Bài giảng Kế toán Ngân hàng thương mại: Bài 2 - ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (Phần 2)
lượt xem 5
download
"Bài giảng Kế toán Ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá" trình bày cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng thương mại; đặc điểm của giấy tờ có giá; cấu trúc của các tài khoản sử dụng trong hạch toán giấy tờ có giá; quy trình kế toán giấy tờ có giá.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kế toán Ngân hàng thương mại: Bài 2 - ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (Phần 2)
- BÀI 2 KẾ TOÁN NHẬN TIỀN GỬI VÀ PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ (Phần 2) ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0015108226 1
- TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG Mua giấy nợ ngân hàng có khác với gửi tiết kiệm tại ngân hàng? Ngày 13/10/2014, Ông Trương Đình Hùng đến ngân hàng thanh toán 100 kỳ phiếu, mệnh giá 1 triệu đồng, kỳ hạn 9 tháng, ngày phát hành 25/12/2013, lãi suất 0,7%/tháng. Biết ngân hàng trả lãi cuối kỳ. Sau khi nhận toàn bộ tiền, ông Hùng thấy số tiền mình nhận được không giống như số tiền mình đã nhẩm tính trước. Ông liền thắc mắc với giao dịch viên và được giao dịch viên giải đáp tận tình. Để giải đáp được cho khách hàng về vấn đề này, giao dịch viên phải hiểu được: 1. Đặc điểm của giấy tờ có giá (giấy nợ) và quy trình kế toán giấy tờ có giá? 2. Cách tính lãi, trả lãi đối với giấy tờ có giá? v1.0015108226 2
- MỤC TIÊU • Nắm được cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng thương mại. • Hiểu được đặc điểm của giấy tờ có giá. • Hiểu được nội dung, cấu trúc của các tài khoản sử dụng trong hạch toán giấy tờ có giá. • Hiểu được quy trình kế toán giấy tờ có giá. • Hiểu và làm được các ví dụ về kế toán giấy tờ có giá. v1.0015108226 3
- NỘI DUNG Những vấn đề chung về nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại Chứng từ và tài khoản sử dụng Quy trình kế toán giấy tờ có giá v1.0015108226 4
- 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng thương mại 1.2. Đặc điểm của giấy tờ có giá 1.3. Nguyên tắc kế toán v1.0015108226 5
- 1.1. CẤU TRÚC NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Vốn chủ sở hữu Vốn nợ Vốn Nhận tiền gửi Quỹ Phát hành giấy nợ Khác Đi vay Nhận tài trợ, ủy thác Khác v1.0015108226 6
- 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA GIẤY TỜ CÓ GIÁ (GIẤY NỢ) • Giấy tờ có giá bao gồm: Ngắn hạn: Kỳ phiếu, Chứng chỉ tiền gửi. Dài hạn: Trái phiếu. • Đặc điểm: Là loại vốn nợ chỉ có 1 kỳ hạn. Lãi không được nhập vào gốc. Phần lớn các ngân hàng thương mại chỉ giữ hộ tiền khi khách hàng không đến thanh toán vào ngày đáo hạn. Nếu thanh toán trước hạn, ngân hàng thương mại sẽ thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có giá đó. Ngân hàng tính lãi giấy tờ có giá giống như tính lãi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. v1.0015108226 7
- 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA GIẤY TỜ CÓ GIÁ (GIẤY NỢ) (tiếp theo) • Cùng với nguồn tiền gửi tạo nên nguồn vốn huy động cho ngân hàng thương mại. • Phát hành theo đợt chứ không thường xuyên liên tục như huy động tiền gửi. • Tính linh hoạt cũng như sinh lời của giấy tờ có giá kém hơn so với tiền gửi nên thông thường lãi suất của giấy tờ có giá cao hơn so với lãi suất của tiền gửi. • Ngân hàng thương mại có thể có 3 phương thức phát hành giấy tờ có giá: phát hành ngang giá, phát hành có chiết khấu, phát hành có phụ trội. Tuy nhiên trên thực tế chủ yếu vẫn là phát hành ngang giá. • Có 2 hình thức trả lãi: trả lãi trước (trả lãi ngay tại thời điểm phát hành); trả lãi sau (trả lãi nhiều lần trong kỳ, trả lãi một lần vào cuối kỳ). v1.0015108226 8
- 1.3. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN Dồn tích (Dự thu – dự chi/ dự thu – dự trả) Doanh thu và Chi phí được ghi nhận tại • Thời điểm phát sinh. • Thời điểm có thu, chi bằng tiền. v1.0015108226 9
- 2. CHỨNG TỪ VÀ TÀI KHOẢN SỬ DỤNG 2.1. Chứng từ 2.2. Tài khoản v1.0015108226 10
- 2.1. CHỨNG TỪ • Giấy nộp tiền. • Phiếu thu/Phiếu chi. • Phiếu tính lãi, phiếu chuyển khoản. • Giấy nợ ngân hàng: kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi. v1.0015108226 11
- 2.2. TÀI KHOẢN • Tiền mặt. • Phát hành giấy tờ có giá: mệnh giá 431. • Lãi phải trả cho giấy tờ có giá. • Chi phí trả lãi giấy tờ có giá. • Chi phí trả trước chờ phân bổ. v1.0015108226 12
- 2.2. TÀI KHOẢN (tiếp theo) • Tài khoản mệnh giá giấy tờ có giá – 431 Tài khoản này dùng để phản ánh mệnh giá của giấy tờ có giá bằng VND/bằng ngoại tệ mà ngân hàng phát hành để huy động vốn. Bên Có: Phản ánh mệnh giá giấy tờ có giá bằng VND/bằng ngoại tệ khi ngân hàng phát hành. Bên Nợ: Phản ánh mệnh giá giấy tờ có giá bằng VND/bằng ngoại tệ khi ngân hàng thanh toán. Dư Có: Phản ánh mệnh giá giấy tờ có giá bằng VND/bằng ngoại tệ đã phát hành vào cuối kỳ. • Tài khoản lãi phải trả cho giấy tờ có giá – 492 Phản ánh lãi dồn tích trên tài khoản giấy tờ có giá (mệnh giá) mà ngân hàng phải trả, đã được hạch toán vào chi phí trong kỳ nhưng ngân hàng chưa trả cho khách. Kết cấu: Giống TK 4913. v1.0015108226 13
- 2.2. TÀI KHOẢN (tiếp theo) • Tài khoản chi phí trả lãi giấy tờ có giá – 803 Phản ánh chi phí ngân hàng trả lãi cho các nguồn tiền gửi. Kết cấu: Giống TK 801. • TK Chi phí chờ phân bổ – 388 Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí đã phát sinh (ví dụ trả lãi trước) nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kế toán và việc phân bổ chi phí này vào chi phí hoạt động trong từng kỳ kế toán phải phù hợp với quy định của chuẩn mực kế toán. Bên Nợ: Phản ánh chi phí chờ phân bổ (chi phí trả trước) phát sinh trong kỳ. Bên Có: Phản ánh chi phí trả trước được phân bổ vào chi phí hoạt động từng kỳ. Dư Nợ: Phản ánh chi phí trả trước chưa được phân bổ. v1.0015108226 14
- 3. QUY TRÌNH KẾ TOÁN GIẤY TỜ CÓ GIÁ 3.1. Quy trình kế toán phát hành ngang giá, trả lãi sau 3.2. Quy trình kế toán phát hành ngang giá, trả lãi trước v1.0015108226 15
- 3.1. QUY TRÌNH KẾ TOÁN PHÁT HÀNH NGANG GIÁ, TRẢ LÃI SAU Lãi phải trả đối Chi phí trả lãi Mệnh giá giấy với giấy tờ có giấy tờ có giá Tiền mặt 1011 tờ có giá 431 Tiền mặt 1011 giá 492 803 (1) (2) (4) (3.a) (3.b) (3.c) Chi phí trả lãi giấy tờ có giá 803 v1.0015108226 16
- 3.1. QUY TRÌNH KẾ TOÁN PHÁT HÀNH NGANG GIÁ, TRẢ LÃI SAU (tiếp theo) (1). Khách hàng mua giấy tờ có giá. (2). Định kỳ dự trả lãi tại ngân hàng. (3). Cuối kỳ, ngân hàng thanh toán lãi cho khách hàng. a. Lãi dự trả = lãi phải trả. b. Lãi dự trả nhỏ hơn lãi phải trả. c. Lãi dự trả lớn hơn lãi phải trả (hiếm gặp hơn so với tiền gửi tiết kiệm). (4). Thanh toán mệnh giá giấy tờ có giá. v1.0015108226 17
- 3.2. QUY TRÌNH KẾ TOÁN PHÁT HÀNH NGANG GIÁ, TRẢ LÃI TRƯỚC Chi phí lãi trả Mệnh giá giấy trước chờ Tiền mặt 1011 tờ có giá 431 Tiền mặt 1011 phân bổ Tiền mặt 1011 (2) (3) (1) (1). Khách hàng mua giấy tờ có giá. (2). Định kỳ phân bổ chi phí lãi trả trước vào chi phí trả lãi trong kỳ. (3). Thanh toán mệnh giá giấy tờ có giá. v1.0015108226 18
- GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Câu hỏi: 1. Đặc điểm của giấy tờ có giá và quy trình kế toán giấy tờ có giá? 2. Cách tính lãi, trả lãi đối với tiền gửi tiết kiệm? Trả lời: 1. Đặc điểm giấy tờ có giá và cách tính và trả lãi: Đối tượng mua giấy tờ có giá: cá nhân, tổ chức kinh tế. Mục đích: an toàn và hưởng lãi. Lãi: Lãi suất: cao hơn tiền gửi tiết kiệm. Cách tính lãi: tính theo thời gian thực tế trong kỳ (giống tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn). Thời điểm trả lãi: trả vào cuối kỳ, đầu kỳ, nhiều lần trong kỳ. Chỉ có 1 kỳ hạn duy nhất nên lãi không được nhập gốc, và ngân hàng chỉ giữ hộ tiền nếu ngày đáo hạn khách hàng không đến thanh toán. v1.0015108226 19
- GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 2. Vì giấy tờ có giá chỉ có 1 kỳ hạn nên tại ngày đáo hạn, nếu khách hàng không đến thanh toán thì ngân hàng chỉ giữ hộ tiền. • Do vậy, ông Hưng chỉ được hưởng lãi trong khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày đáo hạn (từ 25/12/2013 đến 25/9/2014). Khoảng thời gian từ ngày đáo hạn đến ngày ông đến thanh toán (từ 25/9/2014 đến 13/10/2014) ngân hàng chỉ giữ hộ tiền (lãi không nhập gốc, ngân hàng không trả lãi trong khoảng thời gian này). • Số tiền ông Hưng nhận được khi thanh toán số kỳ phiếu đó là: 100 (1 + 276 0,7%/30) = 106,44 (triệu đồng). v1.0015108226 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng với hoạt động giao dịch khách hàng - ThS.Đinh Đức Thịnh
42 p | 654 | 199
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại
196 p | 154 | 31
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại: Chương 1 - Nguyễn Thị Hải Bình
49 p | 208 | 30
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng: Chương 1 - TS. Trần Thị Kỳ
67 p | 198 | 28
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng - ThS. Nguyễn Thị Diễm Hiền
215 p | 147 | 25
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại: Chương 5 - Ths. Nguyễn Tăng Đông
9 p | 218 | 23
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng: Chương 4 - GV. Hồ Sỹ Tuy Đức
58 p | 168 | 19
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại: Chương 1 - Ths. Nguyễn Tăng Đông
13 p | 190 | 17
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng (Năm 2022)
25 p | 35 | 13
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng căn bản - Chương 1: Tổng quan kế toán ngân hàng
18 p | 130 | 13
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng: Chương 1 – Đoàn Thị Thùy Trang
39 p | 112 | 12
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương 1
41 p | 182 | 9
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Chương 4: Kế toán thanh toán qua ngân hàng
34 p | 107 | 7
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Hồng Nguyên
70 p | 134 | 7
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Chương 1: Tổng quan về kế toán ngân hàng thương mại
55 p | 97 | 4
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng
16 p | 62 | 3
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kế toán ngân hàng
28 p | 40 | 3
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương 1: Khái quát về kế toán ngân hàng
43 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn