CÔNG AN TP HẢI PHÒNG<br />
GIỚI THIỆU NỘI DUNG CƠ BẢN LUẬT<br />
<br />
NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ<br />
CẢNH, CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC<br />
NGOÀI TẠI VIỆT NAM<br />
© Phòng quản lý xuất nhập cảnh – CATP Hải Phòng<br />
www.haiphong.xnc.vn<br />
<br />
I. QUÁ TRÌNH BAN HÀNH LUẬT<br />
<br />
- Ngày 16/6/2014, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIII đã thông qua Luật<br />
nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam số<br />
47/2014/QH13. Ngày 23/6/2014, Chủ tịch nước ký Lệnh số 04/2014/L-CTN<br />
công bố Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài<br />
tại Việt Nam. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015.<br />
- Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt<br />
Nam thay thế nội dung của Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của<br />
NNN tại Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành (Nghị định số<br />
21/2001/NĐ-CP của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành pháp lệnh nhập<br />
cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoại tại Việt Nam, Thông tư liên tịch<br />
số 04/2002/TTLT/BCA-BNG do Bộ công an-Bộ Ngoại giao ban hành, để hướng<br />
dẫn thực hiện Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ<br />
quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người<br />
nước ngoài tại Việt Nam).<br />
- Khắc phục được những hạn chế của những văn bản QPPL trước đây, nâng<br />
cao hiệu lực quản lý Nhà nước, minh bạch hóa các thủ tục hành chính xuất<br />
cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú của NNN tại Việt Nam. Có tính đồng bộ<br />
với các văn bản QPPL khác có liên quan đến NNN tại Việt Nam.<br />
<br />
II. LÝ DO BAN HÀNH LUẬT<br />
<br />
1.<br />
<br />
Pháp lệnh Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại<br />
Việt Nam quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân được mời, bảo lãnh<br />
cho người nước ngoài vào Việt Nam nhưng chưa quy định rõ trách<br />
nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc mời, bảo lãnh,<br />
dẫn đến tình trạng làm thủ tục cho người nước ngoài nhập cảnh<br />
nhưng không quản lý, khi phát sinh vấn đề phức tạp như người nước<br />
ngoài vi phạm pháp luật, tai nạn, chết... thì thoái thác trách nhiệm.<br />
<br />
2. Các quy định trước đây cho phép người nước ngoài sau khi nhập<br />
cảnh nếu có nhu cầu sẽ được xét cho chuyển đổi mục đích nhập<br />
cảnh. Lợi dụng quy định này, thời gian qua nhiều người nước ngoài<br />
đã vào Việt Nam với danh nghĩa tham quan, du lịch, sau đó xin<br />
chuyển đổi để thực hiện các mục đích khác, đặc biệt xin chuyển đổi<br />
ở lại lao động trong đó có nhiều lao động vào làm việc tại các dự án<br />
do nước ngoài trúng thầu.<br />
3. Trước đây quy định thị thực Việt Nam có thời hạn không quá 12<br />
tháng, thẻ tạm trú có giá trị không quá 03 năm trong khi Luật Đầu<br />
tư năm 2005 quy định thời hạn của thị thực cấp cho người nước<br />
ngoài vào đầu tư tối đa là 05 năm. Do vậy đã tạo ra sự thiếu thống<br />
nhất trong các VBPL và gây nên sự hiểu lầm cho các nhà đầu tư.<br />
4. Quy định rõ hơn việc giải quyết cho NNN thường trú, bổ sung các<br />
điều kiện đúng với thực tiễn công tác quản lý Nhà nước. Quy định rõ<br />
trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân trong việc khai báo<br />
tạm trú cho NNN tại Việt Nam.<br />
<br />