Bài giảng Bài 1: Học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng sản - ThS. Phạm Văn Khuynh
lượt xem 53
download
Bài giảng "Bài 1: Học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng sản" do ThS. Phạm Văn Khuynh biên soạn cung cấp cho người học các kiến thức: Khái quát quá trình ra đời, phát triển học thuyết Mác-Lênin về Đảng Cộng sản; tư tưởng cơ bản của C, Mác và Ph. Ăngghen về chính đảng độc lập của giai cấp vô sản; những nguyên lý của V. I. Lê nin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bài 1: Học thuyết Mác - Lênin về Đảng Cộng sản - ThS. Phạm Văn Khuynh
- Bài 1. HỌC THUYẾT MÁC LÊNIN VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN. Ths. Phạm Văn Khuynh phamvankhuynh@gmail.com.
- MỤC TIÊU: Hiểu được sự ra đời của Đảng Cộng sản là tất yếu khách quan. Nắm vững những nguyên tắc cơ bản về xây dựng một chính Đảng cách mạng của giai cấp công nhân Nắm được ý nghĩa của học thuyết trong xem xét, đánh giá các Đảng Cộng sản hiện nay trên thế giới. Trên cơ sở đó góp phần vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay.
- NỘI DUNG: I. Khái quát quá trình ra đời, phát triển học thuyết MácLênin về Đảng Cộng sản. II. Tư tưởng cơ bản của C, Mác và Ph. Ăngghen về chính đảng độc lập của giai cấp vô sản. III. Những nguyên lý của V. I. Lê nin về Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. IV. Ý nghĩa của học thuyết MácLênin về Đảng Cộng sản.
- I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN HỌC THUYẾT MÁCLÊNIN VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN.
- 1. C. Mác và Ph. Ăngghen người đầu tiên xây dựng những tư tưởng về Đảng Cộng sản và trực tiếp áp dụng vào công tác xây dựng Đảng. a. Tư tưởng về Đảng Cộng sản được hình thành cùng với quá trình phát triển, hoàn thiện tư tưởng, quan điểm duy vật về lịch sử, về chủ nghĩa cộng sản và về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Hoàn cảnh lịch sử: Giữa thế kỷ XIX, phương thức sản xuất TBCN đã thống trị các nước Tây Âu. Giai cấp tư sản đang đóng vai trò là giai cấp trung tân của thời đại. Mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội tư bản càng trở lên gay gắt, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển mạnh mẽ, tổ chức ngày càng rộng lớn và chặt chẽ, nhiều phong trào đã mang tính quốc tế. Do chưa có lý luận dẫn đường, nên phong trào công nhân chịu ảnh hưởng phong trào của giai cấp tư sản, giai cấp tiểu tư sản và chủ nghĩa xã hội không tưởng.
- Tư tưởng của Mác, Ăng ghen: Từ quan điểm duy tâm, chuyển hẳn sang lập trường duy vật về lịch sử, Mác, Ăng ghen đã chứng minh một cách khoa học về sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự tất thắng của chủ nghĩa cộng sản. “Sư sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau” (Tuyên ngôn của ĐCS). Các ông đã phát hiện và chứng minh một cách khoa học về sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân, là người “đào huyệt” chôn CNTB, xây dựng chế độ xã hội mớichủ nghĩa cộng sản. Các ông còn khẳng định: giai cấp công nhân muốn thực hiện được sứ mệnh lịch sử ấy, điều kiện tiên quyết là
- b. C.Mác và Ph.Ăngghen trực tiếp áp dụng và phát triển những tư tưởng về Đảng Cộng sản vào thực tiễn. Mác, Ăngghen là người sáng lập, lãnh đạo và trực tiếp áp dụng tư tưởng về ĐCS vào ba tổ chức cộng sản quốc tế: Liên Đoàn những người cộng sản (18481852). Hội Liên hiệp công nhân quốc tế Quốc tế I (1864 1872). Quốc tế II (18891914). Sau năm 1895 Ăngghen qua đời, các lãnh tụ Quốc tế II là Becxtanh và Cauxki đã phản bội giai cấp công nhân, biến QT.II thành đảng cơ hội. Phong trào công nhân đã đi vào thoái trào, khủng hoảng vế lý luận.
- 2. V.I. Lênin kế thừa, phát triển những tư tưởng của Mác, Ăngghen về đảng cộng sản trong điều kiện mới. a. Lê nin phê phán kịch liệt các đảng của Quốc tế II, sau Ăngghen qua đời. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, CNTB đã chuyển thành CNĐQ, thời cơ của cách mạng vô sản đang đến gần, nhưng các đảng của QT II đi theo con đường cơ hội chủ nghĩa, đòi xét lại chủ nghĩa Mác, đấu tranh cải lương, từ bỏ các nguyên tắc cơ bản về đảng cộng sản. Nhiệm vụ cấp bách lúc này là phải bảo vệ và phát triển học thuyết của Mác, trong đó có học thuyết về Đảng Cộng sản. Đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, nhằm xây dựng một chính đảng thật sự cách mạng và khoa học theo tư tưởng của Mác.
- b. Lênin kế thừa, phát triển những tư tưởng của Mác, Ăngghen, xây dựng học thuyết về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. - Lê nin kế thừa, phát triển sáng tạo những nguyên lý của Mác, Ăngghen về ĐCS, xây dựng nên học thuyết về đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Lê nin đã áp dụng vào xây dựng Đảng Công nhân dân chủxã hôi Nga, một đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Đảng đã lãnh đạo nhân dân Nga làm nên Cách mạng Tháng Mười vĩ đại, xây dựng nhà nước Xô viết đầu tiên trên thế giới.
- 3. Các Đảng Cộng sản tiếp tục áp dụng, phát triển học thuyết MácLênin về ĐCS trong điều kiện đảng cầm quyền. a. Đảng Cộng sản (b) Nga và ĐCS Liên Xô trước và trong Chiến tranh thế giới lần II. - Sau khi giành chính quyền, Lê nin tiếp tục phát triển học thuyết trong điều kiện Đảng cầm quyền. Những tư tương của Lê nin về đảng cầm quyền là chỉ dẫn quan trọng trong xây dựng Đảng Cộng sản Liên Xô, mà tiền thân là Đảng Cộng sản (b) Nga, sau khi Lê nin qua đời. Đảng Cộng sản Liên Xô đã trở thành một Đảng vững mạnh, lãnh đạo nhân dân Liên Xô đạt được những kỳ tích vĩ đại trong xây dựng CNXH và chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Đại chiến thế giới II, mở đường cho hệ thống XHCN
- b. Đảng Cộng sản Liên Xô và ĐCS các nước XHCN sau Đại chiến thế giới thứ II. Quốc tế Cộng sản (QT III), do Lê nin sáng lập, đã có vai trò to lớn trong sự ra đời của Đảng Cộng sản ở các nước, đặc biệt sau Đại chiến thế giới lần II. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mà trụ cột là Liên Xô, các nước XHCN đã đạt được những kỳ tích rực rỡ trên các lĩnh vực trong suốt gần bốn thập niên. Đầu những năm 80 của thế kỷ XX, các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu tiến hành cải cách, cải tổ. Quá trình đó đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng, Đảng mất vai trò lãnh đạo, dẫn đên sự sụp đổ của của CNXH ở các nước. Hiện nay, cách mạng thế giới đang ở giai đoạn thoái trào, nhưng đi lên chủ nghĩa xã hội là một tất yếu lịch sử của cách mạng thế giới, không thể đảo ngược.
- II. II. T TƯƯ T ƯỞNG C TƯỞ Ơ B NG CƠ ẢN C BẢ N CỦỦA C.MÁC VÀ PH A C.MÁC VÀ P ĂNGGHEN V ĂNGGHEN VỀ Ề CHÍNH Đ CHÍNH ĐẢ ẢNG Đ NG ĐỘỘC L C LẬẬPP C CỦỦA GIAI C ẤP A GIAI CẤ P CÔNG NHÂN. CÔNG NHÂN.
- Anh (chị) hãy cho biết: - “Chính đảng” là gì? - Chính đảng mang bản chất của mọi giai cấp hay của một giai cấp? - Một giai cấp chỉ có một đảng hay có nhiều đảng?
- 1. Giai cấp, đấu tranh giai cấp và chính đảng. a. Đấu tranh giai cấp và đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản và tư sản. Xã hội loài người từ khi phân chia giai cấp, do mâu thuẫn về lợi ích mà sinh ra các cuộc đấu tranh giữa các giai cấp với nhau. “Lịch sử tất cả các xã hội cho đến ngày nay chi là lịch sử đấu tranh giai cấp” (Tuyên ngôn…) Đấu tranh giai cấp diễn ra từ thấp đến cao, từ đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị, đỉnh cao là cuộc cách mạng xã hội, giành quyền lực về tay một giai cấp. Đấu tranh chính trị phát triển đến trình độ nhất định dẫn tới sự ra đời của các chính đảng. Vì vậy, mỗi chính đảng đều mang bản chất của một giai cấp nhất định giai cấp tổ chức
- b. Bản chất của Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản ra đời là một tất yếu trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản. Mục đích của Đảng Cộng sản là lãnh đạo thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Do đó, Đảng mang bản chất của giai cấp công nhân. Bản chất giai cấp công nhân của Đảng thể hiện, Đảng luôn đứng trên lập trường giai cấp công nhân, mọi chủ trương chiến lược, sách lược của đảng luôn xuát phát từ lợi ích của gia cấp công nhân. Nhưng đảng không chỉ đại biểu cho quyền lợi của giai cấp công nhân, mà còn đại biểu cho quyền lợi của nhân dân lao động và dân tộc.
- 2. Đảng Cộng sản ra đời, tồn tại và phát triển là để thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. a. Sứ mệnh lịch sử thế giới của giai cấp công nhân. Mác, Ăng ghen đã luận giải một cách khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản: “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng. Các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp; giai cấp vô sản trái lại, là sản phẩm của nền đại công nghiệp” (Tuyên ngôn…) Cùng qúa trình phát triển sản xuất tư bản, giai cấp tư sản mất dần vai trò cách mạng; ngược lại giai cấp vô sản đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến, cộng sản chủ nghĩa, ngày càng nắm trong tay vai trò cách mạng, quyết định sự phát triển của thời đại mới.
- Mục tiêu chiến đấu của giai cấp vô sản là lật đổ chế độ TBCN, xây dựng xã hội mới, CSCN, xã hội không còn chế độ áp bức, bóc lột. “Mục đích trước mắt của những người cộng sản cũng là mục đích trước mắt của tất cả các đảng vô sản khác: tổ chức những người vô sản thành giai cấp, lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, giai cáp vô sản giành lấy chính quyền” ( Tuyên ngôn của ĐCS) Do thúc đẩy bởi lợi nhuận, giai cấp tư sản mở rộng đầu tư khắp toàn cầu, giai cấp vô sản các nước ra đời cùng với sự mở rộng sản xuất ấy, họ đều có mục tiêu đấu tranh và kẻ thù chung. PTSX TBCN là chế độ bóc lột cuối cùng trong xã hội, vì vậy giai cấp công nhân muốn tự giải phóng mình thì đồng thời phải giải phóng toàn thể những người lao động khác.
- Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử toàn thế giới, vì giải phóng lao động không phải là của một quốc gia dân tộc. Khái niệm về giai cấp tư sản và vô sản (theo Ăng ghen viết năm1888 trong lần tái bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản bằng tiếng Đức): Giai cấp tư sản là những nhà tư bản hiện đại, những người sở hữu TLSX xã hội và sử dụng lao động làm thuê. Giai cấp vô sản là những công nhân làm thuê hiện đại vì mất các TLSX của bản thân nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống.
- Anh (chị) hãy cho biết: - Bản chất (đặc điểm) của giai cấp công nhân?
- b. Giai cấp công nhân chỉ có thể thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình khi tổ chức ra một chính đảng độc lập. Chỉ khi nào giai cấp công nhân tổ chức ra được một chính đảng độc lập thì mới hành động với tư cách là một giai cấp độc lập. Đảng của giai cấp công nhân, vạch ra cương lĩnh, đường lối đúng đắn, tạo cơ sở thống nhất ý chí và hành động, làm cho phong trào đấu tranh của công nhân chuyển từ tự phát lên tự giác. Có chính đảng độc lập, giai cấp công nhân mới thoát khỏi sự lệ thuộc vào hệ tư tưởng tư sản, tư tương tiểu tư sản, chủ nghĩa xã hội không tưởng và các trào lưu phi vô sản khác. Chính đảng độc lập của giai cấp công nhân phải: độc lập
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Xã hội học đại cương: Chương 1 Phần II - ThS. Đỗ Hồng Quân
42 p | 363 | 91
-
Bài giảng Lý luận và nghiệp vụ công tác Đảng - Bài 1: Học thuyết Mác-Lênin về Đảng Cộng sản
39 p | 365 | 61
-
Bài giảng Tâm lí học trẻ em 1
21 p | 383 | 53
-
Bài giảng Quản trị công tác xã hội: Bài 1 - GV. Kim Hoa
48 p | 181 | 48
-
Bài giảng Phần 1.1: Lý thuyết chung về thực hành công tác xã hội
29 p | 317 | 46
-
Bài giảng Tâm lý học lao động: Chương 1 - ThS. Hoàng Thế Hải
12 p | 234 | 41
-
Bài giảng Chương 1: Học thuyết giá trị
20 p | 331 | 39
-
Bài giảng Lý luận phương pháp dạy học Tin học 1: Phần lý thuyết - Chương 2
46 p | 152 | 20
-
Bài giảng học thuyết kinh tế - chương 1
14 p | 229 | 14
-
Bài giảng Tâm lý học quản trị kinh doanh - Bài 1: Tổng quan về Tâm lý học
24 p | 60 | 13
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 1
18 p | 106 | 11
-
Bài giảng Lý thuyết thống kê (Phần 1)
118 p | 47 | 11
-
bài giảng điện đại học công nghệ phần 1
10 p | 110 | 5
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế - Chương 1: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Lịch sử các học thuyết kinh tế
10 p | 47 | 3
-
Bài giảng Xã hội học: Chương 1 - Đặng Hồng Sơn
19 p | 17 | 3
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 1 - Vũ Thị Thu Hương
11 p | 15 | 2
-
Bài giảng Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học: Chương 1 - Trần Lê Nhật Hoàng
21 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn