Bài giảng "Hóa học lớp 10 bài 12: Liên kết ion" biên soạn nhằm tìm hiểu về: Sự hình thành ion, cation, anion; Sự hình thành liên kết ion; Đồng thời cung cấp một số bài tập nhằm giúp các em học sinh luyện tập, củng cố kiến thức. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo bài giảng.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng Hóa học lớp 10 bài 12: Liên kết ion - Trường THPT Bình Chánh
- Bài 12
LIÊN KẾT ION
- I. SỰ HÌNH THÀNH ION, CATION, ANION
1. Ion, cation, anion
a) Nguyên tử trung hòa về điện. Khi nguyên tử
nhường hay nhận electron, nó trở thành phần tử
mang điện gọi là ion.
b) Trong các phản ứng hóa học, để đạt cấu hình
electron bền của khí hiếm ( lớp ngoài cùng có 8
electron hay 2 electron ở heli)
Nguyên tử kim loại có khuynh hướng nhường
electron cho nguyên tố khác để hình thàng ion
dương, gọi là cation.
- Thí dụ 1. Nguyên tử Li ( Z = 3)
CHE: 1s2 2s1 hay viết theo lớp ( 2, 1)
Li dễ nhường 1 electron để thành ion dương( Cation Li+ có cấu
hình electron là 1s2
Có thể biểu diễn quá trình trên bằng phương trình sau:
Li → Li+ + 1e
- Thí dụ 2.
Các nguyên tử kim loại , lớp ngoài cùng có 1, 2, 3 electron đều
dễ nhường electron để trỏ thành ion dương.
Na → Na+ + 1e
Mg→ Mg2+ + 2e
Al → Al3+ + 3e
Các cation kim loại được gọi theo tên kim loại.
Thí dụ, Na+ được gọi là cation natri.
- c. Trong các phản ứng hóa học, để đạt cấu hình bền của khí
hiếm, nguyên tử phi kim có khuynh hướng nhận electron từ
nguyên tử các nguyên tố khác trở thành ion âm, gọi là cation.
Thí dụ 1:
Sự tạo thành ion florua( F-) từ nguyên tử F ( Z = 9).
Cấu hình electron của nguyên tử F là 1s22s22p5 hay (2,7)
Lớp ngoài cùng có 7electron, dễ nhận thêm 1electron trở thành
ion âm ( hay anion) florua ( F-), 1s22s22p6 hay (2, 8)
Có thể biểu diễn quá trình trên bằng phương trình sau:
F + 1e → F-
- Thí dụ 2.
Những nguyên tử phi kim lớp ngoài cùng có 5,6,7 electron(
ns2np3, ns2np4, ns2np5) có khả năng nhận thêm 3, 2, hay 1
electron để trở thành ion âm ( hay anion)
Cl + 1e → Cl-
O + 2e → O2-
Các anion phi kim được gọi theo tên gốc axit( trừ O2- được
gọi là anion oxit)
Thí dụ. F- được gọi là anion florua.
- 2. Ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
a) Ion đơn nguyên tử
Là các ion tạo nên từ một nguyên tử
Thí dụ: cation Li+, Na+, Mg2+, Al3+ và cation F-, S2-.
b) Ion đa nguyên tử là những nhóm nguyên tử mang
điện tích dương hay âm
Thí dụ: Cation amoni NH4+, anion hidroxit OH-,
anion sunfat SO42-
- II. SỰ HÌNH THÀNH LIÊN KẾT ION
Xét phản ứng của natri với flo.
Nguyên tử Na (1s22s22p63s1) nhường 1 electron cho nguyên tử
clo (1s22s22p63s23p5) để biến đổi thành cation Na+(1s22s22p6),
đồng thời nguyên tử clo nhận 1 electron của nguyên tử Na để
biến đổi thành anion Cl-(1s22s22p63s23p6)
Có thể biểu diễn quá trình trên như sau:
Na + Cl →Na+ + Cl-
Hai ion được tạo thành mang điện tích trái dấu, hút nhau bằng lực
hút tĩnh điện, tạo nên phân tử NaCl
Na+ + Cl- → NaCl
Liên kết giữa cation Na+ và anion Cl- là liên kết ion
- Vậy, Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện
giữa các ion mang điện tích trái dấu.
- Phản ứng háo học trên có thể được biểu diễn
bằng phương trình sau:
- Lưu ý:
Các kim loại điển hình: K, Na, Ba, Ca.
Các phi kim điển hình: F, Cl, Br, O.
Thông thường, liên kết trong các hợp chất tạo
thành từ kim loại điển hình và phi kim điển hình
là liên kết ion.
- CỦNG CỐ
Câu 1. Liên kết trong tinh NaCl được hình thành là
do:
A. Hai hạt nhân nguyên tử hút electron rất mạnh
B. Mỗi nguyên tử Na và Cl góp chung 1 electron
C. Mỗi nguyên tử đó nhường hoặc thu electron để
trở thành các ion trái dấu hút nhau
D.
Na → Na+ + 1e
Cl + 1e → Cl-
Na + Cl →Na+ + Cl-
- Câu 2. Chất nào sau đây được hình thành từ liên
kết ion ?
A. HCl
B. Cl2
C. KCl
D. CO2
- Câu 3.
Nguyên tử Clo ( Z = 17), cấu hình electron của
ion clorua là ?
A. 1s22s22p63s23p5
B. 1s22s22p63s23p6
C. 1s22s22p63s23p4
D. 1s22s22p63s23p3
- Câu 4.
Khi hình thành liên kết ion, nguyên tử nhường
elctron để trở thành ?
A. Ion âm
B. Anion
C. Cation có số proton không đổi.
D. Ion dương có số proton nhỏ hơn ban đầu.
- Câu 5.
Khi hình thành liên kết ion, nguyên tử nhận
elctron để trở thành ?
A. Ion âm có proton không đổi
B. Anion có proton thay đổi
C. Cation có số proton không đổi
D. Ion dương có số proton nhỏ hơn ban đầu.
- Câu 6.
Bản chất của liên kết ion là lực hút tĩnh điện giữa
A. Các ion mang điện tích trái dấu
B. Các ion mang điện tích cùng dấu
C. Hạt nhân và electron
D. Nguyên tử và ion
- Câu 7.
Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Ion là các phần tử mang điện
B. Ion được hình thành khi nguyên tử nhường
hoặc nhận electron
C. Ion âm còn được gọi là cation
D. Ion đơn nguyên tử được tạo nên từ 1 nguyên
tử
- Câu 8. Cặp nguyên tử nào sau đây có thể hình
thành liên kết ion
A. Ca ( Z = 20) và F ( Z = 9)
B. S ( Z = 16) Và O( Z = 8)
C. H( Z = 1) và Cl ( Z = 17)
D. H( Z = 1) và N ( Z = 14)
- Câu 9.
Giải thích sự hình thành liên kết trong K2O ?