CHƯƠNG 8 – GIẢN ĐỒ ĐỘ TAN ĐẲNG NHIỆT CỦA CÁC<br />
HỆ BẬC 4 MUỐI – NƯỚC TƯƠNG TÁC<br />
<br />
1. Khái niệm về giản đồ độ tan đẳng nhiệt không<br />
gian của hệ bậc 4 muối – nước tương tác<br />
1.1. Khái niệm chung<br />
Hệ bậc 4 muối – nước tương tác là hệ gồm 2 muối không có<br />
ion chung và nước, trong đó giữa 2 muối có xảy ra phản ứng<br />
trao đổi. Ví dụ: đối với hệ gồm AX, BY và H2O có phản<br />
ứng: AX + BY ⇌ AY + BX.<br />
Như vậy tuy có 5 chất nhưng số cấu tử độc lập là 5 – 1 = 4,<br />
gồm 3 muối và nước. Thành phần và lượng muối thứ 4 là lệ<br />
thuộc và có thể xác định theo phản ứng trao đổi.<br />
Giản đồ pha<br />
<br />
nvhoa102@yahoo.com<br />
<br />
1<br />
<br />
CHƯƠNG 8 – GIẢN ĐỒ ĐỘ TAN ĐẲNG NHIỆT CỦA CÁC<br />
HỆ BẬC 4 MUỐI – NƯỚC TƯƠNG TÁC<br />
<br />
• Giản đồ độ tan hệ bậc 4 muối – nước tương tác thường<br />
nghiên cứu ở những điều kiện áp suất và nhiệt độ không<br />
đổi, khi đó Tmax = 4 – Pmin + 0 = 3. Do vậy giản đồ độ tan<br />
đẳng nhiệt của hệ bậc 4 muối-nước tương tác vẫn là giản<br />
đồ không gian (3 chiều).<br />
• Để biểu diễn giản đồ độ tan đẳng nhiệt không gian của hệ<br />
này có thể sử dụng các phương pháp sau: tháp 4 mặt đều<br />
(Rôzêbom – Lêvenghecxơ); lăng trụ 4 mặt (Ienhike – Lơ<br />
Satơliê); hai tứ diện vuông không đều (Xôcôlôpxki); tháp<br />
4 mặt đều lật ngược (Lêvenghecxơ – VanHôp).<br />
Giản đồ pha<br />
<br />
nvhoa102@yahoo.com<br />
<br />
2<br />
<br />
CHƯƠNG 8 – GIẢN ĐỒ ĐỘ TAN ĐẲNG NHIỆT CỦA CÁC<br />
HỆ BẬC 4 MUỐI – NƯỚC TƯƠNG TÁC<br />
<br />
1.2. Các phương pháp biểu diễn giản đồ độ tan<br />
đẳng nhiệt không gian<br />
Xét 2 phương pháp phổ biến và đơn giản là tháp 4 mặt đều<br />
và lăng trụ 4 mặt.<br />
<br />
a) Phương pháp tháp 4 mặt đều<br />
Thành phần hệ biểu diễn theo % hoặc phần đơn vị (khối<br />
lượng, mol): a + b + x + y + w = k. Ở đây: a,b là nồng độ<br />
cation A+, B+; x,y là nồng độ anion X-, Y-; w là thành phần<br />
nước và a + b = x + y.<br />
Giản đồ pha<br />
<br />
nvhoa102@yahoo.com<br />
<br />
3<br />
<br />
CHƯƠNG 8 – GIẢN ĐỒ ĐỘ TAN ĐẲNG NHIỆT CỦA CÁC<br />
HỆ BẬC 4 MUỐI – NƯỚC TƯƠNG TÁC<br />
<br />
• Đáy tháp là hình vuông, biểu diễn thành phần muối theo<br />
đương lượng ion: ở các đỉnh hình vuông là các muối, và<br />
mỗi cặp muối có ion khác nhau nằm ở 2 đỉnh của 1 đường<br />
chéo. Như vậy mặt đáy tháp biểu diễn hệ bậc 3 tương tác<br />
giữa 4 muối khan.<br />
• Đỉnh tháp biểu diễn nước, các cạnh biểu diễn hệ bậc 2<br />
muối – nước, các mặt biểu diễn hệ bậc 3 muối – nước,<br />
các điểm trong hình tháp biểu diễn hệ bậc 4 muối – nước.<br />
• Để xác định điểm biểu diễn hệ trên giản đồ hình tháp chỉ<br />
cần biết thành phần 3 muối là đủ.<br />
Giản đồ pha<br />
<br />
nvhoa102@yahoo.com<br />
<br />
4<br />
<br />
CHƯƠNG 8 – GIẢN ĐỒ ĐỘ TAN ĐẲNG NHIỆT CỦA CÁC<br />
HỆ BẬC 4 MUỐI – NƯỚC TƯƠNG TÁC<br />
<br />
Giả sử có hệ gồm m% mol<br />
AX, n% mol AY và l% mol<br />
BY, từ đỉnh nước, lấy đoạn<br />
WM bằng m, rồi từ M vẽ<br />
MN song song với cạnh<br />
WAY bằng n và từ N vẽ NL<br />
song song với cạnh WBY<br />
bằng l. Điểm L chính là<br />
điểm muốn tìm.<br />
<br />
W(H2O)<br />
<br />
m<br />
M<br />
N<br />
<br />
AX<br />
<br />
Giản đồ pha<br />
<br />
nvhoa102@yahoo.com<br />
<br />
n<br />
<br />
BX<br />
<br />
BY<br />
<br />
L<br />
<br />
AY<br />
<br />
5<br />
<br />