intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Trường THPT Bình Chánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Hóa học lớp 10 bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học" biên soạn nhằm tìm hiểu về: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn; Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Trường THPT Bình Chánh

  1. TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH TỔ HÓA KHỐI 10
  2. CHƯƠNG 2 : BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN BÀI :
  3. BÀI 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
  4. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN CẤU TẠO CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
  5. số proton trong hạt nhân nguyên tử Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
  6. Hàng Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng
  7. Cột Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột
  8. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP Các nguyên tố có cùng số lớp electron CÁC NGUYÊN TỐ TRONG trong nguyên tử được xếp thành một BẢNG TUẦN HOÀN hàng Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột
  9. Ô nguyên tố STT của ô nguyên tố = số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó Chu kì VD: Chu kì 2 gồm các nguyên tố Liti (Z=3) 1s22s1 (nguyên tử có 2 lớp electron) Là dãy các nguyên tố mà nguyên tử II. CẤU TẠO CỦA Beri (Z=4) 1s22s2 của chúng có cùng số lớp electron, BẢNG TUẦN HOÀN Bo (Z=5) 1s22s22p1 được xếp theo chiều điện tích Neon (Z=10) 1s22s22p6 CÁC NGUYÊN TỐ hạt nhân tăng dần HÓA HỌC STT chu kì = Số lớp electron trong nguyên tử Nhóm nguyên tố VD: Nhóm IA gồm các nguyên tố Là tập hợp các nguyên tố mà nguyên Liti (Z=3) 1s22s1 (nguyên tử có 1 electron hóa trị) tử có cấu hình electron tương tự Natri (Z=11) 1s22s22p63s1 nhau, do đó tính chất hóa học Kali (Z=19) 1s22s22p63s23p64s1 tương tự nhau và được xếp thành một cột
  10. CỦNG CỐ BÀI HỌC
  11. Vd: Xác định vị trí của lưu huỳnh trong bảng tuần hoàn biết Z = 16 STT ô nguyên tố: 16 (Z = 16) Cấu hình electron Lưu huỳnh Chu kì 3 nguyên tử (có 3 lớp electron trong nguyên tử) Z = 16 1s22s22p63s23p4 Nhóm VIA (nguyên tố p, nguyên tử có 6 electron hóa trị)
  12. Mendeleev là cha đẻ bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Theo Biography, Dmitri Ivanovich Mendeleev sinh ngày 8/2/1834 tại thị trấn Tobolsk, Siberia, Nga. Ông được biết đến rộng rãi nhờ khám phá về định luật tuần hoàn và sử dụng để xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Mendeleev là con út trong gia đình đông con, số lượng chưa được xác định chính xác (nhiều tài liệu ghi 14, hoặc 17 người). Cha ông, Ivan Pavlovich Mendeleyev bị mù trong thời gian Mendeleev sinh ra, và mất năm 1847. Mẹ ông, Mariya Dmitriyevna Kornileva quản lý một nhà máy về thủy tinh. Năm 1848, khi nhà máy bị phá hủy do hỏa hoạn, gia đình ông chuyển đến St. Peterbourg để các con được tiếp cận giáo dục tốt hơn.
  13. Mendeleev từng là giáo viên Mendeleev nối bước cha khi ghi danh vào Viện Sư phạm Main ở St. Peterbourg và tốt nghiệp năm 1855. Năm 20 tuổi, Mendeleev cho thấy tiềm năng khi xuất bản các bài báo nghiên cứu ban đầu. Do mắc bệnh lao, ông thường phải làm việc trên giường. Tốt nghiệp với kết quả hàng đầu khóa, nhưng ông không được lòng nhiều người do tính khí nóng nảy, thiếu kiểm soát, theo Famous Scientists. Khi tốt nghiệp, ông giảng dạy khoa học ở các thành phố của Nga như Simferopol và Odessa, nhưng trường học sau đó bị đóng cửa vì chiến tranh. Ông trở lại St. Peterbourg để hoàn thành bằng thạc sĩ về hóa học. Từ năm 1859 đến 1861, Mendeleev được cử ra nước ngoài nghiên cứu. Việc này đã định hình con đường sự nghiệp của ông như một nhà khoa học. Ông nghiên cứu mật độ khí với nhà hóa học Henri Victor Regnault ở Paris (Pháp) và quang phổ với nhà vật lý Gustav Kirchhoff ở Heidelberg (Đức). Trong thời gian ở Heidelberg, Mendeleev khám phá ra nguyên lý nhiệt độ tới hạn của khí. Tuy nhiên, công trình của ông không được chú ý, và việc phát hiện nhiệt độ tới hạn thường được gắn với Thomas Andrews, nhà vật lý và hóa học Ireland.
  14. Mendeleev đã dự đoán về sự tồn tại của các nguyên tố chưa được phát hiện Mendeleev đã xây dựng định luật tuần hoàn, theo đó các nguyên tố có thể được sắp xếp theo trọng lượng nguyên tử và tổ chức thành nhóm có cùng thuộc tính hóa học, vật lý. Bên cạnh việc tạo ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, ông còn biết rằng một số nguyên tố khác tồn tại nhưng chưa được phát hiện. Mendeleev công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đầu tiên năm 1869. Nhiều người khác từng nghiên cứu độc lập về tính tuần hoàn của các nguyên tố nhưng chưa hoàn thiện. Vài tháng sau công bố của Mendeleev, nhà hóa học người Đức Julius Lothar Meyer ra mắt bảng tuần hoàn gần y hệt. Tuy cả hai được nhiều người công nhận phát minh ra bảng tuần hoàn, Mendeleev được xem là góp công lớn hơn nhờ dự đoán về tám nguyên tố. Một số người đã bác bỏ quan điểm của Mendeleev về những nguyên tố chưa được phát hiện, nhưng điều đó đã được chứng minh là chính xác khi Ga (gali) và GE (germani) lần lượt được tìm ra vào năm 1875 và 1886, lấp vào chỗ trống ở bảng tuần hoàn của ông một cách hoàn hảo. Công trình của Mendeleev dần được hoàn thiện và tính đến tháng 12 năm 2016, bảng tuần hoàn có 118 nguyên tố được xác nhận.
  15. Nguyên tố số 101 trong bảng tuần hoàn được đặt tên theo Mendeleev Mendelevi (ký hiệu Md), số hiệu nguyên tử 101, được đặt tên theo Mendeleev nhằm tôn vinh công lao của một trong những nhà hóa học có ảnh hưởng lớn nhất lịch sử. Nguyên tố này được nhóm nghiên cứu ở Đại học California tại Berkeley (Mỹ) phát hiện đầu năm 1955. Mendelevi là nguyên tố siêu urani thứ 9 được tổng hợp. Đó là các nguyên tố hóa học có số nguyên tử lớn hơn 92 (số nguyên tử của urani). Ngoài ra, một miệng núi lửa trên Mặt Trăng cũng được đặt tên là Mendeleev.
  16. Mendeleev không đoạt giải Nobel Hóa học Theo List Verse, Mendeleev được đề cử Nobel Hóa học năm 1906, và nhiều người nghĩ ông xứng đáng giành giải. Tuy nhiên, Svante Arrhenius, nhà khoa học Thụy Điển từng đoạt giải Nobel Hóa học năm 1903, thành viên quan trọng tham gia lập giải Nobel đã đề nghị trao giải cho nhà hóa học người Pháp Henri Moissan với công trình cô lập được flo. Với tầm ảnh hưởng của mình, ông gây áp lực khiến số phiếu dành cho Moissan áp đảo và Mendeleev vuột mất cơ hội chiến thắng. Nguyên nhân của mâu thuẫn là Mendeleev từng phê bình thẳng thắn lý thuyết điện của Arrhenius. Đáp lại, Arrhenius cho rằng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev đã quá cũ và quá nổi tiếng để được trao giải vào năm 1906 (giải Nobel được trao đầu tiên vào năm 1901). Vì giải chỉ được trao cho những người còn sống, không truy tặng, Mendeleev mất cơ hội giành Nobel Hóa học khi qua đời một năm sau đó (2/2/1907).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2