intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 19: Luyện tập Phản ứng oxi hóa khử - Trường THPT Bình Chánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Hóa học lớp 10 bài 19: Luyện tập Phản ứng oxi hóa khử" được biên soạn nhằm hệ thống lại kiến thức trọng tâm trong bài phản ứng oxi hóa khử; Đồng thời cung cấp một số bài tập nhằm giúp các em học sinh luyện tập, củng cố kiến thức. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 19: Luyện tập Phản ứng oxi hóa khử - Trường THPT Bình Chánh

  1. Trường THPT Bình Chánh Tổ Hóa học Bài 19: LUYỆN TẬP PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ Hóa học 10
  2. A. Kiến thức cần nắm vững 1. Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron, là chất chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. Chất oxi hóa (chất bị khử) là chất thu electron, là chất chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. 2. Sự oxi hóa là sự nhường electron, là sự tăng số oxi hóa. Sự khử là sự thu electron, là sự giảm số oxi hóa. 3. Sự oxi hóa và sự khử là hai quá trình có bản chất trái ngược nhau nhưng xảy ra đồng thời trong một phản ứng – phản ứng oxi hóa – khử
  3. A. Kiến thức cần nắm vững 4. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển đổi electron giữa các chất phản ứng. Nếu dựa vào sự thay đổi số oxi hóa thì phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố. 5. Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa người ta chia phản ứng hóa học thành 2 loại: phản ứng oxi hóa – khử (số oxi hóa thay đổi) và phản ứng không thuộc loại phản ứng oxi hóa khử (số oxi hóa không thay đổi).
  4. B. Bài tập 1. Xác định số oxi hóa của các nguyên tố +2 +4 +5 +5 +3 -3 -3 a. Nitơ trong NO, NO2, N2O5, HNO3, HNO2, NH3, NH4Cl -1 +1 +3 +5 +7 b. Clo trong HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4 +4 +7 +6 +2 c. Mangan trong MnO2, KMnO4, K2MnO4, MnSO4 +6 +3 +3 d. Crom trong K2Cr2O7, Cr2(SO4)3, Cr2O3 -2 +4 +4 +6 -2 -1 e. Lưu huỳnh trong H2S, SO2, H2SO3, H2SO4, FeS, FeS2
  5. 2. Cho biết đã xãy ra sự oxi hóa và sự khử những chất nào trong các phản ứng sau: a. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag b. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu c. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 Đáp án: +1 a. Sự oxi hóa Cu và sự khử Ag (trong AgNO3) +2 b. Sự oxi hóa Fe và sự khử Cu (trong CuSO4) +1 c. Sự oxi hóa Na và sự khử H (trong H2O)
  6. 3. Dựa vào sự thay đổi số oxi hóa, tìm chất oxi hóa và chất khử trong các phản ứng sau: a. 2 H 2 + O2 ⎯⎯ 2 H 2O → to b. 2 KNO3 ⎯⎯ 2 KNO2 + O2 → to c. NH 4 NO2 ⎯⎯ N 2 + 2 H 2O → to d . Fe2O3 + 2 Al ⎯⎯ 2 Fe + Al2O3 → to
  7. 0 0 +1 -2 a. 2 H 2 + O2 ⎯⎯ 2 H 2O → to Chất khử: H2, chất oxi hóa: O2 +5 -2 +3 0 b. 2 KNO3 ⎯⎯ 2 KNO2 + O2 → to −2 +5 Chất khử: O , chất oxi hóa: N (đều trong phân tử KNO3) -3 +3 0 c. NH 4 NO2 ⎯⎯ N 2 + 2 H 2O → to −3 +3 Chất khử: N , chất oxi hóa: N (đều trong phân tử NH4NO2) +3 0 0 +3 d . Fe2O3 + 2 Al ⎯⎯ 2 Fe + Al2O3 → to +3 Chất khử: Al, chất oxi hóa: Fe (trong Fe2O3)
  8. 4. Cân bằng phương trình hóa học của các phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron và cho biết chất khử, chất oxi hóa ở mỗi phản ứng: a. Al + Fe3O4 ⎯⎯ Al2O3 + Fe → to b. FeSO4 + KMnO4 + H 2 SO4 → Fe2 ( SO4 )3 + MnSO4 + K 2 SO4 + H 2O c. FeS 2 + O2 ⎯⎯ Fe2O3 + SO2 → to d . KClO3 ⎯⎯ KCl + O2 →to e. Cl2 + KOH ⎯⎯ KCl + KClO3 + H 2O → to
  9. 0 +8/3 +3 0 a. Al + Fe3O4 → Al2O3 + Fe +8/3 Chất khử: Al Chất oxi hóa: Fe (trong Fe3O4) 0 +3 x8 Al → Al + 3e Quá trình oxi hóa +8/3 0 x3 3 Fe + 8e → 3Fe Quá trình khử 8 Al + 3 Fe3O4 → 4 Al2O3 + 9 Fe
  10. +2 +7 +3 +2 b. FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + MnSO4 + K2SO4 + H2O +2 +7 Chất khử: Fe (FeSO4) Chất oxi hóa: Mn (KMnO4) +2 +3 x5 Fe → Fe+ e Quá trình oxi hóa +7 +2 x1 Mn + 5e → Mn Quá trình khử 10 FeSO4 + 2 KMnO4 + 8 H2SO4 → 5 Fe2(SO4)3 + 2 MnSO4 + K2SO4 + 8 H2O
  11. +2 -1 0 +3 -2 +4 -2 c. FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2 +2 −1 0 Chất khử: Fe; S (trong FeS2) Chất oxi hóa: O2 0 +3 +4 x4 FeS2 → Fe+ 2 S + 11e Quá trình oxi hóa 0 −2 x11 O2 + 4e → 2 O Quá trình khử 4 FeS2 + 11 O2 → 2 Fe2O3 + 8 SO2
  12. +5 -2 -1 0 d. KClO3 → KCl + O2 −2 +5 Chất khử: O Chất oxi hóa: Cl −2 0 x3 2 O → O2 + 4e Quá trình oxi hóa +5 −1 x2 Cl + 6e → Cl Quá trình khử 2 KClO3 → 2 KCl + 3 O2
  13. 0 -1 +5 e. Cl2 + KOH → KCl + KClO3 + H2O Chất khử Chất oxi hóa 0 +5 x1 Cl → Cl + 5e Quá trình oxi hóa 0 −1 x5 Cl + 1e → Cl Quá trình khử 3 Cl2 + 6 KOH → 5 KCl + KClO3 + 3 H2O
  14. Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử? A. Fe2 O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3 ) 3 + 3H2 O B. H2 SO4 + Na2 O → Na2 SO4 + 2H2 O C. Fe2 O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 D. 2AgNO3 + BaCl2 → Ba(NO3 ) 2 + 2AgCl ↓ Câu 2: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử? A. NH4 NO2 → N2 + 2H2 O B. CaCO3 → CaO + CO2 C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4 Cl D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2 O
  15. Câu 3: Trong phản ứng 2FeCl3 + H2S → 2FeCl2 + S + 2HCl vai trò của H2S là: A. chất oxi hóa. B. chất khử. C. Axit. D. vừa axit vừa khử. Câu 4: Cho phản ứng: 4HNO3 đặc nóng + Cu → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O. Trong phản ứng trên, HNO3 đóng vai trò là : A. chất oxi hóa. B. axit. C. môi trường. D. chất oxi hóa và môi trường.
  16. Câu 5: Trong phản ứng dưới đây, chất bị oxi hóa là : 6KI + 2KMnO4 + 4H2O → 3I2 + 2MnO2 + 8KOH A. KI. B. I2. C. H2O. D. KMnO4. Câu 6: Trong phản ứng dưới đây, vai trò của NO2 là gì ? 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O A. chỉ bị oxi hoá. B. chỉ bị khử. C. không bị oxi hóa, không bị khử. D. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.
  17. Khi cho Cu2S tác dụng với HNO3 thu được hỗn hợp sản phẩm gồm: Cu(NO3)2 ; H2SO4 ; NO và H2O. Câu 7: Số electron mà 1 mol Cu2S đã nhường là : A. 9 electron. B. 6 electron. C. 2 electron. D. 10 electron. Câu 8: Hệ số cân bằng của HNO3 là: A. 10 B. 22 C. 26 D. 15 3Cu2S + 22HNO3 → 6Cu(NO3)2 + 3H2SO4 + 10NO + 8H2O
  18. THANK YOU!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0