Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 5 - TS. Phạm Thanh Thủy
lượt xem 10
download
"Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Phương pháp kiểm toán và kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán" trình bày được khái niệm cơ bản về phương pháp kiểm toán; phân biệt các kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán để làm giảm rủi ro lấy mẫu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 5 - TS. Phạm Thanh Thủy
- BÀI 5: PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN VÀ KỸ THUẬT CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN TS. Phạm Thanh Thủy Giảng viên Học viện Ngân hàng 1 v2.0017109212
- Tình huống khởi động bài • Liên quan đến vụ án Huỳnh Thị Huyền Như không chỉ là Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương (nơi Huyền Như làm việc và trực tiếp tạo ra các gian lận), các Ngân hàng thương mại khác có liên quan đến việc ủy thác cho nhân viên gửi tiền (với tư cách khách hàng cá nhân) tại Vietinbank và bị Huyền Như chiếm đoạt, gồm: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế, Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Việt. Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế và Nam Việt với số tiền gửi ủy thác lần lượt là 180 và 200 tỷ đồng nhưng ý kiến kiểm toán vẫn là chấp nhận toàn phần, không có đoạn nhấn mạnh hay vấn đề lưu ý. Báo cáo kiểm toán của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương hay Á Châu với ý kiến chấp nhận toàn phần có đoạn nhấn mạnh hay vấn đề lưu ý cũng chỉ là nhấn mạnh việc chờ phán quyết của tòa án khi vụ “đại tham nhũng” đã bị phát hiện và đang trong quá trình điều tra xử lý mà không phải là kết quả của việc thu thập bằng chứng của kiểm toán viên. • Đặt câu hỏi: Theo anh (chị) tại sao các công ty kiểm toán độc lập đã tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính các ngân hàng trên đều đã không phát hiện ra gian lận và phát hành ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần? 2 v2.0017109212
- Mục tiêu bài học 01 Trình bày được khái niệm cơ bản về phương pháp kiểm toán Phân biệt được các kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán để làm 02 giảm rủi ro lấy mẫu. 3 v2.0017109212
- Cấu trúc bài học 5.1 Phương pháp kiểm toán 5.2 Kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán 4 v2.0017109212
- 5.1. Phương pháp kiểm toán 5.1.1 Khái niệm 5.1.2 Thử nghiệm kiểm soát 5.1.3 Thử nghiệm cơ bản 5 v2.0017109212
- 5.1. Khái niệm • Phương pháp kiểm toán: Là sự kết hợp có hệ thống các thủ tục kiểm toán để thu thập các hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị trong đó có kiểm soát nội bộ, nhằm xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính hoặc cấp độ cơ sở dẫn liệu. Bao gồm: Phương pháp kiểm toán đối với rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ báo cáo tài chính. Phương pháp kiểm toán đối với rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. 6 v2.0017109212
- 5.1. Khái niệm Phương pháp kiểm toán đối với rủi ro có sai phạm trọng yếu ở cấp độ báo cáo tài chính: • Nhấn mạnh với nhóm kiểm toán về sự cần thiết phải duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp. • Bổ nhiệm các thành viên nhóm kiểm toán có kinh nghiệm hoặc có kỹ năng chuyên môn đặc biệt, hoặc sử dụng chuyên gia. • Tăng cường giám sát. • Kết hợp các yếu tố không thể dự đoán trước khi lựa chọn các thủ tục kiểm toán tiếp theo cần thực hiện. • Thực hiện những thay đổi chung đối với nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán. • Đánh giá tính hữu hiệu của môi trường kiểm soát trong đơn vị được kiểm toán. 7 v2.0017109212
- 5.1. Khái niệm Phương pháp kiểm toán đối với rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu bao gồm: • Thử nghiệm kiểm soát. • Thử nghiệm cơ bản. 8 v2.0017109212
- 5.1.2. Thử nghiệm kiểm soát Khái niệm Thử nghiệm kiểm soát: Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độcơ sở dẫn liệu . 9 v2.0017109212
- 5.1.3. Thử nghiệm cơ bản Khái niệm • Thử nghiệm cơ bản: Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp độcơ sở dẫn liệu . Các thử nghiệm cơ bản bao gồm: Thủ tục phân tích cơ bản; Kiểm tra chi tiết (các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh). 10 v2.0017109212
- 5.2. Kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán 5.2.1 5.2.2 Khái niệm Các kỹ thuật chọn mẫu 11 v2.0017109212
- 5.2.1. Khái niệm • Lấy mẫu kiểm toán: Là việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một tổng thể kiểm toán sao cho tất cả các đơn vị lấy mẫu đều có cơ hội được lựa chọn nhằm cung cấp cho kiểm toán viên cơ sở hợp lý để đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể. (Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 530 “Lấy mẫu kiểm toán”). • Tổng thể: Là toàn bộ dữ liệu mà từ đó kiểm toán viên lấy mẫu nhằm rút ra kết luận về toàn bộ dữ liệu đó. • Phân nhóm (phân tổ): Là việc phân chia một tổng thể thành các tổng thể con, mỗi tổng thể con là một nhóm các đơn vị lấy mẫu có cùng tính chất (thường là chỉ tiêu giá trị). Việc phân tổ sẽ đảm bảo cho mẫu chọn sẽ gồm các phần tử không bị trùng nhau về tiêu thức, tăng khả năng đại diện của mẫu chọn. 12 v2.0017109212
- 5.2.1. Khái niệm • Rủi ro lấy mẫu: Là rủi ro mà kết luận của kiểm toán viên dựa trên việc kiểm tra mẫu có thể khác so với kết luận đưa ra nếu kiểm tra toàn bộ tổng thể với cùng một thủ tục kiểm toán. Rủi ro lấy mẫu có thể dẫn tới hai loại kết luận sai như sau: Kết luận rằng các kiểm soát có hiệu quả cao hơn so với hiệu quả thực sự của các kiểm soát đó (đối với thử nghiệm kiểm soát), hoặc kết luận rằng không có sai sót trọng yếu trong khi thực tế lại có (đối với kiểm tra chi tiết): thường làm tăng rủi ro kiểm toán; Kết luận rằng các kiểm soát có hiệu quả kém hơn so với hiệu quả thực sự của các kiểm soát đó (đối với thử nghiệm kiểm soát), hoặc kết luận rằng có sai sót trọng yếu trong khi thực tế lại không có (đối với kiểm tra chi tiết): thường làm tăng chi phí kiểm toán. • Rủi ro ngoài lấy mẫu: Là rủi ro khi kiểm toán viên đi đến một kết luận sai vì các nguyên nhân không liên quan đến rủi ro lấy mẫu. 13 v2.0017109212
- 5.2.2. Các kỹ thuật chọn mẫu • Lấy mẫu thống kê: Là phương pháp lấy mẫu có các đặc điểm sau: Các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu; Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả việc định lượng rủi ro lấy mẫu. • Lấy mẫu thống kê là cách chọn khách quan theo phương pháp xác định, bảo đảm cho mọi phần tử cấu thành tổng thể đều có khả năng như nhau trong việc hình thành mẫu chọn. • Lấy mẫu phi thống kê: Là phương pháp lấy mẫu không có một hoặc cả hai đặc điểm phía trên. Đây là cách chọn mang tính chủ quan, không dựa theo phương pháp máy móc. Kiểm toán viên thường sử dụng xét đoán chuyên môn để lựa chọn các phần tử của mẫu. 14 v2.0017109212
- 5.2.2. Các kỹ thuật chọn mẫu Lấy mẫu thống kê • Chọn theo bảng số ngẫu nhiên Lấy mẫu phi thống kê • Lựa chọn theo hệ thống • Chọn mẫu theo khối. • Chọn mẫu xác suất theo tỷ lệ • Lựa chọn các phần tử với cỡ mẫu đặc biệt. • Chọn mẫu phân tầng Kỹ thuật lấy mẫu là nghệ thuật của kiểm toán viên 15 v2.0017109212
- 5.2.2. Các kỹ thuật chọn mẫu • Lựa chọn ngẫu nhiên: Sử dụng một số chương trình chọn số ngẫu nhiên, ví dụ, các bảng số ngẫu nhiên. • Lựa chọn theo hệ thống: Trong đó số lượng đơn vị lấy mẫu trong tổng thể được chia cho cỡ mẫu để xác định khoảng cách lấy mẫu, ví dụ khoảng cách lấy mẫu là 50, sau khi đã xác định điểm xuất phát của phần tử đầu tiên thì cứ cách 50 phần tử sẽ chọn một phần tử vào mẫu. Mặc dù điểm xuất phát có thể được xác định bất kỳ, mẫu thường có nhiều khả năng thực sự ngẫu nhiên nếu nó được xác định bằng cách sử dụng một chương trình chọn số ngẫu nhiên trên máy tính hoặc các bảng số ngẫu nhiên. Khi sử dụng phương pháp chọn mẫu theo hệ thống, kiểm toán viên cần xác định rằng các đơn vị lấy mẫu trong tổng thể không được sắp xếp sao cho khoảng cách lấy mẫu trùng hợp với một kiểu sắp xếp nhất định trong tổng thể. 16 v2.0017109212
- 5.2.2. Các kỹ thuật chọn mẫu • Lấy mẫu theo đơn vị tiền tệ: Là phương pháp lựa chọn thiên về các phần tử có giá trị lớn trong cỡ mẫu, việc lựa chọn và đánh giá dẫn đến kết luận chủ yếu theo giá trị. • Lựa chọn bất kỳ: Trong đó kiểm toán viên chọn mẫu không theo một trật tự nào nhưng phải tránh bất kỳ sự thiên lệch hoặc định kiến chủ quan nào (ví dụ tránh các phần tử khó tìm hay luôn chọn hoặc tránh các phần tử nằm ở dòng đầu tiên hoặc dòng cuối của trang) và do đó đảm bảo rằng tất cả các phần tử trong tổng thể đều có cơ hội được lựa chọn. Lựa chọn bất kỳ không phải là phương pháp thích hợp khi lấy mẫu thống kê. 17 v2.0017109212
- 5.2.2. Các kỹ thuật chọn mẫu • Lựa chọn mẫu theo khối: Là việc lựa chọn một hay nhiều khối phần tử liên tiếp nhau trong một tổng thể. Lựa chọn mẫu theo khối ít khi được sử dụng trong lấy mẫu kiểm toán vì hầu hết các tổng thể đều được kết cấu sao cho các phần tử trong một chuỗi có thể có chung tính chất với nhau nhưng lại khác với các phần tử khác trong tổng thể. Mặc dù trong một số trường hợp, kiểm tra một khối các phần tử cũng là một thủ tục kiểm toán thích hợp, nhưng phương pháp này thường không được sử dụng để lựa chọn các phần tử của mẫu khi kiểm toán viên dự tính đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể dựa trên mẫu. 18 v2.0017109212
- 5.2.2. Các kỹ thuật chọn mẫu • Lựa chọn toàn bộ: Kiểm toán viên có thể quyết định kiểm tra toàn bộ các phần tử cấu thành một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ. Kiểm tra 100% là thích hợp trong một số trường hợp sau: Những tổng thể có ít phần tử nhưng giá trị của từng phần tử lớn; Khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều rất cao và các phương pháp khác không thể cung cấp đầy đủ bằng chứng thích hợp; Khi việc tính toán thường lặp lại hoặc các quy trình tính toán khác có thể thực hiện bởi hệ thống máy vi tính làm cho việc kiểm tra 100% vẫn có hiệu quả về mặt chi phí; Đơn vị được kiểm toán có dấu hiệu kiện tụng, tranh chấp; Theo yêu cầu của khách hàng. 19 v2.0017109212
- 5.2.2. Các kỹ thuật chọn mẫu • Lựa chọn các phần tử đặc biệt: Các phần tử có giá trị lớn hoặc quan trọng; Tất cả các phần tử có giá trị từ một khoản tiền nào đó trở lên; Các phần tử thích hợp cho mục đích thu thập thông tin; Các phần tử cho mục đích kiểm tra các thủ tục. 20 v2.0017109212
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Giới thiệu môn học - Vũ Hữu Đức, Phạm Minh Vương
9 p | 204 | 42
-
Tập bài giảng Kiểm toán căn bản
211 p | 65 | 18
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 1 - ĐH Thương Mại
0 p | 152 | 14
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 3 - TS. Phạm Thanh Thủy
33 p | 56 | 12
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 3 - ĐH Thương Mại
0 p | 178 | 11
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Chương 4 - ĐH Thương Mại
0 p | 101 | 10
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 1: Bản chất, chức năng và ý nghĩa của kiểm toán
20 p | 85 | 10
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp kiểm toán
27 p | 58 | 7
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Trường ĐH Thương Mại (Năm 2020)
25 p | 55 | 7
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 5: Tổ chức kiểm toán
22 p | 65 | 6
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 4 - TS. Đinh Thế Hùng (Phần 2)
37 p | 50 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 2 - TS. Bùi Thị Minh Hải
25 p | 52 | 5
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 5 - TS. Nguyễn Thị Mỹ
35 p | 56 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 3 - ThS. Tạ Thu Trang
45 p | 84 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Phân loại kiểm toán
17 p | 88 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 3: Các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán
21 p | 85 | 3
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 4 - TS. Đinh Thế Hùng (Phần 1)
42 p | 48 | 2
-
Bài giảng Kiểm toán căn bản: Bài 1 - TS. Đoàn Thanh Nga
38 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn