Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 7 - TS. Đỗ Minh Thoa
lượt xem 5
download
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp - Chương 7: Báo cáo tài chính, cung cấp những kiến thức như ý nghĩa và yêu cầu của Báo cáo tài chính; Hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp; Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Thuyết minh báo cáo tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 7 - TS. Đỗ Minh Thoa
- CHƯƠNG 7 BÁO CÁO TÀI CHÍNH TS. Đỗ Minh Thoa 1
- •Tài liệu học tập: 1. Chương 10 giáo trình Kế toán tài chính - HVTC 2. VAS 21 3. TT200/2014 2
- BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (BÁO CÁO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH) 2. BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH (BÁO CÁO LÃI LỖ - P/L và Báo cáo thu nhập toàn diện khác – OCI) 3. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ 4. Báo cáo về các thay đổi trong vốn chủ sở hữu 5. THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3
- 7.1 Ý nghĩa và yêu cầu của Báo cáo tài chính 7.2 Hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp 7.3 Bảng cân đối kế toán 7.4 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 7.5 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 7.6 Thuyết minh báo cáo tài chính 4ç
- 7.1. Ý nghĩa và yêu cầu của BCTC 7.1.1. Thông tin kế toán tài chính 7.1.2. BCTC – mục đích – tác dụng 7.1.3. Yêu cầu lập và trình bày BCTC 7.1.4. Những nguyên tắc cơ bản lập BCTC 7.1.5. Trách nhiệm lập và trình bày BCTC 7.1.6. Kì lập BCTC 7.1.7. Thời hạn nộp BCTC 5
- 7.1.1 Thông tin kế toán tài chính Khái niệm Thông tin kế toán tài chính: là thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của các đơn vị, phản ánh được quá trình, kết quả và hiệu quả hoạt động SXKD • Thông tin hiện thực – thông tin về những hoạt động Đặc điểm kinh tế tài chính đã diễn ra, đã kết thúc hoàn thành • Có độ tin cậy khá cao • Có giá trị pháp lí 6
- 7.1.2. BCTC – mục đích – tác dụng Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ K.toán theo các chỉ tiêu K.tế tổng hợp, P/ánh có hệ thống tình Khái niệm hình T.sản, nguồn hình thành T.sản của DN, tình hình và kết quả SXKD, tình hình lưu chuyển các dòng tiền …của DN trong một thời kỳ nhất định. Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình Mục đích hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp phục vụ cho việc ra quyết định của các đối tượng sử dụng BCTC • Cung cấp thông tin về tình hình tài chính của DN Tác dụng • Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của DN • Cung cấp thông tin về sự biến động tình hình tài chính của DN 7
- 7.1.3 Yêu cầu lập và trình bày BCTC - Trung thực và hợp lí - Lựa chọn và áp dụng chính sách kế toán phù hợp với qui định của từng chuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra quyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin đáng tin cậy 8
- 7.1.4. Nguyên tắc cơ bản lập BCTC Hoạt động liên tục Cơ sở dồn tích Nhất quán Trọng yếu và tập hợp Bù trừ Có thể so sánh 9
- 7.1.4. Nguyên tắc cơ bản lập BCTC Hoạt động liên tục: BCTC được lập trên cơ sở giả định DN hoạt động liên tục và tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi DN có ý định cũng như buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình. Cơ sở dồn tích: BCTC phải được lập theo cơ sở dồn tích (các giao dịch, sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền) ngoại trừ các thông tin có liên quan đến luồng tiền. 10
- 7.1.4 Nguyên tắc cơ bản lập BCTC Nhất quán: Việc trình bày và phân loại các khoản mục trong BCTC phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi: - Có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của DN hoặc khi xem xét lại việc trình bày BCTC cho thấy cần phải thay đổi để trình bày hợp lý hơn. - Một chuẩn mực khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. Trọng yếu và tập hợp: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong BCTC. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoảm mục có cùng tính chất hoặc chức năng. 11
- 7.1.4 Nguyên tắc cơ bản lập BCTC Bù trừ: - Các khoản mục tài sản và nợ phải trả trong BCTC không được bừ trừ trừ khi được một chuẩn mực kế toán khác qui định hoặc cho phép. - Các khoản mục doanh thu, thu nhập khác và chi phí chỉ được bù khi: + Được qui định tại một chuẩn mực kế toán khác. + Các khoản lãi, lỗ và các chi phí liên quan phát sinh từ các giao dịch và sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tính trọng yếu Có thể so sánh: Các thông tin bằng số liệu trong BCTC nhằm để so sánh giữa các kỳ kế toán cần phải được trình bày tương ứng với các số liệu trong BTCT của kỳ trước. Các thông tin so sánh, ngoài những thông tin bằng số liệu có thể diễn giải bằng lời. Khi thay đổi cách trình bày, phân loại các khoản mục trong BCTC thì phải phân loại lại các số liệu so sánh. Nếu không thực hiện được thì phải nêu rõ lý do và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại các số liệu được thực hiện. 12
- 7.2 Hệ thống báo cáo tài chính riêng và các yếu tố của BCTC 7.2.1 Hệ thống BCTC riêng 7.2.2 Các yếu tố của BCTC 7.2.3 Các công việc cuối kỳ trước khi lập BCTC 13
- 7.2 Hệ thống báo cáo tài chính riêng và các yếu tố của BCTC 7.2.1 Hệ thống BCTC riêng Báo cáo tài chính năm Báo cáo tài chính giữa niên độ (dạng đầy đủ và dạng tóm lược) Bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo KQ hoạt động KD - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Bản thuyết minh BCTC 14
- 7.2.2 Các yếu tố của BCTC Phản ánh tình hình tài chính Tài sản Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Phản ánh tình hình hoạt động Thu nhập Chi phí 15
- 7.2.3 Các công việc cuối kỳ trước khi lập BCTC 7.2.3.1 Bút toán cuối kỳ 7.2.3.2 Bút toán kết chuyển 7.2.3.3 Khoá sổ để lập báo cáo tài chính 16
- 7.2.3.1 Bút toán cuối kỳ Phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn, trích khấu hao tài sản cố định Kiểm kê hàng tồn kho, tài sản cố định, kiểm kê quỹ tiền mặt, đối chiếu sổ phụ ngân hàng và xử lý chênh lệch thừa và thiếu. Tập hợp chi phí và tính giá thành (nếu đơn vị có tính giá thành) Trích trước chi phí đã phát sinh trong năm nhưng chưa có đầy đủ hoá đơn chứng từ. Đối chiếu công nợ xem có chênh lệch để điều chỉnh kịp thời, cấn trừ công nơ. Lập dự phòng hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng đầu tư tài chính… Và hoàn nhập dự phòng Kết chuyển giữa 133 và 3331. (Giữa 2 tài khoản này chỉ có 1 tài khoản có số dư). Bút toáncuối kỳ 17
- 7.2.3.2 Bút toán kết chuyển cuối kỳ Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu vào tài khoản doanh thu => Sau đó kết chuyển bên có tài khoản doanh thu (511,515), thu nhập khác (711) vào tài khoản bên nợ xác định kết quả kinh doanh (TK 911) Và Kết chuyển bên nợ của tài khoản chi phí (632,641,642,635,811, 821) vào tài khoản bên có xác định kết quả kinh doanh (TK911). Loại ra những khoản chi phí không hợp lý để cộng vào thu nhập tính thuế TNDN rồi từ đó xác định số thuế TNDN phải nộp. Kết chuyển cuối kỳ 18
- 7.2.3.3 Khoá sổ để lập báo cáo tài chính Khoá sổ các tài khoản Loại 1 đến Loại 9 để xác định số dư các tài khoản. Kết hợp với việc các bút toán kết chuyển tài khoản từ loại 5 đến loại 8 vào tài khoản loại 9=> Lập bảng cân đối số phát sinh (Tháng, Quý , Năm)=> Kết hợp sổ chi tiết và sổ cái để Lập báo tài chính. 19
- 7.3. Bảng cân đối kế toán 7.3.1. Khái niệm và đặc điểm của bảng CĐKT 7.3.2. Nội dung và kết cấu của bảng CĐKT 7.3.3. Ý nghĩa của bảng CĐKT 7.3.4. Cơ sở số liệu và phương pháp chung lập bảng CĐKT 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 1 - Học viện Tài chính
62 p | 12 | 6
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 2 - Học viện Tài chính
35 p | 25 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 3 - Học viện Tài chính
17 p | 21 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 1 - Học viện Tài chính
9 p | 20 | 4
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 2 - Học viện Tài chính
83 p | 5 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 4 - ThS. Dương Nguyễn Thanh Tâm
38 p | 16 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 1 - ThS. Trần Thanh Nhàn
16 p | 6 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 2 - ThS. Trần Thanh Nhàn
14 p | 5 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 2.1 - Ly Lan Yên
7 p | 8 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 1 - ThS. Dương Nguyễn Thanh Tâm
54 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 3 - Học viện Tài chính
75 p | 8 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 1 - Ly Lan Yên
22 p | 5 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính (Học phần 4): Chương 1 - Ngô Văn Lượng
28 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính (Học phần 4): Chương 2 - Ngô Văn Lượng
24 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 4 - Ly Lan Yên
14 p | 3 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 3 - Ly Lan Yên
42 p | 7 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 2.2 - Ly Lan Yên
15 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 3 - ThS. Trần Thanh Nhàn
17 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn