intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hợp đồng và đấu thầu xây dựng: Chương 1

Chia sẻ: ViNatri2711 ViNatri2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

111
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Hợp đồng và đấu thầu xây dựng: Chương 1 trình bày các nội dung chính sau: Tổng quan về đấu thầu, các văn bản về đấu thầu, phạm vi, đối tượng áp dụng, khái niệm về đấu thầu, đặc điểm của đấu thầu, vai trò của đấu thầu, các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu, phân loại đấu thầu, các hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu, quy trình lựa chọn nhà thầu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hợp đồng và đấu thầu xây dựng: Chương 1

  1. HỢP ĐỒNG VÀ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG 1 Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Thủy Bộ môn: Quản lý Xây dựng – Phòng 211, Nhà A5, ĐHTL Điện thoại: 0979 345 158 Email: ntthuy@wru.vn
  2. GIỚI THIỆU MÔN HỌC 2
  3. GIỚI THIỆU MÔN HỌC 1. Số tiết: 30 tiết 2. Nội dung học o CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU o CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP o CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CỦA HỒ SƠ MỜI THẦU VÀ HỒ SƠ DỰ THẦU XÂY LẮP o CHƯƠNG 4: LẬP GIÁ DỰ THẦU XÂY LẮP (Bài tập) o CHƯƠNG 5: HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY DỰNG 3
  4. GIỚI THIỆU MÔN HỌC 3. Cách đánh giá ❑ Điểm quá trình: 20% ✓ Điểm danh: 60% của điểm quá trình; ✓ Thảo luận+Bài tập: 10% của điểm quá trình; ✓ Kiểm tra giữa kì: 30% của điểm quá trình. ❑ Thi cuối kỳ: 80% ✓ Lý thuyết (3 điểm): 12 câu Trắc nghiệm ✓ Bài tập (7 điểm): 01 Bài tập 4
  5. GIỚI THIỆU MÔN HỌC 4. Tài liệu học tập o Tập bài giảng Hợp đồng và đấu thầu xây dựng do Bộ môn Quản lý xây dựng biên soạn năm 2017; o Luật đấu thầu số 43/2013; o Nghị định 63/2014; o Thông tư 03/2015 quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp; o Nghị định 37/2015; o Một số các nghị định, thông tư khác có liên quan đến đấu thầu xây dựng. 5
  6. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU 6
  7. NỘI DUNG o 1. Các văn bản về đấu thầu o 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng o 3. Khái niệm về đấu thầu o 4. Đặc điểm của đấu thầu o 5. Vai trò của đấu thầu o 6. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu o 7. Phân loại đấu thầu o 8. Các hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu 7 o 9. Quy trình lựa chọn nhà thầu
  8. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU 1.1. Các văn bản về đấu thầu - Luật Đấu thầu 43/2013/QH13: Quy định về đấu thầu - NĐ 63/2014/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu - TT 01/2015/TT-BKHĐT: Thông tư quy định chi tiết lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn - TT 05/2015/TT-BKH: Thông tư quy định lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng hoá - TT 03/2015/TT-BKHĐT: Quy định chi tiết về lập HSMT Xây lắp - TT 11/2015/TT-BKHĐT: Quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh - NĐ 30/2015/NĐ-CP: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư 8 - TT 19/2015/TT-BKHĐT: Quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu
  9. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU 1.2. Phạm vi, đối tượng áp dụng 1. Phạm vi áp dụng đấu thầu xây dựng Trong đấu thầu xây dựng thì các dự án sau bắt buộc phải tổ chức đấu thầu tuyển chọn nhà thầu: - Các dự án đầu tư thực hiện theo Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng có quy định phải thực hiện Quy chế đấu thầu - Các dự án sử dụng vốn Nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới 30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án 9
  10. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU 1.2. Phạm vi, đối tượng áp dụng 2. Đối tượng áp dụng trong đấu thầu xây dựng - Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án quy định tại phần 1 - Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án quy định tại phần 1 - Tổ chức, cá nhân có dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu số 43 nhưng chọn áp dụng Luật này. 10
  11. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU 1.3. Khái niệm về đấu thầu ➢ Theo từ điển TV: Đấu thầu là việc tổ chức cuộc đọ sức công khai ai nhận làm, ai bán với điều kiện tốt nhất thì được chấp nhận ➢ Luật đấu thầu 43/2013: Đấu thầu là o Quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; o Quá trình lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư…. Trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế. 11
  12. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU 1.3. Khái niệm về đấu thầu ➢ Bên mời thầu: Là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu ➢ Nhà thầu: Đấu thầu giống như một phương thức kinh doanh mà thông qua đó nhà thầu với các điều kiện và năng lực về tài chính, kỹ thuật đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu 12
  13. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU 1.4. Đặc điểm của đấu thầu: - Thứ nhất, đấu thầu là một quá trình có sự tham gia của nhiều chủ thể - Thứ hai, đấu thầu là một quy trình gồm nhiều giai đoạn được quy định chặt chẽ - Thứ ba, mục đích của đấu thầu là lựa chọn nhà thầu tốt nhất tham gia thực hiện dự án - Ngoài ra, khi tham gia đấu thầu nhà thầu phải có bảo lãnh dự thầu 13
  14. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU 1.5. Vai trò của đấu thầu Đấu thầu có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung, đối với những chủ thể tham dự đấu thầu, đấu thầu cũng có những vai trò nhất định - Đối với chủ đầu tư: Sau khi DA được phê duyệt, công việc tiếp theo là thực hiện dự án. Để hiệu quả cao CĐT thường thuê các đơn vị có chuyên môn về phần việc đó thực hiện. - Đối với nhà thầu. Việc tổ chức đấu thầu giúp các nhà thầu phát huy được tính chủ động, linh hoạt, chủ động tìm kiếm các thông tin liên quan đến dự án, các thông tin liên quan đến các đối tượng cạnh tranh, các thông tin liên quan đến thị trường nói chung để dự tính trước khả 14 năng thực hiện dự án trong một giá hợp lý.
  15. 1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG Ngoài ra các nhà thầu còn phải nỗ lực nâng cao uy tín của mình để có thể nắm bắt được nhiều cơ hội. Để có thể nắm bắt được nhiều cơ hội trúng thầu, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu luôn phải tích cực phát triển, nâng cao kỹ thuật công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh. Bên cạnh những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng giao thầu, việc trúng thầu giúp cho nhà thầu đáp ứng được công ăn việc làm cho công nhân viên của mình, giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển, ngày càng khẳng định mình, nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường trong nước và quốc tế. Mặt khác nếu doanh nghiệp trúng thầu đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán thì uy tín của nhà thầu tăng, do đó giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tăng. 15
  16. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU 1.6. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu xây dựng 1. Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang bằng: - Đối với các đơn vị ứng thầu là thông tin cung cấp cho họ phải ngang nhau, nhất thiết không có sự phân biệt đối xử, phải bình đẳng để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu. Các nhà thầu tham gia cũng phải “độc lập về tổ chức, không phụ thuộc vào một cơ quan quản lý về tài chính đối với chủ đầu tư của dự án và với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu”. - Trong hồ sơ mời thầu không được đưa ra các yêu cầu mang tính định hướng như yêu cầu về nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá hoặc về thương hiệu cụ thể nhằm ngăn cản sự tham gia của các nhà thầu. BMT không được phân biệt đối xử giữa những người dự thầu hợp lệ trong việc xem xét đánh giá hồ sơ dự thầu. 16
  17. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU 2. Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ Các Nhà thầu cần phải được cung cấp đầy đủ các thông tin từ BMT, các thông tin cần phải được chi tiết, rõ ràng và có hệ thống về quy mô, khối lượng, quy cách yêu cầu chất lượng của công trình và tiến độ, điều kiện thực hiện. Thông báo mời thầu phải được đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật hoặc theo quy chế đấu thầu do tổ chức có thẩm quyền ban hành. Việc mở thầu cũng phải công khai, các nhà thầu tham gia đấu thầu phải được mời tới dự mở thầu. 17
  18. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU 3. Nguyên tắc bảo mật thông tin đấu thầu Do tính chất cạnh tranh gay gắt giữa các bên dự thầu nhằm mục đích trở thành người cung cấp hàng hóa dịch vụ cho bên mời thầu mà việc bảo mật thông tin đấu thầu phải được coi là một nguyên tắc không thể xâm phạm. Theo nguyên tắc này, bên mời thầu phải bảo mật hồ sơ dự thầu đồng thời, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức đấu thầu và xét chọn thầu phải giữ bí mật thông tin liên quan đến việc đấu thầu . 18
  19. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU 4. Nguyên tắc đánh giá khách quan công bằng Cạnh tranh công bằng là tiêu chí hàng đầu trong đấu thầu, do đó các hồ sơ dự thầu hợp lệ cần phải được xem xét, đánh giá khách quan, công bằng theo cùng một chuẩn mực đã xây dựng sẵn để đáp ứng được gói thầu. Các tiêu chí đánh giá hồ sơ, tiêu chuẩn xét hồ sơ phải được công bố trước trong hồ sơ mời thầu và được công bố lại trong quá trình xét thầu. 19
  20. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU 5. Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm thích đáng Việc cam kết quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng đấu thầu là điều bắt buộc, buộc các bên tham gia cần phải nỗ lực thực hiện trách nhiệm của mình, tuy nhiên trong quá trình đấu thầu có thể xảy ra những nguyên nhân khách quan hay chủ quan mà có thể có những sự cố như bên dự thầu rút lại hồ sơ dự thầu, bên trúng thầu không thực hiện hợp đồng… làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên tham gia. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2