intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài đọc Kinh tế vĩ mô - Bài đọc 1: Sản phẩm thức ăn nhanh: Một bức tranh kinh tế

Chia sẻ: Fff Fff | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

75
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi bạn bước vào một cửa hàng thức ăn nhanh. Bạn có để mắt ngay tới chỗ nào ít người xếp hàng không? Bạn làm gì khi đứng giữa một dãy xếp hàng dài và một bên là một quầy mới mở? Bạn đã bao giờ từng đến một cửa hàng ăn nhanh, nhìn thấy khách đã xếp một hàng rất dài, và sau đó bỏ đi? Đã bao giờ bạn thấy bực mình vì ai đó xếp hàng ngay trước bạn và suy nghĩ chọn đồ ăn rất lâu. Bài đọc này có thể giúp chúng ta hiểu về hành vi người tiêu dùng đối với dòng sản phẩm thức ăn nhanh. Mời tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài đọc Kinh tế vĩ mô - Bài đọc 1: Sản phẩm thức ăn nhanh: Một bức tranh kinh tế

  1. ĐH Công nghiệp Tp.HCM Microeconomics Khoa Thương mại – Du lịch Bài đọc 1 (Chapter 1 - Microeconomics) Sản phẩm thức ăn nhanh: Một bức tranh kinh tế Bức tranh kinh tế có thể giúp chúng ta hiểu về hành vi người tiêu dùng đối với dòng sản phẩm thức ăn nhanh Khi bạn bước vào một cửa hàng thức ăn nhanh. Bạn có để mắt ngay tới chỗ nào ít người xếp hàng không? Bạn làm gì khi đứng giữa một dãy xếp hàng dài và một bên là một quầy mới mở? Bạn đã bao giờ từng đến một cửa hàng ăn nhanh, nhìn thấy khách đã xếp một hàng rất dài, và sau đó bỏ đi? Đã bao giờ bạn thấy bực mình vì ai đó xếp hàng ngay trước bạn và suy nghĩ chọn đồ ăn rất lâu. Sử dụng động lực kinh tế để phân tích hành vi người tiêu dùng sản phẩm thức ăn nhanh là rất phù hợp. Đối tượng khách hàng này đến nhà hàng vì họ mong đợi lợi ích biên thu được từ việc sử dụng sản phẩm thức ăn nhanh sẽ bằng hoặc lớn hơn chi phí biên của nó. Khi đến nhà hàng, khách hàng nhảy ngay vào xếp hàng ở chỗ ít người xếp hàng nhất, mong rằng sẽ giảm chi phí thời gian chờ đợi mua đồ ăn. Đây là hành động có mục đích của người tiêu dùng vì thời gian thì có hạn và họ mong được sử dụng thời gian vào những việc khác hữu ích hơn là đứng xếp hàng. Nếu việc xếp hàng trước một quầy sản phẩm đồ ăn nhanh tốn ít thời gian hơn so với khi xếp hàng ở các quầy sản phẩm khác, một số người tiêu dùng sẽ chuyển sang quầy sản phẩm này. Những khách hàng này cân nhắc giữa chi phí của việc tiết kiệm thời gian khi chuyển sang xếp hàng ở chỗ ít người sao cho không vượt quá chi phí bỏ ra khi phải bỏ vị trí xếp hàng hiện tại. Việc thay đổi chỗ xếp hàng thường sẽ tương xứng với độ dài của dòng người đứng xếp hàng chờ. Sẽ không có sự di chuyển của khách hàng giữa các dãy xếp hàng khi mà tất cả các chỗ xếp hàng chờ mua hàng đều dài như nhau. Khách hàng mua đồ ăn nhanh phải đối mặt với một quyết định nữa liên quan tới lợi ích và chi phí khi nhân viên mở một quầy tính tiền mới. Liệu họ có nên chuyển tới chỗ tính tiền mới hay đứng chờ ở chỗ cũ? Những người chuyển sang xếp hàng ở chỗ mới này cho rằng thời gian tiết kiệm được từ việc di chuyển lớn hơn chi phí thêm vào khi phải chuyển chỗ xếp hàng. Với suy tính như vậy, khách hàng cũng phải cân nhắc họ có thể cần bao nhiêu thời gian để chuyển tới quầy mới so với những người khác có thể cũng đang suy tính như họ (Những ai ngại ngần trong tình huống này sẽ thua!) Các khách hàng đứng chờ mua thức ăn nhanh không có thông tin hoàn hảo. Chẳng hạn, đầu tiên họ không khảo sát xem các sản phẩm sẵn có như thế nào để quyết định cái họ cần là gì trước khi quyết định đứng xếp hàng. Có hai nguyên do cho vấn đề này. Một là, hầu hết các khách hàng sẽ nói với họ “Đó không phải là nghề kinh doanh của mình”, và bởi vậy mà không có thông tin sẵn có khi cần. Thứ hai là, thậm chí ngay cả khi họ có thông tin, số thời giờ cần thiết để thu thập được thông tin đó (chi phí) sẽ vượt quá khoảng thời gian tiết kiệm được khi tìm cho mình sản phẩm vừa ý (lợi ích đạt được). Bởi vì phải mất chi phí mới có được thông tin, nên các khách hàng quen dùng đồ ăn nhanh cũng lựa chọn đồ ăn mà không có thông tin hoàn hảo. Bởi vậy, không phải tất cả các quyết định đưa ra là hoàn hảo như mong đợi. Chẳng hạn, bạn có thể bước vào xếp hàng ở nơi đang có ít người xếp hàng nhưng không biết rằng người phía trước bạn đang đặt mua bánh Hiệu đính: Hồ Văn Dũng 1
  2. ĐH Công nghiệp Tp.HCM Microeconomics Khoa Thương mại – Du lịch hamburgers và thịt chiên cho tận 40 người ăn trên xe buýt chạy đường dài đỗ ở bãi phía sau! Nhưng lúc đó, bạn vẫn nghĩ rằng quyết định chọn nơi ít người xếp hàng là đúng đắn. Thông tin không hoàn hảo cũng giải thích tại sao một số người đến cửa hàng thức ăn nhanh nhìn ngó các đồ ăn rồi quyết định rời đi, đó là do họ cho rằng, chi phí biên (gồm cả chi phí về tiền bạc và thời gian) khi mua được đồ ăn nhanh quá không tương xứng với lợi ích biên. Họ chắc sẽ không lựa chọn nhà hàng đó là điểm đến đầu tiên nếu họ biết rằng có quá nhiều người đang xếp hàng. Nhưng để có được thông tin đó, họ phải thuê người tìm hiểu trinh sát trước có thể thông qua điện thoại, tốn chi phí hơn lợi ích thu được. Cuối cùng, khách hàng phải quyết định chọn mua cái gì khi họ tới quầy. Trong khi lựa chọn, họ lại tiếp tục so sánh các chi phí biên và lợi ích biên để có được sự thoả mãn lớn nhất hoặc tối ưu cho chi phí họ bỏ ra. Các nhà kinh tế học cho rằng điều này đúng đối với hành vi người tiêu dùng tại các cửa hàng ăn nhanh và cũng đúng với hành vi kinh tế nói chung. Đối mặt với hàng loạt sự lựa chọn, người tiêu dùng, công nhân, và cả các doanh nghiệp đều có ý thức so sánh giữa chi phí biên và lợi ích biên để ra quyết định./. Hiệu đính: Hồ Văn Dũng 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2