![](images/graphics/blank.gif)
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 2 - PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng
lượt xem 0
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 2 - Cơ sở hạ tầng công nghệ của hệ thống thông tin, được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể biết rõ những năng lực xử lý và lưu trữ vi tính nào cần thiết cho doanh nghiệp để quản lý thông tin và giao dịch kinh doanh; Nắm được những công cụ phần mềm và phần cứng vi tính nào cần thiết cho công việc kinh doanh, những tiêu chuẩn nào nên dùng để lựa chọn công nghệ phần mềm thích hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 2 - PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ EM4218 – CHƯƠNG 2 Cơ sở hạ tầng công nghệ của hệ thống thông tin MIS INFRASTRUCTURE PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng Bộ môn Quản trị Kinh doanh Email: hong.phamthithanh@hust.edu.vn 1 Các nội dung chính 2.1. Phần cứng 2.2. Hệ thống truyền thông 2.3. Phần mềm EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 2 2 Mục đích của Chương 2 Sau khi học xong nội dung chương này, người học có thể Biết rõ những năng lực xử lý và lưu trữ vi tính nào cần thiết cho doanh nghiệp để quản lý thông tin và giao dịch kinh doanh. Nắm được những công cụ phần mềm và phần cứng vi tính nào cần thiết cho công việc kinh doanh, những tiêu chuẩn nào nên dùng để lựa chọn công nghệ phần mềm thích hợp. Nắm được những công nghệ truyền thông nào cần biết và lợi ích của chúng. Hiểu cách nên nắm bắt và quản lý tài sản phần cứng và phần mềm vi tính như thế nào. EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 3 3 1
- Các thành phần của HTTT Lưu trữ dữ liệu Xuất các Nhập Xử lý sản phẩm dữ liệu dữ liệu thông tin Phản hồi Quy trình Nguồn: J.A.O’Brient, 2004 EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 4 4 2.1. Phần cứng Quá trình phát triển máy tính 1951-1958 1959-1963 1964 -1979 1970s -1980s 1990s – ngày nay 1st 2nd 3rd 4th 5th Generation Generation Generation Generation Generation Trend: Toward Smaller, Faster, More Reliable, and Less Costly Ống chân không Các mạch tích ■ ENIAC – 18000 hợp (ICs) ống chân Transistors 7/4/1964 – IBM không, 30 tấn và System/360 LSI, VLSI Máy tính mạng ■ Sperry Rand Bóng bán dẫn Lõi từ. Sau đó Bộ vi xử lý Univac, IBM Lõi từ là công nghệ 701, IBM 650 bán dẫn (1954) Nâng cấp Xu hướng: Dễ mua và dễ bảo dưỡng EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 5 5 2.1. Phần cứng Các đơn vị đo tốc độ xử lý ■ Microcomputer – megahert (MHz) - triệu chu kỳ thực hiện lệnh trong một giây. Vd: Intel PIII 800 có khả năng thực hiện đến 800 triệu chu kỳ lệnh trong một giây. ■ Workstation, minicomputer, mainframe – MIPS (Millions of Instructions per second): số lệnh chương trình thực hiện trong một giây. Vd: workstation: 100MIPS, mainframe: 200-1200MIPS ■ Supercomputer – flops (floating-point operations per second): số các phép toán dấu chấm động thực hiện trong một giây. mflops, gflops, tflops. Vd: Option Red: 1.34 tflops. ■ milisecond (1/1000s), microsecond (1/106s), nanosecond (1/109s), picosecond (1/1012s) EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 6 6 2
- 2.1. Phần cứng Thành phần chính của máy tính Đơn vị xử lý trung tâm (CPU) Đơn vị kiểm soát Đơn vị tính toán logic Diễn giải các chỉ lệnh Thực hiện tính toán Thiết bị Xử lý trực tiếp So sánh Thiết bị đầu vào đầu ra Đơn vị lưu trữ sơ cấp Lưu trữ dữ liệu và các chỉ lệnh trong quá trình vận hành Bàn phím Màn hình Chuột Máy in Màn hình cảm ứng Loa Máy quét scanner Thiết bị lưu trữ thứ cấp Bút nhập DL lưu dữ liệu và các Đĩa từ Âm thanh chương trình xử lý dữ Đĩa quang liệu EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 7 7 2.1. Phần cứng Thiết bị vào ■ Bàn phím ■ Điểm bán hàng (POS) ■ Microphone ■ Chuột ■ Bút chỉ ■ Màn hình cảm ứng ■ Thiết bị đọc mã vạch ■ Thiết bị nhận dạng (OMR) ■ Máy quét ■… EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 8 8 2.1. Phần cứng Thiết bị ra ● Thiết bị xuất là thiết bị được sử dụng để xem, nghe, hoặc nhận biết kết quả xử lý thông tin bằng cách nào đó ● Màn hình ● Cathode-ray tubes (CRTs) ● Màn hình dẹt (flat-panel displays) ● Màn hình plasma ● Màn hình tinh thể (LCD) ● Máy vẽ ● Máy in ● Máy in Inkjet và máy in laser EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 9 9 3
- 2.1. Phần cứng Phương tiện lưu trữ sơ cấp và thứ cấp Bộ nhớ bán dẫn Truy cập trực tiếp Đĩa từ Đĩa mềm Đĩa cứng Băng từ Truy xuất tuần tự Đĩa quang Truy CD-ROM, CD-R xuất CD-RW trực DVD tiếp EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 10 10 2.1. Phần cứng Các thiết bị lưu trữ ● Lưu trữ sơ cấp (bộ nhớ chủ) ● Lưu trữ tạm thời dữ liệu và các chỉ lệnh ● Sử dụng các chip bán dẫn ● Dữ liệu được xử lý ở tốc độ ánh sáng ● Được đặt gần CPU ● RAM & ROM ● RAM: Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên – dữ liệu trên đó sẽ bị xóa hết sạch ngay khi nguồn điện bị ngắt ● ROM: Bộ nhớ chỉ đọc – được lập trình sẵn, chủ yếu phục vụ mục đích khởi động máy tính ● Lưu trữ thứ cấp ● Lưu trữ dữ liệu và các chỉ lệnh một cách lâu dài ● Dữ liệu được xử lý bằng các thiết bị cơ điện EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 11 11 2.1. Phần cứng Thiết bị lưu trữ thứ cấp ● Đĩa mềm mật độ cao ● Đĩa cứng ● Thiết bị nhớ di động (USB) ● Thẻ nhớ ● CD-ROM (compact disc - read- only memory) ● CD-R (compact disc-recordable) ● CD-RW (compact disc- rewritable) The image part with relationship ID rId4 was not ● DVD-ROM found in the file. ● DVD-R ● DVD-RW or DVD+RW EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 12 12 4
- 2.1. Phần cứng Thiết bị lưu trữ thứ cấp ● Hai câu hỏi cần hỏi về thiết bị lưu trữ thứ cấp: 1. Thông tin có cần cập nhật hay sửa chữa không? 2. Bao nhiêu thông tin cần được lưu trữ? EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 13 13 2.1. Phần cứng 2.1.5. Các loại máy tính ● Máy tính để bàn – loại máy tính phổ biến nhất ● Máy tính mini/máy trạm (minicomputer/Workstation) – được thiết kế cho riêng một số các yêu cầu đặc biệt về tính toán thường được dùng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ● Máy tính lớn (mainframe computer) – được thiết kế để phục vụ nhu cầu của hàng trăm người trong một doanh nghiệp lớn ● Supercomputers – máy tính nhanh nhất, mạnh nhất và đắt nhất EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 14 14 2.1. Phần cứng Các loại máy tính Máy tính cá nhân (Personal Computer) Giá trị (US$) MFLOPS Các hãng sản xuất Ứng dụng chủ yếu chính 200-3,000 20-400 IBM, Dell, Hewlett- Tính toán cá nhân Packard, Gateway, Là máy khách trong cấu trúc Fujitsu, Toshiba client/server Máy khách trong mạng Xử lý các nghiệp vụ kinh doanh cho doanh nghiệp nhỏ EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 15 15 5
- 2.1. Phần cứng Các loại máy tính Máy tính mini/máy trạm (minicomputer) Giá trị (US$) MFLOPS Các hãng sản xuất chính Ứng dụng chủ yếu 3,000-1,000,000 40-4,000 IBM, Dell, Hewlett- Phục vụ nhu cầu tính toán trong Packard, Gateway, các phòng ban NEC, NCR, Fujitsu, Các ứng dụng đặc biệt (văn Toshiba, Sun phòng tự động, CAD, Microsystems chương trình đồ họa khác) Xử lý nghiệp vụ kinh doanh cho các DN tầm trung Máy chủ trong cấu trúc client/server Máy chủ dịch vụ mạng, máy chủ dịch vụ tệp, máy chủ mạng LAN EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 16 16 2.1. Phần cứng Các loại máy tính Máy tính lớn (mainframe) Giá trị (US$) MFLOPS Các hãng sản xuất chính Ứng dụng chủ yếu 1,000,000 - 200 -8,000 IBM, Fujitsu, Groupe Xử lý các nghiệp vụ kinh doanh 20,000,000 Bull, Unisys chung trong các doanh nghiệp lớn Máy chủ trong cấu trúc client/server Máy chủ dịch vụ mạng lớn Dùng cho các ứng dụng trên quy mô rộng EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 17 17 2.1. Phần cứng Các loại máy tính Siêu Máy tính (Supercomputer) Giá trị (US$) MFLOPS Các hãng sản xuất chính Ứng dụng chủ yếu 1,000,000 - 4,000 - IBM, Hewlett-Packard, Tính toán các số liệu khoa học 100,000,000 100,000,000 Dell, Hitachi, Cray, Máy chủ dịch vụ trang mạng NEC cực lớn EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 18 18 6
- 2.1. Phần cứng Lựa chọn phần cứng ● Các chuẩn phần cứng ● Tính tương thích (compatibility) ● Khả năng mở rộng và phân cấp (extendable) ● Độ tin cậy (reliability) ● Xác định thời điểm mua sắm ● Lựa chọn phương án trang bị mới phần cứng ● Thuê ngắn hạn ● Thuê dài hạn ● Mua mới ● Cân nhắc các nhà cung cấp ● Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ trực tuyến ● Nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng ● Các nhà cung cấp dịch vụ khác EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 19 19 Trắc nghiệm 1. Máy tính thế hệ thứ tư khác với các thế hệ trước do nó được tạo thành dựa trên: a) Bộ vi xử lý. b) Bóng bán dẫn. c) Các mạch tích hợp và các hệ điều hành. d) LSI/VLSI/truyền thông giữa các máy tính. 2. Máy tính, dù là một máy vi tính do công ty Dell hay một máy tính lớn do IBM sản xuất đều được tạo ra với cùng một số thành phần, như: a) Bytes, thiết bị đầu vào, và thiết bị đầu ra b) Thiết bị đầu vào, bộ nhớ chủ, và bộ phận kiếm soát DASD. c) Bus truyền thông, bộ nhớ chủ, và modem. d) Thiết bị đầu ra, bộ nhớ chủ, và đơn vị tính toán/logic. 3. Trong các từ viết tắt dưới đây, từ nào là ví dụ cho cách mã hóa dữ liệu được sử dụng phổ biến hiện nay? a) ASCII b) DASD c) COM d) VLSI EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 20 20 2.2 Hệ thống truyền thông Giá trị kinh doanh của hệ thống truyền thông Vượt giới hạn về địa lý Vượt giới hạn về thời gian Cung cấp dịch vụ KH tốt hơn: giảm chậm trễ khi thực Yêu cầu thanh toán có thể hiện đơn hàng và tăng dòng thực hiện trong vòng vài tiền bằng cách tăng tốc độ giây thanh toán hóa đơn của KH Vượt giới hạn về chi phí Vượt giới hạn về cấu trúc Giảm chi phí đi công tác và tăng chất lượng ra quyết Dịch vụ nhanh và thuận tiện gắn kết với KH và NCC định EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 21 21 7
- Xu hướng phát triển trong viễn thông ● Xu hướng phát triển ngành ● Linh hoạt/ phân quyền trong quản lý ● Môi trường cạnh tranh hơn ● Tăng số lượng dịch vụ viễn thông ● Sát nhập ● Sự phát triển của Internet ● Xu hướng phát triển công nghệ ● Chuyển từ công nghệ tương tự (analog) sang công nghệ số (digital) ● Vai trò của các ứng dụng đa phương tiện (sự hội tụ của phương tiện) ● Mạng dữ liệu mở/Internet/đường truyền tốc độ cao toàn cầu ● Xu hướng ứng dụng ● Tối ưu hóa việc sử dụng Internet ● Sự phát triển các mạng hướng nội (intranets) ● Phối hợp giữa các doanh nghiệp (extranets) ● Vận hành và giao dịch trực tuyến EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 22 22 Mạng máy tính COMPUTER NETWORK ● Một mạng máy tính là một hệ thống gồm 2 hay nhiều máy tính kết nối với nhau ● Mạng dữ liệu mở, cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia, infobahn ● Cơ sở hạ tầng quốc gia về mạng liên kết nhằm hỗ trợ các ngành, xã hội, nền kinh tế và cộng đồng kinh doanh ● Ứng dụng đa phương tiện tương tác ● Làm việc, học hỏi, giải trí, nghe, tìm kiếm, v.v.. EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 23 23 Mạng máy tính COMPUTER NETWORK Phân loại theo phạm vi ■ Mạng cục bộ (LANs) ■ Máy tính liên kết với nhau được đặt ở gần nhau (cùng trong một tòa nhà) ■ Mạng rộng (WANs) ■ Các máy tính kết nối với nhau có thể được đặt xa hơn so với mạng LANs; có thể kết nối nhờ đường điện thoại hoặc sóng radio ■ Cung cấp một đường truyền duy nhất giữa máy gửi và máy nhận (truyền tín hiệu) ■ Mạng trong trường (CANs) ■ Những máy tính được nối với nhau nằm trong cùng một vùng địa lý (ví dụ: trong cùng khuôn viên một trường học) ■ Mạng nội thị (MANs) ■ Những hệ thống mạng được thiết kế cho một thành phố ■ Mạng gia đình (HANs) ■ Mạng được thiết kế để dùng trong một gia đình EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 24 24 8
- Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network) ■ Máy trạm: các máy tính được nối vào mạng ■ Máy chủ tệp: chứa các tệp dùng chung trong mạng ■ Máy chủ in ấn: điều khiển truy nhập in và quản lý các máy in trong mạng ■ Máy chủ truyền thông: thực hiện và quản lý những thiết bị truy nhập ngoài với mạng ■ Cáp nối (cable) ■ Cạc giao diện mạng NIC: thiết bị nối giữa máy trạm và mạng, làm nhiệm vụ truyền và chuyển đổi tín hiệu giữa hai thiết bị cho phù hợp ■ Hệ điều hành mạng NOS: phần mềm điều khiển mạng thường trực trên máy chủ EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 25 25 Mạng rộng (WAN – Wide Area Network) ● Mạng được phủ trên vùng địa lý rộng lớn ● Các mạng tự kiểm soát hoặc mạng trên khoảng cách lớn ● Cơ sở cho các tổ chức và thể chế lớn vận hành ● Ngân hàng, các công ty vận tải, các hoạt động truyền thông giữa nhiều quốc gia, nhiều thành phố, nhiều châu lục ● Tập hợp các mạng nội bộ liên kết với nhau EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 26 26 VD: mạng rộng EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 27 27 9
- Mạng Internet Mạng con Đầu cuối: thiết bị được gắn vào mạng con của mạng Internet Hệ thống trung gian: thiết bị được sử dụng để nối hai mạng con với nhau Cầu nối:một hệ thống trung gian dùng để nối hai mạng LAN có cùng giao thức Bộ định tuyến (router): một hệ trung gian IS dùng để nối hai mạng có thể khác giao thức đường truyền Giao thức Internet: Các quy tắc và thủ tục quy ước được sử dụng để thực hiện việc truyền thông trên mạng Internet (TCP/IP) EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 28 28 Intranets và Extranets ● Intranet là một mạng kết nối (một dạng mạng Internet) không mở rộng ra ngoài phạm vi của tổ chức tạo ra nó ● Extranet là một dạng mạng intranet có thể mở rộng ra ngoài tổ chức, tới các đối tác kinh doanh, khách hàng, hoặc nhà cung cấp ● Extranets được sử dụng thay cho fax, telephones, email và dịch vụ chuyển phát nhanh với chi phí thấp EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 29 29 Internet dành cho doanh nghiệp The image part with relationship ID HT rId3 was not found in the file. quản lý kho bãi Internet Nhà cung cấp Trụ sở chính The image part with relationship ID rId3 was not found in the file. Đối tác kinh doanh Khách hàng Văn phòng đại diện EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 30 30 10
- Điện toán mạng ● Chia sẻ xử lý ứng dụng ● Quản lý công việc phối hợp giữa các nhóm ● Kiểm soát phần mềm, phần cứng và thiết bị ngoại vi dùng chung ● Điều khiển dữ liệu nội bộ trong khi cho phép truy cập tới các mạng LANs và WANs khác ● Tăng hiệu quả ● Đôi khi còn được gọi là môi trường Network Centric (trung tâm mạng) EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 31 31 Mạng máy tính ● Cả LANs, WANs, và mạng Internet đều là ví dụ của các mạng chuyển gói dữ liệu (packet-switched networks) ● Trong đó: ● Các thông điệp được chia nhỏ thành từng gói tin và được dán nhãn điện tử với các thông tin như nơi gửi, thứ tự chuỗi và địa chỉ nhận ● Mỗi gói tin có thể được truyền đi theo một đường riêng ● Máy tính nhận các gói tin sẽ nối chúng lại theo thứ tự đúng EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 32 32 Speed and Cost of Media Medium Speed Cost Twisted pair 300 bps - 10 mbps Low Microwave 256 kbps - 100 mbps Satellite 256 kbps - 100 mbps Coaxial cable 56 kbps - 200 mbps Fiber optics 56 kbps - 10 gbps High Bps: bits per second Kbps: kilobits per second Mbps: megabits per second Gbps: gigabits per second EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 33 33 11
- Value-Added Networks ● Tool for business development ● Mostly private and feeds firms with information services ● Works as Infomediaries ● Used by groups of organizations (intranets) EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 34 34 Business Value for eCommerce Increase customer loyalty and retention Reduce the cost of doing business Develop new web-based products Generate new revenue sources Deriving business value from eCommerce Develop new markets and channels applications Attract new customers EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 35 35 Internet Applications ● Electronic email ● Internet chat and discussion forums (IM) ● Downloading files ● Communicating with partners ● Transfer files ● Search engines EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 36 36 12
- Case: Wireless Cities ● New York City ● Singapore ● Philadelphia ● Hot spots in different locations (airports and stadiums) EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 37 37 2.2.2. Đặc trưng của mạng máy tính ● Một mạng máy tính được đặc trưng bởi: ● Cấu hình mạng ● Sắp xếp về địa lý của hệ thống máy tính ● Cấu trúc ● Xác định mạng đó theo dạng nào mạng ngang hàng (peer-to-peer) hay mạng khách/chủ (client/server) ● Giao thức ● Tập các quy luật và ký hiệu được sử dụng để giao dịch (e.g. Ethernet hay IBM’s Token Ring) EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 38 38 2.2.2. Đặc trưng của mạng máy tính Cấu hình mạng (Network Topology) ● Các dạng cấu hình thường gặp bao gồm: ● Dạng sao ● Dạng vòng ● Dạng bus ● Một số topologies khác: ● Mesh ● Cây EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 39 39 13
- 2.2.2. Đặc trưng của mạng máy tính Cấu hình mạng (Network Topology) ● Cấu hình mạng bao gồm cả cấu hình logic hoặc cấu hình vật lý ● Sắp xếp vật lý của mạng máy tính là cấu hình vật lý ● Cách thức mà các tín hiệu được định hướng và truyền thông qua mạng là cấu hình logic ● Cấu hình vật lý và cấu hình logic của mạng nhiều khi không đồng nhất là một ● Ví dụ: ● Twisted-pair Ethernet có cấu hình logic dạng bus nhưng có cấu hình vật lý dạng sao ● IBM’s token ring có cấu hình logic dạng vòng và cấu hình vật lý dạng sao EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 40 40 2.2.2. Đặc trưng của mạng máy tính Cấu hình mạng dạng sao ● Trong một mạng cấu hình dạng sao các nút nối với nhau qua một máy trung tâm ● Mỗi nút mạng là một máy tính hoặc một thiết bị, ví dụ như máy in; mỗi nút mạng có một địa chỉ duy nhất được gọi là địa chỉ kiểm soát liên kết dữ liệu (Data Link Control – DLC address) hay địa chỉ kiểm soát truy cập phương tiện (Media Access Control – MAC address) ● Ưu điểm chính của mạng hình sao là một nút bị hỏng không ảnh hưởng tới toàn bộ mạng còn lại ● Nhược điểm chính là: ● Đòi hỏi nhiều dây nối hơn các cấu trúc liên kết mạng khác (e.g. mạng vòng), và ● Nếu máy chủ kết nối bị hỏng thì toàn bộ mạng không làm việc được ● Twisted-pair Ethernet chuẩn sử dụng cấu trúc liên kết mạng dạng sao EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 41 41 2.2.2. Đặc trưng của mạng máy tính Cấu hình mạng dạng vòng ● Mỗi nút được kết nối với hai nút khác tạo ra một vòng khép kín ● Thông điệp được gửi vòng quanh và mỗi nút sẽ đọc thông điệp để xác định địa chỉ nó được gửi tới. ● Ưu điểm của mạng vòng ● Có thể mở rộng trong một khu vực rộng lớn hơn các dạng mạng khác (e.g. bus) do mỗi nút mạng có thể tái tạo lại tín hiệu ● Nhược điểm nếu một nút mạng nào đó bị hỏng thì các nút khác cũng không thể truy cập được. ● IBM’s token ring sử dụng topology dạng vòng EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 42 42 14
- 2.2.2. Đặc trưng của mạng máy tính Cấu hình mạng dạng bus ● Các nút liên kết với một cáp trung tâm được gọi là bus hoặc đường xương sống (backbone) ● Mạng dạng bus có hai nút là điểm đầu và điểm cuối ● Ưu điểm của dạng mạng này là nếu một nút mạng bị hỏng, toàn bộ mạng vẫn hoạt động bình thường ● Nhược điểm chính của dạng mạng này là khó có thể mở rộng do khả năng truyền tín hiệu sẽ bị yếu đi ● Ethernet 10Base-2 và 10Base-5 sử dụng cấu hình mạng dạng bus EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 43 43 2.2.2. Đặc trưng của mạng máy tính Cấu hình mạng mesh ● Trong cấu hình mạng này có rất nhiều kết nối lặp tồn tại giữa các nút; trong một mạng thực sự mesh, mỗi nút mạng có liên kết tới tất cả các nút khác trên mạng http://www.webopedia.com/quick_ref/topologies.asp EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 44 44 2.2.2. Đặc trưng của mạng máy tính Cấu hình mạng dạng cây ● Cấu hình mạng này là sự kết hợp giữa dạng các nhóm mạng có cấu hình dạng sao kết nối vào một đường xương sống theo kiểu cấu hình bus http://www.webopedia.com/quick_ref/topologies.asp EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 45 45 15
- 2.2.2. Đặc trưng của mạng máy tính Cấu trúc mạng (Network Architecture) ● Có hai dạng cấu trúc chính ● Mạng ngang hàng ● Mạng khách/chủ EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 46 46 2.2.2. Đặc trưng của mạng máy tính Cấu trúc mạng ngang hàng (Peer-to-peer Network) ● Trong mạng ngang hàng mỗi nút sẽ có những khả năng và trách nhiệm tương đương nhau ● Dạng mạng này đơn giản hơn nhiều so với dạng khách/chủ nhưng khó có thể đảm bảo được hoạt động khi có quá nhiều yêu cầu tải dữ liệu EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 47 47 2.2.2. Đặc trưng của mạng máy tính Cấu trúc mạng khách/chủ (Client/Server Network) ● Cấu trúc mạng trong đó mỗi nút sẽ hoặc là máy chủ hoặc là máy khách ● Máy khách sẽ chạy các trình ứng dụng, nhưng dựa vào các nguồn lực trên máy chủ như các tệp dữ liệu và khả năng in ấn ● Máy chủ là các máy tính mạnh quản lý các tệp dữ liệu, máy in, hoặc các truyền tải trên mạng ● Cấu trúc này có thể có cấu trúc hai lớp (two-tier) hoặc ba lớp (three-tier) EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 48 48 16
- 2.2.2 Đặc trưng của mạng máy tính Giao thức mạng (Network Protocols) ● Giao thức mạng là định dạng truyền dữ liệu được thống nhất giữa các thiết bị ● Giao thức mạng thường xác định: ● Lỗi đường truyền ● Phương pháp nén dữ liệu được sử dụng ● Cách đánh dấu cuối mỗi thông điệpT ● Cách thức mà các thiết bị xác nhận đã nhận đủ thông điệp EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 49 49 2.2.2 Đặc trưng của mạng máy tính Giao thức mạng Internet ● Có khá nhiều dạng giao thức mạng được sử dụng cho mạng Internet và WWW, bao gồm: ● TCP/IP – IPv4 và IPv6 ● HTTP ● FTP ● Giao thức mạng thư điện tử ● IMAP ● POP EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 50 50 2.2.2. Đặc trưng của mạng máy tính Giao thức mạng Internet – TCP/IP ● Internet sử dụng hai giao thức chính (do Vicent Cerf và Robert Kahn phát triển) ● Giao thức điều khiển truyền dữ liệu - Transmission control protocol (TCP) ● Kiểm soát việc chia các thông điệp được gửi đi thành các gói dữ liệu ở điểm xuất phát ● Hợp nhất các gói dữ liệu ở điểm nhận ● Giao thức Internet (IP) ● Ấn định điạ chỉ chính xác cho mỗi gói dữ liệu ● Mỗi gói dữ liệu được dán nhãn với thông tin về xuất xứ và hướng đến của gói dữ liệu đó EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 51 51 17
- 2.2.2 Đặc trưng của mạng máy tính Giao thức mạng Internet - Internet Protocol version 4 (IPv4) ● Sử dụng một chuỗi số 32 bit để xác định mỗi máy tính ● Được gọi là địa chỉ IP (4 triệu địa chỉ) ● Địa chỉ IP sử dụng các dấu chấm để phân cách, ví dụ: 0.0.0.0 hoặc 255.255.255.255 EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 52 52 2.2.2. Đặc trưng của mạng máy tính Giao thức mạng Internet - Internet Protocol version 6 (IPv6) ● Được xây dựng để thay thế cho phiên bản 4 ● Thay đổi định dạng các gói dữ liệu ● Loại bỏ những trường không được dùng tới ● Sử dụng các chuỗi số dài 128 bit (2^128 địa chỉ) ● 8 nhóm 16 bits ● Ví dụ: CD18:0000:0000:AF23:0000:FF9E:61B2:884D ● Để đơn giản, có thể bỏ các số 0 ● CD18:::AF23::FF9E:61B2:884D EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 53 53 2.2.2. Đặc trưng của mạng máy tính Giao thức mạng Internet – Địa chỉ IP ● Địa chỉ IP được quy định bởi các tổ chức sau: ● American Registry for Internet Numbers (ARIN) ● Bắc Mỹ, nam Mỹ, vùng Caribê và sub-Saharan Africa ● Reséaux IP Européens (RIPE) ● Châu Âu, trung đông, và phần còn lại của châu Phi ● Asia-Pacific Network Information Centre (APNIC) ● Châu Á – Thái Bình Dương EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 54 54 18
- 2.2.2. Đặc trưng của mạng máy tính Giao thức truyền siêu văn bản ● Giao thức truyền siêu văn bản (HTTP) được Tim Berners-Lee xây dựng vào năm 1991 ● HTTP được thiết kế để truyền các trang web giữa các máy tính ● Máy khách (hoặc các trình duyệt Web) gửi yêu cầu tới một trang nào đó và máy chủ sẽ đáp lại bằng cách tìm trang đó và trình diễn nó trên máy khách Khách Chủ Yêu cầu Dữ liệu & dịch vụ Dữ liệu Giao diện người sử dụng Hàm ứng dụng Hàm ứng dụng Mạng EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 55 55 2.2.3. Hệ thống truyền thông COMMUNICATION SYSTEM Chức năng Chuyển đổi hoặc Xác định Chuyển đổi hoặc Tạo Truyền Nhận mã hóa đường truyền giải mã dữ liệu dữ liệu dữ liệu dữ liệu dữ liệu dữ liệu Thành phần của mạng Thiết bị Thiết bị Nguồn dữ liệu truyền thông Hệ thống Kênh truyền Thiết bị cuối truyền thông dữ liệu chuyển đổi dữ liệu EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 56 56 Kênh truyền thông Communication Lines ● Kênh truyền thông hữu tuyến: sử dụng các đường cáp để truyền dữ liệu và thông tin ● Dây dẫn xoắn đôi: tốc độ thay đổi từ 110 bps đến 100 Mbps ● Cáp đồng trục: tốc độ thường trên 100 Mbps ● Cáp quang EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 57 57 19
- Kênh truyền thông ● Các kênh truyền thông vô tuyến ● Vi sóng ● Vệ tinh ● Tia hồng ngoại ● Sóng radio ● Bluetooth ● … EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 58 58 Dạng đường truyền, tốc độ, và ứng dụng Dạng đường truyền Ứng dụng Tốc độ tối đa Đường điện thoại (đường Modem quay số 56 kbps dây đồng cáp xoắn) Modem DSL 1,544 Mbps WAN – T1 – sử dụng một cặp cáp 1,544 Mbps điện thoại Cáp đồng trục Modem cáp Tải lên tới 256 Kbps Tải xuống tới 10 Mbps UTP (cặp dây xoắn không LAN 100 Mbps được bảo vệ) Cáp quang LAN và WAN – T3, OC-768,.. 40 Gbps hoặc hơn Vệ tinh WAN – OC-768, v.v. 40 Gbps hoặc hơn EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 59 59 Kết nối máy tính cá nhân với ISP: Modem ■ Máy tính cá nhân có thể kết nối vào mạng Internet thông qua: ■ Sử dụng đường điện thoại ■ Sử dụng đường thoại đặc biệt - DSL ■ Sử dụng đường truyền hình cáp ■ Cả ba cách đều đòi hỏi dữ liệu dạng số trong máy tính phải được chuyển đổi thành tín hiệu tương tự, hay dạng sóng điện từ ■ Sử dụng modem để chuyển đổi giữa hai dạng tín hiệu EM4218 Hệ thống thông tin quản lý - @ PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng 60 60 20
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 1 - Trần Việt Tâm
16 p |
12 |
2
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 11 - Trần Việt Tâm
5 p |
4 |
2
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 10 - Trần Việt Tâm
14 p |
8 |
2
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 9 - Trần Việt Tâm
8 p |
5 |
2
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 8 - Trần Việt Tâm
11 p |
4 |
2
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 7 - Trần Việt Tâm
16 p |
9 |
2
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 5 - Trần Việt Tâm
13 p |
3 |
2
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 4 - Trần Việt Tâm
4 p |
9 |
2
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 3 - Trần Việt Tâm
8 p |
6 |
2
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 2 - Trần Việt Tâm
7 p |
3 |
2
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 6 - PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng
16 p |
4 |
0
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 5 - PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng
29 p |
6 |
0
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 4 - PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng
23 p |
5 |
0
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 3 - PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng
40 p |
0 |
0
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 1 - PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng
13 p |
4 |
0
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 0 - PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng
4 p |
4 |
0
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý: Chương 7 - PGS.TS. Phạm Thị Thanh Hồng
19 p |
6 |
0
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)