intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Dịch tễ học bệnh quai bị - Bs Trương Bá Nhẫn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:46

54
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Dịch tễ học bệnh quai bị do Bs Trương Bá Nhẫn biên soạn trình bày các nội dung chính sau: Đại cương về bệnh quai bị; Tác nhân gây bệnh quai bị; Biểu hiện lâm sàng của bệnh quai bị; Chẩn đoán bệnh quai bị; Nguồn truyền nhiễm virus quai bị; Biện pháp phòng bệnh;... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Dịch tễ học bệnh quai bị - Bs Trương Bá Nhẫn

  1. Dịch tể học bệnh quai bị Bs Trương Bá Nhẫn
  2. Đại cương Bệnh truyền nhiễm cấp tính do paramyxovirus gây ra. Triệu chứng của bệnh là: viêm tuyến nước bọt mang tai / các tuyến mước bọt khác [1],[2]. Bệnh thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, Bệnh quai bị:  chỉ mắc một lần do miển dịch suốt đời sau khi bị bệnh.  tái nhiễm có thể xảy ra (chiếm 1-2% các ca bệnh) [9].
  3. Đại cương Các triệu chứng toàn thân trước viêm tuyến mang tai vài ngày, gồm: đau cơ, chán ăn, khó chịu, nhức đầu, và sốt nhẹ. Tình trạng nhiễm trùng không triệu chứng: 20-40% Triệu chứng đường hô hấp không đặc hiệu: 50% (đặc biệt là ở trẻ em
  4. Đại cương • Bệnh có thể biểu hiện các nơi khác như: viêm não màng não, viêm tụy, viêm cơ tim, viêm tinh hoàn ... • Biến chứng trầm trọng như: điếc vĩnh viễn, vô sinh, rối loạn nhân cách... [2]
  5. Đại cương Vaccine phòng ngừa quai bị có từ năm 1967  đã làm giảm rất nhiều: tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ biến chứng. Đưa vắc xin phòng bệnh quai bị vào chương trình tiêm chủng quốc gia thường quy chỉ mới chiếm đạt được 57% [5],[6]. Hiện nay, bệnh quai bị vẫn còn là bệnh địa phương ở nhiều nước: 385,000 ca bệnh báo cáo cho WHO mỗi năm [7].
  6. Tác nhân gây bệnh Virus quai bị: thuộc loại Paramyxovirus, chỉ có duy nhất một type huyết thanh do Johnson & Goodpasture tìm thấy năm 1934 Virion có: hình cầu, hơi thô đường kính # 85-300 micromet.
  7. Tác nhân gây bệnh • Nucleocapside: chứa chuổi RNA cuộn theo hình xoắn và được bao bọc bởi màng lipid gồm 3 lớp: Lớp ngoài cùng gắn với glycoprotein có 3 tác dụng:  hủy hoại receptor (neuraminidase),  ngưng kết hồng cầu (hemaglutinating):  kết dính tế bào. Protein ngưng kết hồng cầu gắn với acide sialic trên tế bào đích giúp khởi đầu quá trình nhiễm virus. Protein kết dính tế bào liên kết màng lipid kép, làm cho virus lan tràn từ tế bào này sang tế bào khác
  8. Tác nhân gây bệnh Khả năng tồn tại của vi rút khá lâu ở môi trường ngoài cơ thể: 30 – 60 ngày ở nhiệt độ 15-200C, 1-2 năm ở nhiệt độ -700 tới - 250 C). Bị tiêu diệt nhanh chóng: ở nhiệt độ > 560C, hoặc tia tử ngoại, ánh sáng mặt trời những hóa chất khử khuẩn: chứa clo và thường dùng ở bệnh viện [8].
  9. Bệnh sinh • Bệnh quai bị được truyền bởi giọt nước bọt hay sự tiếp xúc trực tiếp:  Vị trí đầu tiên làm tăng sinh của virus là biểu mô của:  đường hô hấp trên,  đường tiêu hoá, hoặc mắt.  Virus:  lan rộng nhanh chóng tới mô bạch huyết tại chổ nhiễm virus máu nguyên phát,  lan rộng tới các vị trí khác trong cơ thể.  Tổn thương:  thường gặp: tuyến mang tai chiếm 95% trường hợp  Ít gặp: hệ thần kinh trung ương (viêm màng não xuất hiện trước viêm tuyến mang tai khoảng 1 tuần rất hiếm gặp) tinh hoàn hay mào tinh hoàn, tuyến tuỵ, buồn trứng.
