intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Chia sẻ: Nguyễn Thị Phương Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

304
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Câu 1. Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và chủ động? Hướng dẫn trả lời Câu 2. Phân biệt vận chuyển chủ động với vận chuyển thụ động? Hướng dẫn trả lời Câu 3. Trình bày các hình thức nhập bào và xuất bào? Hướng dẫn trả lời Câu 4. Các cô bán rau ngoài chợ thường vẩy nước vào rau cho rau tươi lâu, cơ sở khoa học của thao tác này là gì? Hướng dẫn trả lời Câu 5. Tại sao khi xào rau thì rau thường bị quắt lại? Cách xào rau...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất

  1. Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất Câu 1. Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động và chủ động? Hướng dẫn trả lời Câu 2. Phân biệt vận chuyển chủ động với vận chuyển thụ động? Hướng dẫn trả lời Câu 3. Trình bày các hình thức nhập bào và xuất bào? Hướng dẫn trả lời Câu 4. Các cô bán rau ngoài chợ thường vẩy nước vào rau cho rau tươi lâu, cơ sở khoa học của thao tác này là gì? Hướng dẫn trả lời Câu 5. Tại sao khi xào rau thì rau thường bị quắt lại? Cách xào rau để rau không bị quắt và vẫn xanh?
  2. Hướng dẫn trả lời Câu 1. Hướng dẫn trả lời: – Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển chủ động: Vận chuyển chủ động là hình thức tế bào có thể chủ động vận chuyển các chất qua màng. Hình thức vận chuyển này cần phải có năng lượng ATP, có các kênh prôtêin màng vận chuyển đặc hiệu. – Điều kiện để xảy ra cơ chế vận chuyển thụ động: Vận chuyển thụ động là hình thức vận chuyển các chất qua màng theo građien nồng độ (từ nơi có nồng độ chất tan cao đến nơi có nồng độ chất tan thấp – cơ chế khuếch tán). Hình thức vận chuyển này không cần phải có năng lượng nhưng cũng cần phải có một số điều kiện: kích thước của chất vận chuyển nhỏ hơn đường kính lỗ màng, có sự chênh lệch về nồng độ, nếu là vận chuyển có chọn lọc (như vận chuyển các iôn) thì cần có kênh prôtêin đặc hiệu. Câu 2. Hướng dẫn trả lời:
  3. This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 681x159. Câu 3. Hướng dẫn trả lời: – Đối với các phân tử lớn (các thể rắn hoặc lỏng) không lọt qua các lỗ màng được thì tế bào sử dụng hình thức xuất bào hoặc nhập bào để chuyển tải chúng ra hoặc vào tế bào. – Nhập bào là phương thức đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất. Các phần tử rắn (ví dụ vi khuẩn) hoặc lỏng (ví dụ giọt thức ăn) khi tiếp xúc với màng thì màng sẽ biến đổi và tạo nên bóng nhập bào bao lấy vi khuẩn hay giọt lỏng, các bóng này sẽ được tế bào tiêu hoá trong lizôxôm. Nhập bào gồm 2 dạng:
  4. + Thực bào: chất vận chuyển ở dạng rắn. + Ẩm bào: chất vận chuyển ở dạng lỏng. – Xuất bào là phương thức đưa các chất ra ngoài tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất. Trong hiện tượng xuất bào, tế bào bài xuất ra ngoài các chất hoặc phần tử bằng cách hình thành các bóng xuất bào (chứa các chất hoặc phần tử đó), các bóng này liên kết với màng, màng sẽ biến đổi và bài xuất các chất hoặc phần tử ra ngoài. Bằng cách xuất bào, các prôtêin và các đại phân tử được đưa ra khỏi tế bào. Câu 4. Hướng dẫn trả lời: Muốn cho rau tươi ta phải vẩy nước vào rau vì nước sẽ thẩm thấu vào tế bào làm cho tế bào trương lên khiến cho rau tươi không bị héo. Câu 5. Hướng dẫn trả lời: Nếu khi xào rau, ta cho mắm muối ngay từ đầu và đun nhỏ lửa thì do hiện tượng thẩm thẩu nên nước sẽ rút ra khỏi tế bào làm rau quắt lại và rau sẽ rất dai. Để
  5. tránh hiện tượng này, ta nên xào rau ít một, lửa to và không nên cho mắm muối ngay từ đầu. Khi lửa to, nhiệt độ của mỡ tăng cao đột ngột làm lớp tế bào bên ngoài của rau cháy ngăn cản nước thẩm thấu ra bên ngoài. Do vậy, nước vẫn được giữ lại trong tế bào làm cho rau không bị quắt nên vẫn dòn và ngon. Trước khi cho ra đĩa ta mới cho mắm muối, như vậy tránh được hiện tượng thẩm thấu nước từ tế bào ra ngoài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2