intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ăn Khổ qua chữa bệnh

Chia sẻ: Tran Chau | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

105
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ăn Khổ qua chữa bệnh Khổ qua (miền Bắc còn gọi là mướp đắng) có tên khoa học là Momordica Charantia, thuộc họ Bầu, bí. Trái khổ qua vỏ sần sùi, vị đắng. Chính cái vị đắng của khổ qua đã làm nên những món ăn đáng nhớ của người dân miền Tây. Khổ qua có thể chế biến nhiều món ăn rất ngon miệng theo “cung bậc” của túi tiền. Lúc “viêm màng túi” là khổ qua luộc (hay ăn sống) chấm nước mắm kho quẹt; rủng rỉnh một chút là khổ qua xào trứng vịt, khổ qua dồn thịt...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ăn Khổ qua chữa bệnh

  1. Ăn Khổ qua chữa bệnh Khổ qua (miền Bắc còn gọi là mướp đắng) có tên khoa học là Momordica Charantia, thuộc họ Bầu, bí. Trái khổ qua vỏ sần sùi, vị đắng. Chính cái vị đắng của khổ qua đã làm nên những món ăn đáng nhớ của người dân miền Tây. Khổ qua có thể chế biến nhiều món ăn rất ngon miệng theo “cung bậc” của túi tiền. Lúc “viêm màng túi” là khổ qua luộc (hay ăn sống) chấm nước mắm kho quẹt; rủng rỉnh một chút là khổ qua xào trứng vịt, khổ qua dồn thịt hầm; còn lạ miệng hơn là khổ qua thịt chà bông… Xin mời các bạn cùng PNO khám phá những món ăn dân dã vừa giải nhiệt, vừa ngon miệng của người dân miệt đồng bằng sông nước Cửu Long:
  2. 1) Khổ qua xào trứng vịt : Mua khổ qua lựa những trái cứng, còn tươi, màu xanh đậm, không vết sâu, gai nở to (ít đắng). Dùng dao bén cắt đôi trái theo chiều dọc, móc bỏ ruột và hạt, xắt miếng xéo dày cỡ 2 – 3mm, rửa sạch để ráo. Đập 1 trứng vịt (nhiều ít tùy người ăn) vào chén, đánh đều, cho thêm gia vị (bột ngọt, nước mắm, đường, hành lá xắt nhuyễn, tiêu…) cho vừa khẩu vị. Phi mỡ (dầu) cho thơm cho khổ qua đã xắt vào chảo xào vừa chín tới (đừng để mềm quá mất ngon!). Cuối cùng, đổ trứng vịt vào, đảo đều cho đến khi trứng chín hẳn, nhắc xuống. Làm thêm chén nước mắm chanh, tỏi, ớt nữa là xong!
  3. 2) Khổ qua dồn thịt hầm: Đây là món đặc trưng của người miền Nam, không thể thiếu trên các mâm cỗ cúng trong dịp giỗ, Tết. Chọn khổ qua ngon (như đã nói ở trên). Dùng dao bén cắt một bên (theo chiều dọc), móc bỏ toàn bộ ruột và hạt, rửa sạch, để ráo. Thịt nạc dăm (hoặc ba rọi) bằm nhuyễn và thịt cá thát lát trộn chung với nhau theo tỉ lệ 2/1 (2 thịt, 1 cá thát lát) cùng gia vị (muối, bột ngọt, tiêu, bún tàu, nấm mèo củ hành tím xắt nhuyễn…). Dùng muỗng tán cho các thứ trộn đều vào nhau rồi nhét vào ruột khổ qua. Dùng cọng hành lá buộc ngang trái để khi hầm trái khổ qua không bị nứt, thịt rơi ra.
  4. Nước dừa tươi (1 trái) đổ vào nồi, thêm ít nước lạnh và gia vị (muối, bột ngọt) cho đậm đà, bắc lên bếp. Chờ nước sôi thả khổ qua vào, nấu lửa liu riu. Khi nào dùng đũa xom thử, thấy khổ qua mềm là được (khổ qua hầm chín mềm mới ngon!). Nêm nếm lần cuối rồi nhắc xuống, múc ra tô. Nhớ chuẩn bị thêm chén nước mắm nguyên chất với vài trái ớt hiểm!. 3) Khổ qua thịt chà bông: Khổ qua chẻ đôi, móc bỏ ruột và hạt, rửa sạch để ráo. Xắt miếng xéo, dầy cỡ 2-3 mm, xếp ra dĩa. Bào nước đá để lên trên chừng 5 phút, lấy ra, dùng với một dĩa thịt
  5. chà bông! Khổ qua ngâm đá ăn sẽ giòn rụm. Khổ qua ăn kèm với chà bông, vị nhân nhẫn, chua chua, hậu ngọt của khổ qua hòa với vị thơm, ngọt của thịt chà bông rất ngon. • Mách bạn: Theo Đông y, khổ qua có tính hàn, vị đắng, có tác dụng dưỡng huyết, bổ gan, thanh nhiệt, giải độc…. Theo các nhà khoa học, trong khổ qua có 1 loại protein hoạt tính, có khả năng phòng ngừa ung thư rất hiệu quả…. Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng Nhật còn cho rằng, sở dĩ người dân đảo Okinawa có tuổi thọ cao là nhờ khẩu phần ăn hàng ngày của họ đa số là khổ qua (ăn nhiều khổ qua, uống trà và uống nước khổ qua và họ xem khổ qua là “thực phẩm trường thọ”!.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2