Bài giảng Bài 3: Quản lý môi trường
lượt xem 4
download
Nội dung bài giảng trình bày các vấn đề chung của quản lý môi trường, các nội dung quản lý môi trường cấp xã, thẩm quyền và trách nhiệm của chính quyền địa phương, đánh giá tác động môi trường và Cam kết bảo vệ môi trường,... Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết của bài giảng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bài 3: Quản lý môi trường
- Bài 3 QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Trình bày: Th.S Cao Tung Sơn Phó Chi cục trưởng CCBVMT L/O/G/O
- Nội dung trình bày 1 Khái quát chung 5 Thông tin và truyền thông 2 Các nội dung quản lý môi trường cấp xã 6 Hương ước, quy ước bảo vệ môi trường Thẩm quyền và trách Ứng phó sự cố, khắc phục ô nhiệm của chính quyền địa nhiễm, xác định thiệt hại môi phương trường Đánh giá tác động môi 4 trường và Cam kết bảo vệ 8 Quản lý chất thải rắn môi trường
- Phần I. Khái quát chung 1 Một số khái niệm 2 Mục tiêu, đối tượng và nguyên tắc chung của công tác quản lý môi trường Các nội dung, chức năng của quản lý Nhà 3 nước về môi trường Tổ chức công tác quản lý nhà nước về môi 4 trường Tổ Mộtchức côg tácquy quản lý nhà phápnước vềquản môi lý 55 số văn bản phạm NN về TN &trường luật về MT liên quan đến cấp xã
- 1. Một số khái niệm Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
- 1. Một số khái niệm Chất gây ô nhiễm là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác. Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
- 1. Một số khái niệm Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
- 2.1 Mục tiêu của công tác bảo vệ MT “Mục “ tiêu của quản lý môi trường là phát triển bền vững, giữ cho được sự cân bằng giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.” - Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường - Sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học Mục tiêu cơ bản Khắc phục ô nhiễm môi trường, trước của công hết là những nơi bị ô nhiễm nghiêm tác BVMT trọng Xây dựng nước ta trở thành một nước có môi trường tốt, có sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, xã hội và môi trường
- 2.2 Đối tượng của công tác bảo vệ MT Theo tính chất của công tác quản lý môi trường có thể phân loại
- 2.2 Đối tượng của công tác bảo vệ MT Mặt khác có thể hiểu đối tượng của quản lý môi trường bao gồm các lĩnh vực quản lý Nhà nước về môi trường: • Nước sạch và vệ sinh môi trường • Bảo vệ đa dạng sinh học; nông thôn; • Quản lý môi trường trong lĩnh vực • Quản lý môi trường đô thị và khu chăn nuôi; công nghiệp; • Thanh tra và xử phạt vi phạm môi • Quản lý môi trường đất ngập nước trường; ven biển; • Kế hoạch hoá công tác bảo vệ môi • Quản lý môi trường các điểm du trường; lịch; • Giáo dục môi trường; • Kiểm soát ô nhiễm; • Truyền thông môi trường; • Quản lý rác thải; • Quản lý xung đột môi trường; • Quản lý chất thải nguy hại; • Quản lý môi trường các dự án di • Quản lý hoá chất bảo vệ thực vật; dân nội bộ. • Kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm;
- 2.3. Các nguyên tác của công tác quản lý MT • Hướng công tác quản lý môi trường tới mục tiêu phát triển bền vững kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường • Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia Nguyên tắc - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư của công tác quản lý • Quản lý môi trường cần được thực hiện MT bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp thích hợp • Phòng chống, ngăn ngừa tai biến và suy thoái môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý môi trường • Người gây ô nhiễm phải trả tiền
- 3. Các nội dung, chức năng của quản lý Nhà nước về môi trường Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, hệ thống tiêu chuẩn môi trường. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường. Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc môi trường. Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường. Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
- 3. Các nội dung, chức năng của quản lý Nhà nước về môi trường (tt) Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường. Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- 4. Tổ chức công tác quản lý nhà nước về môi trường Hệ thống cơ quan quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường Tổng cục Môi trường; Cơ quan quản lý môi trường của các Bộ; Các Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh; Các Chi cục Bảo vệ môi trường các tỉnh, thành phố; Các Phòng Tài nguyên và Môi trường của các thành phố trực thuộc tỉnh, quận, huyện, thị xã.
- 5. Một số văn bản pháp luật về Tài nguyên và môi trường Luật Luật bảo vệ môi trường 2005 Luật Đa dạng sinh học 2008 Nghị định 80/2006/NĐ-CP Nghị định 21/2008/NĐ-CP Nghị định 29/2011/NĐ-CP Nghị định Nghị định 81/2007/NĐ-CP Nghị định 59/2007/NĐ-CP Nghị định 117/2009/NĐ-CP Nghị định 65/2010/NĐ-CP Nghị định 113/2010/NĐ-CP Thông tư 26/2011/TT-BTNMT Thông tư Thông tư 12/2006/TT-BTNMT Thông tư 46/2011/TT-BTNMT
- Phần 2 CÁC NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG CẤP XÃ L/O/G/O
- II. Các nội dung của QLMT cấp xã Nội dung 1. Xây dựng, ban hành quy định, kế hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn quản lý; 2. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quy định, kế hoạch về bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý; 3. Vận động các cộng đồng dân cư, người dân xây dựng hương ước về bảo vệ môi trường hoặc đưa nội dung bảo vệ môi trường vào trong các hương ước của thôn, làng, bản, dòng họ…; 4. Hướng dẫn tiêu chí bảo vệ môi trường trong việc đánh giá, xem xét thôn, làng, xã, gia đình văn hoá; 5. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý; 6. Xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường theo thẩm quyền hoặc báo cáo lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện nếu không thuộc thẩm quyền của mình;
- II. Các nội dung của QLMT cấp xã (tt) Nội dung 7. Hoà giải các tranh chấp về môi trường hoặc liên quan đến môi trường giữa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; 8. Quản lý các hoạt động bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh môi trường của thôn, làng, bản, tổ dân phố và tổ chức tự quản trên địa bàn. 9. Ban hành quy định về hoạt động của các tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường trên địa bàn và tạo điều kiện để các tổ chức này hoạt động có hiệu quả; 10. Tổ chức tiếp nhận, đăng ký và cấp giấy xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường theo ủy quyền của UBND cấp huyện. 11. Có ý kiến bằng văn bản đối với các dự án được xây dựng, triển khai thực hiện trên địa bàn khi được chủ dự án hỏi ý kiến (đồng ý hay không đồng ý việc đặt dự án và giải pháp bảo vệ môi trường);
- II. Các nội dung của QLMT cấp xã (tt) Nội dung 12. Có quyền yêu cầu, khiếu nại, kiến nghị về bảo vệ môi trường đến các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt các dự án, hoạt động trên địa bàn; 13. Bố trí khu vực để tập kết chất thải rắn từ các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn; 14. Thống kê, lữu giữ số liệu về môi trường của địa phương mình và có quyền yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải có bản cam kết bảo vệ môi trường cung cấp thông tin về môi trường của các cơ sở đó; 15. Yêu cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn đối thoại về môi trường hoặc chủ trì đối thoại về môi trường theo yêu cầu của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân liên quan hoặc theo đơn thư khiếu nại của tổ chức, cá nhân liên quan;
- II. Các nội dung của QLMT cấp xã (tt) Nội dung 16. Công khai với nhân dân các thông tin sau: hiện trạng môi trường, bản cam kết đã được đăng ký, khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường, nơi tập kết chất thải rắn; 17. Huy động khẩn cấp nhân lực, vật lực và phương tiện để ứng phó kịp thời khi sự cố môi trường xảy ra trên địa bàn; Trường hợp vượt quá khả năng ứng phó, Uỷ ban nhân dân cấp xã thì phải kịp thời báo cáo cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện để kịp thời huy động địa phương, tổ chức khác tham gia ứng phó.
- Phần 3 THẨM QUYỀN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG L/O/G/O
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản lý môi trường ( TS Đinh Thị Hải Vân) - Chương 3
80 p | 375 | 90
-
Bài giảng Quan trắc môi trường - Chương 3: Quan trắc môi trường nước
33 p | 1263 | 76
-
Bài giảng Sức khỏe môi trường: Chương 3 - ThS. Trần Thị Tuyết Hạnh
60 p | 332 | 75
-
Bài giảng Quản trắc môi trường
125 p | 213 | 60
-
Bài giảng Quản lý môi trường: Chương 3
67 p | 175 | 52
-
Bài giảng Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước do nước thải: Chuyên đề 3 - Quản lý, giám sát và quan trắc tài nguyên - môi trường nước, nước thải
73 p | 208 | 37
-
Bài giảng Kinh tế và quản lý môi trường: Chương 3 - Nguyễn Quang Hồng
106 p | 163 | 25
-
Bài giảng Quản lý chất lượng môi trường trong nuôi trồng thủy sản: Phần 2
152 p | 137 | 21
-
Bài giảng Kinh tế và Quản lý môi trường: Chương 3 - PGS.TS Lê Thu Hoa
20 p | 109 | 18
-
Bài giảng Kinh tế và quản lý môi trường: Chương 5 - Nguyễn Hoàng Nam (Hệ 3 tín chỉ)
23 p | 122 | 18
-
Bài giảng Kinh tế và quản lý môi trường: Chuyên đề 3 - TS. Lê Thu Hoa
70 p | 166 | 17
-
Bài giảng Bài 3: Phát triển bền vững
25 p | 124 | 15
-
Bài giảng Kinh tế và quản lý môi trường: Chương 3 - Nguyễn Hoàng Nam (Hệ 3 tín chỉ)
24 p | 99 | 6
-
Bài giảng Môi trường và ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp: Chương 3 - PGS. TS. Cao Trường Sơn
71 p | 11 | 2
-
Bài giảng Sản xuất sạch hơn: Chương 3 - Cao Trường Sơn
45 p | 8 | 2
-
Bài giảng Quản lý môi trường: Chương 3 - Nguyễn Viết Thành
20 p | 4 | 1
-
Bài giảng Lý thuyết xác suất: Chương 3 - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
94 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn