Bài giảng Khởi nghiệp: Phân tích cơ hội khởi nghiệp
lượt xem 8
download
Bài giảng Khởi nghiệp: Phân tích cơ hội khởi nghiệp, cung cấp cho người học những kiến thức như phân biệt ý tưởng khởi nghiệp và cơ hội khởi nghiệp; nhận thức cơ hội khởi nghiệp; tiếp cận cơ hội khởi nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Khởi nghiệp: Phân tích cơ hội khởi nghiệp
- KHỞI NGHIỆP PHÂN TÍCH CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP 1
- NỘI DUNG • PHÂN BIỆT “Ý TƯỞNG KHỞI NGHIỆP” VÀ “CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP” • NHẬN THỨC CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP • TIẾP CẬN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP 2
- CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP Ý tưởng khởi nghiệp Cơ hội khởi nghiệp Một ý tưởng khởi nghiệp là một ý Cơ hội khởi nghiệp là tập hợp các ý nghĩ, một ấn tượng hoặc một ý tưởng, niềm tin và hành động giúp niệm, cần phải được kết hợp với tạo ra những hàng hóa/dịch vụ mà niềm tin về việc đạt được kết quả thị trường hiện tại chưa có, hoặc là mong đợi và một loạt các suy xét các tình huống mà trong đó sản cẩn trọng và hành động thì mới tạo phẩm/dịch vụ, các nguyên vật liệu thành cơ hội khởi nghiệp. và phương pháp tổ chức mới có thể (Barringer, 2016) được giới thiệu và được bán ở mức giá cao hơn so với chi phí sản xuất. (Sarasvathy, 2003) Nguồn: Barringer, B. R. & Ireland, R. D. (2016). Entrepreneurship: Successfully Launching New Ventures, 5 th Edition. Pearson. Sarasvathy, S. D., Dew, N., Velamuri, S. R., & Venkataraman, S. (2003). Three Views of Entrepreneurial Opportunity. 3 In Handbook of Entrepreneurship Research, Springer.
- CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP • Cơ hội khởi nghiệp là một cơ hội đáp ứng nhu cầu (hay một sự hứng khởi, một mong muốn) của thị trường thông qua việc kết hợp sáng tạo các nguồn tài nguyên để tạo giá trị vượt trội. • Cơ hội khởi nghiệp cần phải xuất phát từ thị trường, từ “nỗi đau của khách hàng”, tức là từ những vấn đề khiến khách hàng sẵn sàng chi trả. Nguồn: Aulet, B. (2013). Disciplined Entrepreneurship: 24 Steps to a Successful Startup. John Wiley & Sons. 4
- CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP Ví dụ: Cơ hội khởi nghiệp của Gcalls đến từ: 1. Sự bùng nổ của thị trường thương mại điện tử tại thời điểm GCalls được hình thành; 2. Công nghệ hỗ trợ nhằm phát triển dịch vụ quản lý cuộc gọi giữa khách hàng và nhân viên chăm sóc khách hàng; 3. Nhu cầu cần có một giải pháp chăm sóc khách hàng bất kể vị trí địa lý của khách hàng theo đúng đặc điểm của kinh doanh thương mại điện tử. 5
- NHẬN THỨC CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP Việc nhận thức cơ hội khởi nghiệp, sẽ diễn ra theo quá trình như sau: 1. Cảm nhận nhu cầu thị trường hay tài nguyên chưa được khai thác tối ưu. 2. Nhận diện sự kết nối có thể có giữa nhu cầu cụ thể của thị trường và các nguồn tài nguyên chưa được khai thác tối ưu. 3. Tạo sự kết nối mới phù hợp nhất giữa một nhu cầu cụ thể của thị trường và các nguồn tài nguyên chưa được khai thác tối ưu đó. Nguồn: Ardichvili, A., Cardozo, R., & Ray, S. (2003). A Theory of Entrepreneurial Opportunity Identification and Development. Journal of Business Venturing, 18(1), 105-123. 6
- NHẬN THỨC CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP Quy trình nhận diện cơ hội Nguồn: George, N. M., Parida, V., Lahti, T., & Wincent, J. (2016). A systematic literature review of entrepreneurial opportunity recognition: insights on influencing factors. International Entrepreneurship and Management Journal, 12(2), 309-350. 7
- TIẾP CẬN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP Các phương cách phổ biến tiếp cận cơ hội khởi nghiệp: 1. Quan sát xu hướng môi trường 2. Phân tích 3M 3. Phỏng vấn khách hàng 4. Quan sát khách hàng 5. Thấu hiểu khách hàng Các phương cách này có thể được dùng riêng lẻ hay kết hợp nhau. 8
- TIẾP CẬN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP 1. Quan sát xu hướng môi trường Bảng những tác lực môi trường Thay đổi chính Tác lực kinh tế Tác lực xã hội Tiến bộ công nghệ sách và chính trị ● Tình trạng của ● Xu hướng văn ● Các công nghệ ● Các thay đổi nền kinh tế hóa và xã hội mới mới trong ● Mức thu nhập ● Sự thay đổi ● Các công nghệ vũ đài chính khả dụng nhân khẩu học mới nổi trị ● Cách thức chi ● Những mối ● Cách sử dụng khác ● Các luật và tiêu của người quan tâm của của các công nghệ chính sách tiêu dùng mọi người cũ mới Nguồn: Barringer, B. R. & Ireland, R. D. (2016). Entrepreneurship: Successfully Launching New Ventures, 5 th Edition. Pearson. 9
- TIẾP CẬN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP 1. Quan sát xu hướng môi trường Bảng phân tích cơ hội khởi nghiệp từ những tác lực môi trường của GCalls Thay đổi chính Tác lực kinh tế Tác lực xã hội Tiến bộ công nghệ sách và chính trị ● Đông Nam Á là khu ● Mua bán hàng hóa/ ● Các ứng dụng điện toán ● Khu vực Đông vực tăng trưởng dịch vụ trực tuyến đám mây chiếm 90% lưu Nam Á đang dần năng động của thị thay vì đến của hàng lượng điện thoại di động hình thành mối trường thế giới. Tốc truyền thống. vào năm 2019. quan hệ liên kết, độ tăng trưởng kinh ● Cá nhân hóa. ● Sự phát triển của hội nhập giữa các tế của các nước ● Ứng dụng công nghệ Software as a Service, quốc gia thành trong khu vực này trong mọi mặt đời tăng trưởng nhanh hơn 5 viên. luôn ở mức cao và ổn sống. lần so với thị trường phần định. ● Ưa chuộng mua sản mềm truyền thống. phẩm ngoại nhập. 10
- TIẾP CẬN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP 1. Quan sát xu hướng môi trường Bảng phân tích cơ hội khởi nghiệp từ những tác lực môi trường của GCalls Tiến bộ Thay đổi chính sách và Tác lực kinh tế Tác lực xã hội công nghệ chính trị ● GDP bình quân ● Già hóa dân số ● Điện toán đám ● Chính sách hỗ trợ cho các đầu người ở → thiếu lao động mây, internet vạn công ty khởi nghiệp về cả các quốc gia ● Công dân toàn cầu vật, trí tuệ nhân vốn, lãi suất hay phát triển Đông Nam Á tăng → một khách tạo, blockchain… cộng đồng khởi nghiệp. tăng. hàng toàn cầu mua ● Chính sách phát triển → sức mua hàng hóa/dịch vụ ở thương mại điện tử. tăng. nhiều nước trên thế ● Chính sách khuyến khích giới. ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, dịch vụ… 11
- TIẾP CẬN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP 1. Quan sát xu hướng môi trường Bảng phân tích cơ hội khởi nghiệp từ những tác lực môi trường của GCalls Tiến bộ Thay đổi Tác lực kinh tế Tác lực xã hội công chính sách và nghệ chính trị ● Người tiêu dùng sẵn sàng mua sản ● Người tiêu dùng phẩm/dịch vụ của những doanh nghiệp có dần có sự quan tâm dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, nhanh nhiều hơn đến dịch chóng giải đáp các thắc mắc của khách vụ chăm sóc khách hàng. hàng của các ● Doanh nghiệp sẵn sàng chi tiêu cho giải pháp doanh nghiệp. phần mềm chăm sóc khách hàng để cải tiến dịch vụ. ● Thị trường toàn cầu cho Call Center dự kiến đạt 407 tỉ USD vào năm 2022. 12
- TIẾP CẬN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP 2. Phân tích 3M Phân tích 3M tập trung vào ba yếu tố thiết yếu cho việc hình thành một doanh nghiệp gồm: Thị trường, Tiền và Quản lý. Thị trường (Market) Tiền (Money) Quản lý (Management) ● Nhu cầu khách hàng là gì? ● Cần bao nhiêu vốn đầu tư? ● Có tiềm năng gia tăng giá trị cho ● Sản phẩm gì có thể đáp ● Cơ cấu chi phí: biến đổi, cố định sản phẩm không? ứng nhu cầu đó? là gì? ● Khả năng kiểm soát các nguồn ● Quy mô, cấu trúc, tốc độ ● Tỉ suất lợi nhuận gộp là bao lực như thế nào? tăng trưởng và lượng cầu nhiêu? ● Thời gian ra mắt thị trường và của thị trường? ● Lợi nhuận sau thuế là bao thời gian hoàn vốn là bao lâu? ● Có khả năng chiếm được nhiêu? ● Có những rủi ro gì và khả năng bao nhiêu phần trăm thị ● Thời gian hoàn vốn là bao lâu? chấp nhận rủi ro đến đâu? phần? ● Dòng tiền chu chuyển như thế ● Có chiến lược thoái lui không? ● Rào cản gia nhập là gì? nào? ● Nhóm khởi nghiệp có những ai? ● Yêu cầu về tỉ suất sinh lợi nội ● Nhóm khởi nghiệp có hòa hợp tại (IRR) và tỉ số lợi nhuận trên được với nhau không? vốn đầu tư (ROI) là bao nhiêu? Nguồn: Mazzarol, T. & Reboud, S. (2020). Entrepreneurship and Innovation: Theory, Practice and Context. Springer. 13
- TIẾP CẬN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP 3. Phỏng vấn khách hàng Nhà khởi nghiệp cần xác định mục tiêu của buổi phỏng vấn, các dữ liệu thông tin cần thu thập, kế hoạch thời gian cho một cuộc phỏng vấn, đối tượng cung cấp dữ liệu, thông tin. Từ đó, nhà khởi nghiệp lập danh sách người khách hàng cần phỏng vấn và xin lịch hẹn phỏng vấn. Nhà khởi nghiệp chỉ cần trình bày mục tiêu của buổi phỏng vấn và để cho khách hàng tự trình bày theo trình tự tự nhiên của khách hàng. 14
- TIẾP CẬN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP 3. Phỏng vấn khách hàng Ưu điểm: nhà khởi nghiệp có thể hiểu được cách thức suy nghĩ của khách hàng, các vấn đề khách hàng đang quan tâm Nhược điểm: • Việc tiếp cận khách hàng để xin phỏng vấn là một điều khó khăn vì khách hàng thường không thích thú và không dành thời gian cho việc này. • Khách hàng đồng ý tiếp xúc với nhà khởi nghiệp nhưng thực tâm không muốn việc này nên rất miễn cưỡng, không nhiệt tình để cung cấp dữ liệu, thông tin. • Dữ liệu thông tin nhà khởi nghiệp nhận được có thể là rất ít và không đảm bảo độ tin cậy. 15
- TIẾP CẬN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP 4. Quan sát khách hàng Phương pháp quan sát cho phép nhà khởi nghiệp ghi nhận một cách hệ thống hành vi của khách hàng đang diễn ra trong bối cảnh thực tế và thời gian thực. Nhà khởi nghiệp không can thiệp vào bối cảnh hay hành vi này nên hành vi của khách hàng diễn ra rất tự nhiên trung thực, không bị nhiễu. Nhà khởi nghiệp có thể dùng các thiết bị vật lý hỗ trợ quá trình quan sát hay quan sát trực tiếp. 16
- TIẾP CẬN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP 4. Quan sát khách hàng Ưu điểm: Phương pháp quan sát khách hàng cung cấp cho nhà khởi nghiệp thông tin đảm bảo độ tin cậy về phương cách, cảm nhận của khách hàng trong quá trình mua, sử dụng sản phẩm và từ đó, nhà khởi nghiệp nhận diện ra được các vấn đề của khách hàng chưa được giải quyết, các cơ hội để tạo sản phẩm đáp ứng/thỏa mãn yêu cầu của khách hàng cao hơn. 17
- TIẾP CẬN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP Cả hai phương pháp phỏng vấn khách hàng và quan sát khách hàng đều có thể dùng một cách riêng biệt hay kết hợp với nhau. Khi kết hợp cả hai phương pháp thì nên dùng phương pháp quan sát trực tiếp trước để hiểu rõ cách thức khách hàng lựa chọn, mua, sử dụng và thải hồi sản phẩm. Sau đó, phương pháp phỏng vấn trực tiếp sẽ được dùng tiếp theo để làm rõ những điểm mà nhà khởi nghiệp chưa hiểu rõ khi quan sát hành vi của khách hàng. 18
- TIẾP CẬN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP 5. Thấu hiểu khách hàng Sau khi có ý tưởng, đam mê, công nghệ và nhận diện cơ hội khởi nghiệp, nhà khởi nghiệp cần xác định khách hàng là ai và liệu số lượng khách hàng trên thị trường có đủ lớn để khởi nghiệp hay không. 19
- TIẾP CẬN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP 5. Thấu hiểu khách hàng • Phân khúc thị trường 1 • Lựa chọn thị trường tiền tiêu 2 • Phác họa chân dung người dùng cuối 3 • Xác định khách hàng điển hình của thị trường tiền tiêu 4 • Ước lượng quy mô thị trường tiền tiêu 5 Quá trình thấu hiểu khách hàng Nguồn: Aulet, B. (2013). Disciplined Entrepreneurship: 24 Steps to a Successful Startup. John Wiley & Sons. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh - TS. Lê Nguyễn Đoan Khôi
67 p | 345 | 67
-
Bài giảng Quản trị giá trong doanh nghiệp: Chương 4
18 p | 128 | 29
-
Bài giảng Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp: Chương 1 - TS. Nguyễn Phương Mai
24 p | 76 | 13
-
Bài giảng Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp chương 2: Phát hiện thị trường và kế hoạch Marketing
20 p | 28 | 12
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chương 3 - TS.GVCC Vũ Quang và TS. Nguyễn Văn Lâm
53 p | 55 | 10
-
Bài giảng Khởi sự và tạo lập doanh nghiệp chương 1: Phát hiện cơ hội kinh doanh và đánh giá tính khả thi
10 p | 39 | 8
-
Bài giảng Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp: Chương 4 - TS.GVCC Vũ Quang và TS. Nguyễn Văn Lâm
24 p | 40 | 6
-
Bài giảng Khởi nghiệp: Quy trình thực hành
51 p | 18 | 6
-
Bài giảng Khởi nghiệp: Phân tích thị trường và mô tả khách hàng
37 p | 15 | 6
-
Bài giảng Khởi nghiệp: Phân tích cạnh tranh
30 p | 12 | 6
-
Bài giảng Khởi nghiệp: Phân tích khả thi tài chính
36 p | 13 | 6
-
Bài giảng Khởi sự doanh nghiệp: Chương 5 - PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn
70 p | 8 | 4
-
Bài giảng Khởi sự doanh nghiệp: Chương 3 - PGS.TS. Nguyễn Khắc Hoàn
41 p | 9 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn