Bài giảng Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên - PGS.TS. Đặng Kim Vui & TS. Hoàng Văn Hùng
lượt xem 67
download
Bài giảng Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên được PGS.TS. Đặng Kim Vui & TS. Hoàng Văn Hùng biên soạn nhằm trình bày tổng quan về đa dạng sinh học trên thế giới và một số vùng giàu tính đa dạng sinh học; giới thiệu các trung tâm đa dạng sinh học trên thế giới; tính đa dạng sinh học ở Việt Nam và chức năng của nó; giới thiệu đến người học một số dự án liên quan tới đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên - PGS.TS. Đặng Kim Vui & TS. Hoàng Văn Hùng
- ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN THIÊN NHIÊN Anh (chị) hãy trình bày tổng quan Đa dạng sinh học trên thế giới và một số vùng giàu tính đa dạng sinh học. Giới thiệu các trung tâm đa dạng sinh học trên thế giới. Hãy cho biết tính đa dạng sinh học ở Việt Nam được thể hiện như thế nào và chức năng của nó? Hãy cho ví dụ một dự án có liên quan tới Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên đã thực hiện. Giảng viên : 1. PGS.TS Đặng Kim Vui 2. TS. Hoàng Văn Hùng Học viên : Phạm Thái Hà Lớp : KHMT K17 Thái Nguyên, tháng 01 năm 2010
- 1. Tổng quan về Đa dạng sinh học trên thế giới 1.1. Khái niệm Đa dạng sinh học - Công ước ĐDSH năm 1992: “ ĐDSH là sự đa dạng và phong phú của sinh vật từ mọi nguồn trên Trái Đất, bao gồm đa dạng trong loài (gen), giữa loài và đa dạng hệ sinh thái.” - Khái niệm về ĐDSH của Bộ KHCN&MT (NXB KHKT, 2001): “ĐDSH là thuật ngữ dùng để mô tả sự phong phú và đa dạng của giới tự nhiên. ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể sống từ mọi nguồn, trong các hệ sinh thái trên đất liền, các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên.” - Theo định nghĩa của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới thì “ĐDSH là sự phồn thịnh của cuộc sống trên Trái Đất, là hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là những nguồn gen của chúng và là các hệ sinh thái phức tạp cùng tồn tại trong môi trường sống”.
- 1.2. Tổng quan về Đa dạng sinh học trên thế giới Năm 1999
- Number of living species of all organisms currently known(2001) - Total 1,747,851 Fungi 100,800 Other groups Algae, Briophyta & 193,075 Filicophyta 24,500 Other animals 335,760 Higher plants Insects 235,761 827,875 Monera (Bacteria & other similar forms) 30,080
- Number of living animal species currently known - 2001 Echinodermata Arachnia Annelida 6,000 74,445 Porifera Mollusca 14,360 10,000 117,495 Platyhelminthes 13,780 Other animals 270,387 Mamalia 4,496 Nematoda 20,000 Cridaria Aves 9,000 9,672 Insecta 827,875 Total :1.377.510 Năm 2001
- - Đến thời điểm này, số lượng loài được mô tả đã vượt qua con số 1.8 triệu - Năm 2006, trung bình mỗi ngày có 50 loài mới được phát hiện và đặt tên. Mỗi năm các nhà phân loại học trên thế giới mô tả được khoảng 11.000 loài - Các nhà khoa học ước tính có khoảng 2 triệu đến 100 triệu loài trên trái đất mặc dù đa số đưa ra con số là gần 10 triệu loài [19]. - Khoảng 40% số loài cá nước ngọt ở Nam Mỹ vẫn chưa được mô tả. Từ năm 1990 đã có 10 loài khỉ mới được phát hiện. Năm 1980, các nhà khoa học giật mình khi phát hiện ra tính đa dạng vô cùng lớn của côn trùng trong rừng nhiệt đới. Có ít nhất 6 triệu đến 9 triệu loài động vật chân khớp và có thể lên tới 30 triệu, được cho là đang cư ngụ ở vùng nhiệt đới và chỉ một phần nhỏ hiện nay được mô tả [9]
- Bảng 2. Số loài ước tính trên Trái Đất [5] Số loài ước tính Nhóm Số lượng Tỷ lệ (%) Động vật chân khớp 8.900.000 65 Thực vật ở cạn 320.000
- Các điểm nóng đa dạng sinh học trên thế giới Bản đồ chỉ ra mức độ đa dạng của một số nhóm sinh vật ở cạn phân bố toàn cầu có tính đa dạng cao nhất (thú, bò sát, lưỡng cư, và thực vật có hạt), với những ô màu đỏ biểu diễn nơi có tính đa dạng sinh học cao, tính đa dạng sinh học giảm dần cho tới màu xanh đậm biểu diễn nơi có tính đa dạng sinh học thấp hơn.
- 1.3. Một số vùng giàu tính đa dạng sinh học trên Trái Đất Giàu tính ĐDSH nhất là các vùng nhiệt đới và tập trung chủ yếu là các cánh rừng nhiệt đới, các rạn san hô nhiệt đới. Rừng nhiệt đới tuy chỉ chiếm 7% diện tích bề mặt Trái đất nhưng lại chiếm tới 50%, thậm chí có thể lên tới 90% tổng số loài động thực vật của Trái đất (Mc Neely et al, 1990) [14]. - Về thực vật Đến nay đã thống kê được khoảng 90.000 loài có mặt ở vùng nhiệt đới. Vùng nhiệt đới Nam Mỹ là nơi giàu loài nhất, chiếm 1/3 tổng số loài: Brazil có 55.000 loài, Colombia có 35.000 loài, Venezuela có 15.000-25.000 loài. Vùng châu Phi kém đa dạng hơn Nam Mỹ: Tazania 10.000 loài, Camorun 8.000 loài, trong khi đó toàn bộ vùng Bắc Mỹ, Âu, Á chỉ có 50.000 loài. Xét chung, vùng nhiệt đới chiếm 2/3 con số ước tính 250.000 loài thực vật có mạch của thế giới [3].
- Động vật có xương sống Tỷ lệ số loài động vật có xương sống ở cạn tìm thấy trong các rừng nhiệt đới có thể so sánh với con số này của thực vật. Số loài chim của rừng nhiệt đới ước tính là 2600, trong đó 1300 loài tìm thấy ở vùng tân nhiệt đới, 400 loài ở vùng nhiệt đới châu Phi, 900 loài ở vùng nhiệt đới châu Á. Con số này xấp xỉ 30% tổng số loài toàn cầu. Động vật không xương sống Khoảng 30 triệu loài động vật chân khớp, chiếm 96% tổng số loài trên trái đất, có thể tồn tại trong các rừng nhiệt đới Vùng Đông Nam Á có tính đa dạng cao, Đông Nam Á có tới 25.000 loài, chiếm 10% tổng số loài thực vật có hoa trên thế giới, trong đó có 40% là loài đặc hữu. Indonesia có 20.000 loài, Malaisia và Thái Lan có 12.000 loài, Đông Dương có 15.000 loài. Tuy nhiên chúng ta mới chỉ ước lượng số lượng tương đối của các loài sinh vật trong các hệ sinh thái và có khoảng 80% số loài ở cạn, ở biển và đại dương có thể có tính đa dạng cao hơn.
- Rừng ôn đới Rừng nhiệt đới
- 2. Giới thiệu các trung tâm ĐDSH trên thế giới Rừng mưa Amazon Khoảng 10 % số lượng loài đã biết trên thế giới sống tại rừng mưa Amazon [10]. Nó hợp thành tập hợp lớn nhất các loài động, thực vật còn sinh tồn trên thế giới. Khu vực này là quê hương của khoảng 2,5 triệu loài côn trùng [10], hàng chục nghìn loài thực vật, và khoảng 2.000 loài chim cùng thú. Tới nay, ít nhất khoảng 40.000 loài thực vật, 3.000 loài cá, 1.294 loài chim, 427 loài thú, 428 loài động vật lưỡng cư, và 378 loài bò sát đã được phân loại khoa học trong khu vực này[10]. Khoảng 20 % loài chim trên thế giới sống trong các khu rừng mưa của Amazon. Các nhà khoa học đã mô tả khoảng 96.660-128.843 loài động vật không xương sống chỉ có tại mỗi Brazil [10].
- Rạn san hô Great Barrier Reef – Kì quan thiên nhiên thế giới Vườn san hô - Great Barrier Reef là một quần thể các rạn san hô rộng lớn nhất thế giới với khoảng hơn 2.900 rạn san hô, trên dưới 940 hòn đảo lớn nhỏ, kéo dài khoảng 2.300km dọc bờ biển Đông Bắc Australia, bao phủ một vùng có diện tích xấp xỉ 345.000km2 - Great Barrier Reef tập trung tới 359 loài san hô cứng và 1/3 số lượng san hô mềm trên thế giới. Thế giới sinh vật biển - Great Barrier Reef được biết đến như “ngôi nhà” của hơn 400 loài tảo, hàng ngàn loài động vật thân mềm, 30 loài cá heo, cá voi, trên 1.500 loài cá nhiệt đới, hơn 200 loài chim, và khoảng 20 loài bò sát trong đó có cả rùa biển. - Great Barrier Reef còn là nơi sinh sản của cá voi lưng gù, và là khu vực ẩn náu lí tưởng của một số động vật đang bị đe doạ như cá nược hay rùa biển xanh (Green Sea Turtle) [6]
- Vùng lưu vực sông Mekong Khu vực sông Mêkông chảy qua, được gọi chung dưới tên Tiểu Vùng Sông Mêkông, nổi tiếng là một nơi cực kỳ đa đạng về mặt sinh học, với khoảng 20.000 loài cây cỏ, 1.300 loài cá, 1.200 loài chim, 800 loài rắn, ếch nhái, 430 loài động vật có vú...[18]. Nếu tính về chiều dài, dòng Mêkông là con sông có tính chất đa dạng sinh học cao nhất hành tinh, có mật độ thực vật và động vật còn dầy dặc hơn cả sông Amazon vùng Nam Mỹ. Cầy hoa – Việt Nam Sếu đầu đỏ
- 3. Tính đa dạng sinh học ở Việt Nam và chức năng của nó 3.1. Tính đa dạng sinh học ở Việt Nam - (WWF) công nhận có 3 trong hơn 200 vùng sinh thái toàn cầu; Tổ chức bảo tồn chim quốc tế (Birdlife) công nhận là một trong 5 vùng chim đặc hữu; Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) công nhận có 6 trung tâm đa dạng về thực vật. - là 1 trong 8 "trung tâm giống gốc" của nhiều loại cây trồng, vật nuôi
- Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú -11.458 loài động vật, - 21.017 loài thực vật - 3.000 loài vi sinh vật, - Nhiều loài động thực vật được bổ sung vào danh sách các loài của Việt Nam như 5 loài thú mới là sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, Vooc chà vá chân xám và thỏ vằn Trường Sơn, 3 loài chim mới là khướu vằn đầu đen, khướu Ngọc Linh và khướu Kon Ka Kinh, khoảng 420 loài cá biển và 7 loài thú biển. Nhiều loài mới khác thuộc các lớp bò sát, lưỡng cư và động vật không xương sống cũng đã được mô tả [7]. Biển Việt Nam được công nhận là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học biển, 20 vùng biển giàu hải sản trên thế giới.
- Phân chia tính đa dạng sinh học của Việt Nam theo các cấp độ * Đa dạng hệ sinh thái Hệ sinh thái đất ngập nước Hệ sinh thái đất ngập nước có 39 kiểu, bao gồm: - Đất ngập nước tự nhiên 30 kiểu + Đất ngập nước ven biển 11 kiểu + Đất ngập nước nội địa 19 kiểu - Đất ngập nước nhân tạo 9 kiểu Hệ sinh thái biển - Có 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, - Trong vùng biển có khoảng 11.000 loài sinh vật - Thành phần quần xã trong hệ sinh thái giàu, cấu trúc phức tạp, thành phần loài phong phú. Hệ sinh thái rừng Một số hệ sinh thái điển hình: rừng trên núi đá vôi, rừng rụng lá và nửa rụng lá, rừng thường xanh núi thấp, núi trung bình, núi cao… [4]
- * Đa dạng loài Bảng 4. Thành phần loài đã xác định được ở Việt Nam [11] Nhóm sinh vật Số loài đã xác định được Thực vật nổi Nước ngọt 1.042 Biển 537 Rong, tảo Nước ngọt 20 Biển 682 Động vật không xương Nước ngọt 782 sống dưới nước Biển 7.421 Cá Nước ngọt 700 Biển 2.038 Thực vật ở cạn Bậc thấp 2.393 Bậc cao 11.373 Bò sát 296 Côn trùng 7.750 Lưỡng cư 162 Rắn biển 50 Rùa biển 4 Chim 840 Thú 310 Động vật không xương sống ở đất 1.000
- * Đa dạng nguồn gen: - Các giống cây trồng đã thống kê được 802 loài phổ biến thuộc 79 họ Bảng 5. Các loại cây trồng phổ biến ở Việt Nam STT Nhóm cây Số loài 1 Nhóm cây lương thực chính 41 2 Nhóm cây lương thực bổ sung 95 3 Nhóm cây ăn quả 105 4 Nhóm cây rau 55 5 Nhóm cây gia vị 46 6 Nhóm cây làm nước uống 14 7 Nhóm cây lấy sợi 16 8 Nhóm cây làm thức ăn gia súc 14 9 Nhóm cây lấy dầu béo 45 10 Nhóm cây lấy tinh dầu 20 11 Nhóm cây cải tạo đất 28 12 Nhóm cây dược liệu 181 13 Nhóm cây cây cảnh 62 14 Nhóm cây bóng mát 7 15 Nhóm cây công nghiệp 24 16 Nhóm cây lấy gỗ 49 Tổng 802
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Đa dạng sinh học (ĐH Hồng Bàng) - Chương 7
15 p | 314 | 111
-
Bài giảng Đa dạng sinh học (ĐH Hồng Bàng) - Chương 5
16 p | 252 | 86
-
Bài giảng Đa dạng sinh học (ĐH Hồng Bàng) - Chương 8
7 p | 235 | 79
-
Bài giảng Ý nghĩa các chỉ số trong đa dạng sinh học - TS. Viên Ngọc Nam
48 p | 909 | 75
-
Bài giảng Đa dạng sinh học trong hệ sinh thái nông nghiệp
27 p | 254 | 58
-
Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học: Chương 4 - TS. Viên Ngọc Nam
55 p | 200 | 35
-
Bài giảng Đa dạng sinh học (biodiversity)
48 p | 175 | 35
-
Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học: Chương 4c - TS. Viên Ngọc Nam
64 p | 155 | 28
-
Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học: Chương 6 - TS. Viên Ngọc Nam
35 p | 119 | 24
-
Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học: Chương 1 - TS. Viên Ngọc Nam
44 p | 134 | 19
-
Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học: Chương 7 - TS. Viên Ngọc Nam
49 p | 167 | 17
-
Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học: Chương 5 - TS. Viên Ngọc Nam
43 p | 111 | 15
-
Đa dạng sinh học, tài nguyên quý giá đang bị suy thoái
36 p | 125 | 14
-
Bài giảng Đa dạng sinh học: Văn bản pháp lý về bảo tồn đa dạng sinh học
40 p | 108 | 12
-
Bài giảng Bảo tồn đa dạng sinh học: Chương 5.1 - TS. Viên Ngọc Nam
67 p | 122 | 12
-
Bài giảng Đa dạng sinh học bền vững
100 p | 106 | 9
-
Bài giảng Đa dạng sinh học và bảo tồn - Ôn Vĩnh An
92 p | 85 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn