Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 22: Clo (Tiếp theo) - Trường THPT Bình Chánh
lượt xem 4
download
Bài giảng "Hóa học lớp 10 bài 22: Clo (Tiếp theo) - Trường THPT Bình Chánh" được biên soạn với mục đích cung cấp cho các em học sinh nội dung kiến thức về: Tính chất của Clo; Clo tác dụng với kim loại; Điều chế Clo; Đồng thời cung cấp một số bài tập giúp các em củng cố kiến thức. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo bài giảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 22: Clo (Tiếp theo) - Trường THPT Bình Chánh
- TRƯỜNG THPT BÌNH CHÁNH TỔ HÓA KHỐI 10
- BÀI 22. CLO (Tiếp theo)
- KĨ NĂNG CÂN BẰNG NHANH PHẢN ỨNG OXI HÓA KHỬ DỰA TRÊN SỰ TĂNG GIẢM SỐ OXI HÓA ( TRỌNG TÂM BÀI HỌC) Bài mẫu: 0 0 to +3 -1 2Fe + 3Cl2 2 FeCl3 3 1x2=2 Theo bài mẫu trên, hãy cân bằng nhanh các phản ứng oxi hóa khử sau: a. KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 +H2O b. HNO3 + HCl → NO + Cl2 +H2O c. HClO3 + HCl → Cl2 + H2O d. PbO2 + HCl → PbCl2 + Cl2 + H2O
- Bài 2. Viết các PTPƯ hoàn thành chuỗi sau: Cl2 → NaCl → Cl2→ HCl→ Cl2→ CuCl2 1 2 3 4 5 Hướng dẫn: to 1. Cl2 + 2 Na → 2NaCl Đpdd có màng ngăn 2. 2 NaCl + 2 H2O 2NaOH + H2 + Cl2 3. Cl2 + H2 as 2 HCl to 4. MnO2 + 4 HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O o 5. Cl2 + Cu → CuCl2 t
- Bài 3. Viết phương trình phản ứng chứng minh a. Clo có tính Oxi hóa b. Clo vừa có tính Oxi hóa vừa có tính khử Hướng dẫn. 0 0 +1 -1 a. 2Na + Cl2 to 2 NaCl Chất khử Chất oxi hóa 0 -1 +1 b. Cl2 + H2O HCl + HClO Chất oxi hóa Chất khử Nếu còn thời gian: Nhắc lại các tính chất vật lí, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế và một số bài tập của Clo như sau:
- I – TÍNH CHẤT VẬT LÍ Ở điều kiện thường, clo là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, rất độc, nó phá hoại niêm mạc đường hô hấp. 71 Khí clo nặng gấp 2,5 lần không khí, 29 2,5 ,tan trong nước d Ở 20oC, một thể tích nước hòa tan 2,5 thể tích clo. Dung dịch của khí clo trong nước còn gọi là nước clo có màu vàng nhạt. Khí clo tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzen, etanol, hexan, cacbon tetraclorua
- II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC Clo có độ âm điện lớn (3,16), chỉ đứng sau nguyên tử F (3,98) và O ( 3,44). Vì vậy, trong hợp chất với các nguyên tố này, clo có số oxi hóa dương (+1,+3,+5,+7), còn trong các trường hợp khác, clo có số oxi hóa âm (-1) Khi tham gia phản ứng, nguyên tử clo dễ nhận thêm 1e để trở thành ion clorua Cl- Vì vậy, tính chất hóa học cơ bản của clo là tính oxi hóa mạnh, tính chất này thể hiện qua các phản ứng sau:
- 1. Tác dụng với kim loại Khí clo oxi hóa trực tiếp hầu hết các kim loại tạo ra muối clorua, phản ứng xảy ra ở nhiệt độ thường hoặc không cao lắm, tốc độ nhanh, tỏa nhiều nhiệt. Natri nóng chảy cháy trong khí clo với ngọn lửa sáng chói, tạo ra natri clorua: to 2 Na + Cl2 2NaCl 0 0 to +3 -1 2 Fe + 3Cl2 2 FeCl3 3 2 Hình 5.2. sắt cháy trong khí clo Dây sắt nung đỏ cháy trong khí clo tạo thành khói màu nâu là những hạt sắt(III) Clorua
- Thí nghiệm Cl2 + Cu: to Cu + Cl2 CuCl2 2. Tác dụng với hiđro Ở nhiệt độ thường và trong bóng tối, khí clo hầu như không phản ứng với H2. Khi chiếu sáng hỗn hợp bởi ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng của Mg cháy, phản ứng trên xảy ra nhanh và có thể nổ. Hỗn hợp nổ mạnh nhất khi tỉ lệ giữa hidro và clo là 1 : 1 as H2 + Cl2 2 HCl Như vậy, trong các phản ứng với kim loại và H2, Clo thể hiện tính oxi hóa mạnh.
- 3. Tác dụng với nước Khi tan trong nước, một phần khí clo tác dụng với nước tạo ra hỗn hợp axit clohidric và axit hipoclorơ 0 -1 +1 Cl2 + H2O HCl + HClO Trong phản ứng trên, clo vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử, vì một nguyên tử Cl bị oxi hóa thành Và một nguyên tử Cl bị khử thành Phản ứng trên là phản ứng thuận nghịch do HClO là chất oxi hóa rất mạnh, có thể oxi hóa HCl thành Cl2 và H2O. Vì HClO có tính oxi hóa mạnh nên nước clo có tính tẩy màu
- III. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN Trong tự nhiên, clo có hai dạng đồng vị bền là 35Cl (75,77%) và 37Cl (24,23%), nguyên tử khối trung bình là 35,5. Do hoạt động hóa học mạnh nên clo chỉ tồn tại trong tự nhiên dạng hợp chất, chủ yếu là muối NaCl có trong nước biển và muối mỏ. 1 lit nước biển chứa khoảng 30 gam NaCl (clo chiếm khoảng 2% khối lượng nước biển ) Hợp chất khác của clo cũng phổ biến trong tự nhiên như chất khoáng cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O). HCl cũng có trong dịch vị dạ dày của người và động vật
- IV. Ứng dụng (Tự học có hướng dẫn)
- V. ĐIỀU CHẾ 1. Trong phòng thí nghiệm o t MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O 2KMnO4 + 16 HCl 2 MnCl2 + 2KCl + 5Cl2↑ + 8H2O Hình 5.3. Điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm Với MnO2 cần điều kiện to, Với KMnO4 không cần to. Khí Clo thu được thường lẫn tạp chất là khí HCl và hơi H2O. Để loại bỏ tạp chất, cần dẫn khí clo lần lượt qua các bình rửa khí chứa dung dịch NaCl ( để giữ khí HCl) và chứa H2SO4 đặc ( để giữ hơi nước)
- 2. Sản xuất clo trong công nghiệp Trong công nghiệp, người ta điện phân dung dịch bão hòa NaCl trong nước ( hình 5.4) để sản xuất xút (NaOH), đồng thời thu được Cl2 và H2. Thùng điện phân có màng ngăn cách 2 điện cực để khí clo không Hình 5.4. Sản xuất NaOH và khí Cl2, H2 trong công nghiệp tiếp xúc với dung dịch NaOH đpdd 2 NaCl + 2H2O 2 NaOH + H2↑ + Cl2↑ Có màng ngăn Cực âm Cực dương (catot) (anot) Công ty hóa chất Việt Trì( thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) sử dụng cách này
- BÀI TẬP CỦNG CỐ 1. Trong phòng thí nghiệm khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây ? A. NaCl B. HCl C. KClO3 D. KMnO4 2. Cần dùng bao nhiêu gam KMnO4 và bao nhiêu ml dung dịch axit clohidric 1M để điều chế đủ khí clo tác dụng với sắt, tạo nên 16,25 gam FeCl3 ? Hướng dẫn 16, 25 nFeCl3 0,1mol 162,5 2 Fe 3Cl2 2 FeCl3 0,15 0,1 / mol 2 KMnO4 16 HCl 2 KCl 2MnCl2 5Cl2 8H 2O 0, 06 0, 48 0,15 0, 48 mKMnO4 0, 06.158 9, 48( g ) VddHCl 0, 48(lit ) 480(ml ) 1
- Bài 3. Chọn phát biểu sai A. Trong phản ứng của clo với nước, clo vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử B. Clo tác dụng với sắt sinh ra FeCl2 C. Tính chất hóa học cơ bản của clo là tính oxi hóa mạnh D. Trong công nghiệp, sản xuất clo bằng phương pháp điện phân có màng ngăn dung dịch NaCl
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 16: Luyện tập Liên kết cộng hóa trị - Trường THPT Bình Chánh
17 p | 12 | 7
-
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 10: Luyện tập bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học - Trường THPT Bình Chánh
13 p | 9 | 6
-
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 6: Luyện tập cấu tạo vỏ nguyên tử - Trường THPT Bình Chánh
13 p | 19 | 6
-
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 23: Hiđroclorua, axit clohiđric và muối clorua - Trường THPT Bình Chánh
15 p | 22 | 5
-
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 19: Luyện tập Phản ứng oxi hóa khử - Trường THPT Bình Chánh
18 p | 17 | 5
-
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 4: Cấu tạo vỏ nguyên tử - Trường THPT Bình Chánh
17 p | 16 | 4
-
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 2: Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hóa học - Đồng vị
19 p | 26 | 4
-
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 15: Hóa trị và số oxi hóa - Trường THPT Bình Chánh
18 p | 11 | 4
-
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 9: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Trường THPT Bình Chánh
11 p | 14 | 4
-
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 5: Cấu hình electron nguyên tử - Trường THPT Bình Chánh
21 p | 10 | 4
-
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học - Trường THPT Bình Chánh
20 p | 14 | 4
-
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 22: Clo - Trường THPT Bình Chánh
14 p | 14 | 3
-
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 21: Khái quát về nhóm halogen - Trường THPT Bình Chánh
10 p | 7 | 3
-
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 17: Phản ứng oxi hóa khử - Trường THPT Bình Chánh
20 p | 10 | 3
-
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 13: Liên kết cộng hóa trị - Trường THPT Bình Chánh
22 p | 7 | 3
-
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 12: Liên kết ion - Trường THPT Bình Chánh
22 p | 15 | 3
-
Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Trường THPT Bình Chánh
17 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn