intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đa dạng sinh học: Văn bản pháp lý về bảo tồn đa dạng sinh học

Chia sẻ: Trần Hoàng | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:40

110
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công cụ Pháp chế hay Luật pháp có thể được áp dụng tại các cấp địa phương, Quốc gia hay Quốc tế để bảo vệ tất cả các khía cạnh của đa dạng sinh học. Nhiều bộ luật Quốc gia đã nhằm cụ thể vào việc bảo tồn các loài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đa dạng sinh học: Văn bản pháp lý về bảo tồn đa dạng sinh học

  1. Trường Đại học Nông lâm tp hồ chí minh Khoa Môi Trường Và Tài Nguyên Đa dạng sinh học Chủ đề VĂN BẢN PHÁP LÝ VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC.
  2. NỘI DUNG:
  3. I. KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN PHÁP LÝ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC.
  4. 1. Các bộ luật Quốc gia Công cụ Pháp chế hay Luật pháp có thể được áp dụng tại các cấp địa phương, Quốc gia hay Quốc tế để bảo vệ tất cả các khía cạnh của đa dạng sinh học. Nhiều bộ luật Quốc gia đã nhằm cụ thể vào việc bảo tồn các loài.
  5. 2. Các thỏa thuận quốc tế: - Việc bảo tồn đa dạng sinh học cần phải được giải quyết ở mọi cách khác nhau trong chính phủ của từng Quốc gia và giữa các chính phủ. - Biện pháp: tham gia thỏa thuận và ký kết các văn bản pháp lý quốc tế. - Một số văn bản pháp lý: công ước, hiệp ước.
  6. Công ước quốc tế là văn bản ghi rõ những việc cần tuân theo và những điều bị cấm thi hành, liên quan đến một lĩnh vực nào đó, do một nhóm nước thoả thuận và cùng cam kết thực hiện, nhằm tạo ra tiếng nói chung, sự thống nhất về hành động và sự hợp tác trong các nước thành viên.
  7. Công ước quốc tế có hiệu lực trọn vẹn với các nước thành viên, nhưng cũng có tác động rất lớn đối với các nước trong khu vực chưa tham gia công ước. Hiện nay, có khoảng 300 công ước quốc tế về bảo vệ môi trường.
  8. Hợp tác quốc tế là một điều kiện tiên quyết vì nhiều lý do khác nhau: Các loài thường di chuyển qua các biên giới. Việcbuôn bán Quốc tế các sản phẩm sinh học có thể gây nên hậu quả khai khác quá mức các loài nhằm đáp ứng nhu cầu thương mại.
  9. Những lợi ích của đa dạng sinh học có tầm quan trọng Quốc tế. Các quốc gia giàu có thuộc vùng ôn đới hưởng lợi ích từ tính đa dạng sinh học của vùng nhiệt đới. Rất nhiều vấn đề của các loài hay các hệ sinh thái bị đe dọạ có quy mô toàn cầu nên đòi hỏi sự hợp tác quốc tế để giải quyết.
  10. II. Các văn bản Pháp lý về bảo tồn đa dạng sinh học quốc tế: Hiệp ước CITES Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora). Ký kết tại Washington, D.C, ngày 3 tháng 3 năm 1973 Có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 1975
  11. Khoảng 5.000 loài động vật và 29.000 loài thực vật được CITES đưa vào danh sách bảo vệ do bị khai thác quá mức trong thương mại quốc tế. Đến nay đã có 183 nước tham gia Việt Nam tham gia vào Công ước CITES 20/01 1994 và trở thành thành viên thứ 121
  12. Công ước Bonn (CMS) Công ước về việc Bảo tồn các Loài Động vật Hoang dã Di cư, là một phần bổ sung quan trọng trong công ước CITES, ngày 22 tháng 6 năm 1979 tại Bonn, Đức. Nhằm bảo tồn toàn bộ các loài di cư trên cạn, dưới nước và các loài chim trên lãnh thổ của các nước ký công ước. 122 quốc gia tham gia từ châu Phi, Trung và Nam Mỹ, châu Á, châu Âu và châu Đại Dương.
  13. Công ước về Đa dạng sinh học Là một hiệp ước đa phương (Convention on Biological Diversity; CBD). Công ước có ba mục tiêu chính: - Bảo toàn đa dạng sinh học; - Sử dụng lâu bền các bộ phận hợp thành của nó; và - Phân phối công bằng và hợp lý các lợi ích phát sinh từ các nguồn tài nguyên di truyền. Ký kết tại Hội nghị thượng đỉnh Trái đất tại Rio de Janeiro vào ngày 5 tháng 6 năm 1992 và có hiệu lực từ ngày 29 tháng 12 năm 1993
  14. Đến nay, có 169 bên ký phê chuẩn Việt Nam đã tiến hành ký phê chuẩn Công ước vào ngày 28/5/1993 và chính thức trở thành một trong những quốc gia đầu tiên tham gia Công ước vào ngày 16/11/1994.
  15. CÔNG ƯỚC RAMSAR  Công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước (The Convention on Wetlands of International Importance, especially as Waterfowl Habitat). Họp và ký kết tại thành phố Ramsar, Iran ngày 2 tháng 2 năm 1971 và có hiệu lực ngày 21 tháng 12 năm 1975.
  16.  Mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước cũng như sự mất đi của chúng ở thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai.
  17. Đến nay, tổng cộng có 169 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia ký kết, bao gồm 2.246 khu, tổng diện tích là 216.320.717 ha. Việt Nam đã ký gia nhập Công ước Ramsar vào năm 1989, là thành viên thứ 50, đồng thời là quốc gia đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước này.
  18.  Việt Nam hiện có 8 khu Ramsar chỉ định là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng thế giới: - Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Nam Định) - Vùng đất ngập nước Bàu Sấu (VQG Cát Tiên) - Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - Vườn Quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp) - Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau - Vườn Quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa- Vũng Tàu). - Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen - Vườn Quốc gia U Minh Thượng (Kiên Giang).
  19. Một số văn bản pháp lý bảo tồn khác:  Công ước Di sản thế giới -Được Đại hội đồng UNESCO chấp nhận ngày 16 tháng 11 năm 1972.. - Năm 2016, thế giới có 1052 di sản trên 165 quốc gia: 814 về văn hóa, 203 tự nhiên và 35 di sản hỗn hợp (tự nhiên và văn hóa) -Hiện tại, Việt Nam đã có 8 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới gồm: 2 di sản tự nhiên, 5 di sản văn hóa, 1 di sản hỗn hợp.
  20. Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển 1982. (UNCLOS ) United Nations Convention on the Law of the Sea Được ký vào ngày 10/12/1982, có hiệu lực ngày 16/11/1994. Công ước là một bộ các quy định về sử dụng các đại dương của thế giới, chiếm 70% diện tích bề mặt Trái Đất với 320 điều và 9 phụ lục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2