TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI<br />
KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT<br />
---------------------------------<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
C«ng nghÖ d¹y häc<br />
<br />
Biên soạn: ThS Bùi Ngọc Sơn<br />
Bộ môn<br />
<br />
: Khoa học và công nghệ giáo dục<br />
<br />
Hà Nội, 2009<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Mở đầu<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
Chương 1 : Khái niệm Phương tiện dạy học<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
1.1 Khái niệm<br />
8<br />
1.1.1 Một số giải thích về phương tiện<br />
8<br />
1.1.2 Định nghĩa<br />
11<br />
1.1.3 Ký hiệu<br />
12<br />
1.1.4 Cấu trúc ký hiệu<br />
13<br />
1.1.5 Các quan điểm và khái niệm hiện nay về Phương tiện dạy học<br />
13<br />
1.2 Phương tiện – Công cụ - Sự trình diễn<br />
15<br />
1.3 Phân loại Phương tiện dạy học<br />
16<br />
1.3.1 Phân loại theo hệ thống ký hiệu sử dụng<br />
17<br />
1.3.2 Phân loại theo cách thức tạo dựng và trình diễn<br />
17<br />
1.3.3 Phân loại theo phương thức tác động<br />
17<br />
1.3.4 Phân loại theo cách thức lưu trữ<br />
18<br />
1.3.5 Phân loại theo trình độ phát triển tư duy<br />
19<br />
1.4 Phương tiện trong các mô hình dạy-học<br />
21<br />
1.5 Ngôn ngữ và phương tiện dạy học<br />
24<br />
Chương 2 : Các chức năng của máy tính và Phương tiện trong quá trình dạy học<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
2.1 Chức năng là đối tượng nhận thức<br />
28<br />
2.2 Chức năng điều khiển việc học tập<br />
28<br />
2.2.1 Điều khiển từ bên ngoài<br />
28<br />
2.2.2 Tự điều khiển<br />
35<br />
2.3 Chức năng như một công cụ<br />
36<br />
2.3.1 Công cụ minh họa<br />
36<br />
2.3.2 Công cụ xây dựng mô hình, mô phỏng<br />
37<br />
2.3.3 Công cụ thông tin liên lạc<br />
40<br />
2.3.4 Công cụ lưu trữ và cung cấp thông tin<br />
41<br />
2.3.5 Công cụ thiết kế, sắp xếp<br />
42<br />
2.3.6 Công cụ tổ chức<br />
46<br />
2.4 Chức năng tổng hợp<br />
48<br />
Chương 3 : Vòng đời của Phương tiện dạy học<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
3.1 Giai đoạn Phát triển<br />
51<br />
3.2 Giai đoạn Lựa chọn<br />
54<br />
3.3 Giai đoạn Thử nghiệm, đánh giá 55<br />
3.4 Giai đoạn Ứng dụng<br />
57<br />
3.4.1 Kịch bản ứng dụng của phương tiện dạy học dưới khía cạnh điều khiển hoạt động học<br />
58<br />
3.4.2 Kịch bản ứng dụng của phương tiện dạy học dưới khía cạnh tổ chức việc dạy học 59<br />
3.4.3 Kịch bản ứng dụng của phương tiện dạy học dưới khía cạnh kinh tế đào tạo<br />
60<br />
3.4.4 Học tập kết hợp - Blended Learning<br />
61<br />
Chương 4 : Sự thay đổi và xu hướng phát triển của Phương tiện dạy học<br />
Error! Bookmark not defined.<br />
4.1 Giai đoạn phát triển hiện tại<br />
64<br />
4.2 Môi trường công việc-Văn hóa nghề nghiệp<br />
65<br />
2<br />
<br />
4.3 Đào tạo và đào tạo tiếp tục – Văn hóa đào tạo<br />
4.4 Xu hướng phát triển của phương tiện dạy học<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
PHỤ LỤC<br />
<br />
67<br />
68<br />
73<br />
75<br />
<br />
3<br />
<br />
Mở đầu<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Về khái niệm „Công nghệ dạy học“<br />
Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ là một loại hàng hóa có thể mua bán qua phương<br />
thức chuyển giao công nghệ. Vì lợi ích chung của người mua công nghệ (ví dụ, các nước<br />
mới phát triển, còn xa lạ với kinh tế thị trường) và người bán (ví dụ, các nước phát triển,<br />
già dặn kinh nghiệm thương trường) nhu cầu định nghĩa công nghệ một cách chặt chẽ<br />
(như thường thấy về những quy định chi tiết của một mặt hàng), được nhiều chuyên gia và<br />
tổ chức quốc tế quan tâm. Một trong những định nghĩa được tổng hợp qua nhiều tư liệu<br />
hiện hành là<br />
<br />
Công nghệ<br />
<br />
là một hệ thống phương tiện, phương pháp<br />
<br />
và kỹ năng nhằm vận dụng quy luật khách quan, tác động<br />
vào một đối tượng nào đó, đạt một thành quả xác định<br />
cho con người.[*]<br />
<br />
Ví dụ, trong sản xuất công nghiệp, như đã biết, nhờ phương tiện máy móc, phương pháp<br />
gia công và kỹ năng thích hợp, con người có thể biến tài nguyên thiên nhiên thành những<br />
sản phẩm với chất lượng và giá cả mong muốn.<br />
Với định nghĩa này, dạy học cũng là một công nghệ, chuyển giao được và được định nghĩa<br />
như sau:<br />
<br />
Công nghệ dạy học<br />
<br />
là một hệ thống phương tiện,<br />
<br />
phương pháp và kỹ năng (thậm chí, nghệ thuật), tác động<br />
vào con người, hình thành một nhân cách xác định. [*]<br />
Cũng từ định nghĩa ấy, đã hình thành một quan điểm mới khi xem xét một đối tượng nào đó: quan<br />
điểm (hay tiếp cận) công nghệ. Theo quan điểm này ta quan tâm hai thuộc tính cơ bản của đối<br />
tượng, đó là tính khả thi (làm được) và tính hiệu quả (làm tốt) : khả thi phụ thuộc phương tiện và<br />
phương pháp, hiệu quả còn phụ thuộc kỹ năng. (trong đó có bí quyết) của người tạo ra cũng như sử<br />
dụng phương pháp và phương tiện. Làm được và làm tốt là hai mức độ đôi khi cách nhau rất<br />
xa.Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy trong định nghĩa về Công nghệ có bao gồm 3 thành phần cơ<br />
bản sau: Phương pháp, Phương tiện, Kỹ năng. Tuy nhiên trong thời đại công nghệ thông tin và<br />
truyền thông hiện nay thì những nội dung này trong Công nghệ dạy học sẽ được hiểu với ý nghĩa<br />
rộng hơn, cụ thể là:<br />
Phương pháp:<br />
Không chỉ đề cập đến các phương pháp dạy học thuần túy như thuyết trình, nêu vấn đề,...(như<br />
trong môn Lý luận dạy học) mà còn đề cập chủ yếu vào các phương pháp thiết kế, sử dụng<br />
các phương tiện dạy học từ đơn giản đến phức tạp cũng như các phương pháp thiết kế các bài<br />
giảng sử dụng các phương tiện này theo những chuẩn mực sư phạm và hiệu quả.<br />
[*] Nguyễn Xuân Lạc : Bài giảng Phương pháp luận nghiên cứu Khoa học-Công nghệ,<br />
ĐHBKHN, 2006<br />
<br />
4<br />
<br />
Mở đầu<br />
Phương tiện: phương tiện dạy học<br />
Kỹ năng:<br />
Các kỹ năng xây dựng, sử dụng phương tiện dạy học (từ các phương tiện dạy học truyền<br />
thống, đơn giản đến các phương tiện dạy học hiện đại, phức tạp) trong các tình huống ứng<br />
dụng (tình huống dạy-học) cụ thể.<br />
Trong môn học này, phần Phương tiện dạy học và các vấn đề liên quan sẽ được nghiên cứu trong<br />
bài giảng lý thuyết, còn phần Phương pháp và Kỹ năng sẽ được giới thiệu trong các Seminar<br />
Thực hành Công nghệ dạy học riêng biệt.<br />
<br />
Một số lưu ý về Công nghệ dạy học hiện đại<br />
Một công nghệ (phương tiện, phương pháp và kỹ năng) dạy học chỉ có tác dụng tốt khi được sử<br />
dụng theo quan điểm hệ thống và quan điểm công nghệ.<br />
Công nghệ dạy học hiện đại là một hệ thống con trong hệ thống công nghệ dạy học nói chung, nó<br />
chỉ có ý nghĩa (phát huy tác dụng tốt) trong những điều kiện hoàn toàn xác định, trong đó tiên<br />
quyết là:<br />
•<br />
<br />
phải có phương tiện (máy tính, máy chiếu,…) thích hợp và điều kiện vận hành tương ứng,<br />
<br />
•<br />
<br />
người dạy có tay nghề (kiến thức, phương pháp và kỹ năng về tin học cũng như chuyên<br />
môn,…) đủ để làm chủ quá trình dạy học, như ứng tác linh hoạt khi phát hiện thiếu hoặc<br />
thừa thời gian dạy học so với kế hoạch đã định,…<br />
<br />
•<br />
<br />
người học phải có học liệu thích hợp và biết ứng xử ngang tầm với những thuận lợi do<br />
công nghệ hiện đại đem lại.<br />
<br />
Cũng như công nghệ dạy học truyền thống, công nghệ dạy học hiện đại phải được sử dụng đúng<br />
lúc, đúng chỗ và đúng độ (trình độ, mức độ,…), trong mối tương quan với các yếu tố truyền<br />
thống sao cho quá trình dạy học không chỉ khả thi mà còn hiệu quả.<br />
<br />
•<br />
<br />
Sơ lược về Phương tiện dạy học<br />
<br />
Ngày nay khái niệm „Các phương tiện mới“ được nói đến nhiều, tuy nhiên trong ngôn ngữ hàng<br />
ngày thì khái niệm này được hiểu rất khác nhau:<br />
-<br />
<br />
Công nghệ thông tin và truyền thông số (Information-Communication Technologie –ICT)<br />
<br />
-<br />
<br />
Phương tiện thông tin số (các ứng dụng đa phương tiện – Multimedia applications)<br />
<br />
-<br />
<br />
Cả hai cách hiểu trên<br />
<br />
Khi nói đến các „Phương tiện mới“ chúng ta cũng phải đề cập đến các „Phương tiện cũ“. Thông<br />
thường chúng ta hay hiểu khái niệm „mới“ là công nghệ và phương tiện số, khái niệm „cũ“ thường<br />
gắn với công nghệ và phương tiện „tương tự“. Bên cạnh đó, khái niệm „mới“ còn thể hiện một cách<br />
rõ ràng ở việc lưu trữ, xử lý... dưới dạng số, từ đó đưa ra nhiều khả năng mới trong việc truy cập<br />
thông tin. Việc số hóa các loại ký hiệu khác nhau như chữ viết, tiếng động, đồ họa, tranh ảnh, ảnh<br />
động... đã tạo ra khả năng kết hợp các loại ký hiệu này trong cùng một ứng dụng và người ta gọi đó<br />
là các ứng dụng Đa phương tiện (Mutimedia Applications). Ngoài ra điều này còn cho phép chúng<br />
ta có thể tiếp tục tiến hành các thao tác xử lý khác nhau trên các loại dữ liệu này với những thiết bị<br />
(với máy ảnh số, máy quét, máy tính..) và phần mềm thích hợp cũng như quản lý được việc lưu trữ<br />
dữ liệu (trên đĩa CD, ngân hàng dữ liệu, trên mạng Intranet-Internet..). Chính những khả năng này<br />
đã làm cho công nghệ thông tin và truyền thông số (ICT) giữ được vai trò quan trọng trong mọi<br />
lĩnh vực của đời sống xã hội. Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng mỗi khi có những sự thay đổi<br />
lớn về công nghệ và kỹ thuật thì cũng luôn kéo theo sự thay đổi về con người kinh tế, cấu trúc xã<br />
hội...nhưng với nhịp độ chậm hơn nhiều, và trong lĩnh vực đào tạo cũng như vậy.<br />
Do việc dạy và học luôn gắn liền với quá trình xử lý thông tin nên việc tìm ra cách ứng dụng hợp lý<br />
công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực giáo dục thực sự cần thiết và đang được tiến<br />
5<br />
<br />