intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ăn lươn chữa bệnh

Chia sẻ: Cong Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

91
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ăn lươn chữa bệnh Cháo lươn là một món ăn rất bổ dưỡng Lươn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được chế biến thành những món ngon, bổ dưỡng, có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Những công dụng Lươn có chứa Lecithin và DHA, do đó dùng lươn có lợi cho não. Món lươn có tác dụng hạ đường huyết, điều tiết đường huyết; chất béo trong lươn rất ít, do đó lươn cũng là món ăn lý tưởng cho người tiểu đường và mắc các bệnh về tim mạch. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ăn lươn chữa bệnh

  1. Ăn lươn chữa bệnh Cháo lươn là một món ăn rất bổ dưỡng Lươn là thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được chế biến thành những món ngon, bổ dưỡng, có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Lươn hấp mướp  Lươn - Vị thuốc bổ 
  2. Cháo lươn xứ Nghệ  Cháo hạt sen, lươn, bí đỏ  Những công dụng Lươn có chứa Lecithin và DHA, do đó dùng lươn có lợi cho não. Món lươn có tác dụng hạ đường huyết, điều tiết đường huyết; chất béo trong lươn rất ít, do đó lươn cũng là món ăn lý tưởng cho người tiểu đường và mắc các bệnh về tim mạch. Thịt lươn còn chứa nhiều vitamin A giúp tăng thị lực, mượt da, vì thế ăn lươn rất tốt cho những người suy nhược và phụ nữ sau khi sinh. Theo Đông y, lươn có tác dụng bổ khí, dưỡng huyết, ôn dương, kiện tỳ, bổ gan thận, khử phong, thông lạc. Cách chế biến Mùa hè, thịt lươn béo và ngon nhất. Nên chọn lươn có da màu vàng, ăn ngon hơn. Lươn da xanh thường có tính độc. Nếu mua lươn đã làm rồi thì cần xem sắc máu lươn (nếu lươn tươi máu của nó đỏ tươi, nếu
  3. máu đỏ tím là lươn chết). Thịt lươn tươi thì mềm, dai; ngược lại, thịt lươn bở là lươn đã chết. Da lươn sống đã làm rồi có màu vàng, óng ánh tươi, lươn chết lâu có da màu xám tối. Nên chọn thịt lươn có màu vàng, tươi Có thể chế biến món lươn để trị bệnh theo những cách dưới đây: Chữa suy thận, đau lưng: Lươn 250g, thịt heo 100g, hoàng kỳ 15g. Lươn làm sạch cắt khúc, thịt heo thái miếng, rồi cho cả 3 thứ vào nồi cùng nước ninh chín. Vớt bỏ hoàng kỳ là ăn được.
  4. Chữa sa tử cung: Lươn vàng 250g, gạo tẻ 100g, cùng hành, gừng, tỏi, dầu vừng, rượu, tiêu bột, gia vị. Lươn làm sạch, cắt dạng sợi, ướp gia vị. Gạo nấu cháo, cháo chín cho thịt lươn và các gia vị vào, nấu sôi lại là dùng. Chữa mỏi lưng, gối: Lươn vàng nửa ký, cùng rau thơm, tỏi, rượu, bột củ ấu, gia vị. Lươn làm sạch, bỏ xương và ruột, cắt thịt dạng sợi để sẵn vào bát trộn với muối và một ít bột củ ấu. Pha nước mắm, rượu, đường, gia vị, bột củ ấu thành nước sệt. Cho mỡ vào chảo đun nóng, đổ lươn vào xào rồi múc ra. Để lại ít mỡ trong chảo, phi thơm tỏi đổ bát nước sệt đã pha vào, sau đó đổ lươn vào đảo một chút là được, bắc ra rắc rau thơm lên trên, dùng với cơm. Chữa cơ thể suy nhược: Lươn vàng 1 con khoảng nửa kg, hành tây 40g, nấm hương 15g, rau thơm, cùng các gia vị tỏi, gừng, rượu, giấm, đường, tiêu bột, bột năng, dầu ăn, nước mắm. Lươn bỏ đầu, đuôi, ruột,
  5. làm sạch nhớt, cắt sợi dài độ 2 cm, nấm cắt dài 3 cm chần qua nước sôi, hành tây thái sợi, rau thơm cắt đoạn. Cho dầu vào chảo đun nóng, đổ lươn vào đảo qua múc ra cho ráo dầu. Để lại ít dầu trong chảo đun sôi cho hành tây, gừng, tỏi đảo có mùi thơm, thì cho lươn, nấm, xào đảo qua, cho rượu, cùng các gia vị khác vào, đảo đều, cuối cùng rắc bột tiêu và chế nước bột năng tạo sánh, múc ra bát, cho rau thơm lên ăn khi còn nóng. Cần lưu ý, tuy lươn có tính bổ dưỡng, nhưng không nên ăn quá nhiều vì khó tiêu; kỵ ăn lươn chung với thịt chó, rau chân vịt, rau kinh giới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2