intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chẩn đoán bệnh thú y: Phần 2 - ĐH Huế

Chia sẻ: Kien Kien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:60

207
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nối phần 1 "Bài giảng Chẩn đoán bệnh thú y: Phần 2" sẽ trình bày nội dung thông qua các chương sau: chương 7 xét nghiệm máu, chương 8 khám hệ hô hấp, chương 9 khám hệ tiêu hóa. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm kiến thức cần thiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chẩn đoán bệnh thú y: Phần 2 - ĐH Huế

  1. CHƯƠNG VII XÉT NGHIỆM MÁU (Blood assay) Tóm tắt chương Chương này được trình bày trong 19 trang tương ứng 7 tiết giảng, với các nội dung chính sau đây Phương pháp lấy máu. Xét nghiệm lý tính của máu. Tốc độ huyết trầm (Sedimentation rate). Sức kháng của hồng cầu Hoá nghiệm máu. - Huyết sắc tố (hemoglobin). - Độ dự trữ kiềm. - Sắc tố mật trong máu, trong huyết thanh. - Xác định công thức bạch cầu. Mục tiêu của chương Mục tiêu của chương là cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản nhất về hệ máu, các bệnh liên quan đến hệ máu và cách làm một số chỉ tiêu sinh lý máu phục vụ cho công tác chẩn đoán. Nội dung của chương Máu là dung môi sống của cơ thể. Máu vận chuyển chất dinh dưỡng từ gan, ruột đi nuôi cơ thể. Máu vận chuyển oxygen, hemoglobin, hormon; máu sinh ra chất miễn dịch chống lại vi khuẩn, độc tố của vi khuẩn... Máu sinh ra nhiệt và toả nhiệt làm thân nhiệt ổn định. Khi các tổ chức hay các khí quan trong cơ thể thay đổi thì máu và thành phần của máu đều có những thay đổi tương ứng. Vì vậy người ta xét nghiệm các chỉ tiêu này để nhận biết tình trạng chung của cơ thể. Xét nghiệm máu theo các nội dung sau: Thành phần vật lý của máu. Thành phần hoá học của máu. Số lượng và hình thái của bạch cầu, huyết sắc tố. I. Phương pháp lấy máu. Thường kiểm tra về số lượng hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc tố, hemoglobin và phân loại bạch cầu. Tuỳ theo bệnh mà xét nghiệm sâu hơn về mặt nào đó. Tuỳ theo mục đích xét nghiệm mà có những phương pháp lấy máu khác nhau. Máu cần ít thì lấy ở tĩnh mạch rìa tai. Nếu xét nghiệm thành phần sinh hoá của máu thì lấy ở tĩnh mạch cổ. Ngựa, trâu, bò, dê, cừu, hươu, nai lấy máu ở tĩnh mạch cổ. 55
  2. Lợn, chó, mèo, chồn, cáo, hổ, báo, sư tử thì lấy máu ở tĩnh mạch khoeo chân. Gia cầm lấy máu ở tĩnh mạch cánh. Lưu ý: Máu ở những nơi khác nhau trên cơ thể con vật sẽ có thành phần máu khác nhau. Nếu lấy huyết tương thì phải dùng chất chống đông máu. Natri citrat (Na3C6H5O7): 0,002g / ml máu. Hoặc là dùng công thức sau: Amon oxalat 1,2 g Kali oxalat 0,8 g Aq.dest 100 ml. Hoà tan đều với nhau, dùng 0,25 ml chống đông cho 5 ml máu. II. Xét nghiệm lý tính của máu. 1. Màu của máu. Cho vào ống nghiệm rồi đưa lên quan sát dưới ánh sáng mặt trời (máu tốt có màu đỏ tươi. Màu của máu đỏ nhiều phản ánh số lượng hemoglobin nhiều. Nếu máu bầm đen là do trong máu thiếu oxy, thừa carbonic. Đây là tính chất để phân biệt những bệnh bại huyết, những bệnh do vi khuẩn, do độc tố của vi khuẩn gây ra. Nếu máu có màu nhạt: số lượng hồng cầu, huyết sắc tố ít. Nếu máu có màu trắng: bệnh máu trắng (Leucosis). Máu có màu hồng: bệnh dung huyết. 2. Thời gian chảy máu và tốc độ máu đông. Thời gian chảy máu. Dùng chiếc kim nhỏ chích máu ở tĩnh mạch tai, sau 30 giây dùng mẩu giấy đen thấm lên giọt máu 1 lần. Máu trên giấy đen mỗi lần thấm vệt máu nhỏ lại, lúc máu không chảy nữa thì không xuất hiện vệt máu. Tính số giọt máu nhân với khoảng cách thời gian sẽ biết được thời gian máu chảy. Thời gian máu chảy = Số giọt máu × Khoảng cách thời gian Nếu lượng tiểu cầu trong máu giảm thì thời gian chảy máu sẽ kéo dài. Nếu bị huyết ban thời gian chảy máu có thể kéo dài 20-30 phút. Tốc độ máu đông. Chích một giọt máu cho lên phiến kính, ghi lại thời gian. Sau đó cứ 30 giây lấy đầu của một chiếc kim vạch lên giọt máu đến lúc nào giọt máu xuất hiện sợi tơ nhỏ (tơ huyết: fibrine) thì đó chính là thời gian máu đông. Ngựa thời gian máu đông là 10 phút; trâu, bò: 5-6 phút; chó: 10 phút. 3. Độ vón của máu. 56
