Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Bài 1: Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán
lượt xem 7
download
"Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Bài 1: Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán" trình bày khái niệm và bản chất hệ thống thông tin kế toán; vai trò của hệ thống thông tin kế toán trong một hệ thống quản lý, đặc biệt là một doanh nghiệp; vai trò của người kế toán viên trong một hệ thống thông tin kế toán, trong điều kiện kế toán thủ công, điều kiện có máy tính, và điều kiện tự động hóa công tác kế toán.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Bài 1: Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán
- Bài 1: Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Viện KTKT (2015). Bài giảng môn học Hệ thống thông tin kế toán. 2. Hall, J. Accounting Information Systems, 7th Edition, South Western – Cengage Learning (Chương 1). 3. Romney, M., Steinbart P., (2012), Accounting Information Systems – 12 Edition. NXB Prentice Hall 2012 (Chương 1). Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Bài 1 trong học phần Hệ thống thông tin kế toán nghiên cứu những vấn đề tổng quan về hệ thống, hệ thống thông tin, và hệ thống thông tin kế toán. Học phần cũng đi sâu vào giới thiệu các thành phần chủ yếu của một hệ thống nói chung bao gồm đầu vào, xử lý, và đầu ra và áp dụng các yếu tố này đối với các bậc quản lý khác nhau của doanh nghiệp. Phần này cũng nêu sự thay đổi vai trò và chức năng của kế toán viên trong các điều kiện thủ công, điều kiện công nghệ thông tin phát triển. Mục tiêu Giúp sinh viên nắm chắc khái niệm và bản chất hệ thống thông tin kế toán. Giúp sinh viên hiểu được vai trò của hệ thống thông tin kế toán trong một hệ thống quản lý, đặc biệt là một doanh nghiệp. Giúp sinh viên nắm vững được vai trò của người kế toán viên trong một hệ thống thông tin kế toán, trong điều kiện kế toán thủ công, điều kiện có máy tính, và điều kiện tự động hóa công tác kế toán. TXKTQT03_Bai1_v1.0015112224 1
- Bài 1: Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán Tình huống dẫn nhập Hệ thống thông tin kế toán Công ty L&N Sau một thời gian làm quản lý khu vực cho một công ty bán lẻ, PHL cùng PLN thành lập công ty tư nhân. Họ thành lập Công ty “L&N” chuyên bán linh kiện điện tử cho khách hàng. PHL và PLN theo đuổi chiến lược thương mại điện tử bằng việc thuê mặt bằng kinh doanh trong một khu đông đúc của thành phố. L&N đầu tư đủ tiền cho 6 tháng kinh doanh đầu tiên. Công ty thuê tuyển 15 nhân viên: 3 nhân viên xếp hàng lên giá, 4 nhân viên bán hàng, 6 nhân viên quầy tính tiền, hai nhân viên đảm trách các công việc hành chính khác. L&N sẽ tổ chức lễ ra mắt trong tháng tới. Và hiện tại, hai chủ sở hữu công ty đang cân nhắc những vấn đề chính sau: 1. Những quyết định nào về giá bán, về chính sách tín dụng, về nhân sự và tiền lương, về dòng tiền vào – ra… họ cần đưa ra để đảm bảo công ty thành công và có lãi? 2. Để ra được các quyết định nêu trên thì L&N cần có những thông tin gì? 3. Các quy trình kinh doanh nào cần thực hiện và thực hiện như thế nào? 2 TXKTQT03_Bai1_v1.0015112224
- Bài 1: Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán 1.1. Khái niệm về hệ thống và hệ thống thông tin quản lý 1.1.1. Khái niệm về hệ thống Hệ thống (System): là một hệ thống là một tập hợp gồm hai hoặc nhiều hơn các bộ phận có thể tương tác nhau để hoàn thành một mục tiêu. Một hệ thống bao gồm các bộ phận, mỗi bộ phận thực hiện một chức năng được giao và chúng được hỗ trợ bởi các thành phần cấu thành nên bộ phận con đó. Ba thành phần cơ bản của hệ thống: (1) Các yếu tố đầu vào (Inputs); (2) Xử lý, chế biến (Processing); và (3) Các yếu tố đầu ra (Outputs). Hệ thống con: Là hệ thống nhưng là một thành phần của hệ thống khác. Một hệ thống con thuộc một hệ thống “lớn” nào đó nhưng nó lại chứa đựng các hệ thống con khác thực hiện những công việc khác nhau của hệ thống. Chúng ta có thể mô tả các yếu tố của một hệ thống theo sơ đồ sau: Bán Sản hàng xuất Tài Hàng Lãnh chính; tồn đạo Kế Đầu ra Đầu vào kho toán Marketing Nguồn nhân lực Sơ đồ 1.1: Các yếu tố của một hệ thống 1.1.2. Hệ thống thông tin quản lý 1.1.2.1. Khái niệm Là một tập hợp các chu trình chuẩn mà qua đó dữ liệu được thu thập, xử lý và cung cấp cho người dùng. Một hệ thống thông tin quản lý được xem là một bộ các hệ thống con có mối quan hệ với nhau, cùng thực hiện các công việc như thu thập, xử lý, lưu trữ, chuyển đổi và phân phối thông tin cho việc lập kế hoạch, đưa ra quyết định, và kiểm soát thông tin. Dữ liệu Xử lý Thông tin Lưu trữ Sơ đồ 1.2: Sơ đồ các thành phần của hệ thống thông tin TXKTQT03_Bai1_v1.0015112224 3
- Bài 1: Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán 1.1.2.2. Các thành phần thuộc hệ thống thông tin quản lý Dữ liệu (Data): Là những “thực tế” đã được thu thập, ghi nhận, và xử lý bởi hệ thống thông tin. Dữ liệu thường là các quan sát hoặc đo lường về hoạt động của doanh nghiệp cần thiết cho người sử dụng thông tin. Trong các doanh nghiệp, nhiều loại dữ liệu cần phải thu thập bao gồm, các sự kiện liên quan đến các nghiệp vụ/hoạt động đã phát sinh; Các nguồn lực bị tác động bởi các nghiệp vụ/hoạt động; Các cá nhân tham gia vào hoạt động/nghiệp vụ. Thông tin: Là dữ liệu đã được tổ chức và xử lý để có ý nghĩa cho người sử dụng nhằm đưa ra các quyết định kinh doanh. Người dùng có thể đưa ra quyết định tốt hơn khi số lượng và chất lượng thông tin được nâng lên. Tuy nhiên thông tin quá nhiều có thể gây nhiễu. Thông tin về doanh nghiệp có thể được cung cấp cho nội bộ và ngoài doanh nghiệp. Lưu ý rằng thông tin với người này là dữ liệu với người khác. 1.1.2.3. Phân loại hệ thống thông tin Theo mục đích phục vụ của thông tin đầu ra o Hệ xử lý giao dịch (Transaction Processing Systems, TPS) Xử lý các giao dịch mà tổ chức thực hiện hoặc với khách hàng, nhà cung cấp… hoặc với nhân viên của tổ chức đó. Trợ giúp các hoạt động ở mức tác nghiệp như: trả lương, lập đơn đặt hàng, làm hoá đơn, theo dõi khách hàng… Các công việc chính: nhận dữ liệu, nhập dữ liệu, lưu dữ liệu vào cơ sở dữ liệu, tính toán hoặc thao tác trên dữ liệu và phát sinh các báo cáo thống kê. Các đặc tính chung: liên kết chặt chẽ với các chuẩn và quy trình chuẩn, thao tác trên dữ liệu chi tiết, diễn tả đúng những gì đã xảy ra, cung cấp một vài thông tin quản lý đơn giản. o Hệ thống thông tin tăng cường khả năng cạnh tranh (Information System for Competitive Advantage, ISCA) Được sử dụng như một trợ giúp chiến lược, cho phép tổ chức thành công trong việc đối đầu với các lực lượng cạnh tranh. Được thiết kế cho những người sử dụng là những người ngoài tổ chức: khách hàng, một nhà cung cấp, tổ chức khác của cùng ngành… 4 TXKTQT03_Bai1_v1.0015112224
