intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Các tiêu chí sử dụng để thẩm định Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo qui định của Luật Bảo vệ môi trường - Lê Hoàng Lan

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:17

131
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Các tiêu chí sử dụng để thẩm định Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo qui định của Luật Bảo vệ môi trường giúp các bạn nêu lên những nội dung thẩm định về báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) như hồ sơ báo cáo ĐMC, căn cứ pháp luật và kỹ thuật để thực hiện ĐMC, mối liên kết giữa ĐMC và quá trình xây dựng CQK,... Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Các tiêu chí sử dụng để thẩm định Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo qui định của Luật Bảo vệ môi trường - Lê Hoàng Lan

  1. Các tiêu chí sử dụng để thẩm định  Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược  theo qui định của Luật Bảo vệ môi trường Lê Hoàng Lan 1
  2. Ghi chú về việc xây dựng và  sử dụng các tiêu  chí  Các tiêu chí thẩm định cụ thể trong mỗi nhóm tiêu chí được  kết cấu và thể hiện dưới dạng từng câu hỏi: “ Có hay  Không ?” dựa vào những yêu cầu đặt ra đối với báo cáo đánh  giá môi trường chiến lược(ĐMC) theo quy định của pháp luật  về BVMT và các quy định liên quan khác. Mục đích là để kiểm  tra xem báo cáo ĐMC có thực hiện đầy đủ các nội dung và yêu  cầu do pháp luật quy định hay không  Nếu câu trả lời là “Không” thì người thẩm định phải yêu cầu  chủ dự án bổ sung, chỉnh sửa, làm rõ  Nếu câu trả lời là “Có” thì người thẩm định phải tiếp tục xem  xét, đánh giá về mức độ đúng đắn, chính xác, thỏa đáng ... của  vấn đề đặt ra 2
  3. Nội dung thẩm định 1. Hồ sơ báo cáo ĐMC 2. Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật để thực hiện ĐMC 3. Mối liên kết giữa ĐMC và quá trình xây dựng CQK  4. Xác định phạm vi ĐMC 5. Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi đối với CQK  6. Các phương pháp được sử dụng để tiến hành ĐMC 7. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế ­ xã hội, môi trường có liên quan  đến CQK 8. Đánh giá, so sánh các phương án phát triển của CQK 9. Đánh giá tác động cộng hưởng và tác động tích lũy 10. Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện và chương  trình giám sát môi trường 11. Tham vấn các bên liên quan 12. Cấu trúc, sự rõ ràng và độ tin cậy của báo cáo ĐMC 3
  4. Hồ sơ báo cáo ĐMC  Hồ sơ đề nghị thẩm định định báo cáo ĐMC được gửi đến  có phải là của chủ dự án (cơ quan được giao nhiệm vụ xây  dựng CQK) không ?  Chủng loại hồ sơ, số lượng của từng loại hồ sơ đề nghị  thẩm định báo cáo ĐMC có được thực hiện đúng theo quy  định hiện hành không  Từng loại hồ sơ đề nghị thẩm định có được thực hiện đúng  theo mẫu quy định hiện hành không ? 4
  5. Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật để thực hiện  ĐMC  Có liệt kê được tất cả các văn bản pháp luật của Việt Nam  có liên quan đến ĐMC này không ?  Có liệt kê được các văn bản kỹ thuật trong và ngoài nước   được sử dụng để tiến hành ĐMC đối với CQK này không ? 5
  6. Mối liên kết giữa ĐMC và quá trình xây dựng  CQK  Có mô tả được mối liên kết giữa các bước của ĐMC với  các bước xây dựng CQK không ?  Có đưa ra được sơ đồ/biểu đồ minh hoạ mối liên kết giữa  các bước ĐMC và các bước CQK này không ? 6
  7. Xác định phạm vi ĐMC  Có xác định và mô tả được rõ ràng phạm vi của ĐMC  (phạm vi tác động đến môi trường của CQK) ở tại vùng  CQK và ở các vùng kế cận với vùng CQK không ?  Có bản đồ, sơ đồ, hình vẽ … minh họa rõ ràng về phạm vi  của ĐMC đã được xác định không ? 7
  8. Xác định các vấn đề môi trường cốt lõi  Có xác định được các vấn đề môi trường cốt lõi đối với CQK cụ  thể này không ?  Có mô tả được diễn biến của các vấn đề môi trường cốt lõi đã  được xác định này trong quá khứ (trước khi xây dựng CQK)  không ?  Có mô tả được diễn biến của các vấn đề môi trường cốt lõi đã  được xác định này trong trường hợp không triển khai CQK  (Phương án 0) không ?  Có mô tả được diễn biến của các vấn đề môi trường cốt lõi đã  được xác định này trong trường hợp triển khai CQK (Phương án  CÓ) không ?  Diễn biến của các vấn đề môi trường cốt lõi trong quá khứ, trong  Phương án 0 và trong Phương án CÓ nêu trên có được thể hiện  bằng các biểu đồ/sơ đồ/hình vẽ minh họa không ? 8
  9. Các phương pháp được sử dụng để tiến hành  ĐMC  Có liệt kê được rõ ràng, chính xác tất cả các phương pháp ĐMC  và các phương pháp khác (thu thập số liệu, điều tra, khảo sát, thí  nghiệm, thử nghiệm … ) đã được sử dụng để tiến hành ĐMC  đối với CQK cụ thể này không ?  Có những phương pháp nào được liệt kê nhưng không được sừ  dụng đối với ĐMC này không ? Hoặc ngược lại, có những  phương pháp không được liệt kê nhưng lại được sừ dụng đối với   ĐMC này không ?  Có đánh giá được về sự phù hợp của các phương pháp đã sử  dụng để tiến hành ĐMC đối với loại hình CQK cụ thể này không  ?  Có đánh giá được về sự phù hợp của các phương pháp đã sử  dụng để tiến hành ĐMC trên cơ sở của các nguồn tài liệu và dữ  9 liệu sẵn có đã được liệt kê (như Mục 9) không ?
  10. Các điều kiện tự nhiên, kinh tế ­ xã hội, môi  trường có liên quan đến CQK  Có mô tả được rõ ràng những điều kiện về tự nhiên (địa lý,  địa chất, khí tượng ­ thuỷ văn) là những đối tượng có khả  năng bị tác động bởi CQK ở trong vùng CQK và vùng kế  cận với vùng CQK không ?  Có mô tả được rõ ràng những thành phần môi trường (đất,  nước, không khí, sinh học và các thành phần khác) là những  đối tượng có khả năng bị tác động bởi CQK ở trong vùng  CQK và vùng kế cận với vùng CQK không ?  Có mô tả được rõ ràng những tất cả những hoạt động kinh  tế ­ xã hội là những đối tượng có khả năng bị tác động bởi  CQK ở trong vùng CQK và vùng kế cận với vùng CQK  không ? 10
  11. Đánh giá, so sánh các phương án phát triển của  CQK Trong trường hợp CQK có các phương án phát triển khác  nhau, có đánh giá, so sánh và đề xuất được một phương án  tối ưu hoặc có xếp được thứ tự ưu tiên về việc lựa chọn  các phương án dưới góc độ ĐMC trường không ? 11
  12. Đánh giá các tác động cộng hưởng và tác động tích  lũy  Có đánh giá được tác động cộng hưởng và tác động tích lũy  khi thực hiện CQK không ?  Trường hợp không thể đánh giá được tác động tích lũy theo  quy định thì có nêu ra được lý do và có đề xuất hoặc kiến  nghị gì không ? 12
  13. Các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu, cải thiện  Có đề xuất được rõ ràng các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu,  cải thiện đối với những diễn biến xấu về môi trường xảy ra  trong quá trình triển khai CQK không ?  Có đưa ra được những định hướng cho công tác ĐTM đối với các  dự án đầu tư ở giai đoạn tiếp theo của CQK không (trong quá  trình triển khai CQK) ?  Có đưa ra được các đề xuất về điều chỉnh, tối ưu hóa đối với các  vấn đề sau đây không ? Nếu không thì có nêu rõ được lý do  không?  Các mục tiêu, định hướng và phương án phát triển  Các phương án tổng hợp về tổ chức kinh tế, xã hội, quy hoạch phát  triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch sử dụng đất  Các giải pháp, phương án tổ chức thực hiện CQK  Các dự án thành phần, hoạt động cụ thể  Có mô tả được các đề xuất thay đổi đối với các CQK khác có  liên quan không ? Nếu không thì có nêu được lý do và có đề xuất  13 hoặc kiến nghị gì không ?
  14. Tham vấn các bên liên quan  Có mô tả được rằng, việc tổ chức tham vấn các bên liên  quan đã được thực hiện ở những bước cụ thể nào của quá  trình ĐMC không ?   Có nêu được mục đích tham vấn các bên liên quan ở từng  bước cụ thể của quá trình ĐMC không ?  Có nêu được đối tượng tham vấn ở từng bước cụ thể của  quá trình ĐMC không ?  Có nêu được phương pháp tham vấn ở từng bước cụ thể  của quá trình ĐMC không ?  Có nêu được kết quả tham vấn ở từng bước cụ thể của quá  trình ĐMC không ?  Có nêu được về sự tiếp thu của chủ dự án đối với các ý  kiến đóng góp của các bên liên quan không ? 14
  15. Cấu trúc, sự rõ ràng và độ tin cậy của báo cáo ĐMC  (1)  Cấu trúc và nội dung của Báo cáo ĐMC có tuân thủ các quy  định của pháp luật hiện hành không ?   Báo cáo ĐMC có rõ ràng, đi thẳng vào các kết quả và các  vấn đề đánh giá phục vụ cho việc xem xét ra quyết định  CQK không ?  Báo cáo ĐMC có tránh được cách hành văn bằng các ngôn  ngữ phức tạp, khó hiểu không ?  Báo cáo ĐMC có giải thích được về các phát hiện chủ yếu  và có nêu bật được những vấn đề còn để mở cần tiếp tục  xem xét trong quá trình ra quyết định và thực hiện CQK  không ? 15
  16. Cấu trúc, sự rõ ràng và độ tin cậy của báo cáo ĐMC  (2)  Báo cáo ĐMC có trình bày (có thể ở các phụ lục) tất cả các số liệu phân tích được tiến hành trong quá trình thực hiện ĐMC đề có thể kiểm tra không ?  Trong báo cáo ĐMC có các bản đồ, sơ đồ và các hình thức đồ hoạ khác để minh hoạ cho các sự kiện phát hiện được và cho các đánh giá đã tiến hành không ?  Trong báo cáo ĐMC có nêu rõ được về mức độ tin cậy của các thông tin, dữ liệu sử dụng phục vụ cho việc tiến hành ĐMC của CQK không ?  Trong báo cáo ĐMC có nêu rõ được về mức độ tin cậy/phù hợp của các phương pháp được sử dụng để tiến hành ĐMC?  Trong báo cáo ĐMC có nêu rõ được về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá môi trường đã thực hiện đối với CQK không? 16
  17. Cảm ơn quý vị đã lắng nghe! 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2