intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hóa sinh động vật: Chương 3 - Nguyễn Thị Lệ Quyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

15
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Hóa sinh động vật" Chương 3 Lipid và sự chuyển hoá lipid, cung cấp cho các bạn sinh viên những nội dung chính như sau: Đại cương về lipid; Một số đặc điểm về tiêu hoá, hấp thu, chuyển vận và dự trữ lipid ở động vật; Sự phân giải triglyceride; Sự hình thành và chuyển hoá thể ceton. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hóa sinh động vật: Chương 3 - Nguyễn Thị Lệ Quyên

  1. Chương III. LIPID VÀ SỰ CHUYỂN HOÁ LIPID
  2. I. Đại cương về lipid 1. Khái niệm Lipid là những hợp chất hữu cơ phổ biến trong tự nhiên cũng như trong cơ thể động vật, thực vật và vi sinh vật. Không hoà tan trong nước, chỉ hoà tan trong các dung môi hữu cơ như cồn, ete, cloroform, benzen, aceton v.v.. Tên gọi lipid bắt nguồn từ chữ Hy lạp lipos là mỡ Về mặt hoá học lipid là những este giữa rượu và acid béo, điển hình là chất Triacylglycerol.
  3. Phân loại: - Lipid đơn giản: là este của rượu và acid béo gồm triglycerol, sáp, sterid - Lipid phức tạp - Ngoài ra acid béo trong lipid phức tạp còn có các nhóm phosphateide, xerebrozid.. - Phosphateide có nhiều trong não, dây thần kinh và các cơ quan như gan, tim, thận và một số vật phẩm như lòng đỏ trứng, sữa - Xerebrozid là nhóm lipoid không chứa acid phosphoric, có nhiều trong não. Thành phần của nó ngoài rượu, acid béo còn có amin, đường galactose và lưu huỳnh
  4. 1.2. Vai trò của lipid - Cấu trúc cơ bản của tế bào - Lưu trữ cung cấp NL - Cung cấp các acid béo chưa no, cần thiết cho các chức phận bình thường của cơ thể - Dug môi của nhiều chất có hoạt tính sinh học - Bảo vệ cơ thể: gối đệm và giữ ấm… 2. Một số đặc điểm về tiêu hoá, hấp thu, chuyển vận và dự trữ lipid ở động vật. 2.1. Sự tiêu hoá lipid. - bản chất là quá trình thuỷ phân, enzyme thực hiện quá trình này là enzyme esterase (lipase).
  5. - Muốn cho enzyme phân giải được thì lipid phải ở trạng thái “nhũ tương” hoá, tức là ở trạng thái dung dịch “giả”. - Ở miệng: không có enzyme lipase - Ở dạ dày: đối với động vật bú mẹ (bê, nghé, lợn con v.v.) trong dịch dạ dày có chứa enzyme lipase, nhưng hoạt lực yếu. Tuy nhiên, mỡ sữa mẹ là lipid ở dạng nhũ tương nên quá trình phân giải lipid ở đây khá cao. Ở động vật trưởng thành hầu như ở dạ dày không có quá trình thuỷ phân lipid. - Ở ruột non: tiêu hóa ở hành tá tràng nhờ tác dụng phối hợp của lipase và acid mật (muối mật)
  6. Tác dụng của acid mật: - Các acid mật (muối mật): cholate, deoxycholate, chenocholate và litocholate hình thành ở gan từ cholesterol. - Trước khi dự trữ trong túi mật, thường liên kết với glycine hay taurine → taurocholate và glycocholate (các muối mật liên hợp). - Khi vào ruột non sẽ nhũ tương hóa lipid của TĂ. Trong ruột, các gốc glycine và taurine sẽ bị tách ra, một lượng nhỏ muối mật bị bài tiết, phần lớn được ruột tái hấp thu và được đưa trở lại gan. • Tại ruột non, lipid được nhũ hóa (phân tán thành những hạt nhỏ có nước bao bọc xung quanh) nhờ muối mật. Cơ chế: Do lưỡng cực (có hai đầu kỵ nước và ưa nước), các acid mật hay muối mật dễ xen vào các hạt lipid, làm giảm sức căng bề mặt, làm lipid được tách ra thành những hạt nhỏ dưới dạng nhũ tương. Ở trạng thái được nhũ hóa như vậy, diện tích bề mặt tăng, lipase dễ dàng tiếp xúc để thủy phân.
  7. 2.2. Sự hấp thu, dự trữ và vận chuyển lipid - Đối với glycerine dễ dàng được hấp thu vào tế bào niêm mạc ruột - Đối với các acid béo liên kết với acid mật tạo thành phức chất gọi là “ acid choleic” hoà tan và được hấp thu qua tế bào vách ruột hoặc thụ động hoặc theo nguyên tắc ẩm bào. 2.3. Vai trò của gan động vật trong chuyển hoá lipid - Gan là cơ quan sản sinh ra các acid mật, là yếu tố nhũ tương hoá mỡ và hoạt hoá lipase. - Ngoài việc sản sinh ra các acid mật giúp cho quá trình tiêu hoá và hấp thu lipid, gan còn là cơ quan chuyển hoá lipid chủ yếu của cơ thể động vật
  8. 3. Sự phân giải triglyceride 3.1. Sự chuyển hoá trung gian của glycerol P/u 1: ATP ADP Glycerine Glycerophosphate P/u 2: OXH nhờ enzyme Dehydrogenase Glycerophosphate Phosphoglycerin aldehyt
  9. 3.2. Sự chuyển hoá của acid béo 3.2.1. Hoạt hoá acid béo: Acid béo vào tế bào gan, ở tế bào chất nó được hoạt hoá bởi hệ thống enzyme Acyl- CoA-Syntetase Phản ứng tổng quát: 3.2.2. Vận chuyển acid béo vào trong ty thể. Ty thể nằm trong tế bào chất - Các acid béo liên kết ngắn (4-10C) qua màng ty thể dễ dàng. - Các acid béo mạch dài được vận chuyển qua màng ty thể nhờ hệ thống Carnitin do enzyme Carnitin acyl transferase (CAT)
  10. 3.2.3. Tái tạo acyl CoA: Quá trình này đi ngược lại bước 2 và Carnitin được giải phóng trở lại mặt ngoài của ty thể :
  11. 3.2.4. Quá trình β - oxy hoá acid béo: - P/ư 1: Oxy hóa lần 1: do enzyme acyl dehydrogenase có nhóm ghép là FAD+ lấy đi một cặp H tạo thành liên kết đôi trong enoyl-CoA:
  12. - P/ư 2: hợp nước: do enzyme hydratase, một phân tử nước được ghép vào vị trí C-β - Phản ứng 3: Oxy hóa lần 2: Do enzyme acyl dehydrogenase có nhóm ghép NAD+ oxy hoá ở vị trí C-β tạo thành liên kết ceto acyl CoA.
  13. P/ư 4: Tạo acetyl-CoA: Do enzyme thiolase gắn CoASH vào Cp tạo thành một acyl CoA mới ngắn đi 2C, và một acetyl-CoA Vậy 1 Acid béo có 16C tạo ra bao nhiêu năng lượng? 1 β_ oxy hóa → 1 FADH2 + 1 NADH2 → 5ATP Mà C16 → C2 có 7 vòng β + 8 Acetyl-coA ( vào Kreb) 7 x 5 ATP + 8 x 12 ATP Tổng 35 + 96 = 131 ATP?
  14. 3.2.5. Sự oxi hoá các acid béo không no. - Trải qua QT β – oxy hóa - Vòng oxy hóa cuối cùng tạo Acetyl coA và propionyl coA. - Propionyl coA biến đổi nhiều lần thành succinyl coA → chu trình acid citric 3.2.6. Sự oxi hoá các acid béo có số cacbon lẻ. 4. Sự hình thành và chuyển hoá thể ceton - Hình thành: ở gan - Thể ketone là dạng vận chuyển acetyl trong máu để đưa tới các mô ngoại vi (ngoài gan), là tên gọi chung của 3 chất: acetoacetate, -OH-butyrate và aceton
  15. - Được chuyển qua máu tới các mô tái tạo thành Acetyl coA , rồi vào chu trình acid citric - Đói kéo dài (giảm cung cấp glucose) não dùng β – OH butiric làm chất đốt chính - Gan không thể dùng vì thiếu đk tăng hoạt phản ứng tái tạo acetyl CoA từ các thể ceton - Các thể ceton có tính acid cao - Khi nồng độ trong máu cao (vượt khả năng đệm của máu) dẫn đên hôn mê tăng acid máu
  16. 5. Sự tổng hợp acid béo và triglyceride - Triglyceride là chất béo lưu thông trong máu. Đồng thời là các chất tham gia vào quá trình sinh tổng hợp. + Acetyl coA và hệ thống vận chuyển Acetyl coA tuwf ty thể ra bào tương + Malonyl CoA (là 1 coenzyme A dẫn xuất của ạcid malonic) + Phức hợp multi –enzyme acid béo synthetase + NADH, H+
  17. 5.1.Nguồn glycerine tức glycerophesphate. 5.2. Tổng hợp acid béo theo vòng xoắn Lynen-Wakil: - Acid béo được tổng hợp từ các phân tử acetyl-CoA - Trong quá trình tổng hợp, trừ phân tử acetyl CoA đầu tiên đi vào dưới dạng không đổi, còn tất cả các phân tử vào sau đều từ dạng cacboxyl hoá tức là malonyl-CoA • Sơ đồ vận chuyển: - Bước 1: Vận chuyển acid CoenzymeA từ ty thể→ bào tương - B2: Malonyl CoA được tạo ra phản ứng sau:
  18. Biotin → Acetyl CoA + CO2 → Malonyl CoA Acetyl CoA Carboxylase Đối với Acetyl Coenzyme A: Trước hết, Acetyl CoA cần được Carboxyl hóa thành Malonyl CoA nhờ Acetyl CoA Carboxylase CH3OOSCoA + CO2 +ATP → COOHCH2COSCoA + AMP Acetyl CoA Malonyl CoA Sự tổng hợp acid béo no và không no ở gđ đầu giống nhau. Trước hết acid béo no được tổng hợp, sao đó hình thành acid béo không no bằng cách oxy hóa các acid béo tương ứng
  19. Acid béo acid béo không no FAD FADH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2