Bài giảng Kiểm toán Ngân hàng thương mại - TS. Lê Văn Luyện
lượt xem 111
download
Bài giảng Kiểm toán Ngân hàng thương mại gồm 6 chương. Nội dung bài giảng trình bày các vấn đề về kiểm toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, phương pháp và quy trình kiểm toán, các chuẩn mực kiểm toán, kiểm toán nội bộ, kiểm toán ngân hàng thương mại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kiểm toán Ngân hàng thương mại - TS. Lê Văn Luyện
- TÀI LIỆU HỌC TẬP Bài giảng: Kiểm toán Ngân hàng thương mại TS Lê Văn Luyện 1
- KẾT CẤU CHƯƠNG TRÌNH I. Tổng quan về Kiểm toán II. Hệ thống kiểm soát nội bộ III. Phương pháp và qui trình kiểm toán IV. Các chuẩn mực Kiểm toán V. Kiểm toán Nội bộ VI. Kiểm toán NHTM 2
- I. TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN 1. Quá trình hình thành & phát triển của kiểm toán 2. Bản chất của Kiểm toán 3. Phân loại hoạt động kiểm toán 3
- 1. Quá trình hình thành & phát triển của kiểm toán Kiểm toán là hoạt động đã có từ rất lâu. Từ gốc của thuật ngữ “kiểm toán” theo tiếng la tinh là “Audire”, nghĩa là “Nghe” => “Audit” Từ thế kỷ 20th trở về trước, kiểm toán chủ yếu được thực hiện để xác nhận tính trung thực, chính xác của các thông tin tài chính kế toán, và chủ yếu là kiểm toán tuân thủ do KTNN và KTNB tiến hành. Thị trường chứng khoán phát triển, công ty cổ phần ra đời đã dẫn tới sự tách rời giữa quyền sở hữu của các cổ đông và chức năng quản lý của các nhà quản lý. Cộng với nhu cầu giải quyết các mâu thuẫn giữa người cung cấp và người sử dụng thông tin => KTĐL đã ra đời. 4
- 1. Quá trình hình thành & phát triển của kiểm toán (tiếp) Kiểm toán hiện đại không chỉ dừng ở vai trò xác nhận các thông tin mà còn phát huy vai trò tư vấn trong hoạt động của các doanh nghiệp Ở Việt nam, Công ty kiểm toán đầu tiên được thành lập tháng 05/1991. Đến đầu năm 2005 đã có trên 80 công ty kiểm toán và tư vấn tài chính. Các BIG FOUR cũng đã có mặt và hoạt động tại Việt nam 5
- 2. Khái niệm và bản chất của kiểm toán Khái niệm: Kiểm toán là 1 quá trình do kiểm toán viên có đủ năng lực và độc lập tiến hành nhằm thu thập bằng chứng về những thông tin có thể định lượng được của 1 tổ chức và đánh giá chúng nhằm thẩm định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. 6
- Bản chất của kiểm toán: * Các thuật ngữ trong khái niệm có thể được hiểu như sau: Kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập: là người đã đạt được những tiêu chuẩn chất lượng nghề nghiệp nhất định, có mức độ độc lập tương ứng theo từng loại hình kiểm toán, và được bổ nhiệm để thực hiện chức trách này. Bằng chứng: là các tài liệu, các thông tin được KTV thu thập để làm c ơ sở cho những ý kiến, nhận xét của kiểm toán viên Thông tin có thể định lượng được: Là các thông tin cần phải đánh giá và đưa ra nhận xét. Có thể là các báo cáo tài chính, các t ờ khai nộp thu ế, h ợp đ ồng tín dụng... Báo cáo: là văn bản trình bày ý kiến nhận xét của kiểm toán viên về mức độ phù hợp giữa các thông tin với các chuẩn mực đã xây dựng. Chuẩn mực để đánh giá: được thiết lập tuỳ theo mục đích của từng loại ki ểm toán, như các chuẩn mực kế toán, các văn bản pháp lý, nội qui cơ quan... 7
- Đối tuợng, chức năng của kiểm toán và mối quan hệ kế toán – kiểm toán * Đối tuợng: Một cách chung nhất, đối tượng của kiểm toán chính là các thông tin có thể định lượng được của 1 tổ chức, 1 DN nào đó cần phải đánh giá và bày tỏ ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của nó. Đối tượng cụ thể của kiểm toán phụ thuộc vào từng cuộc kiểm toán, từng loại hình kiểm toán, có thể là các thông tin tài chính (như các BCTC), hoặc thông tin phi tài chính. 8
- * Chức năng của kiểm toán: Là một ngành cung cấp dịch vụ đặc biệt, kiểm toán thực hiện chức năng: KIỂM TRA, XÁC NHẬN và BÀY TỎ Ý KIẾN về TÍNH TRUNG THỰC, HỢP LÝ c ủa CÁC THÔNG TIN trước khi nó đến tay người sử dụng. Hay, kiểm toán thực hiện chức năng - Kiểm tra, thẩm định - Xác nhận và giải toả trách nhiệm - Tư vấn 9
- * Mối quan hệ kế toán - kiểm toán: Hoạt động kinh tế của doanh nghiệp 4 1 Những người sử dụng thông tin: 5 + ChÝ nh Phñ Chức năng kiểm Chức năng kế toán toán + Nhµ qu¶n lý + Nhµ ®Çu t + Đối tác 2 + Cổ đông….. 3 Thông tin kế toán, tài chính 10
- 3. Phân loại hoạt động kiểm toán. 3.1. Phân loại theo chức năng, mục đích kiểm toán. Căn cứ theo chức năng kiểm toán, có thể chia công việc kiểm toán thành 3 loại: + Kiểm toán hoạt động + Kiểm toán tuân thủ + Kiểm toán báo cáo tài chính 11
- a. Kiểm toán hoạt động (Opperational Audit). - K/niệm: Kiểm toán hoạt động là quá trình kiểm tra và đánh giá về sự hữu hiệu và tính hiệu quả của một hoạt động để từ đó đề xuất phương án cải tiến. - Đối tượng: Rất đa dạng, có thể bao gồm: Rà soát lại hệ thống kế toán và các qui chế kiểm soát nội bộ để giám sát và tăng cưởng hiệu quả của hệ thống này. Kiểm tra việc huy động, phân phối, sử dụng 1 cách hiệu quả các nguồn lực, như: nhân, tài, vật lực, thông tin... Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, phân phối và sử dụng thu nhập, bảo toàn và phát triển vốn... Kiểm tra và đánh giá tính hiệu quả hoạt động của từng bộ phận chức năng trong vi ệc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả của một qui trình sản xuất … - Chuẩn mực đánh giá: Chuẩn mực đánh giá được xác định tuỳ theo từng đối tượng cụ thể, vì thế không có chuẩn mực chung và việc lựa chọn chuẩn mực thường mang tính chủ quan tuỳ theo nhận thức của kiểm toán viên. - Chủ thể tiến hành: Thường được thực hiện bởi các kiểm toán viên nội bộ, nhưng cũng có thể do kiểm toán viên Nhà nước hay kiểm toán viên độc lập tiến hành. - Kết quả: Chủ yếu phục vụ cho lợi ích của chính bản thân đơn vị đ ược kiểm toán. 12
- b. Kiểm toán tuân thủ (Compliance/regulatory Audit) - K/niệm: Là việc kiểm tra nhằm đánh giá mức độ chấp hành luật pháp, chính sách, chế độ quản lý, hay các văn bản, qui định nào đó của đơn vị. - Đối tượng: là việc tuân thủ pháp luật và các qui định hiện hành, có thể bao gồm: Luật pháp, chính sách, chế độ tài chính kế toán, chế độ quản lý của Nhà nước, Nghị quyết, quyết định, quy chế của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, nội qui cơ quan. Các qui định về nguyên tắc qui trình nghiệp vụ, thủ tục quản lý c ủa toàn bộ cũng như từng khâu công việc của từng bộ phận. - Chuẩn mực dùng để đánh giá: là các văn bản có liên quan, như: luật thuế, các văn bản pháp qui, các nội qui, chế độ, thể lệ... - Chủ thể tiến hành: Được thực hiện chủ yếu bởi kiểm toán viên nội bộ, kiểm toán viên nhà nước hay kiểm toán viên độc lập. - Kết quả: Chủ yếu phục vụ cho các cấp thẩm quyền có liên quan, các nhà qu ản lý. 13
- c. Kiểm toán báo cáo tài chính (Audit of Financial Statements) - K/niệm: Là việc kiểm tra và bày tỏ ý kiến nhận xét về tính trung thực, hợp lý của các báo cáo tài chính của 1 đơn vị. - Đối tượng kiểm toán: Là các báo cáo tài chính của đơn vị, bao gồm: + Bảng cân đối tài khoản + Bảng Cân đối kế toán + Báo cáo kết quả kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Thuyết minh các báo cáo tài chính - Chuẩn mực dùng để đánh giá: Kiểm toán báo cáo tài chính lấy các chu ẩn mực kế toán hay chế độ kế toán hiện hành làm thước đo chủ yếu. - Chủ thể tiến hành: Kiểm toán báo cáo tài chính thường được thực hiện bởi các kiểm toán viên độc lập - Kết quả: Để phục vụ cho đơn vị, nhà nước và các bên thứ 3, trong đó chủ y ếu là các nhà đầu tư, các nhà cung cấp 14
- 3.2. Phân loại theo chủ thể kiểm toán Căn cứ theo chủ thể kiểm toán có thể chia hoạt động kiểm toán thành 3 loại: + Kiểm toán nhà nước + Kiểm toán độc lập + Kiểm toán nội bộ 15
- a. Kiểm toán Nhà nước (State Audit) - K/niệm: Là hoạt động kiểm toán do cơ quan kiểm toán Nhà nước tiến hành, chủ y ếu là họ thực hiện kiểm toán tuân thủ và đánh giá hiệu quả hoạt động c ủa các đ ơn v ị có sử dụng vốn, kinh phí của nhà nước. Cơ quan kiểm toán nhà nước là một tổ chức trong bộ máy quản lý của nhà nước. Kiểm toán viên nhà nước là các viên chức nhà nước. - Về mặt tổ chức: Kiểm toán Nhà nước có thể trực thuộc Chính phủ, Quốc hội hoặc Toà án. Kiểm toán nhà nước có quyền góp ý và yêu cầu các đơn vị được ki ểm toán sửa chữa những sai phạm và kiến nghị với cấp có thẩm quy ền x ử lý nh ững sai phạm, đề xuất với Chính phủ sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính, k ế toán cần thiết. - ở Việt nam: Kiểm toán Nhà nước được thành lập theo Nghị định 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ và là một cơ quan của Chính phủ. Năm 2005 thay đ ổi mô hình tổ chức, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập CHỈ TUÂN THEO PHÁP LUẬT -> Nâng cao năng lực và hiệu quả của KTNN 16
- b. Kiểm toán độc lập (Independent Audit). - K/niệm: Là hoạt động kiểm toán được tiến hành bởi các kiểm toán viên đ ộc l ập thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập. Họ chủ yếu th ực hi ện các cu ộc kiểm toán báo cáo tài chính, và tuỳ theo yêu c ầu c ủa khách hàng h ọ còn thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và cung c ấp các d ịch vụ tư vấn về kế toán, thuế, tài chính... Do sự độc lập trong hoạt động nên kết quả kiểm toán của họ t ạo đ ược sự tin cậy đối với những người sử dụng, do đó họ có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nói khác, những người sử dụng báo cáo tài chính mà chủ yếu là các bên thứ 3 chỉ tin c ậy vào nh ững báo cáo đã được kiểm toán viên độc lập kiểm toán. 17
- c. Kiểm toán nội bộ (Internal Audit) - K/niệm: Là hoạt động kiểm toán do các kiểm toán viên n ội b ộ c ủa đ ơn v ị ti ến hành theo yêu cầu của giám đốc doanh nghiệp ho ặc th ủ trưởng đ ơn v ị. Để có thể hoạt động hữu hiệu thì bộ phận kiểm toán n ội bộ đ ược t ổ chức độc lập với các bộ phận khác trong đơn vị, thế nhưng sự đ ộc lập này chỉ mang tính tương đối vì họ vẫn là nhân viên của đ ơn vị. Đây chính là sự khác biệt chủ yếu giữa kiểm toán nội bộ và ki ểm toán đ ộc lập và làm cho kết quả của kiểm toán nội bộ khó được sự tin c ậy của những người bên ngoài đơn vị. => Kết quả kiểm toán nội bộ chủ yếu để phục vụ cho công tác qu ản lý c ủa Ban Giám đốc và HĐQT. Kiểm toán nội bộ có thể thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, hoặc kiểm toán báo cáo tài chính. 18
- II. HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ (Internal Control System- ICS) 1. Khái niệm và mục tiêu,nhiệm vụ của HTKSNB 2. Các bộ phận cấu thành của HTKSNB 3. Những vấn đề cần chú ý khi thiết lập HTKSNB 4. Những hạn chế vốn có của HTKSNB 19
- 1. Khái niệm & mục tiêu, nhiệm vụ * Khái niệm (1). Hệ thống kiểm soát nội bộ là toàn bộ những chính sách và thủ tục kiểm soát do Ban Giám đốc của đơn vị thiết lập nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ và hiệu quả của các hoạt động trong khả năng có thể. (IAS 400) (2). Theo COSO: Kiểm soát nội bộ là 1 qui trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng Quản trị, các nhà quản lý và các nhân viên khác của 1 tổ chức, được thiết kế để cung cấp mọi sự đảm bảo hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu mà Hội đồng quản trị, các nhà quản lý mong muốn là: + Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động + Tính chất đáng tin cậy của các báo cáo tài chính + Sự tuân thủ các luật lệ và qui định hiện hành 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng căn bản - Chương 2: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn
18 p | 481 | 67
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương 8: Kế toán nghiệp vụ đầu tư - kinh doanh chứng khoán
33 p | 304 | 52
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương 1: Tổng quan kế toán ngân hàng
18 p | 394 | 26
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương 2: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn (2010)
18 p | 151 | 14
-
Bài giảng Kế toán Ngân hàng thương mại: Bài 2 - ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp (Phần 1)
25 p | 48 | 8
-
Bài giảng Kế toán Ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 1)
11 p | 77 | 7
-
Bài giảng học phần Kiểm toán ngân hàng: Chương 1 - Đại học Ngân hàng TP.HCM
43 p | 31 | 5
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 2)
11 p | 80 | 4
-
Bài giảng học phần Kiểm toán ngân hàng: Chương 3 - Đại học Ngân hàng TP.HCM
48 p | 32 | 4
-
Bài giảng Kiểm toán ngân hàng - Chương 0: Giới thiệu
10 p | 38 | 4
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại: Chương 3 - Lê Hàn Thủy
52 p | 18 | 3
-
Bài giảng Kiểm toán ngân hàng - Chương 1: Tổng quan về kiểm toán ngân hàng
43 p | 77 | 3
-
Bài giảng học phần Kiểm toán ngân hàng: Chương 2 - Đại học Ngân hàng TP.HCM
38 p | 30 | 2
-
Bài giảng học phần Kiểm toán ngân hàng: Chương 0 - Đại học Ngân hàng TP.HCM
10 p | 32 | 2
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn - Lương Xuân Minh (p4.3)
5 p | 21 | 2
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng: Kế toán nghiệp vụ huy động vốn - Lương Xuân Minh (p4.2)
5 p | 44 | 2
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương: Chương 9 - TS. Phạm Quốc Việt
7 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn