intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm - Th.S Đoàn Công Khanh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:51

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm" bao gồm các nội dung chính sau đây: Con đường lây truyền bệnh truyền nhiễm; Phòng chống bệnh truyền nhiễm và nguyên lý phòng chống dịch;... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Dịch tễ học bệnh truyền nhiễm - Th.S Đoàn Công Khanh

  1. DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM ThS. Đoàn Công Khanh
  2. DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM Định nghĩa: Bệnh truyền nhiễm ( bệnh lây) là bệnh do các vi sinh vật gây bệnh gây ra, có khả năng lây truyền từ người này qua người khác trong cộng đồng bằng nhiều đường khác nhau, bệnh có thể phát triển thành dịch hoặc đại dịch
  3. NỘI DUNG 1/ Bệnh truyền nhiễm lây truyền như thế nào ? Qúa trình dịch 2/ Phòng chống bệnh truyền nhiễm ? Phòng chống bệnh truyền nhiễm nguyên lý phòng chống dịch
  4. QUÁ TRÌNH DỊCH MỤC TIÊU: 1. Trình bày được định nghĩa quá trình dịch. 2. Mô tả được các yếu tố liên quan của quá trình dịch. 3. Giải thích được vai trò của nguồn truyền nhiễm, đường truyền nhiễm và khối cảm thụ trong quá trình lan truyền dịch. 4. Giải thích được ảnh hưởng của các yếu tố thiên nhiên và xã hội tới quá trình dịch. 5. Trình bày được cơ chế truyền nhiễm và phân loại bệnh truyền nhiễm
  5. Định nghĩa quá trình dịch Qúa trình dịch là một dãy những ổ dịch có liên quan với nhau, ổ dịch này phát sinh ra từ ổ dịch khác với mối liên quan bên trong của chúng, được quyết định bởi các điều kiện sống của xã hội loài người.
  6. Ổ dịch ? Trong 2 tình huống sau, đâu là ổ dịch ? Tình huống A Tình huống B Hiện tại cụm dân cư Hiện tại nguồn X có 5 bệnh nhân tả nước ăn của cụm dân cư Y đã nhiễm phẩy khuẩn tả. Kết luận: Cả 2 tình huống đều là ổ dịch
  7. Khái niệm ổ dịch Ổ dịch là nơi có sự tồn tại và phát triển của các vi sinh vật gây bệnh. Ổ dịch có thể là cơ thể sống của người hoặc động vật hoặc có thể là các yếu tố của môi trường ( Đất nhiễm khuẩn, nước nhiễm khuẩn, thực phẩm nhiễm khuẩn...)
  8. Mối liên quan bên trong của các ổ dịch . Mối liên quan bên trong của các ổ dịch tuân theo qui luật của thuyết tiến hóa: - Di truyền - Biến dị - Đào thải
  9. Sự quyết định của điều kiện sống của xã hội loài người tới sự tồn tại, phát sinh và lan truyền các ổ dịch. - Điều kiện tự nhiên: Thời tiết, khí hậu, độ cao, thảm thực vât... quyết định sự tồn tại hoặc không tồn tại các vi sinh vật gây bệnh ở ngoại cảnh. - Điều kiện xã hội: Kinh tế, văn hóa , tập quán, chăm sóc y tế... Quyết định sự bùng phat, lan truyền hoặc chấm dứt quá trình dịch của một số bệnh truyền nhiễm.
  10. Các yếu tố liên quan của quá trình dịch Ba yếu tố trực tiếp Đường TN Nguồn TN Khối cảm nhiễm
  11. Nguồn truyền nhiễm Định nghĩa: Nguồn truyền nhiễm là cơ thể sống của người hoặc động vật để cho vi sinh vật gây bệnh tồn tại và phát triển lâu dài, dù có biểu hiện bệnh hoặc không có biểu hiện bệnh.
  12. Nguồn truyền nhiễm là người Người bệnh - Người bệnh thể điển hình: Bệnh diễn biến qua 3 thời kỳ ( ủ bệnh, phát bệnh, lui bệnh). + Thời kỳ ủ bệnh đa số không lây. Một số bệnh do Virus có thể lây từ cuối thời kỳ ủ bệnh ( Bệnh Sởi, Thủy đậu, Viêm gan Virus A...)
  13. + Thời kỳ phát bệnh: Lây lan mạnh, đây là thời kỳ vi sinh vật gây bệnh vừa phát triển mạnh trong cơ thể vừa được đào thải nhiều khỏi cơ thể người bệnh. Trong hầu hết các bệnh truyền nhiễm thời kỳ lây kết thúc khi người bệnh hết các triệu chứng lâm sàng ( ví dụ như bệnh Ho gà)
  14. + Thời kỳ lui bệnh: Đa số các bệnh truyền nhiễm đã hết lây. Tuy nhiên cũng có một số bệnh có thời kỳ lây kéo dài sau thời kỳ lui bệnh như bệnh Bạch hầu, Thương hàn, Lỵ Amibe...
  15. - Người bệnh thể không điển hình: Khả năng lây lan tùy thuộc vào từng bệnh, từng thể lâm sàng khác nhau
  16. Người mang mầm bệnh - Người khỏi bệnh mang mầm bệnh: Trong một số bệnh truyền nhiễm, người bệnh đã khỏi bệnh về mặt lâm sàng, song vẫn còn lưu nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong cơ thể và tiếp tục đào thải vi sinh vật gây bệnh, làm lây lan cho những người xung quanh ( Như bệnh Thương hàn, Bại liệt, Lỵ A mibe...)
  17. - Người lành mang mầm bệnh: Là người bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh nhưng hoàn toàn không có triệu chứng lâm sàng, nhưng họ vẫn đào thải vi sinh vật gây bệnh và làm lây cho những người xung quanh
  18. Vai trò của các loại nguồn truyền nhiễm Người bệnh: + Bài tiết nhiều mầm bệnh, dễ lây cho người xung quanh. + Dễ phát hiện, do vậy được bao vây, cách ly ngay từ đầu.
  19. Người mang mầm bệnh: + Khó phát hiện do vậy không được bao vây , cách ly ngay từ đầu. + Là nguồn lây làm cho dịch lan rộng. + Mức độ nguy hiểm tùy thuộc vào nghề nghiệp của họ.
  20. Nguồn truyền nhiễm là động vật - Nguồn truyền nhiễm là động vật gồm động vật bị bệnh và động vật mang mầm bệnh, trong đó bao gồm cả động vật hoang dã và những động vật sống gần người. - Nói chung hầu hết các bệnh của động vật đều không lây cho người và sự lây bệnh của động vật sang người là hoàn toàn ngẫu nhiên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2