intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Âm Dương và Dược Liệu

Chia sẻ: Carol Carol | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

239
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dùng nguyên lý Âm Dương áp dụng vào dược liệu đã được người xưa áp dụng một cách khoa học và có hiệu quả. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu chú ý đến vấn đề này. Việc áp dụng nguyên lý Âm Dương vào dược liệu không phải là một việc dễ vì đòi hỏi nhiều yếu tố. Ở đây, chúng tôi tạm nêu ra một số nguyên tắc để tùy nghi áp dụng. a) Về Tác Dụng - Các vị thuốc có tác dụng Thăng (đi lên) thuộc âm. Thí dụ : Ma hoàng, Quế... -...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Âm Dương và Dược Liệu

  1. Âm Dương và Dược Liệu Dùng nguyên lý Âm Dương áp dụng vào dược liệu đã được người xưa áp dụng một cách khoa học và có hiệu quả. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu chú ý đến vấn đề này. Việc áp dụng nguyên lý Âm Dương vào dược liệu không phải là một việc dễ vì đòi hỏi nhiều yếu tố. Ở đây, chúng tôi tạm nêu ra một số nguyên tắc để tùy nghi áp dụng. a) Về Tác Dụng - Các vị thuốc có tác dụng Thăng (đi lên) thuộc âm. Thí dụ : Ma hoàng, Quế... - Các vị thuốc có tác dụng giáng (đi xuống) thuộc dương. Thí dụ : Mang tiêu, Mộc hương... b) Về Trọng Lượng + Các vị thuốc có trọng lượng nhẹ, xốp, thuộc âm. Thí dụ : Các loại lá (lá dâu, lá Cối xay...). + Các vị thuốc có trọng lượng nặng, cứng, thuộc dương. Thí dụ : Bách bộ, Mẫu lệ...
  2. c) Về Tính Chất - Các vị thuốc có tính Hàn (lạnh), Lương (Mát) thuộc âm. Thí dụ : Cỏ mực, Hoàng bá... - Các vị thuốc có tính Nóng (Nhiệt), ấm (ôn) thuộc dương. Thí dụ : Trần bì, Phụ tử... Việc phân chia âm dương cho dược liệu, chỉ có tính cách tương đối, trên lâm sàng, nhiều khi còn phải dựa theo Tứ khí, Ngũ vị... nữa. Việc phân biệt đặc tính âm dương của dược liệu rất quan trọng trong việc trị liệu. Thí dụ : Một bệnh thuộc dương chứng, thực chứng cần phải tìm vị thuốc mang đặc tính âm để ức chế bớt dương, lập lại sự quân bình âm dương. Nếu không nắm vững, cho những vị thuốc mang đặc tính dương vào sẽ làm bệnh tăng hơn (như đổ dầu thêm vào lửa), có khi nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Âm dương và Điều trị
  3. Điều trị là lập lại sự quân bình Âm dương bằng nhiều phương pháp khác nhau : Châm cứu, uống thuốc... a) Nguyên tắc chung Bệnh do dương thịnh, phải làm suy giảm phần dương (Tả dương). Bệnh do âm thịnh, phải làm suy giảm phần âm (Tả âm). Bệnh do dương hư phải bổ dương, Bệnh do âm hư phải bổ âm. b) Về thuốc - Bệnh về Âm, dùng thuốc Dương (ôn, nhiệt) để chữa. - Bệnh về Dương, dùng thuốc Âm (hàn, lương) để chữa. c) Về châm cứu - Bệnh nhiệt dùng châm, Bệnh hàn dùng cứu. - Bệnh thuộc Tạng (âm) dùng các Du huyệt ở lưng (dương) để chữa. - Bệnh thuộc Phủ (dương), dùng các huyệt Mộ ở ngực, bụng (âm) để chữa. Dựa theo nguyên tắc : "Theo dương dẫn âm và theo âm dẫn dương.
  4. Âm dương và Phòng Bệnh Người mang nhiều dương tính, nên ăn các loại có tính chất âm, người mang nhiều âm tính, nên dùng các loại có tính dương. Mùa nóng nực, mặc quần áo mỏng, ở nơi thoáng mát, ăn nhiều rau quả có tính mát để chống lại cái nóng (dương). Mùa rét, mặc ấm, ở nơi ấm áp, ăn thức ăn nóng ấm để chống lại cái rét (âm). Vừa đi mưa về, bị mưa ướt trong khi mưa, nước mưa mang nhiều điện tích dương, nên để chân không, đứng trên đất, dội nước nóng để dẫn dương xuống. Ở thành phố công nghiệp, bầu khí quyển mang nhiều iôn âm do ô nhiễm không khí, nên đi chân đất và tắm nước nóng để điều hòa âm dương. Dương sinh dương, cơn nóng giận, tức tối sẽ sinh nóng giận tức tối khác... cần làm âm hóa chúng bằng những tư tưởng và hành động âm như nghĩ đến những sự yên tĩnh, hoà bình... dùng những lời nói êm dịu, nhẹ nhàng... đến những nơi thanh tĩnh, yên lặng...
  5. Âm sinh âm, sự chán nản, buồn phiền... sẽ dẫn đến chán nản buồn phiền khác... Cần làm dương hóa chúng bằng những tư tưởng và hành động dương : hoạt động tích cực, hăng say... dùng những lời nói quyết đoán phấn khởi... đến những nơi sinh hoạt...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2