- Bài 1: Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán o Hệ thống thông tin quản lý (Management Information Systems, MIS) Trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức ở mức điều khiển tác nghiệp, điều khiển quản lý hoặc lập kế hoạch chiến lược. Tạo ra các báo cáo cho các nhà quản lý một cách định kỳ hoặc theo yêu cầu. Nguồn thông tin: các cơ sở dữ liệu được tạo ra bởi các hệ xử lý giao dịch, các nguồn dữ liệu ngoài tổ chức. MIS hướng đến hỗ trợ thông tin toàn diện cho tất cả những ai cần và được phép sử dụng thông tin của tổ chức. o Hệ thống trợ giúp ra quyết định (Decision Support Systems, DSS) Trợ giúp các hoạt động ra quyết định – là một quy trình được tạo thành từ ba giai đoạn: Xác định vấn đề, xây dựng và đánh giá các phương án giải quyết và lựa chọn một phương án. Là hệ thống đối thoại có khả năng tiếp cận một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu và sử dụng một hoặc nhiều mô hình để biểu diễn và đánh giá tình hình. CẤP ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP (CẤP CAO) Dự báo khuynh Kế hoạch hoạt Dự báo ngân Lập kế Lập kế hoạch ESS hướng bán hàng động trong sách trong hoạch nguồn nhân lực trong dài hạn dài hạn dài hạn lợi nhuận Cấp độ quản lý: Cấp trung Quản lý bán Kiểm soát hàng Lập dự toán, Phân tích CVP Phân tích sự MIS hàng, phân tồn kho ngân sách Phân tích chi phí phân bổ lao động tích, định Lập kế hoạch hàng năm Phân tích đầu tư Phân tích chi giá bán sản xuất Dự báo tài chính phí hợp đồng Phân tích, dự Lập kế hoạch Ké hoạch đầu lao động báo hán hàng kho hàng tư vốn Định giá DSS sản phẩm, quảng cáo Cấp độ hoạt động Xử lý nghiệp vụ Thực hiện kế Thực hiện kế Kế toán tài chính Thực hiện kế bán hàng hoạch sản xuất hoạch tài chính Kế toán quản trị hoạch tuyển Xác định giá bán Thực hiện kế Thực hiện Kế toán chi phí dụng, đào tạo Nghiên cứu hoạch mua, chính sách huy Kế toán thuế… Thực hiện chính TPS thị trường nhập nguyên động vốn sách trả lương, Khuyến mãi vật liệu Thực hiện chính trả thưởng, Triển khai sản Sử dụng máy sach về lãi vay, phụ cấp phẩm mới móc, nhân công về cổ tức HTTT bán hàng HTTT sản xuất HTTT tài chính HTTT kế toán HTTT nguồn và thị trường sản phẩm, nhân lực dịch vụ TXKTQT03_Bai1_v1.0015112224 5
- Bài 1: Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán o Hệ thống chuyên gia (Expert Support Systems, ESS) Sử dụng các công cụ tin học những tri thức góc độ chuyên gia về một lĩnh vực nào đó. Dùng để phân tích thông tin quan trọng dưới dạng tổng quát: hiệu quả và năng lực của tổ chức; thị hiếu của khách hàng; các hoạt động của các đối thủ cạnh tranh; năng lực của các nhà cung cấp… Cung cấp các phương tiện hỗ trợ ra quyết định chiến lược cho những nhà điều hành cấp cao nhất (CEO). Phân loại hệ thống thông tin theo bộ phận nghiệp vụ Theo cách phân loại này, mỗi dạng hệ thống thông tin sẽ được gọi theo tên chức năng nghiệp vụ mà chúng hỗ trợ trong cả cấp tác nghiệp, cấp chiến thuật và cấp chiến lược. o Hệ thống thông tin quản lý bán hàng và marketing; o Hệ thống thông tin tài chính; o Hệ thống thông tin kế toán; o Hệ thống thông tin quản lý nhân sự. 1.2. Khái niệm và vai trò của hệ thống thông tin kế toán (AIS) 1.2.1. Khái niệm hệ thống thông tin kế toán Hệ thống thông tin kế toán (AIS) nhận biết, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin kinh tế về một tổ chức sử dụng các công nghệ khác nhau. Nó nhận biết và ghi nhận những ảnh hưởng tài chính của các nghiệp vụ của doanh nghiệp. AIS phân bổ thông tin về các nghiệp vụ cho những người liên quan để ra quyết định hoặc phối hợp thực hiện các công việc trọng yếu phát sinh trong đơn vị. Người dùng Dữ liệu AIS Thông tin Ra quyết định thông tin Phân biệt mối quan hệ, sự khác biệt giữa kế toán và hệ thống thông tin, hệ thống thông tin quản lý bằng sơ đồ sau: 1.2.2. Vai trò của hệ thống thông tin kế toán Mục tiêu của hầu hết các tổ chức là cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng của họ. Giá trị gia tăng có nghĩa là làm cho giá trị của sản phẩm/dịch vụ cuối cùng lớn hơn tổng số do các bộ phận rời rạc khác cộng lại. Nói cách khác, điều này có thể có nghĩa là: 6 TXKTQT03_Bai1_v1.0015112224
- Bài 1: Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán o Làm nhanh hơn; o Làm cho tin cậy hơn; o Cung cấp dịch vụ tốt hơn hoặc lời khuyên hữu ích hơn; o Cung cấp những sản phẩm mà nguồn cung hạn hẹp; o Cung cấp các đặc trưng đã được tăng cường; o Hướng đến khách hàng… Giá trị được cung cấp bởi một loạt các hành vi được gọi là chuỗi giá trị (value chain). Các hoạt động bao gồm: o Các hoạt động cơ bản; o Các hoạt động bổ trợ. Hệ thống thông tin kế toán có vai trò là bộ phận sản xuất ra thông tin phục vụ cho việc ra quyết định. Thông tin phải có chất lượng cao và phải với chi phí có được các thông tin ở mức thấp nhất. Các đặc tính đo lường tính hữu ích của thông tin: Phù hợp (Relevance); Tin cậy (Reliability); Đầy đủ (Completeness); Kịp thời (Timeliness); Có thể hiểu được (Understandability); Có thể kiểm chứng (Verifiability); Có thể tiếp cận (Accessibility). 1.3. Các yếu tố cấu thành một hệ thống thông tin kế toán Một AIS có thể là hệ thống kế toán thủ công với bút mực, chứng từ, sổ sách… hệ thống kế toán với máy tính; hệ thống kết hợp kế toán thủ công và kế toán máy. Bất kỳ hệ thống nào được sử dụng cũng bao gồm các công việc thu thập, lưu trữ, xử lý… (sản xuất thông tin). Một AIS sử dụng kế toán máy bao gồm các thành phần sau: o Nhân sự: người điều khiển hệ thống và thực hiện các chức năng khác nhau; o Các trình tự, thủ tục sử dụng trong việc thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin về các hoạt động của doanh nghiệp (Lưu đồ); o Dữ liệu về tổ chức và quá trình xử lý; o Phần mềm để xử lý dữ liệu của tổ chức; o Trang thiết bị công nghệ; o Kiểm soát nội bộ và các phương thức an toàn tài liệu. Lưu ý rằng, công nghệ chỉ đơn giản là một công cụ để khởi tạo, duy trì, hoặc hoàn thiện một hệ thống. Sáu (6) thành phần nêu trên sẽ đảm bảo cho AIS thực hiện được ba chức năng: Thu thập và lưu trữ về các hoạt động của doanh nghiệp, các nguồn lực và nhân sự liên quan. TXKTQT03_Bai1_v1.0015112224 7
