intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 7. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Chia sẻ: Abcdef_50 Abcdef_50 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

304
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Yêu cầu cần đạt được khi học sinh học xong bài này: • Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học vào bảng tuần hoàn. • Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. • Dựa vào các dữ liệu ghi trong ô nguyên tố và vị trí của ô trong bảng tuần hoàn để suy ra các thông tin về thành phần nguyên tử của nguyên tố nằm trong ô nguyên tố.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 7. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

  1. Bài 7. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC Yêu cầu cần đạt được khi học sinh học xong bài này: • Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học vào bảng tuần hoàn. • Cấu tạo của bảng tuần ho àn các nguyên tố hóa học. • Dựa vào các dữ liệu ghi trong ô nguyên tố và vị trí của ô trong bảng tuần hoàn để suy ra các thông tin về thành phần nguyên tử của nguyên tố nằm trong ô nguyên tố. I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Có 3 nguyên tắc: 1. Các nguyên t ố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. 2. Các nguyên t ố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng gọi là chu kì. 3. Các nguyên t ố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột gọi là nhóm.
  2. II. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên t ố hóa học 1. Ô nguyên tố Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng, gọi l à ô nguyên tố. Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó. Ví dụ: Nhôm (Al) chiếm ô 13 trong bảng tuần hoàn suy ra: Số hiệu nguyên tử của nguyên tố Al là 13, số đơn vị điên tích hạt nhân là 13. Trong hạt nhân nguyên tử Al có 13 proton và vỏ nguyên tử của Al có 13 electron. Bảng tuần hoàn các nguyên t ố hóa học (nhấn chuột vào các ô nguyên t ố để xem đầy đủ hơn).
  3. (Bấm vào đây để xem lớn hơn) 2. Chu kì Chu kì là dãy các nguyên t ố mà nguyên tử của chúng có c ùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử. Chu kì thường bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm (trừ chu kì 1,chu kì 7).
  4. Số hiệu nguyên Cấu hình electron lớp Số Chu Số nguyên tố tử lớp kì ngoài cùng 1→2 1s1 → 2s2 1 2 1 3 → 10 2s1 → 2s22p6 2 8 2 11 → 18 3s1 → 3s23p6 3 8 3 19 → 36 4s1 → 4s24p6 4 18 4 37 → 54 5s1 → 5s25p6 5 18 5 55 → 86 6s1 → 6s26p6 6 32 6 Chưa hoàn thành 87 → ... 7 7 Các chu kì 1,2,3 được gọi là các chu kì nhỏ. Các chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là các chu kì lớn. 3. Nhóm nguyên t ố Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành 1 cột. Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm (trừ 2 cột cuối của nhóm VIIIB). Khối nguyên tố
  5. - Khối các nguyên tố s : gồm các nguyên tố thuộc nhóm IA (nhóm kim loại kiềm) và nhóm IIA (nhóm kim loại kiềm thổ). - Khối các nguyên tố p : gồm các nguyên tố thuộc nhóm IIIA đến nhóm VIIIA (trừ He). Nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p. - Khối các nguyên tố d: gồm các nguyên tố thuộc các nhóm B. - Khối các nguyên tố f: gồm các nguyên tố xếp ở hai hàng cuối bảng. Nhóm B bao gồm các nguyên tố d và nguyên tố f.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0