  10. Bệnh sinh Vài ngày sau khi khởi phát bệnh, virus có thể:  phân lập được từ máu  sự tăng sinh của virus ở các cơ quan đích đưa tới nhiễm virus máu thứ phát. Virus bài tiết qua nước tiểu: 2 tuần sau khởi phát bệnh về mặt lâm sàng. không biết virus có tăng sinh trong mô thận hay không.
  11. Biểu hiện lâm sàng • Bệnh nhân có: sốt, mệt mỏi, sưng và đau một hoặc nhiều tuyến nước bọt; có thể kèm một số triệu chứng: viêm tinh hoàn (ở nam giới, khoảng 20 - 30%), viêm buồng trứng (nữ giới, khoảng 5%), v.v.. [8].
  12. Biểu hiện lâm sàng • Khám lâm sàng phát hiện: ống Stenon phù nề, tấy đỏ nhưng không có mủ chảy ra. Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan ra vùng trước tai, mỏm chũm, và xuống dưới hàm. Da vùng sưng có màu sắc bình thường, không nóng đỏ và có tính đàn hồi. Sưng cả 2 bên tuyến nước bọt mang tai, có khi chỉ sưng 1 bên. Tỷ số của tổn thương sưng 2 bên so với sưng 1 bên là 6/1.
  13. Biểu hiện lâm sàng • virut quai bị còn xâm nhập các mô ở ngoài tuyến nước bọt gây ra: viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não, viêm tụy cấp, viêm thanh khí phế quản, viêm phổi kẽ, viêm đa khớp.
  14. Biểu hiện lâm sàng • Ngoài ra, virus quai bị còn xâm nhập gây ra các tổn thương ở các cơ quan khác như: tuyến lệ, tuyến ức, tuyến giáp, tuyến vú, buồng trứng. • Các tổn thương này thường không có triệu chứng điển hình, diễn biến lành tính [10].
  15. Chẩn đoán • Ca bệnh xác định: quai bị lâm sàng kèm theo kết quả dương tính của: xét nghiệm phân lập vi rút quai bị (+) xét nghiệm huyết thanh (+) xác định dấu ấn của vi rút.
  16. Chẩn đoán • Chẩn đoán phân biệt: Quai bị thể nhẹ với: viêm tuyến nước bọt nhiễm vi rút đường hô hấp trên.
  17. Chẩn đoán • Chẩn đoán phân biệt: Quai bị có viêm tuyến nước bọt điển hình cần phân biệt với: (i) viêm mủ tuyến mang tai do vi khuẩn, có sưng nóng, đỏ, đau, có mủ chảy ra từ đầu ống Stenon; (ii) viêm hạch góc hàm dưới do viêm nhiễm khuẩn khu vực xung quanh như răng, hàm, họng; (iii) viêm phì đại tuyến mang tai hoặc sỏi tuyến nước bọt mang tai.
  18. Chẩn đoán • Xét nghiệm: ít có vai trò trong chẩn đoán bệnh quai bị. Chỉ xét nghiệm: trong những trường hợp thật cần thiết hoặc trong nghiên cứu.
  19. Chẩn đoán Mẫu bệnh phẩm: (i) máu, nước bọt, dịch não tủy: phân lập vi rút (lấy trong giai đoạn cấp tính) (ii) máu, dịch não tủy: xét nghiệm tìm kháng thể IgM hoặc biến động hiệu giá kháng thể IgG: giai đoạn sớm (0-7 ngày) hoặc giai đoạn muộn (14 - 21 ngày).
  20. Chẩn đoán • Phương pháp xét nghiệm: (i) Phát hiện kháng thể trong máu / dịch não tủy:  Test ức chế ngưng kết hồng cầu (HI),  Test cố định bổ thể (CI),  Test trung hòa đám hoại tử (NT),  Test (ELISA miễn dịch gắn men ) Phát hiện kháng thể quai bị trong máu hoặc dịch não tủy; (ii) Phát hiện kháng nguyên / kháng thể đặc hiệu:  Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA) [8].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2