intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bảo hiểm: Chương 4 - ThS. Cao Tuấn Linh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Bảo hiểm: Chương 4 - Tính phí sản phẩm bảo hiểm" trình bày những nội dung chính như sau: Tổng quan về phí bảo hiểm; tính phí sản phẩm bảo hiểm; thanh toán giá trị giải ước; trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bảo hiểm: Chương 4 - ThS. Cao Tuấn Linh

  1. Chương 4 TÍNH PHÍ SẢN PHẨM BẢO HIỂM
  2. 4.1 Tổng quan về phí bảo hiểm Phí bảo hiểm Người mua bảo hiểm Nhà bảo hiểm Cam kết thanh toán Sự kiện bảo hiểm XẢY RA KHÔNG XẢY RA Chi trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng Không hoàn trả phí bảo hiểm Không hoàn trả phí bảo hiểm Mô hình hóa một quan hệ bảo hiểm
  3. 4.1.1 Khái niệm phí bảo hiểm Theo Khoản 11, Điều 3, Chương 1 của Luật Kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10: “Phí bảo hiểm là khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”.
  4. 4.1.2 Cấu tạo của phí bảo hiểm Phí bảo Phí bảo Phụ phí hiểm gộp hiểm thuần bảo hiểm Là khoản phí được Là khoản phí được Là khoản phí cần tính toán sẵn và công ty bảo hiểm thiết để công ty được thông báo dùng để thanh bảo hiểm đảm bảo cho khách hàng toán cho khách cho các khoản chi trước khi khách hàng khi xảy ra sự trong hoạt động hàng chấp nhận ký kiện bảo hiểm. nghiệp vụ bảo hợp đồng. hiểm.
  5. 4.1.3 Nguyên tắc chung trong tính phí bảo hiểm CHI PHÍ THU NHẬP Chi phí nguyên-nhiên-vật liệu Doanh thu bán hàng Chi phí thuê máy móc, nhà xưởng Doanh thu khác… Chi phí nhân công… “Chu trình kinh doanh thuận” của doanh nghiệp thông thường CHI PHÍ THU NHẬP Chi trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự Phí bảo hiểm kiện bảo hiểm “Chu trình kinh doanh nghịch” của doanh nghiệp bảo hiểm
  6. Hai nguyên tắc nền tảng được áp dụng trong quá trình tính phí bảo hiểm: - Nguyên tắc cân bằng: Tổng phí bảo hiểm thu được phải cân bằng với tổng số tiền bảo hiểm mà công ty bảo hiểm phải chi trả, bồi thường trong tương lai khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời hạn của hợp đồng. - Nguyên tắc thận trọng: Phí bảo hiểm phải được xác định là mức phí phù hợp nhất, nghĩa là phí không được quá cao nhưng cũng không được quá thấp.
  7. 4.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm Pháp luật Chính sách Các nhân kinh doanh của Lạm phát tố ảnh nhà bảo hiểm hưởng đến Số tiền phụ phí bảo hiểm Các yếu tố bảo hiểm Dân số kinh tế vĩ mô Các nhân tố ảnh Tăng trưởng Thời hạn hưởng đến kinh tế và bảo hiểm phí bảo lãi suất hiểm thuần Mức độ Tác động của rủi ro ( nhân khoa học thọ & phi công nghệ nhân thọ)
  8. 4.2 Tính phí sản phẩm bảo hiểm 4.2.1 Tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ Phí toàn phần Phí thuần Phí hoạt động Phí bảo Hoa hồng đại lý, hiểm thuần chi phí kiểm tra y đóng 1 lần & tế, chi phí thu phí Phí bảo bảo hiểm, chi phí hiểm thuần quản lý,… đóng định kỳ.
  9. 4.2.2 Tính phí sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ * Bảo hiểm vật chất xe cơ giới Bao gồm 2 yếu tố: Tỷ lệ phí bảo hiểm & Số tiền bảo hiểm - Tỷ lệ phí bảo hiểm: Được hiểu là tỷ lệ phần trăm hoặc phần nghìn của số phí phải đóng so với số tiền bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm thường tính phí dựa trên phương pháp tính phí theo hạng/ nhóm.
  10. + Bước 1: Xác định tần số xe gặp rủi ro bằng cách lấy tổng số xe gặp tai nạn phải bồi thường chia cho tổng số xe tham gia bảo hiểm trong cùng thời gian. + Bước 2: Dựa trên số liệu thống kê theo nhóm xe, xác định giá trị xe được bảo hiểm bình quân và giá trị tổn thất bình quân một xe trong nhóm xe khảo sát. + Bước 3: Xác định mức phí thuần và tỷ lệ phí thuần trên một đầu xe được bảo hiểm trong năm. + Bước 4: Xác định tỷ lệ phí gộp tính trên một đầu xe trong một năm, thông qua công thức: Tỷ lệ phí gộp = Tỷ lệ phí thuần / (1 - Tỷ lệ phụ phí).
  11. - Số tiền bảo hiểm: Biểu hiện mức độ nghiêm trọng cho tổn thất, là giới hạn mức trách nhiệm mà công ty bảo hiểm phải chi trả cho người tham gia bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu - Giá trị khấu hao Phí bảo hiểm = Tỷ lệ phí bảo hiểm x Số tiền bảo hiểm
  12. 4.3 Thanh toán giá trị giải ước Giá trị giải ước của hợp đồng bảo hiểm là số tiền xác định được chi trả lại cho người nắm giữ hợp đồng vào thời điểm hợp đồng bị hủy bỏ. Việc giải ước phụ thuộc vào bản chất của hợp đồng và độ dài thời gian của đóng phí.
  13. Giá trị giải ước = Giá trị dự trữ - Chi phí giải ước * Giá trị dự trữ: Mặc dù giá trị giải ước được lấy bất kỳ thời điểm nào trong năm nhưng để đơn giản, thời điểm tính toán là cuối năm giải ước: Giá trị dự trữ cuối năm = Giá trị dự trữ đầu năm + Phí bảo hiểm thu trong năm + Lãi đầu tư thu trong năm - Chi phí bảo hiểm. ** Giá trị dự trữ đầu năm = Giá trị dự trữ cuối năm liền trước. ** Phí bảo hiểm thu trong năm: Là số phí định kỳ mà người tham gia bảo hiểm đóng hằng năm. ** Lãi đầu tư thu trong năm = (Giá trị dự trữ đầu năm + Phí bảo hiểm thu trong năm) x Lãi suất đầu tư dự kiến. ** Chi phí bảo hiểm = (Giá trị hợp đồng - Giá trị dự trữ đầu năm) x Tỷ lệ tử vong hằng năm. * Chí phí giải ước: Là những chí phí và thiệt hại xuất hiện khi hợp đồng hủy bỏ trước hạn.
  14. 4.4 Trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm 4.4.1 Khái niệm dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm Là khỏan tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết. 4.4.2 Các phương pháp trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm * Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP.
  15. * Dự phòng phí chưa được hưởng: - Trích lập theo tỷ lệ phần trăm của tổng phí bảo hiểm. - Trích lập theo hệ số 1/24 của thời hạn hợp đồng bảo hiểm. - Trích lập dự phòng phí theo từng ngày. * Dự phòng bồi thường: - Trích lập dự phòng bồi thường theo hồ sơ yêu cầu đòi bồi thường. - Trích lập dự phòng bồi thường theo hệ số phát sinh bồi thường. * Dự phòng các dao động lớn về tổn thất: - Trích lập dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất. - Sử dụng dự phòng bồi thường cho các dao động lớn về tổn thất.
  16. * Dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 46/2007/NĐ-CP và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp xác nhận. - Dự phòng toán học. - Dự phòng đảm bảo cân đối. Mức trích lập 1% từ lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cho đến khi quỹ dự phòng này bằng 5% phí bảo hiểm thu được trong năm tài chính của doanh nghiệp.
  17. CÂU HỎI CHƯƠNG 4 1. Phân tích các yếu tố đánh giá rủi ro trước khi phát hành hợp đồng bảo hiểm nhân thọ? 2. Phí gộp là gì? Trình bày các bộ phận cấu thành nên phí gộp? 3. Phân tích các nguyên tắc chung trong định phí bảo hiểm nhân thọ? 4. Trình bày cơ sở tính phí dự phòng và phương pháp tính phí dự phòng toán học cho nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2