intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ăn uống khi bị bệnh gan mật

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

114
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Gan là một cơ quan đặc biệt quan trọng của cơ thể, được ví như một nhà máy với ba chức năng chính như sau: - Gan tiết ra mật đưa xuống ruột giúp hấp thu chất béo và các loại vitamin tan trong dầu là vitamin A, D, E, K từ thức ăn. - Gan là nơi sản xuất ra các chất dinh dưỡng giúp cấu trúc cơ thể (protein, lipid, glucid), tạo ra các loại men tiêu hóa, men chuyển hóa, các yếu tố đông máu, các nội tiết tố… - Gan là cơ quan giải độc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ăn uống khi bị bệnh gan mật

  1. Ăn uống khi bị bệnh gan mật Gan là một cơ quan đặc biệt quan trọng của cơ thể, được ví như một nhà máy với ba chức năng chính như sau: - Gan tiết ra mật đưa xuống ruột giúp hấp thu chất béo và các loại vitamin tan trong dầu là vitamin A, D, E, K từ thức ăn. - Gan là nơi sản xuất ra các chất dinh dưỡng giúp cấu trúc cơ thể (protein, lipid, glucid), tạo ra các loại men tiêu hóa, men chuyển hóa, các yếu tố đông máu, các nội tiết tố… - Gan là cơ quan giải độc đặc biệt quan trọng của cơ thể. Nó chuyển hóa các chất độc thành những chất không độc để thải ra ngoài theo phân và nước tiểu (rượu, độc chất hóa học, các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể như nitơ…). Năm nguyên tắc ăn uống trong bệnh gan mật
  2. - Duy trì hoạt động bình thường của gan bằng cách ăn uống điều độ, không quá nhiều đạm, béo… - Hạn chế các yếu tố, chất độc hại đối với gan như rượu bia, thuốc, hóa chất… - Hỗ trợ chức năng tế bào gan (thuốc mát gan, lợi mật, trà atisô, thuốc tây…). - Thực đơn tùy theo cơ địa, khẩu vị và cảm giác dễ chịu của từng người. - Năng lượng cung cấp cần khá cao: 40 - 50 kcal/kg/ngày. Các vấn đề cần chú ý * Chán ăn và suy kiệt trong bệnh gan mật: là do phối hợp nhiều yếu tố: + Giảm năng lượng thu nhập: - Nhiễm trùng, đau, sốt. - Mệt mỏi, biếng ăn, buồn nôn. - Sợ ăn, kiêng ăn do tập quán, tâm lý… + Tăng năng lượng tiêu hao:
  3. - Chống đỡ với bệnh tật, nhiễm trùng. - Phục hồi mô tổn thương. Vì vậy, chế độ ăn của người bệnh gan mật thường phải cao năng lượng hơn bình thường, đặc biệt nhiều chất bột đường. * Đau gan có ăn trứng được không? Chất đạm cung cấp tùy vào chức năng gan: + Khi gan còn “tốt”: - Nhu cầu chất đạm đối với người trưởng thành là 0,8 - 1,2 g/kg/ngày tương đương 100 - 150 g thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu hũ… - Nên lựa chọn loại đạm có thành phần acid amin cân đối như trứng, sữa, ưu tiên chọn đạm thực vật (đậu nành, đậu hũ…). - Tối ưu khi ăn nhiều loại thực phẩm giàu đạm trong một bữa ăn. Ví dụ thịt kho trứng, cá kho đậu hũ… - Trứng: 2 - 4 cái/tuần. + Bệnh gan giai đoạn trễ khi gan đã “mệt”: nhu cầu đạm giảm thấp còn 0,6 - 0,8 g/kg/ngày, tương đương 60 - 80 g thực phẩm giàu đạm.
  4. * Đau gan có phải kiêng cữ dầu mỡ không? Tùy theo từng người và giai đoạn bệnh mà khẩu phần chất béo sẽ thay đổi. Nếu bạn thấy khó chịu khi ăn đồ béo thì có thể hạn chế chất béo. Trung bình có thể sử dụng khoảng 30 - 40 g chất béo mỗi ngày. Ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa, dầu cọ) và hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá). * Đau gan có ăn ngọt được không? Người bệnh gan mật cần ăn tăng chất bột đường để đảm bảo cung cấp đủ năng lượng. Trung bình nên ăn 300 - 400 g thực phẩm cung cấp chất bột đường mỗi ngày. Nên chọn các thức ăn tinh bột thô, ít qua chế biến như gạo, gạo lứt, khoai củ… Đường trong trái cây tốt hơn đường trong chè. Tránh ăn nhiều đường đơn giản (đường cát, đường trái cây) nhất là trong giai đoạn bệnh gan cấp. * Rau trái, vitamin và chất khoáng cần thiết: Mỗi ngày, mỗi người cần ăn ít nhất 300 g rau củ và 200 g trái cây các loại để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  5. Ngoài ra, người bệnh gan mật cần lưu ý và đôi khi phải bổ sung thêm các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K, vitamin tan trong nước như vitamin B1, B6, vitamin C, acid folic, các chất khoáng như kẽm, selenium, kali... Giai đoạn có phù, cổ trướng - báng bụng cần hạn chế muối. * Gan nhiễm mỡ: Gan nhiễm mỡ là khi lượng mỡ trong gan trên 5% trọng lượng gan. Các yếu tố nguy cơ của gan nhiễm mỡ là béo phì, tiểu đường type 2, nghiện rượu, dùng thuốc, nội tiết tố, thuốc steroid, chế độ ăn nhiều năng lượng, nhiều mỡ hoặc quá ít đạm. Cần giảm cân nếu có dư thừa cân nặng, hạn chế năng lượng dư thừa, hạn chế chất béo (nên chọn béo tốt), ăn đạm vừa phải, tăng rau củ, trái cây, ổn định đường huyết nếu có tiểu đường, gia tăng vận động rèn luyện cơ thể. Làm sao để gan mau phục hồi? Phải bảo vệ những tế bào gan đang còn hoạt động bằng cách: - Ngưng uống rượu, bia. - Ăn chất đạm vừa đúng với khả năng của gan.
  6. - Tránh ăn những thức ăn chế biến sẵn đóng hộp. - Thận trọng khi sử dụng các loại thuốc có độc tính đối với gan. - Hỗ trợ chức năng tế bào gan (thuốc mát gan, lợi mật, trà atisô, thuốc tây…). Phòng ngừa bệnhûng gan mật - Hạn chế rượu bia. - Giữ cân nặng cơ thể ở mức hợp lý với chỉ số khối cơ thể BMI từ 18,5 đến 23. BMI bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m). - Thận trọng khi uống các thuốc độc gan. - Thăm khám sức khỏe định kỳ. - Xổ giun định kỳ mỗi 6 tháng. - Vận động thể lực, sống năng động. - Chế độ dinh dưỡng hợp lý để khỏe mạnh: Ăn đa dạng: 20 - 30 loại thực phẩm/ ngày.
  7. Ăn chừng mực: không ăn thức gì quá nhiều, quá thường xuyên, cũng không quá thiếu hay kiêng khem quá mức. Ăn thực phẩm gần với nguồn gốc thiên nhiên: ít qua chế biến, còn tươi, thực phẩm thô… Chú ý vệ sinh an toàn thực phẩm. BS.CK1. ĐÀO THỊ YẾN THỦY - Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0