intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ấn chương Việt Nam - Quan phòng chức vụ và kiềm ấn của Tổng đốc, Tuần phủ ở cấp tỉnh và liên tỉnh

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

98
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giai đoạn tản quyền chấm dứt vào tháng 10 năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), triều đình Nguyễn thiết lập tỉnh thay cho trấn, trừ phủ Thừa Thiên toàn quốc được chia làm 30 tỉnh. Theo nguyên tắc tổ chức hành chính mới ở địa phương cấp tỉnh phải có một chức quan cao cấp lãnh đạo, nhưng vì địa thế một số tỉnh xa trung ương, đồng thời để thuận lợi cho việc quản lý nên Minh Mệnh đã ghép 30 tỉnh thành 14 liên tỉnh, trừ tỉnh Thanh Hoa là đất phát tích. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ấn chương Việt Nam - Quan phòng chức vụ và kiềm ấn của Tổng đốc, Tuần phủ ở cấp tỉnh và liên tỉnh

  1. Ấn chương Việt Nam - Quan phòng chức vụ và kiềm ấn của Tổng đốc, Tuần phủ ở cấp tỉnh và liên tỉnh Giai đoạn tản quyền chấm dứt vào tháng 10 năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), triều đ ình Nguyễn thiết lập tỉnh thay cho trấn, trừ phủ Thừa Thiên toàn quốc được chia làm 30 tỉnh. Theo nguyên tắc tổ chức hành chính mới ở địa phương cấp tỉnh phải có một chức quan cao cấp lãnh đạo, nhưng vì địa thế một số tỉnh xa trung ương, đồng thời để thuận lợi cho việc quản lý nên Minh Mệnh đã ghép 30 tỉnh thành 14 liên tỉnh, trừ tỉnh Thanh Hoa là đất phát tích. Tất cả quan chức cấp tỉnh đều được ban ấn kiềm, Quan phòng mới để sử dụng. Triều Nguyễn Minh Mệnh đặt chức Tổng đốc đứng đầu mỗi liên t ỉnh, Tổng đốc vừa là chức quan cao nhất ở địa phương vừa là một Khâm sai đại thần tại địa phương đó. Phẩm hàm của Tổng đốc ngang với chức Thượng thư ở mỗi Bộ, quản hạt của Tổng đốc không có danh xưng mà chỉ dùng tên địa phương để gọi. Tổng đốc ở tỉnh nào thì kiêm luôn chức Tuần phủ ở tỉnh đó, những liên t ỉnh nhỏ hoặc không quan trọng thì đặt Tuần phủ chứ không đặt Tổng đốc. Sử cũ ghi: “Năm (Minh Mệnh) 12 (1831) chuẩn nghị: Chia ra từng hạt đặt ra quan, từ Quảng Trị ra Bắc chia làm 18 tỉnh, Quảng Nam trở vào phía Nam chia làm 12 t ỉnh, đều chuẩn kiêm hạt đặt ra một Tổng đốc, chia hạt đặt 1 Tuần phủ, vậy nên đúc ấn Quan phòng bằng bạc cấp cho mỗi tỉnh một, đều núm thẳng, dài 2 tấc 2 phân, ngang 1 tấc 4 phân, dầy 2 phân 3 ly. Dấu kiềm bằng ngà đều mỗi tỉnh một,…”[244]. Như vậy Tổng đốc, Tuần phủ không dùng ấn quan mà sử dụng Quan phòng chức vụ và kiềm nhỏ hình vuông. Quan phòng của Tổng đốc khắc tên địa phương (liên tỉnh) mà viên Tổng đốc đó quản hạt. Việc đóng dấu Quan phòng trên văn bản của Tổng đốc, Tuần phủ cũng được quy định trong Đại Nam điển lệ: “Lệ năm Minh Mệnh 13 (1832) định: Quan Tổng đốc Tuần phủ ở các tỉnh ấn Quan phòng… đều dùng hộp son đóng trên chữ “nguyệt” ở dòng niên hiệu”[245]. Xin giới thiệu một dấu Quan phòng và dấu kiềm của Tổng đốc một liên t ỉnh. Dấu hình chữ nhật có kích thước 6,0x9,3cm, viền ngoài 0,8cm, 8 chữ Triện chia 3 hàng, hai chữ ở giữa dài gấp rưỡi chữ hàng bên, là 8 chữ Quảng Nam Quảng Ngãi tổng đốc quan phòng 廣南廣義總督關防 ( Quan phòng của Tổng đốc liên tỉnh Quảng Nam Quảng Ngãi). Dấu đóng trên chữ “nguyệt” dòng ghi niên hiệu Tự Đức thập thất niên lục nguyệt thập thất nhật (Ngày 17 tháng 6 năm Tự Đức thứ 17 [1864]). Bên phải có dấu kiềm hình vuông cỡ 2,6x2,6cm, 2 hàng với 4 chữ Triện trong dấu là: Nam Ngãi tổng đốc 南義總督 (Tổng đốc liên t ỉnh Nam Ngãi). Kiểu chữ giống như chữ ở Quan phòng lớn trên, dấu kiềm được đóng dưới 2 chữ “Y lệnh” 依令. phía dưới dấu Quan phòng lớn là dòng chữ Hán “Lý trưởng Nguyễn Văn Vinh ký” tiếp dưới là hình dấu triện rách nhòe không đọc được[246].
  2. Cũng trong tập Công văn cựu chỉ[247] dấu hình chữ nhật cỡ 6,0x9,3cm, viền ngo ài nét đậm cỡ 0,4cm, 6 chữ Triện xếp theo chiều dọc 2 hàng, kiểu chữ vuông thẳng, là 6 chữ Ninh Bình tuần phủ quan phòng 寧平巡撫關防 (Quan phòng của Tuần phủ tỉnh Ninh Bình). Dấu áp trên chữ “nguyệt” dòng niên đại Minh Mệnh thập tam niên nhị nguyệt sơ thập nhật. Đây là dấu Quan phòng chức vụ của quan Tuần phủ tỉnh Ninh Bình, đóng vào ngày 10 tháng 2 năm Minh Mệnh thứ 13 (1832). Bên cạnh dấu Quan phòng lớn này có hình dấu kiềm nhỏ đóng nơi giáp trang, dấu kiềm hình vuông cỡ 2,4x2,4cm, hai hàng với 4 chữ Triện Ninh Bình tuần phủ (Tuần phủ tỉnh Ninh Bình). (H.177) Cũng trong tập Công văn cựu chỉ[248] chúng tôi thấy xuất hiện dấu Ninh Bình tuần phủ quan phòng khác có kích cỡ, vị trí của dấu, 6 chữ Triện y như dấu trên. Nhưng nhìn kỹ thì thấy dấu thứ hai này có hai đường viền và nét chữ Triện mềm cong và ít nét hơn. Dấu đóng trên chữ “nguyệt” dòng ghi niên đại Tự Đức tam thập niên thập nhị nguyệt nhị thập bát nhật (Ngày 28 tháng 12 năm Tự Đức thứ 30 [1877]). Phía dưới dấu là 2 dòng chữ ghi
  3. tên họ của viên Thư lại và viên Thông phán ở Phiên ty. (H. 178)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2