- Bài 1: Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán Chuyển đổi dữ liệu sang thành thông tin hữu ích cho người sử dụng để đưa ra các quyết định kinh doanh. Cung cấp các cách thức kiểm soát và an ninh về tài sản, về thông tin nhằm làm cho dữ liệu luôn sẵn có, chính xác, và tin cậy. Phân biệt hệ thống thông tin kế toán (AIS) và hệ thống thông tin quản lý (MIS) o Hệ thống thông tin kế toán xử lý những nghiệp vụ tài chính như doanh thu bán hàng và các nghiệp vụ phi tài chính nhưng có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xử lý các nghiệp vụ tài chính, ví dụ việc bổ sung danh sách người mua, người bán. o Hệ thống thông tin quản lý xử lý những nghiệp vụ mà thường không thuộc hệ thống thông tin kế toán truyền thống, ví dụ theo dõi sự phàn nàn của khách hàng, phản ứng của khách hàng… Mô hình chung cho AIS The External Environment The Information Database System Management External Data Data Information External Sources of Collection Processing Generation End Users Data Feedback Internal Internal Sources of End Users Data The Business Organization Feedback Theo sơ đồ trên, nguồn dữ liệu là các nghiệp vụ tài chính được đưa vào hệ thống thông tin từ các nguồn bên trong và bên ngoài. Các nghiệp vụ tài chính bên ngoài là những nguồn dữ liệu chủ yếu của các đơn vị/tổ chức. Ví dụ, bán hàng và cung cấp dịch vụ, mua hàng tồn kho, thu tiền, chi tiền… Các nghiệp vụ tài chính bên trong liên quan đến sự trao đổi hoặc dịch chuyển của các nguồn lực trong tổ chức. Ví dụ, xuất kho vật liệu cho sản xuất, phân bổ chi phí sản xuất chung, kết chuyển chi phí dở dang vào giá thành sản phẩm, trích và phân bổ khấu hao… 8 TXKTQT03_Bai1_v1.0015112224
- Bài 1: Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán Các chức năng chuyển đổi dữ liệu thành thông tin trong một mô hình AIS chung bao gồm: o Thu thập dữ liệu bao gồm các công việc như nắm bắt dữ kiện về các giao dịch; ghi nhận dữ liệu vào các biểu mẫu khác nhau; hợp thức hóa và hiệu chỉnh dữ liệu. o Xử lý dữ liệu: phân loại; sao chép; sắp xếp; nhóm gộp; hợp nhất; tính toán; tổng hợp; so sánh. o Quản lý dữ liệu: lưu trữ; lấy lại dữ liệu; xóa bỏ dữ liệu. o Sản xuất thông tin: biên soạn; sắp xếp; formatting; trình bày. 1.4. Các mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống thông tin kế toán 1.4.1. Các giai đoạn ứng dụng công nghệ thông tin trong kế toán Giai đoạn 1, đầu những năm 1960, hệ thống thông tin chưa phát triển, IT mới chỉ sử dụng vào một số nghiệp vụ hoặc đối tượng có sự tính toán nhiều. Giai đoạn này chưa có sự gắn kết giữa dữ liệu và chương trình xử lý. Giai đoạn 2, vào những năm 1970 – 1980 o Phạm vi áp dụng IT vào kế toán được mở rộng, cung cấp một số thông tin hữu ích bên cạnh các thông tin tài chính (truyền thống). o Ứng dụng IT vào một số vùng xử lý khác như sản xuất, marketing. o Chi phí đầu tư vào công nghệ thông tin lớn hơn và mang lại hiệu quả cao hơn. o Database và mạng ra đời. Sự độc lập dữ liệu và chương trình cao. Giai đoạn 3, cuối những năm 1980 o Sử dụng phổ biến hệ quản trị cơ sở dữ liệu. o Mô hình tổ chức kế toán được xây dựng một cách rõ ràng. o Hệ thống mạng máy tính được áp dụng và dần phát triển nhanh. Các mức độ ứng dụng IT trong kế toán: o Xử lý bán thủ công: Máy tính trợ giúp kế toán – Excel. o Tự động xử lý kế toán, theo đó chứng từ giấy, nhập dữ liệu từ chứng từ vào máy, tự động xử lý số liệu, tạo báo cáo cần thiết, dữ liệu không được chia sẻ ra bên ngoài phòng kế toán. o Tự động hoạt động quản lý (ERP: Enterprise Resource Planning System) Sử dụng mạng máy tính xử lý. Tích hợp các chức năng kế toán, marketing, nhân sự, sản xuất, lập kế hoạch… Các phần mềm quản lý đều có thể chia sẻ dữ liệu. Các phòng ban đều có thể chia sẻ dữ liệu với các phòng ban, bộ phận khác trong doanh nghiệp. Dữ liệu được nhập từ nhiều nguồn: Bộ phận, kế toán, hệ thống nhập liệu thông thường, mạng EDI, chứng từ điện tử. o Truyền thống: The Evolution of IS Models: The Flat - File Model. TXKTQT03_Bai1_v1.0015112224 9
- Bài 1: Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán User Standalone Application User-Owned Data Sets Customer Data (Current Accounts Receivable) Billing/Accounts Accouting Receivable System Sales Invoices Cash Receipts Customer Data (Historic/Demographic Orientation) Product Promotion Marketing System Sales Invoices o Ngày nay, mô hình sử dụng cơ sở dữ liệu: User User View Integration Shared Database Software Customer Sales Accouting (Current Accounts Receivable) Customer Sales Customer Data Marketing (Historic/ DBMS Sales Invoices Demographic Cash Receipts Orientation) Product Service Schedule Other Entity Data Customer Sales Product (Historic/Product Services Orientation) 1.4.2. Sự thay đổi vai trò kế toán viên Kế toán viên như là người dùng hệ thống thông tin o Kế toán viên phải có khả năng chuyển những nhu cầu thông tin của mình cho các chuyên gia thiết kế hệ thống. o Kế toán viên nên tham gia một cách tích cực và chủ động vào các dự án phát triển hệ thống để đảm bảo việc thiết kế hệ thống một cách phù hợp. 10 TXKTQT03_Bai1_v1.0015112224
- Bài 1: Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán o Chức năng của kế toán là có xây dựng hệ thống lý thuyết (conceptual system). Trong khi đó, chức năng của máy tính là hệ thống phần cứng. o Hệ thống lý thuyết xác định bản chất thông tin yêu cầu, nguồn thông tin, điểm đến của thông tin, các nguyên tắc hoặc quy tắc kế toán cần thiết phải được áp dụng. Kế toán viên như là kiểm toán hệ thống o Kiểm toán độc lập (External Auditors): Có chức năng xác thực tính chính xác/trung thực của các báo cáo tài chính. Hơn nữa, họ còn đảm bảo dịch vụ với phạm vi lớn hơn chức năng kiểm toán truyền thống. o Kiểm toán IT: Có chức năng đánh giá IT như là một phần công việc của kiểm toán. o Kiểm toán nội bộ: Có chức năng kiểm toán hệ thống thông tin và các dịch vụ đánh giá hệ thống công nghệ thông tin. 1.4.3. Nghề nghiệp trong AIS hiện đại Tư vấn hệ thống o Thiết kế các hệ thống và các quy trình mang tính công nghệ; o Lựa chọn hệ thống phần cứng và phần mềm; o Giá trị gia tăng qua các quá trình bán lại (VARs). Kiểm soát và bảo mật hệ thống thông tin o Phân tích rủi ro với hệ thống thông tin; o Trợ giúp kiểm toán viên trong việc đánh giá kiểm soát; o Chứng nhận kiểm toán viên hệ thống thông tin (CISAs); o Đánh giá, kiểm tra quá trình xâm nhập. TXKTQT03_Bai1_v1.0015112224 11
- Bài 1: Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán Tóm lược cuối bài Hệ thống thông tin kế toán là một hệ thống con của một hệ thống thông tin với ba thành phần chính là đầu vào, xử lý và đầu ra. Mục tiêu của hệ thống thông tin kế toán là xây dựng các quy trình kế toán theo chuỗi phát sinh của dữ liệu được xử lý (chuỗi bắt đầu từ lúc nghiệp vụ hình thành và kết thúc là các báo cáo/thông tin hữu ích cho người dùng). Hệ thống thông tin kế toán không phải là môn học giải quyết các vấn đề nhận biết, đo lường, ghi chép các sự kiện, các nghiệp vụ như kế toán tài chính. Nó cũng không phải môn học liên quan đến các nội dung của kế toán quản trị, kế toán chi phí, hoặc kế toán thuế. Hệ thống thông tin kế toán liên quan đến việc thiết kế các quy trình cho các nghiệp vụ, theo dấu nghiệp vụ từ lúc bắt đầu đến khi nghiệp vụ kết thúc. Trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển, vai trò của người kế toán viên đã có sự thay đổi rõ rệt từ công nghệ, quy trình, phương pháp, dữ liệu, và nhu cầu đối tượng sử dụng thông tin kế toán. Người kế toán viên không chỉ là người ghi sổ, người phân tích, đánh giá hệ thống, mà còn có thể trở thành người tư vấn thiết kế hệ thống, kiểm soát hệ thống, bảo mật hệ thống… 12 TXKTQT03_Bai1_v1.0015112224
- Bài 1: Tổng quan về hệ thống thông tin kế toán Câu hỏi ôn tập 1. Cho biết các thành phần của một hệ thống? Phân biệt hệ thống cha và hệ thống con? Cho ví dụ cụ thể? 2. Phân biệt dữ liêu và thông tin? Cho ví dụ cụ thể? 3. Cho biết nội dung phân loại hệ thống thông tin theo cấp độ quản lý và hệ thống thông tin theo chức năng trong doanh nghiệp? 4. Hệ thống thông tin kế toán là gì? Cho biết vai trò của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp? 5. Phân loại hệ thống thông tin kế toán theo đối tượng sử dụng và theo phương thức xử lý. 6. Kế toán viên có vai trò như thế nào trong hệ thống thông tin kế toán? TXKTQT03_Bai1_v1.0015112224 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán - Chương 6 Phát triển hệ thống thông tin kế toán
29 p | 300 | 20
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 1 - Tổng quan về hệ thống thông tin
10 p | 167 | 14
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán 2: Đề cương chi tiết - ThS. Vũ Quốc Thông
10 p | 245 | 14
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán (AIS): Chương 9 - TS. Phạm Đức Cường
14 p | 10 | 2
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán (AIS): Chương 4 - TS. Phạm Đức Cường
9 p | 8 | 1
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán (AIS): Chương 5 - TS. Phạm Đức Cường
14 p | 7 | 1
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán (AIS): Chương 6 - TS. Phạm Đức Cường
24 p | 15 | 1
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán (AIS): Chương 7 - TS. Phạm Đức Cường
18 p | 5 | 1
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán (AIS): Chương 8 - TS. Phạm Đức Cường
29 p | 9 | 1
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán (AIS): Chương 3 - TS. Phạm Đức Cường
28 p | 8 | 1
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán (AIS): Chương 2 - TS. Phạm Đức Cường
44 p | 7 | 1
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán (AIS): Chương 1 - TS. Phạm Đức Cường
83 p | 3 | 1
-
Bài giảng Hệ thống thông tin tài chính ngân hàng: Phân tích thống kê - ThS. Phùng Hữu Hạnh
34 p | 2 | 1
-
Bài giảng Hệ thống thông tin tài chính ngân hàng: Ứng dụng solver - ThS. Phùng Hữu Hạnh
15 p | 8 | 1
-
Bài giảng Hệ thống thông tin tài chính ngân hàng: Ứng dụng Goalseek, Scenario - ThS. Phùng Hữu Hạnh
20 p | 2 | 1
-
Bài giảng Hệ thống thông tin tài chính ngân hàng: Thẩm định dự án đầu tư - ThS. Phùng Hữu Hạnh
21 p | 2 | 1
-
Bài giảng Hệ thống thông tin tài chính ngân hàng: Tổng quan về hệ thống thông tin tài chính ngân hàng - ThS. Phùng Hữu Hạnh
28 p | 4 | 1
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán 2 - Lê Trần Phước Huy
58 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn