Bài giảng Chương 2: Hiến pháp - Luật cơ bản của Nhà nước
lượt xem 13
download
Bài giảng Chương 2: Hiến pháp - Luật cơ bản của Nhà nước được biên soạn nhằm trang bị cho các bạn những kiến thức về sự ra đời và phát triển của hiến pháp; sự ra đời và phát triển của hiến pháp Việt Nam. Bài giảng phục vụ cho các bạn chuyên ngành Luật và những ngành có liên quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chương 2: Hiến pháp - Luật cơ bản của Nhà nước
- CHƯƠNG II HIẾN PHÁP LUẬT CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC
- I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP 1. Sự ra đời của Hiến pháp Thuật ngữ hiến pháp (constitution) ngày nay có nguồn gốc từ tiếng Latin “constutio”, đã xuất hiện trong Nhà nước La mã cổ đại, được một số hoàng đế La mã dùng để chỉ các quyết định của mình Trong xã hội phong kiến, ở một số quốc gia phương tây cũng đã tồn tại một số văn bản kiểu hiến pháp (liên quan tới tổ chức quyền lực nhà nước) thể hiện sự thoả hiệp giữa vương triều chuyên chế với các lãnh chúa thừa nhận một số quyền đối với lãnh địa, vùng đất nhất định
- I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP Bản văn đầu tiên có dấu hiệu mang tính hiến pháp xuất hiện trên thế giới là Magna Carta, tức là bản Đại Hiến chương của nước Anh (The Great Chapter of Freedom) ra đời năm 1215, với nội dung ghi nhận các quyền tự do mà giới quý tộc Anh thúc ép Vua John ban hành và nhà vua cũng phảI chịu sự kiểm soát của luật. Văn bản này cũng được coi là sự khởi đầu cho việc hạn chế quyền lực của vương quyền, thừa nhận thiết chế tồn tại bên cạnh nhà vua và đề cao pháp trị. Các hiến pháp hiện đại sau này chịu ảnh hưởng rất lớn từ những nội dung của bản văn này, đặc biệt là Hiến pháp Hoa Kỳ.
- I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP Sau các cuộc cách mạng tư sản, các văn bản mang tính hiến pháp xuất hiện nhiều hơn như văn bản quy định “Hình thức cai quản nhà nước Anh, Xcôtlen, Ailen” năm 1653, là sản phẩm của cách mạng tư sản Anh (16401654), các bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ 1776, Tuyên ngôn về nhân quyền và dân quyền của Pháp 1789
- TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP HOA KỲ 1776 “Chúng ta thừa nhận những chân lý tự nhiên rằng tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng, rằng tạo hoá trao cho họ những quyền không thể tước đoạt, đó là quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Để đảm bảo những quyền này, các chính phủ được lập ra trong nhân dân và có được những quyền lợi chính đáng trên cơ sở nhất trí của nhân dân, rằng bất cứ khi nào một thể chế chính quyền đó phá vỡ những mục tiêu này, thì nhân dân có quyền thây đổi hoặc loại bỏ chính quyền đó và lập nên một chính quyền mới, đặt trên nền tảng những nguyên tắc cũng như tổ chức thực thi quyền hành theo một thể thức sao cho có hiệu quả tốt nhất đối với an ninh và hạnh phúc của ho.”
- Tuyên ngôn độc lập của nước VN DCCH ngày 2/9/1945 "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
- Hiến pháp Mỹ Điều II, khoản 1 (8) Trước khi bắt đầu điều hành văn phòng của mình, Tổng thống sẽ tuyên thệ hoặc thề như sau: "Tôi trân trọng tuyên thệ (hoặc thề) rằng tôi sẽ giữ chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ với lòng trung thành và tận dụng hết khả năng của mình để duy trì, giữ gìn và bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ"
- Mức độ ảnh hưởng của HP đối với mỗi xã hội (a comparative review) Tại Mỹ: “Con người mỗi thế hệ đã vận dụng các điều khoản của Hiến pháp để giải quyết các vấn đề của mình theo những cách có vẻ là hợp lý đối với họ” (nguồn: ấn phẩm của Chương trình thông tin quốc tế, Bộ NG Mỹ, 07/2004) Tại VN:”chúng ta chưa có truyền thống coi Hiến pháp là thiêng liêng, là bât khả xâm phạm. Trong lịch sử Hiến pháp VN, khi cần thiết, nó vẫn thường được đặt sang một bên để bước tới” (TS. Nguyễn Đình Lộc, Nguyên BT Bộ TP, trong bài “Tinh thần pháp luật”)
- Lời mở đầu (HP Mỹ) “Chúng tôi, nhân dân Hợp chúng quốc Hoa Kỳ với mục đích xây dựng một Liên Bang hoàn hảo hơn nữa, thiết lập công lý, đảm bảo an ninh trong nước, tạo dựng phòng thủ chung, thúc đẩy sự thịnh vượng trong toàn khối, giữ vững nền tự do cho bản thân và con cháu chúng ta, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp Chúng quốc Hoa Kỳ.”
- I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP 2. Sự phát triển của Hiến pháp Bản Hiến pháp thực sự đầu tiên trên thế giới là Hiến pháp Mỹ 1787, tiếp đó là các bản Hiến pháp của Pháp 1791, Hiến pháp Balan 1791, Hiến pháp Hà Lan 1814, Hiến pháp Bỉ 1831 Tại sao Hiến pháp chỉ bắt đầu xuất hiện trong xã hội tư sản? Tại sao Hiến phỏp lại ra đời trong xó hội tư sản.do
- “Các bản Hiến pháp là kết quả của cuộc đấu tranh giai cấp lâu dài và vất vả giữa một bên là chế độ phong kiến, chuyên chế và một bên là giai cấp tư sản, nông dân, công nhân. Các Hiến pháp thành văn và không thành văn đều là bản ghi chép thành quả đấu tranh thu được sau hàng loạt thắng lợi giành giật được một cách khoá khăn của chế độ mới chống lại chế độ cũ và hàng loạt thất bại mà chế độ cũ chống trả chế độ mới gây nên” – Lênin
- I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP Phân loại Hiến pháp: Hiến pháp thành văn – Hiến pháp bất thành văn Hiến pháp cổ điển – Hiến pháp hiện đại Hiến pháp cương tính – Hiến pháp nhu tính Hiến pháp tư sản – Hiến pháp xã hội chủ nghĩa So sỏnh Hiến phỏp tư sản và Hiến phỏp.doc
- I. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP 3. HIẾN PHÁP – LUẬT CƠ BẢN CỦA NN Hiến pháp do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thông qua, đó là Quốc hội Hiến pháp có đối tượng điều chỉnh rộng lớn, bao trùm mọi mối quan hệ trong xã hội liên quan đến chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước Hiến pháp là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất, là cốt lõi của hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia Việc xây dựng, thông qua, ban hành, sửa đổi, thay đổi Hiến pháp đều phảI tuân theo một trình tự đặc biệt
- Việc sửa đổi Hiến pháp tại VN HP 1946, Điều 70: Sửa đổi HP phải theo cách thức sau đây: a. Do hai phần ba tổng số nghị viên yêu cầu; b. Nghị viện bầu ra một ban dự thảo những điều thay đổi; c. Những điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết. HP 1992, Điều 147: Chỉ QH mới có quyền sửa đổi HP. Việc sửa đổi HP phải được ít nhất là hai phần ba tổng số ĐB QH biểu quyết tán thành.
- Việc sửa đổi HP tại Mỹ (nguồn: ấn phẩm của Chương trình thông tin quốc tế, Bộ NG Mỹ, 07/2004 Các điều bổ sung sửa đổi có thể được đề xuất bởi hai phần ba thành viên trong mỗi viện hay bởi một đại hội toàn quốc do Quốc hội triệu tập theo yêu cầu của các cơ quan lập pháp của hai phần ba số bang. Một Điều bổ sung sửa đổi trở thành bộ phận của Hiến pháp sau khi được phê chuẩn bởi cơ quan lập pháp của ba phần tư số bang hoặc bởi các đại hội ở ba phần tư số bang. Quốc hội quyết định nên sử dụng hình thức phê chuẩn nào và thời gian các bang phải xem xét mỗi Điều bổ sung sửa đổi. Trong nhiều trường hợp, Quốc hội chọn thời hạn bảy năm để xem xét một Điều bổ sung sửa đổi.
- Việc sửa đổi HP tại Nhật Bản (nguồn: Những chính thể dân chủ) Điều 96: Tu chính HP do sáng kiến của QH sau cuộc bỏ phiếu 2/3 toàn thể dân biểu mỗi Viện, sau đó tu chính án phải được đa số nhân dân chuẩn y, trong một cuộc trưng cầu dân ý hay nhân dịp một cuộc tuyển cử đặc biệt. Tu chính án được chuẩn y do Hoàng đế, đại diện nhân dân ban hành, và văn kiện đó sát nhập vào HP.
- II.SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HIẾN PHÁP VIỆT NAM
- 1. TƯ TƯỞNG LẬP HIẾN TRƯỚC THÁNG 8 NĂM 1945 Việt Nam là một nước thuộc địa, nửa phong kiến ảnh hưởng cách mạng dân chủ Pháp 1789, cách mạng Trung Hoa 1911, chính sách Duy tân tại Nhật Bản. Có hai khuynh hướng: Phạm Quỳnh và Bùi Quang Chiêu bênh vực chế độ vua quan phong kiến Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh và Nguyễn ái Quốc giành lại độc lập cho dân tộc và xây dựng Hiến pháp
- “Bảy xin Hiến pháp ban hành Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”
- 2. HOÀN CẢNH RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG HIẾN PHÁP 1946
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn luật môi trường_Chương 1
0 p | 730 | 305
-
Bài giảng môn luật môi trường_Chương 2
0 p | 642 | 277
-
Bài giảng môn luật môi trường_Chương 5
0 p | 429 | 196
-
Bài giảng môn luật môi trường_Chương 3
0 p | 406 | 189
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 2 - Một số vấn đề cơ bản về pháp luật
83 p | 1735 | 57
-
Bài giảng Nhà nước và pháp luật - Chương 2
20 p | 290 | 25
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 2 - Nguyễn Thị Yến
29 p | 142 | 22
-
Bài giảng Kinh tế học quốc tế: Chương 3 - Nguyễn Thị Ngọc Loan
26 p | 141 | 18
-
Bài giảng Pháp luật kinh doanh quốc tế: Chương 2 - TS. Nguyễn Minh Hằng
43 p | 163 | 18
-
Bài giảng Kinh tế lượng: Chương 2 - Nguễn Văn Vũ An
21 p | 106 | 11
-
Bài giảng Luật hiến pháp Việt Nam: Chương 2 - Nguyễn Minh Nhật
18 p | 42 | 11
-
Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 2 - TS. Nguyễn Nam Hà
36 p | 48 | 9
-
Bài giảng Thống kê kinh doanh: Chương 2 - ĐH Kinh tế Quốc dân
58 p | 260 | 8
-
Bài giảng Luật Dân sự 2 - Chương 2: Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
13 p | 46 | 7
-
Bài giảng Luật Hiến pháp - Chương 2: Các chế độ, chính sách cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
11 p | 51 | 4
-
Bài giảng Pháp luật về thương mại điện tử: Chương 2 - ThS. Trương Kim Phụng
31 p | 41 | 3
-
Bài giảng Luật kinh tế: Chương 1 và 2 - Pháp luật về đầu tư. Pháp luật về doanh nghiệp
34 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn