Bài giảng Hợp đồng và đấu thầu xây dựng: Chương 2
lượt xem 16
download
Bài giảng Hợp đồng và đấu thầu xây dựng: Chương 2 trình bày các nội dung chính sau: Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong đấu thầu, các công cụ cạnh tranh trong đấu thầu, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh cạnh tranh trong đấu thầu, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu, một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hợp đồng và đấu thầu xây dựng: Chương 2
- CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CANH TRANH TRONG ĐẤU THẦU
- CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU 2.1. Khái niệm cạnh tranh trong đấu thầu 2.2. Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu 2.3. Các công cụ cạnh tranh trong đấu thầu 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh cạnh tranh trong đấu thầu 2.5. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh trong đấu thầu 2.6. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu
- CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU 2.1. Khái niệm cạnh tranh trong đấu thầu Theo nghĩa hẹp • Cạnh tranh trong đấu thầu là sự phát huy sức mạnh của nhà thầu này so với các nhà thầu khác về giá bỏ thầu, chất lượng công trình, tiến độ thi công nhằm thoả mãn tối ưu các yêu cầu của bên mời thầu. Theo nghĩa rộng • Cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là quá trình đấu tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp xây dựng kể từ khi bắt đầu tìm kiếm thông tin, đưa ra các giải pháp tham gia đấu thầu, bảo đảm trúng thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng cho tới khi hoàn thành công trình bàn giao cho chủ đầu tư
- CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU
- CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU 2.2. Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu Khi nói đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là nói đến nội lực bên trong của doanh nghiệp, Cụ thể các năng lực về: • Tài chính • Kỹ thuật công nghệ • Nguồn nhân lực • Marketing • Tổ chức quản lý • .........................
- CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU 2.3. Các công cụ cạnh tranh trong đấu thầu 1. Cạnh tranh bằng giá dự thầu 2. Cạnh tranh bằng chất lượng công trình 3. Cạnh tranh bằng tiến độ thi công
- CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU 1. Cạnh tranh bằng giá dự thầu • Nếu xây dựng được mức giá bỏ thầu tốt sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng trúng thầu cao đồng thời cũng bảo đảm được hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. • Việc xác định giá để đánh giá là xác định chi phí trên cùng một mặt bằng về kỹ thuật, tài chính, thương mại và các yếu tố khác nhằm so sánh, xếp hạng các hồ sơ dự thầu. Phương pháp xác định giá phải được nêu trong tiêu chí đánh giá.
- CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU Việc xác định giá thực hiện theo trình tự sau: • Xác định giá dự thầu; • Sửa lỗi; • Hiệu chỉnh các sai lệch. • Đưa các chi phí về cùng một mặt bằng để xác định giá, bao gồm: + Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ; chi phí quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, tuổi thọ công trình và các yếu tố kỹ thuật khác tùy gói thầu cụ thể. + Điều kiện tài chính, thương mại + Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có) và các yếu tố khác.
- CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU 2. Cạnh tranh bằng chất lượng công trình • Chất lượng công trình là vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp • Chất lượng sản phẩm là khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng, một sản phẩm hay công trình được coi là tốt khi nó đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn luôn giữ vững và không ngừng nâng cao chất lượng công trình, đây là điều kiện không thể thiếu được nếu doanh nghiệp xây dựng muốn giành chiến thắng trong cạnh tranh đấu thầu
- CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU • Việc nâng cao chất lượng công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng, nó được thể hiện trên các mặt: + Nếu chất lượng công trình tốt sẽ góp phần tăng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường. + Khi chất lượng công trình được nâng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, doanh thu, lợi nhuận tăng theo, đời sống của công nhân viên được nâng lên, kích thích mọi người làm việc nhiều hơn.
- CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU 3. Cạnh tranh bằng tiến độ thi công • Tiến độ thi công là bảng kế hoạch tổng hợp việc thực hiện các bước công việc trong công tác thi công công trình của nhà thầu. Tiến độ thi công thể hiện những cam kết của doanh nghiệp về các mặt chất lượng, an toàn lao động, thời hạn bàn giao công trình. Ngoài các tiêu chí trên, hiện nay các chủ đầu tư trước khi ra quyết định còn xem xét đến khả năng ứng vốn thi công và khả năng huy động vốn của nhà thầu. Thực tế vừa qua cho thấy trong rất nhiều dự án, các nhà thầu đã trúng thầu nhờ có năng lực tài chính tốt.
- CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu Năng lực cạnh tranh trong đấu thầu
- CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng của doanh nghiệp 1. Các nhân tố bên trong 1. Nguồn lực tài 2. Máy móc 7. Trình độ và chính thiết bị, công công tác tổ chức nghệ thi công lập hồ sơ dự thầu Các nhân tố bên 3. Nguồn 6. Khả năng trong nhân lực liên danh 4. Tổ chức 5. Hoạt động quản lý và Marketing công tác đào tạo, đào tạo
- CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU a. Nguồn lực tài chính Đây là nguồn lực quan trọng nhất và quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều là hoạt động đầu tư mang tính chất sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường sản xuất kinh doanh hàng hóa, doanh nghiệp phải có vốn bằng tiền hay bằng nguồn lực tài chính để thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh. Với nguồn lực tài chính này doanh nghiệp sẽ chi cho các hoạt động như đầu tư mới, mua nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân.
- CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU Năng lực tài chính của 1 doanh nghiệp được thể hiện ở quy mô nguồn vốn tự có khả năng huy động và hiệu quả sử dụng (thông qua cơ cấu giữa vốn lưu động và vốn cố định). Với nguồn lực tài chính mạnh doanh nghiệp sẽ có được một lợi thế lớn trong cạnh tranh. Trong đấu thầu xây dựng năng lực tài chính được xét trên hai phương diện: - Năng lực tài chính mạnh giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ thi công, bảo đảm chất lượng, tiến độ và tạo niềm tin cho chủ đầu tư đồng thời nâng cao uy tín, thương hiệu của n.thầu. - Trong đấu thầu với khả năng tài chính mạnh sẽ được chủ đầu tư đánh giá cao vì hiện nay các nhà thầu phải tự bỏ vốn thi công, khi có khối lượng cụ thể mới thanh toán
- CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU b. Máy móc thiết bị, công nghệ thi công Trong quá trình chấm thầu năng lực về máy móc thiết bị được chủ đầu tư xem xét rất kỹ, bởi vì nó có tác động rất lớn đến chất lượng và tiến độ thi công. Chủ đầu tư thường đánh giá các mặt sau: - Tính hiện đại của thiết bị, công nghệ, biểu hiện ở các thông số như tên nhà sản xuất, nước sản xuất, năm sản xuất, model, công suất, giá trị còn lại của thiết bị. - Tình trạng đồng bộ của thiết bị, công nghệ, vì nếu thiết bị đồng bộ sẽ đảm bảo sự phù hợp giữa thiết bị, công nghệ với phương pháp sản xuất….. - Tính hiệu quả: việc sử dụng máy móc thiết bị sẽ tác động như thế nào đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Tính đổi mới: là khả năng đáp ứng mọi yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh và đồng thời cũng là yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU c. Nguồn nhân lực Ngày nay, tất cả chúng ta đều biết rằng nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản, then chốt, có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đánh gía nguồn nhân lực của doanh nghiệp thì chủ đầu tư thường chú trọng đến các vấn đề: - Cán bộ quản trị cấp cao (ban giám đốc) là những người có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, điều hành và quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp. Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào các quyết định của họ. - Cán bộ quản trị cấp trung gian là những người đứng dưới quản trị viên cao cấp và đứng trên quản trị viên cấp cơ sở. Ở vị trí này họ vừa quản trị các quản trị viên cấp cơ sở thuộc quyền, vừa điều khiển các nhân viên khác. Chức năng của họ là thực hiện các kế hoạch và chính sách của doanh nghiệp bằng cách phối hợp thực hiện các công việc nhằm dẫn đến hoàn thành mục tiêu chung.
- CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU - Các chuyên viên: đây là một trong những khác biệt so với các ngành khác. Họ là những người không làm quản lý mà chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn đơn thuần. - Cán bộ quản trị cấp cơ sở: là đội ngũ các nhà quản trị ở cấp cuối cùng trong hệ thống cấp bậc của các nhà quản trị một doanh nghiệp. Thông thường họ là những đốc công, tổ trưởng, trưởng ca. Nhiệm vụ của họ là hướng dẫn, đôn đốc, điều khiển công nhân hoàn thành các công việc hàng ngày theo tiến độ kế hoạch để đưa đến hoàn thành mục tiêu chung của cả doanh nghiệp. Đây là đội ngũ quản trị viên lãnh đạo lực lượng lao động trực tiếp, tạo nên sức mạnh tổng hợp của doanh nghiệp qua khía cạnh như chất lượng, tiến độ thi công. - Công nhân: trực tiếp thực hiện các ý tưởng, chiến lược của các nhà quản trị cấp cao.
- CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU d. Tổ chức quản lý và công tác đào tạo, đào tạo Nếu bộ máy tổ chức quản lý hoạt động của doanh nghiệp được bố trí phù hợp thì sự phối hợp giữa các phòng, ban, bộ phận sẽ nhịp nhàng hơn, năng động hơn, hiệu quả tạo ra sẽ cao hơn và tính cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ tăng lên. e. Hoạt động Marketing Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Marketing là một công cụ cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, tăng doanh thu, hiệu quả của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp nếu xây dựng được chiến lược marketing và biết cách sử dụng nó trong những tình huống, thời điểm thích hợp thì sẽ giúp doanh nghiệp đó giữ được ưu thế trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh.
- CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU f. Khả năng liên danh Khả năng liên danh, liên kết là sự kết hợp giữa hai hay nhiều pháp nhân kinh tế để tạo thành một pháp nhân mới nhằm tăng sức mạnh tổng hợp về năng lực kinh nghiệm, tài chính và thiết bị công nghệ, giúp doanh nghiệp phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu nâng cao năng lực cạnh tranh. g. Trình độ và công tác tổ chức lập hồ sơ dự thầu Đây là công việc hết sức quan trọng vì khả năng cạnh tranh trong đấu thầu phụ thuộc trực tiếp vào trình độ lập hồ sơ dự thầu. Nhà thầu có thể bị loại ngay từ vòng đầu do hồ sơ không đảm bảo yêu cầu. Do đó chất lượng hồ sơ thầu là một trong những tiêu chí cơ bản quyết định nhà thầu có trúng hay không.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dự toán xây dựng cơ bản và đấu thầu xây lắp công trình - Chương 2
33 p | 797 | 412
-
Bài giảng Kỹ thuật điện - Chương 4: Mạch điện 3 pha
34 p | 977 | 281
-
Bài giảng Khí cụ điện - Chương mở đầu: Lý thuyết cơ sở
10 p | 174 | 31
-
Phụ gia cho xăng động cơ
17 p | 155 | 27
-
Bài giảng môn học Quản lý kinh tế và đấu thầu - Bùi Hữu Bắc
85 p | 102 | 24
-
Bài giảng TESYS - Lựa chọn mới cho điều khiển và bảo vệ các thiết bị động lực
110 p | 120 | 20
-
Bài giảng: Công nghệ khí (ThS. Hoàng Trọng Quang) - Chương mở đầu
38 p | 99 | 19
-
Bài giảng Hợp đồng và đấu thầu xây dựng: Chương 1
57 p | 112 | 17
-
Bài giảng Hợp đồng và đấu thầu xây dựng: Chương 5
47 p | 69 | 13
-
Bài giảng Hợp đồng và đấu thầu xây dựng: Chương 4
47 p | 63 | 13
-
Bài giảng Hợp đồng và đấu thầu xây dựng: Chương 3
69 p | 67 | 12
-
Bài giảng Hàn MIG, MAG - Bài 1: Vận hành máy hàn MIG, MAG
35 p | 25 | 6
-
Bài giảng Lắp đặt hệ thống tự động hóa 1: Bài 5 - ThS. Nguyễn Thị Lan
51 p | 21 | 5
-
Bài giảng Hàn TIG - Bài 2: Hàn giáp mối có vát mép ở vị trí bằng
21 p | 16 | 4
-
Bài giảng Hàn cơ bản: Bài 4 - Trần Thanh Ngọc
21 p | 13 | 4
-
Bài giảng Địa chất dầu khí - Chương 3: Bẫy
121 p | 30 | 3
-
Bài giảng Nhiệt động lực học và truyền nhiệt: Chương 2 - TS. Nguyễn Văn Hạp
90 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn