intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kế toán Ngân hàng thương mại: Bài 2 - ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (Phần 1)

Chia sẻ: Việt Cường Nguyễn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

50
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài giảng Kế toán Ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 1)" được biên soạn thông tin đến người học kiến thức về cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng thương mại; đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm; nội dung, cấu trúc của các tài khoản sử dụng trong hạch toán tiền gửi tiết kiệm; quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm; các ví dụ về kế toán tiền gửi tiết kiệm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kế toán Ngân hàng thương mại: Bài 2 - ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (Phần 1)

  1. BÀI 2 KẾ TOÁN NHẬN TIỀN GỬI VÀ PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ (Phần 1) ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015108226 1
  2. TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Cách tính lãi tiền gửi tiết kiệm Ngày 13/2/2015, Bà Nguyễn Thị Lan đến ngân hàng tất toán sổ tiết kiệm 100 triệu đồng, kỳ hạn 3 tháng, ngày gửi 25/10/2014, lãi suất 0,5%/tháng. Biết ngân hàng trả lãi cuối kỳ, lãi suất không kỳ hạn áp dụng trong ngày là 0,18%/tháng. Sau khi nhận toàn bộ tiền, bà Lan thấy số tiền mình nhận được không giống như số tiền bà đã nhẩm tính trước. • Bà liền thắc mắc với giao dịch viên và được giao dịch viên giải đáp tận tình. • Để giải đáp được cho khách hàng về vấn đề này, giao dịch viên phải hiểu được: 1. Đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm và quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm? 2. Cách tính lãi, trả lãi đối với tiền gửi tiết kiệm? v1.0015108226 2
  3. MỤC TIÊU • Nắm được cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng thương mại. • Hiểu được đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm. • Hiểu được nội dung, cấu trúc của các tài khoản sử dụng trong hạch toán tiền gửi tiết kiệm. • Hiểu được quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm. • Hiểu và làm được các ví dụ về kế toán tiền gửi tiết kiệm. v1.0015108226 3
  4. NỘI DUNG Những vấn đề chung về nghiệp vụ nhận tiền gửi của ngân hàng thương mại Chứng từ và tài khoản sử dụng Quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm v1.0015108226 4
  5. 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ NHẬN TIỀN GỬI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng thương mại 1.2. Vai trò, ý nghĩa của nguồn vốn huy động 1.3. Nguyên tắc kế toán v1.0015108226 5
  6. 1.1. CẤU TRÚC NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Vốn chủ sở hữu Vốn nợ Vốn Nhận tiền gửi Quỹ Phát hành giấy nợ Khác Đi vay Nhận tài trợ, ủy thác Khác • Nhận tiền gửi:  Từ kho bạc nhà nước;  Tổ chức tín dụng khác;  Khách hàng: cá nhân, doanh nghiệp. • Tiền gửi:  Tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm;  Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn. v1.0015108226 6
  7. 1.2. VAI TRÒ,Ý NGHĨA CỦA NGUỒN TIỀN GỬI • Tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động (khoảng 70%). • Quyết định quy mô của hoạt động sử dụng vốn (tín dụng, đầu tư). • Đảm bảo khả năng chi trả.  Ảnh hưởng tới lợi nhuận và uy tín của ngân hàng. v1.0015108226 7
  8. 1.3. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN Dồn tích (Dự thu - dự chi/dự thu - dự trả) Doanh thu và Chi phí được ghi nhận tại: • Thời điểm phát sinh. • Thời điểm có thu, chi bằng tiền. v1.0015108226 8
  9. 2. CHỨNG TỪ VÀ TÀI KHOẢN SỬ DỤNG 2.1. Chứng từ 2.2. Tài khoản v1.0015108226 9
  10. 2.1. CHỨNG TỪ • Giấy nộp tiền/Giấy lĩnh tiền; • Phiếu thu/Phiếu chi; • Phiếu tính lãi, phiếu chuyển khoản; • Sổ/Thẻ tiết kiệm. v1.0015108226 10
  11. 2.2. TÀI KHOẢN • Tiền mặt; • Tiền gửi của khách hàng; • Lãi phải trả cho tiền gửi; • Chi phí trả lãi; • Thanh toán. v1.0015108226 11
  12. 2.2. TÀI KHOẢN (tiếp theo) • TK Tiền mặt VND – 1011 Phản ánh thu chi, tồn quỹ tiền mặt tại quỹ của đơn vị ngân hàng.  Bên Nợ: Số tiền mặt ngân hàng nhận vào quỹ.  Bên Có: Số tiền mặt ngân hàng trả ra.  Dư Nợ: Số tiền mặt tồn quỹ. • TK Tiền gửi của khách hàng – 42 (TGTK: 4231, 4232) Phản ánh nguồn vốn tiền gửi huy động được từ các đối tượng khách hàng.  Bên Có: Số tiền khách hàng gửi vào ngân hàng.  Bên Nợ: Số tiền khách hàng lấy ra.  Dư Có: Số tiền khách hàng hiện còn gửi. v1.0015108226 12
  13. 2.2. TÀI KHOẢN (tiếp theo) • TK Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm – 4913  Phản ánh lãi dồn tích trên tài khoản tiền gửi mà ngân hàng phải trả, đã được hạch toán vào chi phí trong kỳ nhưng ngân hàng chưa trả cho khách.  Bên Có: Số lãi phải trả dồn tích.  Bên Nợ: Số lãi đã trả.  Dư Có: Số lãi phải trả dồn tích chưa thanh toán cho khách hàng. • TK Chi phí trả lãi tiền gửi - 801  Phản ánh chi phí ngân hàng trả lãi cho các nguồn tiền gửi.  Bên Nợ: Chi phí trả lãi phát sinh.  Bên Có:  Khoản giảm trừ chi phí đã phát sinh (thoái chi lãi).  Kết chuyển chi phí xác định lợi nhuận/kết quả kinh doanh.  Dư Nợ: Số chi phí trả lãi đã phát sinh trong kỳ. v1.0015108226 13
  14. 3. QUY TRÌNH KẾ TOÁN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TGTT 4211/Tiền TGTT 4211/Tiền Lãi phải trả mặt 1011/TK Tiền gửi tiết mặt 1011/TK đối với TGTK Chi phí trả lãi thanh toán kiệm 423 thanh toán 4913 tiền gửi 801 (1) (4) (2) (3.ii) (3.i.a) (3.i.b) (3.i.c) Chi phí trả lãi tiền gửi 801 v1.0015108226 14
  15. GIẢI THÍCH SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM 1. Khách hàng gửi tiền tiết kiệm. 2. Định kỳ dự trả lãi tại ngân hàng. 3. Cuối kỳ, ngân hàng thanh toán lãi. i. Bằng tiền mặt: a. Số lãi dự trả = Số lãi phải trả. b. Số lãi dự trả nhỏ hơn số lãi phải trả. c. Số lãi dự trả nhiều hơn số lãi phải trả. ii. Cộng dồn vào số dư tiền gửi tiết kiệm (cuối kỳ khách hàng không tất toán sổ, lãi nhập gốc). 4. Khách hàng rút tiền tiết kiệm. v1.0015108226 15
  16. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Câu hỏi: 1. Đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm và quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm? 2. Cách tính lãi, trả lãi đối với tiền gửi tiết kiệm? Trả lời: 1. Đặc điểm tiền gửi tiết kiệm và cách tính và trả lãi: • Đối tượng gửi: cá nhân. • Mục đích: an toàn và hưởng lãi. • Lãi:  Lãi suất: cao hơn tiền gửi thanh toán.  Cách tính lãi: tính hàng tháng (đối với tiền gửi không kỳ hạn); tính theo thời gian thực tế trong kỳ (đối với tiền gửi có kỳ hạn).  Thời điểm trả lãi: thường trả vào cuối tháng (đối với tiền gửi không kỳ hạn) và trả vào cuối kỳ, đầu kỳ, nhiều lần trong kỳ (đối với tiền gửi có kỳ hạn). v1.0015108226 16
  17. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 2. Trên thực tế, các ngân hàng sẽ tái tục kỳ hạn gửi nếu khách hàng không đến rút tiền và yêu cầu khác khi đến hạn. Mặt khác, nếu khách hàng gửi có kỳ hạn mà rút trước hạn thì sẽ chỉ được hưởng lãi suất thấp hơn lãi suất kỳ hạn gửi. • Cụ thể với tình huống của bà Lan thì ngân hàng sẽ nhập lãi kỳ thứ nhất vào gốc tại ngày 25/1/2015 (với lãi suất được hưởng là lãi suất kỳ hạn 3 tháng) và sẽ tái tục kỳ hạn thứ 2 (vì không có yêu cầu khác nên kỳ hạn tiếp theo vẫn là kỳ 3 tháng). Ở kỳ hạn thứ 2 vì bà Lan chưa gửi đủ kỳ hạn (chỉ gửi được 19 ngày) nên ở kỳ thứ 2 này khách hàng chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. Lãi ở kỳ thứ 2 này được tính trên số dư tài khoản ở đầu kỳ thứ 2 (tức là = số tiền gửi ban đầu + Lãi kỳ thứ 1 nhập vào). • Số tiền bà Lan nhận được khi tất toán sổ tiết kiệm là:  Số dư tài khoản tại cuối ngày 25/1/2015 (sau khi lãi kỳ 1 nhập vào gốc) là: (100.000.000 + 100.000.000  0,5%/30  62) = 101.033.333 (đồng)  Lãi không kỳ hạn phát sinh trong kỳ gửi thứ 2 là: 101.033.333  0,15%/30  19 = 95.982 (đồng)  Số tiền khách nhận được khi tất toán sổ tiết kiệm là: 101.033.333 + 95.982 = 101.129.315 (đồng) v1.0015108226 17
  18. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Ngày 16/4/200N, ngân hàng nhận 100 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm 1 tháng, lãi suất 0,45%/tháng. Ngày 16/5/200N, khách hàng đã đến tất toán sổ tiết kiệm. Biết ngân hàng dự trả lãi vào ngày cuối tháng. Khi đó, kế toán hạch toán: A. Nợ TK 4232 100.000.000 đồng Nợ TK 4913 210.000 đồng Nợ TK 801 240.000 đồng Có TK 1011 100.450.000 đồng B. Nợ TK 4232 100.450.000 đồng Có TK 1011 100.450.000 đồng C. Nợ TK 4232 100.000.000 đồng Nợ TK 4913 450.000 đồng Có TK 1011 100.450.000 đồng D. Nợ TK 4232 100.000.000 đồng Nợ TK 801 450.000 đồng Có TK 1011 100.450.000 đồng v1.0015108226 18
  19. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Trả lời: • Đáp án đúng là: A. • Vì: Với giả thiết thì khách hàng rút tiền đúng hạn. Do vậy, sô tiền lãi khách hàng được hưởng là: 100.000.000  0,45%/30  30= 450.000 (đồng).  Trong đó, với giả thiết là ngân hàng dự trả lãi vào ngày cuối tháng nên tại ngày 30/4 ngân hàng đã hạch toán lãi dự trả là: 100.000.000  0,45%/30  14 = 210.000 (đồng).  Do vậy số tiền lãi phát sinh thêm tại ngày 16/5 khi khách hàng tất toán sổ là (chính là lãi tháng 5): 100.000.000  0,45%/30  16 = 240.000 (đồng). v1.0015108226 19
  20. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 Ngày 16/4/200N, ngân hàng nhận 100 triệu tiền gửi tiết kiệm 1 tháng, lãi suất 0,45%/tháng. Ngày 6/5/200N, khách hàng đã đến tất toán sổ tiết kiệm. Biết ngân hàng dự trả lãi vào ngày cuối tháng; khách hàng rút tiền trước hạn thì được hưởng lãi suất không kỳ hạn là 0,15%/tháng. Khi đó, kế toán hạch toán: A. Nợ TK 4232 100.000.000 đồng Nợ TK 4913 210.000 đồng Có TK 1011 100.210.000 đồng B. Nợ TK 4232 100.100.000 đồng Có TK 1011 100.100.000 đồng C. Nợ TK 4232 100.000.000 đồng Nợ TK 4913 110.000 đồng Nợ TK 4913 100.000 đồng Có TK 801 110.000 đồng Có TK 1011 100.100.000 đồng D. Nợ TK 4232 100.000.000 đồng Nợ TK 801 100.000 đồng Có TK 1011 100.100.000 đồng v1.0015108226 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2