  3. Lấy 10ml máu cho vào ống nghiệm đã tẩy sạch mỡ, đường kính ống nghiệm là 13 - 17mm. Để ở nhiệt độ 15 - 180C trong 1 giờ; sau đó quan sát. Ghi thời gian máu bắt đầu vón cho đến khi máu vón hoàn toàn. Bình thường, ngựa từ 1 - 3 giờ máu bắt đầu vón, 12 - 18 giờ máu bắt đầu vón hoàn toàn; trâu bò thì chậm hơn. Để qua đêm rồi hút toàn bộ huyết thanh ở phần trên rồi tính tỷ lệ huyết thanh với toàn bộ máu, tỷ lệ đó gọi là chỉ số máu vón. Với ngựa khoẻ, chỉ số bình quân là 0.5. Tốc độ máu vón quyết định ở lượng tiểu cầu và thành phần hoá học của máu. Độ vón máu chậm thường thấy ở các bênh viêm phổi - màng phổi truyền nhiễm, bệnh huyết ban ở ngựa, thiếu máu truyền nhiễm ngựa. Bệnh huyết bào tử trùng thì máu không vón. 4. Độ nhớt của máu. Độ nhớt của máu là chỉ số ma sát của máu lúc chảy trong ống nhỏ có ôn độ và áp lực nhất định. Tốc độ máu chảy và độ nhớt máu tỷ lệ nghịch với nhau. Phương pháp đo: dùng 1 ống thuỷ tinh có ghi vạch cm, đầu tiên hút máu vào và dốc ngược ống để máu chảy trong ống; ghi lại khoảng cách máu chảy được trong một khoảng thời gian nào đó. Sau đó làm như vậy với nước. Tỷ lệ giữa khoảng cách máu chảy và nước chảy là độ nhớt của máu. Độ nhớt cảu máu phụ thuộc vào số lượng các thành phần hữu hình trong máu và còn liên quan mật thiết đến hàm lượng hemoglobin, CO2, protit trong huyết tương và các muối. Lúc số hồng cầu, hemoglobin, protit và lượng các muối tăng lên thì độ nhớt của máu tăng lên rõ rệt; gặp trong bệnh viêm màng phổi, viêm phổi, các bệnh gây sốt, ỉa chảy. Độ nhớt của máu giảm thấy trong các trường hợp thiếu máu của lợn, bệnh suy dinh dưỡng. 5. Tỷ trọng của máu. Tỷ trọng máu của gia súc thường vào khoảng 1,05 - 1,06. Tỷ trọng này lớn nhỏ phụ thuộc vào lượng hồng huyết cầu, hemoglobin và các thành phần trong huyết tương quết định. Phương pháp đo: thường dùng dung dịch CuSO4. Máu hoặc huyết tương trong dung dịch có nồng độ cao thấp khác nhau sẽ hình thành một lớp đồng protit bao bọc ở ngoài, bao lấy những giọt huyết tương hoặc toàn máu. Tỷ trọng của dung dịch mà trong đó những giọt máu trôi lơ lửng cũng là tỷ trọng của máu. Tỷ trọng bình thường của máu gia súc: Loài vật Trâu, bò Dê Cừu Ngựa Lợn Chó Thỏ Gà Tỷ trọng 1.050 1.049 1.043 1.050 1.051 1.050 1.054 1.048 Ý nghĩa chẩn đoán: Tỷ trọng máu tăng trong các bệnh làm cho máu đặc lại như ra mồ hôi quá nhiều, ỉa chảy nặng, đa niệu, báng nước; tỷ trọng của máu thấp trong các quá trình viêm thẩm xuất, các bệnh thiếu máu, hoàng đản do dung huyết. 57
  4. III. Tốc độ huyết trầm (Sedimentation rate). Độ nhớt của máu phụ thuộc vào số lượng những thành phần hữu hình trong máu và còn liên quan mật thiết đến hàm lượng hemoglobin, CO2, protit trong huyết tương và các muối. Khi số lượng hồng cầu, hemoglobin, protit và muối tăng lên thì độ nhớt máu tăng; như trong bệnh viêm màng phổi, viêm phổi, viêm màng bụng, các bệnh gây sốt, các trường hợp mất nước. Độ nhớt máu giảm trong các trường hợp suy dinh dưỡng, thiếu máu. Tốc độ huyết trầm là tốc độ hồng cầu lắng trong huyết tương. Các yếu tố ảnh hưởng: - Lượng Fibrinogen. Lượng fibrinogen trong huyết tương có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ huyết trầm, lượng fibrinogen càng nhiều thì tốc độ huyết trầm càng nhanh. Như trong viêm tương mạc, chức năng của gan hoạt động mạnh, fibrinogen nhiều dẫn đến tốc độ huyết trầm tăng. Nếu chức năng hoạt động của gan giảm thì tốc độ huyết trầm giảm. - Tỷ lệ Albumine và Globuline. Albumine mang điện âm (-), Globuline mang điện dương (+). Globuline tăng: hồng cầu dễ kết chuỗi, tốc độ huyết trầm tăng. Đây cũng là lý do giải thích trong các bệnh truyền nhiễm thì tốc độ huyết trầm tăng. Albumine tăng: hồng cầu khó kết chuỗi, tốc độ huyết trầm giảm. - Lượng Cholesterol - Hàm lượng muối trong máu Tốc độ huyết trầm còn phụ thuộc vào lượng fibrine. Lượng fibrin nhiều thì lắng nhanh, ít lắng chậm. - Phụ thuộc vào tỷ trọng của hồng cầu: tuỳ theo từng giống loài động vật. - Phụ thuộc vào nhiệt độ: mùa hè tốc độ huyết trầm nhanh hơn mùa đông. 2. Các dụng cụ để đo tốc độ huyết trầm. - Ống Panchenkop: ống dài 172 mm, đường kính bên trong 1 mm. Hay dùng ống này vì nó tốn ít máu. - Ống Westergren: ống dài 30 cm, đường kính trong 2,5 mm, dung tích 1 ml, mặt bên của ống có vạch 1- 200 vạch. Dùng 12 ống và 1 giá. - Ống Nevodop: ống chia 100 vạch, chiều dài 170 mm, đường kính trong 90 mm, dung tích 10 ml. 3. Cách đo tốc độ huyết trầm. Phương pháp Nevodop. Ống chia 100 vạch đều nhau, đường kính trong lòng ống 90 mm, chiều dài ống 170 mm, ở trên có nút cao su. Mặt phải của ống vạch từ 12 đến 14 vạch là chỉ số triệu của hồng cầu. Mặt bên trái của ống vạch từ 20 đến 125 vạch là chỉ số % của hemoglobin. 58
  5. Cách làm: Cho vào ống 0,02 ml Natri oxalat (hoặc Natri citrat), sau đó cho máu chảy vào đến vạch 0. Bịt kín ống đảo nhẹ 15 - 20 lần để cho máu và chất chống đông trộn đều vào nhau, phải thấm cho hết bọt khí. Để dựng ống Nevodop vào giá ống nghiệm, quan sát 15 phút, 35 phút, 45 phút, 60 phút. Cuối cùng lấy số bình quân. Biết được tốc độ huyết trầm (lắng máu) để chẩn đoán bệnh cho con vật. Tất cả các bệnh truyền nhiễm, các bệnh có sốt cao, những bệnh gây thiếu máu thì tốc độ huyết trầm tăng. Phương pháp Westergren: cho 1ml NaHCO3 3,8% và 4ml máu trộn đều. Mỗi ống hút máu đến vạch 0, đặt thẳng đứng vào giá và quan sát sau 15, 30, 45, 60 phút cho đến 24 giờ sau đó ghi lại số liệu trên. Phương pháp Panchenkốp: ưu điểm của phương pháp này là lượng máu nhỏ. Ống Panchenkốp dài 172 mm, đường kính trong bằng 1mm, chia 100 vạch cách nhau 1mm. Ở vạch 50 có khắc chữ P, vạch 100 khắc chữ K. Cách làm: hút Natri xitrat 5% vào vạch P, sau đó thổi ra ống nghiệm nhỏ (13 x 100 ml). Cũng dùng ống đó hút máu đến vạch K rồi thổi máu vào ống nghiệm đựng chất kháng đông trên, làm hai lần, rồi trộn đều. Sau đó hút máu đã trộn đều vào đến vạch 1100 rồi dựng ngược ống vào giá và quan sát. Thường lấy số liệu sau 1 giờ. Tốc độ huyết trầm nhanh thấy trong các bệnh sau: các bệnh truyền nhiễm và các bệnh phát sốt; bệnh thiếu máu truyền nhiễm của ngựa, bệnh huyết ban. Tốc độ huyết trầm giảm trong các bệnh: xoắn ruột, viêm màng não, viêm não truyền nhiễm của ngựa, các bệnh làm cho máu đặc. Tốc độ huyết trầm của động vật khác nhau rất lớn: Ngựa có tốc độ huyết trầm nhanh nhất, trâu, bò, dê, cừu có tốc độ huyết trầm chậm nhất. IV. Sức kháng của hồng cầu Trong dung dịch nước muối sinh lý 0,85% hình thái hồng cầu không thay đổi. Nếu tăng nồng độ nước muối lên thì hồng cầu sẽ teo lại do nước trong hồng cầu chui ra ngoài hồng cầu. Nếu nồng độ nước muối giảm 0,6%; 0,4%; 0,3% thì nước ở bên ngoài sẽ chui vào hồng cầu làm hồng cầu trương to và hồng cầu sẽ bị vỡ. Nồng độ nước muối 0,3% thì hồng cầu sẽ bị vỡ hết. Sức kháng tối thiểu của hồng cầu (minimal resistance) là nồng độ muối Natri chlorur (NaCl) làm cho một hồng cầu bắt đầu vỡ. Sức kháng tối đa của hồng cầu (maximal resistance) là nồng độ muối Natri chlorur (NaCl) làm cho hồng cầu vỡ hoàn toàn. Phương pháp đo: dùng nước muối 1% pha loãng với nồng độ khác nhau như sau: 59
  6. Các 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. ống NaCl 1.4 1.36 1.32 1.28 1.24 1.20 1.16 1.12 1.08 1.04 1% Nước 0.6 0.64 0.68 0.72 0.76 0.80 0.84 0.88 0.92 0.96 cất Nồng 0.7 0.68 0.66 0.64 0.62 0.60 0.58 0.56 0.54 0.52 độ Các 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 21 ống 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 0. . NaCl 1.0 0.96 0.92 0.88 0.84 0.8 0.76 0.72 0.68 0.64 0.60 1% Nước 1.0 1.04 1.08 1.12 1.16 1.2 1.24 1.21 1.32 1.36 1.40 cất Nồng 0.5 0.48 0.46 0.44 0.42 0.4 0.78 0.36 0.34 0.32 0.30 độ Dùng ống hút cho vào mỗi ống trên một giọt máu đã cho chất chống đông; trộn đều, để 15 - 20 phút, ly tâm. Quan sát kết quả. Ở ống hồng cầu bắt đầu vỡ có màu vàng, hồng cầu lắng dưới đáy. Đó là sức kháng hồng cầu tối thiểu. Ống có dung dịch màu đỏ, không có hồng cầu lắng ở đáy gọi là sức đề kháng tối đa. Ý nghĩ chẩn đoán: Người ta cho rằng, hồng cầu non có bề mặt ngoài không ổn định, dễ bị phá vỡ với nồng độ muối thấp. Còn hồng cầu già, màng bán thấm ổn định hơn. Vì vậy mà nếu trong máu có nhiều hồng cầu tức là quá trình tái sinh của cơ quan tạo máu làm việc khoẻ và sức kháng của hồng cầu thấp và ngược lại. Ngoài ra, sức kháng hồng cầu còn liên quan đến nồng độ các muối trong máu, trạng thái của hồng cầu, đặc biệt là các loại mỡ. Sức kháng hồng cầu thấp gặp trong các bệnh gây dung huyết, thiếu máu; sức kháng hồng cầu cao khi chức năng của tuỷ xương bị suy nhược, hoàng đản do tắc ống mật, khi bị bỏng. V. Hoá nghiệm máu. 1. Huyết sắc tố (hemoglobin). Định lượng huyết sắc tố trong máu là để chẩn đoán các trường hợp thiếu máu. Phương pháp đo: Dùng huyết sắc kế Shali. Cấu tạo của huyết sắc kế Shali gồm ống đo ở giữa, 2 ống mẫu hai bên. Ống mẫu màu vàng nâu tương đương với dung dịch hemoglobin 1%. 60
  7. Ống xác định hình tròn, trên có 2 cột khắc độ: cột 1 chỉ số gam hemoglobin có trong 100ml máu; cột 2 chỉ số phần trăm (%) haemoglobin. Nguyên lý: haemoglobin + acid chlohydric (HCl) tạo ra acid haematin có màu nâu. Màu nâu này tỷ lệ thuận với lượng hemoglobin có trong máu. Cho dung dịch HCl 1% vào ống đo đến vạch số 10, dùng ống hút hút máu đến vạch 20. Lấy bông lau sạch máu ngoài ống hút, cho ống hút xuống tận đáy ống đo, thổi nhẹ cho máu chảy ra. Nên hút lên thổi xuống nhiều lần để rửa sạch máu trong ống hút rồi trộn đều. Để yên 10 phút, pha loãng với nước cất đến lúc nào màu của ống đo và màu của ống mẫu bằng nhau thì dừng lại, Đọc kết quả: đọc số gam trên ống đo đó là số gam hemoglobin trong 100ml máu. Lưu ý: cho acid chlohydric vào ít nhất phải đợi 10 phút rồi mới pha loãng so màu, vì quá sớm sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Sau khi cho acid chlohydric vào 1 phút thì chỉ 75% hemoglobin chuyển thành acid hematin, sau 5 phút thì có 85%, sau 2 giờ đồng hồ mới được 100%. Nếu ánh sáng mặt trời không đủ (hay làm thí nghiệm vào ban đêm) thì có thể so màu bằng đèn điện. Sau mỗi lần đo nên dùng nước cất để rửa sạch ống đo. Có thể định lượng hemoglobin qua định lượng sắt (Fe) trong máu toàn phần. Kết quả định lượng sắt (tính bằng mg) chia cho 3,35 sẽ cho lượng gam hemoglobin trong 100ml máu, bởi vì hàm lượng sắt trong hemoglobin chiếm 0,335%. Hàm lượng Hemoglobin trong 100ml máu của gia súc bình thường Số phần trăm Số gr hemoglobin Loài vật Phạm vi thay đổi (bình quân) trong 100 ml máu Bò 65 56 - 74 11 Cừu 68 54 - 80 11.6 Dê 63 45 - 81 10.7 Trâu 49 28 - 70 8.3 Nghé 57 36 - 78 9.6 La, lừa 90 66 - 414 15.2 ngựa 80 50 - 110 13.6 Lợn 67 55 - 79 10.2 Chó 80 65 - 95 13.6 mèo 65 47 - 83 11 61
  8. Thỏ 69 51 - 87 11.7 Gà 75 51 - 99 12.7 Để phân biệt lượng hemoglobin cao hay thấp trong các trường hợp thiếu máu người ta thường dùng khái niệm chỉ số hemoglobin. Lượng Hb bệnh súc Số lượng hồng cầu bệnh súc Chỉ số Hb = : Lượng Hb trung bình của g/s khỏe Số lượng Hb trung bình của g/s khỏe Bình thường chỉ số này là 1 hoặc gần bằng 1 (0,8 -1,2). Nếu chỉ số này lớn hơn 1 thì gọi là huyết sắc tố cao, nếu chỉ số này nhỏ hơn 1 thì gọi là huyết sắc tố thấp. Lượng hemoglobin nhiều hay ít phụ thuộc vào tuổi, tính biệt, thức ăn, và các điều kiện nuôi dưỡng khác. Lượng hemoglobin tăng (Pleochromin) gặp trong các bệnh gây mất nhiều nước; các bệnh gây thẩm xuất, thẩm lậu; con vật bị ngộ độc cấp tính; Lượng hemoglobin giảm (Oliochromemia) gặp trong các bệnh gây thiếu máu. Lượng hemoglobin giảm do hàm lượng hemoglobin trong hồng cầu giảm, cũng có thể do lượng hồng cầu giảm, hoặc có thể do cả hai. 2. Độ dự trữ kiềm. 2.1. Phương pháp Nevodop. Thuốc thử: HCl 0,01 N NaOH 0,1 N. Phenolthalein 1%. Tiến hành: Dùng 2 ống nghiệm có nút cao su đậy kín miệng, cho vào mỗi ống 10 ml HCl 0,01N: 1 ống làm kiểm nghiệm; 1 ống làm đối chứng. Lấy máu ở tĩnh mạch tai, cho vào ống nghiệm 0,2ml, đậy kín, lắc đều. Có thể bảo quan 2 - 3 ngày trong phòng thí nghiệm. Khi chuẩn độ thì đổ ra cốc thuỷ tinh. Dùng ống hút loại 1ml hoặc ống nhỏ (Buret) hút dung dịch NaOH 0,1N để chuẩn độ, vừa nhỏ vừa lắc đến khi vẩn đục thì thôi (ví dụ hết 6 ml NaOH 0,1 N. Ống đối chứng: nhỏ 1-2 giọt Phenolthalein 1% rồi chuẩn độ như trên bằng NaOH 0,1N cho đến khi xuất hiện màu đỏ nhạt thì dừng lại (ví dụ hết a ml NaOH 0,1 N). Tính: x = ( a − b ) × 20 × 100 (Trong ống đối chứng không có máu, 10 ml HCl 0,01 N vẫn còn nguyên và được chuẩn độ hết bằng a ml NaOH 0,1N ) 62
  9. x: lượng kiềm có trong 100 ml máu- mg%. a: lượng ml NaOH 0,1N đã chuẩn độ ống đối chứng b: lượng ml NaOH 0,1 N đã chuẩn độ ống xét nghiệm. Ví dụ: chuẩn độ ống đối chứng hết 1ml NaOH 0,1N; ống xét nghiệm hết 0,69ml NaOH 0,1N thì kết quả được tính như sau: (1 − 0.69) × 20 × 100 = 620mg % Trong ống xét nghiệm cũng lượng HCl như trên nhưng đã bị số kiềm trong 0,2 ml máu trung hoà bớt, số còn lại được chuẩn độ hết b ml NaOH 0,1N. Vậy hiệu số (a - b) chính là số ml NaOH 0,1N tương đương với số kiềm có trong 0,2 ml máu đưa ra xét nghiệm. 1 ml NaOH 0,1N có 4 mg NaOH. Do đó số kiềm có trong 0,2ml máu là: ( a − b) × 4mg Vậy số kiềm trong 100 ml máu là: 100 x = ( a − b) × 4 × = ( a − b ) × 20 × 100 0.2 Với phương pháp này có thể chẩn đoán được các bệnh bệnh ỉa chảy mất nhiều nước; bệnh bại liệt của bò sau khi đẻ; chứng Cetol huyết; viêm thận. Các bệnh này thường làm cho độ dự trữ kiềm giảm. Khi tiếp Natri chlorur (NaCl) cho bệnh súc cần chú ý bổ sung thêm kiềm. 3. Sắc tố mật trong máu, trong huyết thanh. Bilirubin trong máu tăng: con vật sẽ bị hoàng đản. Nếu hemoglobin tăng: do các bệnh gây tan máu. Trong máu tăng hemobilirubin và cholebilirubin là do tổn thương ở gan. Trong máu chỉ có cholebilirubin tăng là do tắc ống dẫn mật. Muốn biết rõ các trường hợp này thì phải định lượng. Tất cả các phản ứng đó đều dựa vào nguyên tắc phản ứng Ehrlich. Nguyên lý: Bilirubin+ dung dịch Diazo tạo ra azobilirubin màu hồng. Nếu bilirubin tự do thì phải được hoà tan trong dung môi hữu cơ (thường dùng cồn 900 hoặc dung dịch ure benzoat Natri. Dung dịch diazo + huyết thanh sau một phút xảy ra phản ứng, thì đó gọi là phản ứng trực tiếp (bilirubin kết hợp). Sau đó cho ra dung dịch hoà tan bilirubin tự do vào, phản ứng sẽ diễn ra tiếp tục. Đó là phản ứng của bilirubin tổng số (trực tiếp + gián tiếp). 3.1. Phản ứng Vandenberg. Mục đích của phản ứng nhằm biết được trong huyết thanh có bilrubin trực tiếp không, phản ứng trực tiếp âm hay dương tính, bilirubin gián tiếp có nhiều hơn bình thường không, phản ứng gián tiếp rõ hay âm tính. Thuốc thử a) Dung dịch Ehrlich Ehrlich 1: 63
  10. Acid sulfanilic: 1g Acid chlohydric (d=1,19): 15 ml Nước cất vừa đủ: 1.000 ml Erhlich 2: Natri nitric (NaNO2): 0,5 g Nước cất vừa đủ: 100 ml. Lấy 10 ml dung dịch Ehrlich (1) trộn với 0,3 ml dung dịch Ehrlich (2) để tạo ra dung dịch Diazo đưa vào phản ứng. b) Cồn 95º Tiến hành: Phản ứng trực tiếp: cho 2 ml huyết thanh vào ống nghiệm, nhỏ từ từ theo thành ống 0,5 ml dung dịch Diazo lên trên huyết thanh. Nếu chỗ tiếp xúc có màu hồng, tím là phản ứng trực tiếp dương tính. Nếu sau 10 -15 phút phản ứng mới xuất hiện là phản ứng trực tiếp chậm (còn gọi là phản ứng lưỡng tính). Nếu sau 15 phút không xuất hiện là phản ứng trực tiếp âm tính. Tiếp tục cho vào ống nghiệm thêm 5 ml cồn 95º, khuấy đều nếu xuất hiện màu hồng là phản ứng gián tiếp dương tính. Ý nghĩa chẩn đoán: Với gia súc khoẻ, phản ứng trực tiếp âm tính, phản ứng gián tiếp tuỳ theo loài gia súc có thể âm tính hay dương tính. Đối với bò, phản ứng gián tiếp âm tính không rõ, nhưng ngựa lại phản ứng gián tiếp dương tính rất rõ. Phản ứng trực tiếp dương tính: những bệnh gây tắc ống mật (bệnh ngoài gan). Phản ứng trực tiếp âm tính, phản ứng gián tiếp dương tính rõ là những bệnh phá hoại máu hàng loạt. Phản ứng trực tiếp chậm (phản ứng lưỡng tính): những bệnh gây tổn thương ở gan. 3.2. Phản ứng Boknchut. Mục đích của phản ứng là định lượng bilirubin trong huyết thanh. Thuốc thử: a) Dung dịch Ehrlich Ehrlich (1): Acid sulfuric: 1g; Acid chlohydric (d=1,19): 200ml. Ehrlich (2): Natri nitrit (NaNO2): 0,5%. Khi dùng lấy 10ml dung dịch Ehrlich (1) hoà với 0,5ml dung dịch Ehrlich (2). Cách làm. 64
  11. Lấy 6 ống nghiệm loại nhỏ, đánh số từ 1 đến 6. Trừ ống số 1, các ống khác cho vào 0,5 ml nước muối sinh lý. Từ ống số 1 đến ống số 2 cho vào mỗi ống 0,5 ml huyết thanh, trộn đều huyết thanh với nước sinh lý, ở ống số 2, hút 0,5ml cho sang ống số 3. Trộn đều ống số 3, hút 0,5 ml cho sang ống số 4. Cứ như vậy cho đến ống số 6. Đến ống số 6 hút 0,5 ml bỏ đi. Như vậy các ống được pha loãng như sau: Ống số 1 2 3 4 5 6 Độ pha loãng 1 2 4 8 16 32 Tiếp tục cho vào mỗi ống 0,5 ml dung dịch Diazo, trộn đều. Nếu ống nào có màu hồng: phản ứng trực tiếp. Sau 15 phút mà không thấy có phản ứng thì cho vào mỗi ống 0,5 ml cồn 90º, trộn đều. Nếu có màu hồng xuất hiện: phản ứng gián tiếp. Cách tính: Lấy độ pha loãng của ống xuất hiện màu hồng đầu tiên nhân với 0,016. (Đó là số Bilirubin trong 1ml dung dịch đủ để có phản ứng với Diazo) nhân tiếp với 100, trừ đi số mg% Bilirubin. Ống thứ 2 xuất hiện màu hồng đầu tiên: 0,016 x 2 x 100 = 3,2 mg%. Với huyết thanh của trâu, bò, lợn lượng Bilirubin trong đó rất ít nên phản ứng gián tiếp yếu. Với huyết thanh của ngựa thì phản ứng gián tiếp rất rõ, nếu ngựa có chửa thì phản ứng trực tiếp cũng rất rõ. Hàm lượng Bilirubin tăng trong các bệnh sau: bệnh huyết bào tử trùng; bệnh viêm não tuỷ truyền nhiễm; trúng độc SO2; huyết ban. Trong bệnh viêm phổi thuỳ (Pneumonia crouposa) lượng Bilirubin trong huyết thanh có khi lên đến 4 mg%. 4. Các thành phần hữu hình của máu. 4.1. Số lượng hồng cầu. Mỗi loài động vật có số lượng hồng cầu ngoại vi, sau đó nó bị phá vỡ và được bổ sung bằng hồng cầu non. Tuỳ theo loài vật, tuổi của nó, tính trạng của nó, dinh dưỡng, vùng sinh thái nó sinh sống mà số lượng hồng cầu có khác nhau. Số lượng hồng cầu tăng rất ít trong các bệnh làm cho cơ thể bị mất nhiều nước, ra nhiều mồ hôi, sốt cao, ỉa chảy nặng... Số lượng hồng cầu biểu thị tình trạng sức khoẻ, tình trạng dinh dưỡng của con vật. Dung dịch để đếm hồng cầu: Dung dịch 1: Natri chlorur: 0,6 g Natri citrat: 1,0 g trộn đều, quấy cho tan rồi lọc Formol 36 %: 1 ml Nước cất vừa đủ: 97,4 ml 65
  12. Dung dịch Hayem: Natri chlorur: 1,0 g Na2SO4.10 H2O: 5,0 g trộn đều, quấy cho tan, lọc. Cho một vài giọt eosin 2% để dung dịch có HgCl: 0,5 g màu hồng dễ phân biệt Nước cất vừa đủ: 200 ml Dung dịch 3: Natri chlorur: 7,0 g Natri citrat: 5,0 g Kali chlorua (KCl): 0,2 g MgSO4: 0,04 g Nước cất vừa đủ: 100 ml Dụng cụ để đếm hồng cầu: ống hút Thoma, buồng đếm Neubauer hoặc Goriaep. Buồng đếm Neubauer có 2 buồng hai bên. Mỗi buồng có kích thước 3 x 3mm phân thành 9 ô lớn. Mỗi ô hình vuông kích thước 1 x 1mm = 1 mm2. Bốn ô lớn ở góc có vạch chia ra 16 ô trung bình dùng để đếm bạch cầu. Ô lớn ở chính giữa chia ra 25 ô trung bình, mỗi ô trung bình lại chia ra 16 ô nhỏ. Đếm hồng cầu ở 5 ô trung bình (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở chính giữa). Buồng đếm có độ dày 1/ 10mm, lúc đậy Lamen mỗi ô lớn tạo thành hộp thể tích 1/ 10mm3. Dùng ống hút Thomas, hút máu đến vạch 0,5, hút dung dịch pha loãng đến vạch 101. Như vậy chúng ta có độ pha loãng 200 lần. Lấy ống cao su ra rồi dùng ngón tay bịt 2 đầu, đảo nhẹ cho máu trộn thật đều với dung dịch pha loãng. Bỏ đi 1- 2 giọt đầu, cho dung dịch trên vào buồng đếm, đậy Lamen lên buồng đếm; đợi vài phút cho hồng cầu lắng xuống rồi đếm. Phương pháp đếm và cách tính: Mỗi ô có 4 cạnh, chú ý những hồng cầu nằm trên 4 cạnh thì chỉ đếm ở 2 cạnh. Gọi số hồng cầu ở 5 ô trung bình là M. thì số hồng cầu trong 1 mm3 là: M × 25 × 10 × 200 = M × 10000 5 Số lượng hồng cầu bình thường Số lượng hồng cầu (triệu/mm3 máu) Loài động vật Trung bình Tối thiểu Tối đa Ngựa 8.5 5.5 11.5 Bò 6.0 4.5 7.5 66
  13. Trâu 6.0 3.2 8.7 La, Lừa 13.6 10.6 16.6 Cừu 9.4 7.6 11.2 Dê 13.1 8.0 18.2 Lợn 5.7 3.4 7.9 Chó 6.5 5.6 7.4 Mèo 7.4 6.6 9.4 Thỏ 6.0 3.9 8.1 Gà 3.5 2.5 5.0 Vịt 3.0 2.0 3.7 Khi có bệnh, hồng cầu có thể tăng hoặc giảm. Hồng cầu tăng thường ít thấy. Nguyên nhân là các bệnh làm cho cơ thể mất nước như ỉa chảy nặng, ra nhiều mồ hôi, lồng xoắn ruột ở ngựa. Số lượng hồng cầu giảm trong các bệnh thiếu máu, bệnh làm cho hồng cầu bị vỡ nhiều, viêm phổi thuỳ, trúng độc, ký sinh trùng đường máu. 4.2. Số lượng bạch cầu (Leucocyte). Dung dịch pha loãng. Acid acetic 2 ml. Nước cất (Aq.dest) 98 ml Vài giọt Bleu methylen 0,1 % để nhuộm xanh dung dịch. Dụng cụ đếm bạch cầu. Ống hút bạch cầu nhỏ hơn ống hút hồng cầu, trong ống hút bạch cầu có bi màu xanh. Buồng đếm như buồng đếm hồng cầu. Phương pháp đếm và cách tính. Hút máu đến vạch 0,5. Hút dung dịch pha loãng đến vạch 11; pha loãng 20 lần. Đếm 4 ô lớn ở 4 góc. Gọi N là số bạch cầu 4 ô lớn ở 4 góc. Vậy số bạch cầu trong 1 mm3 là: N × 10 × 20 = N × 50 4 Bạch cầu tăng trong các bệnh truyền nhiễm, trong các bệnh dẫn đến nhiễm trùng, trong các ổ áp xe (Abscessus) 67
  14. Bạch cầu giảm trong các bệnh do virus, các bệnh thiếu máu ác tính, trúng độc do hoá chất. 4.3. Số lượng tiểu cầu (Thrombocyte). Trong máu có ít tiểu cầu thì khi con vật bị chảy máu: máu sẽ rất khó đông. Dung dịch để đếm tiểu cầu. MgSO4 14%. Dung dịch cố định: HgCl2: 0,1 g Axit acetic đặc: 6 giọt Cồn 960: 10 ml Thuốc nhuộm Giemsa hoặc Wright Cách đếm. Chích 1 giọt máu ở tai, cho 1 giọt MgSO4 14% vào trộn đều. Phiết kính và để khô trong không khí. Có thể nhuộm bằng thuốc nhuộm Wright hoặc cố định như trên rồi nhuộm Giemsa. Đếm dưới vật kính dầu. Đếm 1.000 hồng cầu xem có được bao nhiêu tiểu cầu. Ví dụ: Có M tiểu cầu, thì số lượng tiểu cầu trong 1 mm3 máu là: M × Số lượng hồng cầu trong 1mm3 máu 1000 Số tiểu cầu của gia súc khoẻ: Số tiểu cầu Số tiểu cầu Loài động vật Loài động vật (nghìn/mm3 máu) (nghìn/mm3 máu) Ngựa 250 - 600 Bò 260 - 700 Trâu 220 - 380 Dê 540 - 1000 Cừu 270 - 510 Lạc đà 360 - 790 La 240 - 400 Lừa 300 - 500 Lợn 180 - 300 Chó 190 - 570 Mèo 100 - 700 Thỏ 120 - 480 Gà 22 - 41 Vịt 70 - 120 4.4. Huyết cầu của gia cầm. Hồng cầu và tiểu cầu của gia cầm đều có nhân nên phương pháp đếm không giống của gia súc khác. a) Đếm gián tiếp. 68
  15. Dùng ống hút của hồng cầu hút máu đến vạch 0,5. Hút nước muối sinh lý đến vạch 101, độ pha loãng 200 lần. Đếm theo cách đếm hồng cầu. Đếm tổng số huyết cầu có trong 1mm3 máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu). Phiết kính máu, nhuộm và tính tỷ lệ hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu của 1.000 huyết cầu đếm được trong kính hiển vi. Từ tỷ lệ này suy ra số lượng các loại huyết cầu có trong 1 mm3 máu. Ví dụ: tổng số huyết cầu có trong 1mm3 máu là 3.200.000. Trong 1.000 huyết cầu có 982 hồng cầu, có 7 bạch cầu, có 11 tiểu cầu, thì số hồng cầu là: 982 × 3.200.000 1000 Số lượng bạch cầu là: 7 × 3.200.000 1000 Số lượng tiểu cầu là: 11 × 3.200.000 1000 5. Hình thái hồng huyết cầu 5.1. Phiết kính và nhuộm tiêu bản Cần thao tác cẩn thận vì nếu làm không chính xác thì kết quả sẽ sai khác. Nếu phiết kính để xem hình thái hồng cầu thì phải làm tiêu bản máu rất mỏng. Nếu để phân loại bạch cầu thì dày hơn một ít và phiến kính phải trung tính (bằng cách ngâm phiến kính vào nước xà phòng đun sôi). Sau khi đã phiết kính, để cố định hình thái huyết cầu cần ngâm tiêu bản máu vào các dung dịch sau: Trong cồn Methanol 15 phút. Trong cồn Ethanol tuyệt đối 10 - 20 phút. Trong cồn Ethanol + Ether ethylic (lượng bằng nhau) 10 - 20 phút. Trong Acetol + Methanol (lượng bằng nhau) 5 phút Sau khi đã cố định xong, tiến hành nhuộm màu bằng thuốc nhuộm Wright hoặc thuốc nhuộm Giemsa. Phương pháp nhuộm giemsa: Đánh số thứ tự tiêu bản để khỏi lẫn Cố định bằng cồn Methanol trong 5 phút Nhỏ thuốc nhuộm và để 15 - 30 phút Rửa nước, để khô và xem dưới vật kính dầu 5.2. Hình thái hồng huyết cầu. Hồng cầu là thành phần chủ yếu của máu. Hồng cầu của đa số động vật có vú có hình đĩa, không nhân, hai bên dày, nhuộm màu đậm, ở giữa mỏng, bắt màu nhạt. Hồng cầu lạc đà hình quả trứng. Hồng cầu gia cầm có nhân. 69
  16. Bình thường trên tiêu bản nhuộm, hồng cầu có màu đỏ nhạt, xung quanh đậm, giữa nhạt. Sự thay đổi về hình thái của hồng cầu: - Về mặt nhuộm màu: + Hồng cầu nhạt màu: hồng cầu nhạt màu trong kính hiển vi là một vệt mờ, nhuộm không rõ, là do hồng cầu quá ít; gặp trong bệnh thiếu máu, thiếu huyết sắc tố. + Hồng cầu quá đậm: do huyết sắc tố bám vào quá nhiều hoặc do hồng cầu vỡ nhiều hay có thể do hồng cầu quá lớn. + Hồng cầu đa sắc: ngoài hồng cầu có màu đỏ bình thường còn thấy những loại bắt màu hơi ánh xanh hoặc hơi đen. Những hồng cầu này chính là những tế bào non do nhân và bào tương thành thục không đều nhau, lúc nhân đã bị tiêu, nhưng trong bào tương vẫn còn lại những hạt ái kiềm. Đó là hiện tượng chức năng tái sinh hồng cầu của tuỷ xương hoạt động mạnh. + Hồng cầu to, nhỏ không đều: trong tiêu bản có thể có những hồng cầu rất to, 8 -12 à, có loại rất nhỏ chỉ vài à. sở dĩ như vậy là do những bệnh ở tuỷ xương, do thiếu vitamin B 12. + Hồng cầu dị hình: hồng cầu dị hình có hình dạng hơi dài hay có hình lưỡi liềm, có những hồng cầu bị vỡ cho ra hình ngôi sao do các bệnh phá vỡ nhiều hồng cầu gây ra. + Hồng cầu có nhân: hồng cầu có nhân là những hồng cầu non là trong các trường hợp thiếu máu nặng. + Hồng cầu có hạt: trong nguyên sinh chất của nó có những hạt nhỏ bắt màu ái kiềm đó là những hồng cầu non trong máu ngoại vi, gặp trong bệnh thiếu máu. + Hồng cầu có thể Toly: trong hồng cầu có vật thể hơi dài bắt màu đỏ, tím, gọi là thể Toly. Đó là do nhân của hồng cầu thoái hoá không hoàn toàn tạo ra. + Hồng cầu có vòng Cabot: nằm trong màng nguyên sinh chất của hồng cầu có hình móng ngựa hoặc hình số 8, là do nhân của hồng cầu thoái hoá không hoàn toàn tạo ra. + Hồng cầu hạt ái kiềm: hồng cầu hạt ái kiềm trong nguyên sinh chất có những hạt rất rõ. Nguồn gốc có thể là do nhân phát triển không thành thục sinh ra gặp trong các bệnh suy nhược thần kinh, trong các bệnh dẫn đến thiếu máu. Đây là những chỉ tiêu chất lượng của hồng cầu. 5. Hình thái bạch cầu. Phiết kính nhuộm Giemsa, căn cứ vào các hạt nguyên sinh chất của bạch cầu, chia bạch cầu ra làm loại có hạt và loại không có hạt. 5.1. Bạch cầu có hạt (Granulocyte) Bạch cầu ái toan (Eosinophil): trong nguyên sinh chất có những hạt bắt màu đỏ của Eosin. Tế bào loại này hình quả trứng, đường kính 8 - 10 µ. Nhân thường chia thuỳ; có thể hình gậy hoặc hình cây. Bạch cầu ái kiềm (Basophil): hình tròn hoặc quả lê, đường kính khoảng 8 -15 µ. Nguyên sinh chất sáng, nhuộm màu tím đen hoặc màu nhạt. Nhân của bạch cầu ái kiềm thường đa dạng. Tuỳ theo mức độ trưởng thành của loại bạch cầu này mà phân ra: tuỷ cầu, ấu cầu, hình gậy, hình đốt. Bạch cầu loại này rất khó phân biệt vì rìa nhân và sự sắp xếp các tiểu thuỳ của nhân không rõ. Trong thực tế cần chẩn đoán phân biệt các loại như trên của bạch cầu 70
  17. ái kiềm không có ý nghĩa, vì số lượng bạch cầu ái kiềm rất ít khoảng 0,1 đến 2%, trung bình 0,5%. Bạch cầu ái trung (Neutrophil). Trong nguyên sinh chất những bạch cầu này có những hạt trung tính. Bạch cầu ái trung của con vật có 2 loại: hình gậy và hình đốt. Loại ấu cầu và tuỷ cầu rất ít khoảng 0,5 đến 1%; và không phải loài vật nào cũng có loại bạch cầu này. Tuỷ cầu (Myclocyte): là loại bạch cầu ái trung non nhất, hình tròn, đường kính khoảng 10 - 13 µ. Nguyên sinh chất bắt màu đỏ nhạt, có khi bắt màu tím nhạt. Ấu cầu: là loại bạch cầu có hình thái trung gian giữa tuỷ cầu và bạch cầu ái trung nhân gậy. Đường kính khoảng 12 - 22 µ. Nhân hình hạt đậu hay hình móng ngựa. Bạch cầu ái trung hình gậy: hình tròn, đường kính khoảng 10 - 14 µ. Nguyên sinh chất to, nhỏ không đều, bắt màu đỏ nhạt có pha màu xanh xám nhạt, có hạt nhỏ bắt màu tím nhạt. Nhân loại bạch cầu này hình móng ngựa hay hình chữ S. Bạch cầu ái trung nhân đốt: là loại bạch cầu ái trung già nhất, hình tròn, đường kính 10 -15 µ. Nguyên sinh chất bắt màu đỏ nhạt, thường phân 2-5 tiểu thuỳ. Các tiểu thuỳ này có dạng chữ W, chữ L hoặc số 8. Bạch cầu không hạt (Lymphocyte = Lâm ba cầu): trong nguyên sinh chất không có hạt. Có 3 loại sau đây: Đại lâm ba: nguyên sinh chất nhuộm màu xanh nhạt, đường kính 10 -19 µ. Nhân hình tròn, hình quả thận, hình trái tim Trung lâm ba: là trung gian giữa đại lâm ba và tiểu lâm ba. Tiểu lâm ba: nguyên sinh chất nhuộm màu xanh thẫm, trong đó có những không bào nhỏ li ti. Nhân nhỏ, tròn. Bạch cầu đơn nhân (Monocyte): là bạch cầu to nhất trong các loại bạch cầu của máu. Đường kính của loại bạch cầu này là khoảng 12 - 20 µ. Nguyên sinh chất bắt màu xanh xám nhạt, không có hạt, nhân to: hình bầu dục, hình hạt đậu. 6. Công thức bạch cầu. Công thức bạch cầu là tỷ lệ phần trăm giữa các loại bạch cầu. Các loại bạch cầu được tính trong công thức bạch cầu là : bạch cầu ái kiềm, ái toan, ái trung, lâm ba cầu, đơn nhân và tế bào tương. Tuỳ mức độ thành thục mà người ta chia bạch cầu ái trung thành tuỷ cầu, ấu cầu, ái trung nhân gậy, ái trung nhân đốt. Có thể trình bày công thức bạch cầu theo bảng sau: Bạch Bạch cầu ái trung Bạch Lâm Đơn Tế bào Bạch cầu ái cầu ái ba cầu nhân tương cầu kiềm Tuỷ Ấu Nhân Nhân toan (%) (%) (%) (%) cầu cầu gậy đốt Trong máu động vật khoẻ hoà toàn không có tuỷ cầu, rất ít ấu cầu và tế bào tương cũng rất ít, tỷ lệ không quá 0,5%. Bạch cầu ái kiềm, ái toan, đơn nhân không nhiều. Bạch cầu ái trung và lâm ba chiếm tỷ lệ trên 50%. Ngựa, lợn chó có bạch cầu ái trung nhiều nhất, các loại động vật khác thì lâm ba câu nhiều nhất. 71
  18. Công thức bạch cầu thay đổi theo tuổi, giống, tính biệt, thể chất... nhưng thường không nhiều lắm, do đó, trên cơ bản thì công thức không thay đổi. Trong chẩn đoán chức năng của các khí quan tạo máu, việc phân tích công thức bạch cầu có ý nghĩa chẩn đoán và định tiên lượng rất lớn. Trong công thức bạch cầu chú ý đặc biệt đến bạch cầu non (ấu cầu, tuỷ cầu) vì nó phản ánh trạng thái của khí quan tạo máu tương đối rõ. 7. Xác định công thức bạch cầu. Trong một phiến kính đếm hết các loại bạch cầu sao cho tổng số được 100 hoặc 200, hay 300 cái rồi lấy bình quân. Dùng vật kính dầu hay vật kính 40, cách đếm như sau: Đếm ở 4 góc theo hình chữ chi, mỗi góc 25 - 50 bạch cầu. Đếm ở 2 đầu phiến kính theo hình chữ chi, đếm từ bên này sang bên kia mỗi đầu 50 cái. Có thể đếm bắt đầu từ giữa phiến kính, đếm theo hình chữ chi về 2 đầu, tổng cộng là 100 cái. Chỉ số nhân: là tỷ lệ nhân của những bạch cầu ái trung chưa trưởng thành và tổng số bạch cầu ái trung. Ấu cầu + Tủy cầu + Nhân gậy Chỉ số nhân = Tổng số bạch cầu trung tính 0+ 0+ 4 4 Ở ngựa, chỉ số nhân = = 54 54 0+ 0+ 6 6 Ở bò, chỉ số nhân = = 31 31 0+ 0+ 3 3 Ở lợn, chỉ số nhân = = 43 43 Ấu cầu + Tủy cầu + nhân gậy Ngoài ra chỉ số nhân còn biểu thị qua tỷ số = Nhân đốt 0+ 0+ 4 1 Chỉ số này ở ngựa = = 50 12.5 0+ 0+ 6 6 Ở bò = = 31 31 8. Công thức bạch cầu thay đổi (Leucocyte formule change). Công thức bạch cầu thay đổi có thể do: số lượng bạch cầu thay đổi; tỷ lệ giữa các loại bạch cầu thay đổi; hình thái bạch cầu thay đổi (biến chất, tăng sinh) 72
  19. Trong quá trình bị bệnh do tế bào máu bị phá huỷ nhiều, nhưng nếu chức năng tạo máu của cơ quan tạo máu còn khoẻ, cơ quan dự trữ máu còn có khả năng bổ sung thì số lượng huyết cầu hầu như không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể. Nếu huyết cầu ở ngoại vi bị phá huỷ nhiều, huyết cầu trưởng thành bổ sung không kịp trong máu sẽ xuất hiện những tế bào non: ấu cầu và tuỷ cầu. Hiện tượng này ở các loại bạch cầu đều có nhưng bạch cầu ái trung là rõ nhất. 8.1. Công thức bạch cầu nghiêng tả: Trong trường hợp bị bệnh mà bạch cầu ái trung hình đốt giảm rõ, nhưng bạch cầu nhân gậy, ấu cầu và tuỷ cầu tăng lên thì gọi là công thức bạch cầu nghiêng tả. 8.2. Công thức bạch cầu nghiêng hữu: Nếu trong máu xuất hiện nhiều bạch cầu già thì tỷ lệ giữa bạch cầu già và bạch cầu non trong công thức bạch cầu sẽ thay đổi thì gọi là công thức bạch cầu nghiêng hữu. Căn cứ vào bạch cầu nghiêng tả và bạch cầu nghiêng hữu mà chia ra bạch cầu tăng sinh và bạch cầu biến chất. - Bạch cầu tăng sinh (Regeneration) Tổng số bạch cầu tăng: ấu cầu, tuỷ cầu, ái trung, nhân đốt (công thức bạch cầu nghiêng tả). Gặp trong trường hợp tuỷ xương con khoẻ, phản ứng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh còn mạnh. + Bạch cầu tăng sinh sinh lý: sau khi con vật ăn no, trong khi con vật mang thai. + Bạch cầu tăng sinh bệnh lý: trong các bệnh nhiễm trùng; các bệnh truyền nhiễm. - Bạch cầu biến chất (Degeneration). Tổng số bạch cầu giảm, bạch cầu nhân đốt tăng lên rõ rệt: công thức bạch cầu nghiêng hữu. 9. Hình thái bạch cầu thay đổi Một số bệnh truyền nhiễm nặng, khi trúng độc... thì độc tố của vi khuẩn, từ ngoài vào hay sản sinh trong qúa trình bệnh sẽ tác động lên cơ quan tạo máu, lên ngay cả bản thân bạch cầu. Hậu quả không những làm cho số lượng bạch cầu thay đổi mà cấu trúc, hình thái của bạch cầu cũng bị thay đổi. Người ta chia sự thay đổi ra lam hai loại: tăng sinh và biến chất. Bạch cầu tăng sinh chủ yếu là hiện tượng trong máu mạch quản ngoại vi xuất hiện nhiều bạch cầu non do cơ quan tạo máu bị kích thích mạnh. Trên tiêu bản nhuộm thấy tỷ lệ các tế bào non có kích thước lớn nhiều so với bình thường. Bạch cầu biến chất là những bạch cầu có thay đổi về cấu trúc, đặc biệt là ở nguyên sinh chất và nhân. Trong nguyên sinh chất xuất hiện không bào to nhỏ đủ loại. Nhân bạch cầu thay đổi khá rõ, nhuộm màu khác thường, teo lại, đặc lại, phân nhiều nhánh và xuất hiện những không bào. Câu hỏi ôn tập - Trình bày các phương pháp lấy máu để xét nghiệm và nêu các chỉ tiêu sinh lý máu? - Nêu phương pháp kiểm tra tốc độ huyết trầm ? 73
  20. - Cách kiểm tra sức kháng hồng cầu và ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh ? - Nêu phương pháp đo độ dự trữ kiềm trong máu và ý nghĩa của nó trong chẩn đoán? Tài liệu tham khảo - Lê Hữu Nghị (2006), Chẩn đoán thú y, ĐH Nông Lâm, Huế - Hồ Văn Nam (1979), Chẩn đoán bệnh không lây, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. - Sinh lý máu: http://www.ctu.edu.vn/coursewares/supham/sinhlydongvat/chuo ng1.htm 74
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2