intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

4 Đề kiểm tra HK2 Sinh (2012-2013) - Kèm Đ.án

Chia sẻ: Van Thien Tuong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

53
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh 4 đề kiểm tra học kỳ 2 môn Sinh học năm 2012-2013 sẽ là tư liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học. Mời các bạn cùng tham khảo để chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 4 Đề kiểm tra HK2 Sinh (2012-2013) - Kèm Đ.án

  1. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2012-2013 Đề 1: Câu 1(2 điểm): Giải thích vì sao nguyên phân lại có thể tạo ra được các tế bào có bộ nhiễm sắc thể giống y hệt nhau. Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là kỳ nào? Câu 2(2 điểm): Cho các ví dụ về môi trường tự nhiên có vi sinh vật phát triển. Đặc điểm chung của quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật là gì? Và nêu ứng dụng của nó vào đời sống sản xuất. Câu 3(2 điểm): Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường như thế nào? Vì sao trong nuôi cấy không liên tục vi sinh vật tự phân hủy, còn trong nuôi cấy liên tục hiện tượng này không xảy ra? Câu 4(2 điểm): Trong thời gian 180 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra 64 tế bào mới. Hãy tính: a. Số lần phân bào của tế bào vi khuẩn. b. Thời gian cần thiết tạo ra một thế hệ tế bào nói trên. Câu 5(2 điểm): Trình bày các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ. ĐÁP ÁN Câu 1 Vì: - Ở pha s kỳ trung gian NST tự nhân đôi. 0.5 - Ở kỳ sau, NST phân ly đi về hai cực của tế bào. 0.5 - Kỳ cuối, màng nhân xuất hiện bao quanh NST ở mỗi cực của tế 0.5 bào→ 2 TB có bộ nhiễm sắc thể giống y hệt nhau. Thời gian dài nhất: kỳ trung gian. 0.5 Câu 2 - Ví dụ: sữa chua, dưa chua, cà muối…. 0.5 Đặc điểm chung của quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật và ứng dụng - Diễn ra với tốc độ nhanh, phương thức tổng hợp đa dạng. Có khả 1.0 năng tổng hợp các chất là thành phần chủ yếu của tế bào như axit nuclêic, prôtêin, pôlisaccarit… nhờ sử dụng năng lượng và enzim nội bào. 0.5 - Ứng dụng: sản xuất sinh khối (prôtêin đơn bào), sản xuất aa, chất xúc tác sinh học, gôm sinh học. Câu 3 - Là môi trường nuôi cấy bổ sung chất dinh dưỡng thường xuyên và 1.0 không ngừng lấy đi sản phẩm của quá trình chuyển hóa vật chất. - Trong nuôi cấy không liên tục: các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, 0.5 các chất độc hại tích lũy nhiều nên làm cho vi khuẩn tự phân hủy. - Trong nuôi cấy liên tục: các chất dinh dưỡng và các chất được tạo 0.5 ra qua quá trình chuyển hóa luôn ở trạng thái tương đối ổn định nên không có vi khuẩn tự phân hủy. Câu 4 - Số lần phân bào của tế bào vi khuẩn: 6 1.0 - Thời gian thế hệ: 30 phút. 1.0 Câu 5 + Hấp phụ: có sự liên kết giữa gai glicôprôtêin của virut với thụ thể 0.5 bề mặt tế bào chủ + Xâm nhập: 0.5
  2. - Đối với phagơ enzim lizôzim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài. - Đối với virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào sau đó mới cởi vỏ để phóng thích axit nuclêic. + Sinh tổng hợp: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ 0.5 để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình. Một số trường hợp virut có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp. + Lắp ráp: Lắp axit nuclêic vào vỏ prôtêin để tạo virut hoàn chỉnh. 0.25 + Giải phóng: Virut phá vỡ tế bào chủ rồi phóng thích ra ngoài. 0.25 Khi virut nhân lên mà làm tan tế bào chủ thì gọi là virut độc. Khi virut nhân lên mà không làm tan tế bào chủ thì gọi là virut ôn hòa. Đề 2: Câu 1(2 điểm): Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với cơ thể sinh vật và trong cuộc sống thực tiễn. Câu 2(2 điểm):Cho các ví dụ về môi trường tự nhiên có vi sinh vật phát triển. Đặc điểm chung của quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật là gì? Và nêu ứng dụng của nó vào đời sống sản xuất. Câu 3(2 điểm): Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường như thế nào? Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này? Câu 4(2 điểm): Trong thời gian 100 phút, từ một tế bào vi khuẩn đã phân bào tạo ra 32 tế bào mới. Hãy tính: c. Số lần phân bào của tế bào vi khuẩn. d. Thời gian cần thiết tạo ra một thế hệ tế bào nói trên. Câu 5(2 điểm): Trình bày các giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ. ĐÁP ÁN Câu 1 - Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và những sinh vật 0.5 đơn bào nhân thực. - Đối với sinh vật đa bào: giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. 0.5 - Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc 0.5 trưng của loài từ TB này sang TB khác, từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác ở loài sinh sản vô tính - Phương pháp: giâm, chiết, ghép cành, nuôi cấy mô đều dựa trên cơ 0.5 sở của quá trình nguyên phân Câu 2 - Ví dụ: sữa chua, dưa chua, cà muối…. 0.5 Đặc điểm chung của quá trình phân giải các chất ở vi sinh vật và ứng dụng - Diễn ra bên ngoài cơ thể nhờ các enzim do vi sinh vật tiết ra, hoặc bên trong tế bào nhờ enzim nội bào. Hình thức phân giải đa dạng. 1.0 - Ứng dụng: sản xuất thực phẩm cho con người và thức ăn cho gia 0.5 súc, sử dụng các bã thải (rơm rạ, lõi ngô…) để trồng các loại nấm ăn, sản xuất rượu, muối dưa cà, phân giải chất độc hại, sản xuất bột
  3. giặt, cải thiện công nghiệp thuộc da… Câu 3 - Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung thêm chất dinh dưỡng 1.0 và cũng không lấy đi sản phẩm của quá trình chuyển hóa vật chất. - Trong nuôi cấy không liên tục: Vì vi khuẩn cần có thời gian làm 0.5 quen với môi trường nuôi cấy mới nên có pha tiềm phát - Trong nuôi cấy liên tục: Vì môi trường nuôi cấy đã ổn định và vi 0.5 khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát. Câu 4 - Số lần phân bào của tế bào vi khuẩn: 5 - Thời gian thế hệ: 20 phút. Câu 5 + Hấp phụ: có sự liên kết giữa gai glicôprôtêin của virut với thụ thể 0.5 bề mặt tế bào chủ + Xâm nhập: 0.5 - Đối với phagơ enzim lizôzim phá huỷ thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào chất, còn vỏ nằm bên ngoài. - Đối với virut động vật đưa cả nuclêôcapsit vào sau đó mới cởi vỏ để phóng thích axit nuclêic. + Sinh tổng hợp: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ 0.5 để tổng hợp axit nuclêic và prôtêin cho riêng mình. Một số trường hợp virut có enzim riêng tham gia vào quá trình tổng hợp. + Lắp ráp: Lắp axit nuclêic vào vỏ prôtêin để tạo virut hoàn chỉnh. 0.25 + Giải phóng: Virut phá vỡ tế bào chủ rồi phóng thích ra ngoài. 0.25 Khi virut nhân lên mà làm tan tế bào chủ thì gọi là virut độc. Khi virut nhân lên mà không làm tan tế bào chủ thì gọi là virut ôn hòa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2