình, 0,25 không bị chi phối, tác động bởi những khó khăn. + Hạn chế của chính mình: là những điểm yếu của bản thân. 0,25 + Câu nói khẳng định vai trò quan trọng của sự tự tin như một 0,25 động lực để tự mình khắc phục, vượt qua những khó khăn đang tồn tại trong chính bản thân. - Bàn luận: + Những hạn chế trong bản thân mỗi con người thường khiến 0,25 người đó có tâm lý mặc cảm, mất tự tin, lo lắng, sợ sệt, rất dễ dẫn đến những thất bại. + Tự tin giúp con người thắng những mặc cảm, tự ti, sự nhút 0,5 nhát; bình tĩnh, sáng suốt, chủ động giải quyết tốt công việc; tạo ra niềm tin, động lực vươn tới những thử thách của cuộc sống và chiến thắng nó. + Tự tin góp phần tạo nên bản lĩnh, cốt cách; khẳng định được năng lực và phẩm chất; đây là đức tính quý báu cần có ở mỗi 0,25 người. + Tự tin khác với tự cao tự đại, tự phụ; để có tự tin cần phải 0,25 không ngừng học hỏi, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu nâng cao nhận thức, khắc phục khó khăn, hoàn thiện bản thân. - Nhận ra vai trò quan trọng của sự tự tin; bản thân luôn luôn tự 0,5 tin trước khó khăn, trước hết là những khó khăn ở tuổi học trò. - Đánh giá chung 0,25 * Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. - Nếu học sinh có những suy nghĩ riêng mà hợp lí thì vẫn được chấp nhận. Cảm nhận đoạn thơ trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề nghị luận. 0,5 Câu 3: - Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ da diết, cháy bỏng của tác giả về 1,0 (5 điểm) thiên nhiên, cuộc sống miền Tây và đoàn quân Tây Tiến. - Thiên nhiên, cuộc sống miền Tây với không gian núi rừng hùng 1,0 vĩ, hiểm trở nhưng cũng rất thơ mộng, trữ tình.
- - Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến hiện ra trên chặng đường hành 1,0 quân đầy gian khổ, nguy hiểm mà tâm hồn trẻ trung, trong sáng, bay bổng, lãng mạn. - Nghệ thuật: có sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và 1,0 lãng mạn; ngôn ngữ giàu chất tạo hình, giàu nhạc điệu; biện pháp tu từ được sử dụng đặc sắc;... - Đánh giá chung. 0,5 * Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức. ..........Hết.........
- TRUNG TÂM GDTX THI HỌC KỲ I, LỚP 12 BỔ TÚC THPT ĐÌNH LẬP NĂM HỌC 2012-2013 -------------------------------------- Môn thi: Ngữ văn Thời gian: 120 phút (không kể giao đề) Câu 1: ( 2,0 điểm) Trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu . Câu 2 (3,0 điểm) Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách. Câu 3 (5,0 điểm): Phân tích hình tượng con sông Đà trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. .......................………Hết………....................... (Đề kiểm tra gồm có 01 trang) - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh…………………………………………….
- HƯỚNG DẪN CHẤM VĂN 12 Câu 1: Hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc (2,0 điểm) - Việt Bắc là tác phẩm xuất sắc của Tố Hữu nói riêng và thơ Việt Nam hiện đại nói chung. Bài thơ được sáng tác vào tháng 10 năm 1954. Đây là thời điểm các cơ quan Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về thủ đô Hà Nội, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp đã kết thúc vẻ vang với chiến thắng Điện Biên Phủ và hòa bình được lập lại ở miền Bắc. - Nhân sự kiện có ý nghĩa lịch sử này, Tố Hữu viết bài thơ để ôn lại một thời kháng chiến gian khổ mà hào hùng, thể hiện nghĩa tình sâu nặng của những người con kháng chiến đối với nhân dân Việt Bắc, với quê hương Cách mạng. Câu 2 (3,0 điểm) Anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu ý kiến về tác dụng của việc đọc sách. A. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp − Nêu được vấn đề cần nghị luận ( 0.25đ ) − Sách là sản phẩm tinh thần của con người; là kho tàng tri thức vô tận của nhân loại ( 0.75đ ) − Đọc sách có nhiều tác dụng: mở rộng, nâng cao hiểu biết trên nhiều lĩnh vực, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lẽ sống; đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh... cho con người ( 1.đ ) − Phê phán hiện tượng lười đọc sách và đọc sách thiếu sự lựa chọn ( 0.5đ ) − Cần hình thành thói quen đọc sách và biết lựa chọn sách để đọc ( 0.5đ ) Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh đạt được cả yêu cầu về kĩ năng và kiến thức Câu 3 (5.0 điểm) Câu 3 (5 điểm): Phân tích hình tượng con sông Đà trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. - Yêu cầu về kỹ năng: HS biết làm bài văn nghị luận văn học, kết cấu bài viết chặt chẽ, biết dùng từ, đặt câu, diễn đạt lưu loát, mạch lạc, bố cục cân đối, trình bày bài viết rõ ràng, tôn trọng người đọc. - Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở hiểu biết về tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút Người lái đò Sông Đà, HS biết cách chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật hình tượng Sông Đà. Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu bật được những ý sau : - Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Tuân và tùy bút “Người lái đò Sông Đà”; khẳng định Sông Đà là một trong hai hình tượng trung tâm, xuyên suốt thiên tùy bút, kết tinh những nét bút tài hoa nhất của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật tả cảnh, trong cách nhìn sự vật ở phương diện văn hóa mỹ thuật (1.0 điểm). - Phân tích hình tượng sông Đà trong đoạn trích được học ở SGK Ngữ văn 12 – Cơ bản: - Sông Đà hiện lên qua nhãn quan nghệ sĩ của Nguyễn Tuân như một sinh thể có hồn với hai nét tính cách đối lập mà thống nhất, vừa hung bạo lại vừa trữ tình. Tương ứng với hai nét tính cách ấy là hai bút pháp miêu tả hết sức tài hoa của Nguyễn Tuân (3.0 điểm). Cụ thể: + Vẻ hung bạo, dữ dằn của dòng sông chủ yếu hiện lên qua bút pháp đặc tả, gần với lối quay cận cảnh trong điện ảnh, với một hệ thống chi tiết tiêu biểu, đặc sắc, những liên tưởng, so
- sánh độc đáo và một hệ thống ngôn từ góc cạnh, gây ấn tượng mạnh, giàu chất điện ảnh có nhịp điệp uyển chuyển biết co duỗi nhịp nhàng... (chú ý các chi tiết: cảnh đá bờ sông dựng vách thành; cảnh mặt ghềnh Hát Loóng, hình ảnh những cái hút nước, âm thanh tiếng thác nước, những thạch trận, phòng tuyến sẵn sàng “ăn chết” con thuyền và người lái, cuộc thủy chiến giữa ông đò Lai Châu với thác nước Đà giang...). Tất cả đã góp phần làm nổi bật hình tượng dòng sông “có diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một” thử thách trí lực, tài năng của con người - (1.5 điểm) + Vẻ trữ tình thơ mộng của dòng sông lại chủ yếu hiện lên qua lối tả bao quát, gần với lối quay viễn cảnh trong điện ảnh, cùng những liên tưởng, so sánh bất ngờ mà táo bạo đầy chất thơ, gợi nhiều liên tưởng ở người đọc... (chú ý các hình ảnh: “con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình...” với vẻ đẹp duyên dáng gợi cảm đầy nữ tính ; sự đổi thay của sắc nước sông Đà qua các mùa; cách ví sông Đà hiền hoà thân thiết như một cố nhân, với những quãng sông yên ả mà bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử, hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa… và cách diễn tả những niềm khoái cảm thẩm mĩ khác nhau của Nguyễn Tuân mỗi lần gặp lại con sông Tây Bắc...) - (1.5 điểm). - Kết luận về ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật: + Bằng tình yêu thiết tha đối với thiên nhiên đất nước, bằng những cảm nhận tinh tế, sự trải nghiệm sâu sắc và ngòi bút tài hoa uyên bác, Nguyễn Tuân đã làm thăng hoa cho vẻ đẹp và những giá trị của con sông Đà - chất vàng mười của thiên nhiên miền cực Tây Tổ Quốc mà Nguyễn Tuân luôn khao khát kiếm tìm (0,5 điểm). + Hình tượng sông Đà vừa là biểu tượng cho vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, vừa như một cái nền để tôn vinh vẻ đẹp con người, kết tinh những nét bút tài hoa nhất trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân và thể hiện một quan niệm nghệ thuật độc đáo của ông: thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hoá - (0.5 điểm). ============ HẾT ===========
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
8 Đề kiểm tra HK1 Tiếng Anh 12 - Kèm đáp án
57 p | 703 | 308
-
6 Đề kiểm tra HK1 Ngữ Văn 12
22 p | 351 | 40
-
5 Đề thi kiểm tra HK1 Ngữ Văn 12 - THPT Chu Văn An
12 p | 475 | 34
-
10 Đề kiểm tra HK1 Anh Văn 12
45 p | 126 | 19
-
7 Đề kiểm tra HK1 môn Anh văn 12 - THPT Trần Phú (2010-2011)
18 p | 91 | 19
-
Đề kiểm tra HK1 Ngữ Văn 12 - Sở GD&ĐT Bến Tre
9 p | 298 | 18
-
9 Đề kiểm tra HK1 Ngữ Văn 12 (2011-2012)
31 p | 285 | 18
-
6 Đề kiểm tra HK1 môn Anh văn 12 cơ bản
28 p | 125 | 15
-
12 Đề kiểm tra HK1 môn Ngữ Văn 12
46 p | 165 | 13
-
15 Đề kiểm tra HK1 môn Anh văn 12
140 p | 135 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 12 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển
6 p | 241 | 13
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 12 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS&THPT Võ Nguyên Giáp
5 p | 168 | 5
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 12 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Du
5 p | 141 | 3
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ Văn 12 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Sào Nam
3 p | 132 | 3
-
Đề kiểm tra giữa HK1 môn Ngữ Văn 12 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THPT Lê Quý Đôn
2 p | 60 | 2
-
Đề kiểm tra HK1 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 507
3 p | 60 | 2
-
Đề kiểm tra HK1 môn tiếng Anh lớp 12 năm 2018-2019 - Sở GD&ĐT Quảng Nam - Mã đề 504
3 p | 49 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn