intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế vĩ mô 2 - Chương 3: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở

Chia sẻ: Hoathachthao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

57
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh tế vĩ mô 2 - Chương 3: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở, cung cấp cho người học những kiến thức như: Luồng chu chuyển hàng hóa: thương mại quốc tế – NX; Luồng chu chuyển vốn – đầu tư quốc tế (NFI, KI); Cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái; Mô hình thị trường ngoại tệ và thị trường vốn; Một số chính sách chủ yếu tác động đến thị trường vốn và ngoại tệ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô 2 - Chương 3: Kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở

  1. 04/08/2019 Chƣơng 3 KINH TẾ VĨ MÔ TRONG NỀN KINH TẾ MỞ Tham khảo: N.G. Mankiw, “Những nguyên lý của Kinh tế học”, 1 Nền kinh tế mở  Nền kinh tế mở là nền kinh tế có sự tương tác tự do với các nền kinh tế khác trên thế giới  Theo 2 cách:  Bán và mua hàng hóa trên thị trường thế giới  Luông chu chuyển hàng hóa – thương mại quốc tế  Bán và mua tài sản tài chính trên thị trường tài chính thế giới  Dòng luân chuyển vốn – đầu tư quốc tế  Chúng ta đi vào nghiên cứu 2 hoạt động này và mối liên hệ giữa chúng 2 NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƢƠNG 3.1. Luồng chu chuyển hàng hóa: thương mại quốc tế – NX 3.2. Luồng chu chuyển vốn – đầu tư quốc tế (NFI, KI) 3.3. Cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái 3.4. Mô hình thị trường ngoại tệ và thị trường vốn 3.5. Một số chính sách chủ yếu tác động đến thị trường vốn và ngoại tệ 1
  2. 04/08/2019 3.1 Luồng chu chuyển hàng hóa – TMQT 3.1.1 Khái niệm thƣơng mại quốc tế  Là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các chủ thể kinh tế có quốc tịch khác nhau thông qua hoạt động mua, bán và lấy tiền tệ làm môi giới. 3.1.2 Nội dung của TMQT  Xuất nhập khẩu hàng hóa hữu hình  Xuất nhập khẩu hàng hoá vô hình  Gia công quốc tế  Gia công quốc tế là hình thức trong đó bên đặt gia công giao hoặc bán đứt nguyên vật liệu, bán thành phẩm cho bên nhận gia công  Sau một thời gian thỏa thuận bên nhận gia công sẽ nộp hoặc bán lại thành phẩm cho bên đặt gia công và bên đặt gia công sẽ trả bên nhận gia công một khoản tiền gọi là phí gia công  Tái xuất khẩu  Là xuất khẩu trở lại ra nước ngoài những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu nhưng không qua gia công chế biến. 3.1.2 Nội dung của TMQT  Chuyển khẩu  Hàng hoá được chuyển từ nước này sang nước khác thông qua lãnh thổ nước thứ 3  Xuất khẩu tại chỗ  Là hành vi bán hàng hoá và dịch vụ cho người nước ngoài trên lãnh thổ nước mình 2
  3. 04/08/2019 3.1.3 Cán cân thƣơng mại QT (NX)  Xuất khẩu (EX): hàng trong nước, được bán ở nước ngoài.  Nhập khẩu (IM): hàng ở nước ngoài, bán vào trong nước.  Xuất khẩu ròng (NX) = cán cân thương mại (trade balance) = EX - IM  Thặng dư: EX > IM  Thâm hụt: EX < IM  Cân bằng: EX = IM 7 Cán cân thƣơng mại Việt nam 2004 – 2014 8 KIM NGẠCH XNK NĂM 2017 3
  4. 04/08/2019 MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC 2017 10 MẶT HÀNG NHẬP KHẨU CHÍNH 2017 11 THỊ TRƯỜNG XUẤT NHẬP KHẨU CCTM các thị trường có mức thặng dư và thâm hụt lớn 12 4
  5. 04/08/2019 3.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến xnk (6)  Thị hiếu người tiêu dùng  Giá cả hàng hóa: giá cả tương đối giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài  VD: Nếu giá 1 chiếc tv sản xuất tại VN tăng tương đối so với giá 1 chiếc tv sản xuất tại Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều TV Nhật Bản hơn -> nhập khẩu mặt hàng này cũng sẽ tăng.  Tỷ giá hối đoái  Nếu đồng trong nước mất giá so với đồng tiền của quốc gia khác -> giá hàng hóa trong nước sẽ rẻ tương đối so với giá hàng hóa nước ngoài -> làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu 13 3.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến xnk  Thu nhập quốc dân – tăng trưởng kinh tế  Thu nhập của một quốc gia tăng lên -> nhu cầu hàng hóa cũng tăng lên -> cầu về hàng hóa nhập khẩu tăng và ngược lại.  Chi phí vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia  Chính sách của chính phủ đối với thương mại quốc tế.  Chính sách thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp… 14 3.1. 5 Vai trò của TMQT  Thương mại quốc tế là một ngành quan trọng trong nền kinh tế mỗi nước, đặc biệt là ở nước ta. Năm 2012 (tổng cục thống kê 12/2012)  Tổng KN xuất khẩu đạt 114,6 tỷ USD (85.2% GDP)  Tổng KN nhập khẩu đạt 114,3 tỷ USD (85% GDP)  Lần đầu tiên sau nhiều năm chúng ta có thặng dư cán cân thương mại.  Thương mại quốc tế góp phần làm tăng khả năng tiêu dùng trong nước -> có lợi cho người tiêu dùng và người sản xuất ở các quốc gia. 15 5
  6. 04/08/2019 a. Học thuyết lợi thế tuyệt đối của Ađam Smith Bối cảnh  Adam Smith (1723‐1790) là nhà kinh tế học cổ điển người Anh.  Ông được suy tôn là “cha đẻ của kinh tế học”.  Ông dựa trên lý thuyết về lợi thế tuyệt đối (để giải thích lợi ích mà thương mại quốc tế đem lại). Quan điểm Adam Smith về TMQT  Quan điểm về lợi ích thu được từ TMQT:  Đưa ra ý tưởng về lợi thế tuyệt đối (so sánh chi phí sản xuất ra cùng 1 loại sản phẩm, quốc gia nào có chi phí sản xuất ra sản phẩm đó thấp hơn thì có lợi thế tuyệt đối): tất cả quốc gia tham gia vào tmqt đều có lợi.  Quan điểm về chính sách ngoại thương:  Ủng hộ chính sách thương mại tự do.  Cơ sở của TMQT: Lợi thế tuyệt đối Ví dụ minh họa học thuyết lợi thế tuyệt đối Giả thiết  Thế giới chỉ có 2 quốc gia (VN và NB, sản xuất 2 mặt hàng thép và gạo)  Thương mại hoàn toàn tự do.  Chi phí vận chuyển bằng không.  Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và chỉ được di chuyển tự do giữa các ngành sản xuất trong nước.  Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên các thị trường.  Công nghệ sản xuất ở các QG là như nhau và không thay đổi  Chi phí là không đổi cho dù quy mô sản xuất tăng. 6
  7. 04/08/2019 Ví dụ minh họa học thuyết lợi thế tuyệt đối Mô hình TMQT  Nhật Bản có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất thép  Việt Nam có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất gạo  Theo Adam Smith:  Nhật Bản nên CMH sản xuất thép, Việt Nam nên CMH sản xuất gạo.  Sau đó 2 nước sẽ trao đổi cho nhau: Nhật bản sẽ xuất khẩu thép và nhập khẩu gạo Việt Nam xuất khẩu gạo và nhập khẩu thép Lợi ích của TMQT áp dụng học thuyết lợi thế tuyệt đối  Giả sử: mô hình TMQT giữa 2 nước Việt Nam và Nhật Bản như trên.  Tỷ lệ trao đổi quốc tế là 1:1  Số lao động ở mỗi nước: 120 đơn vị lao động.  Khi chưa có TMQT: Nhật Bản và Việt Nam sẽ sử dụng toàn bộ lao động của mình để sản xuất theo cách:  60 lao động sản xuất thép.  60 lao động sản xuất gạo. Lợi ích của TMQT áp dụng học thuyết lợi thế tuyệt đối  Lợi ích cho 2 QG  Nhật Bản: + Tự sản xuất mất 5 lao động sx ra 1 đơn vị gạo + CMH sx thép và trao đổi lấy gạo: Dùng 2 lao động sx 1 thép, đổi được 1 gạo -> Tiết kiệm 3 lđ vì nếu tự sx gạo mất 5 lđ  Việt Nam: + Tự sản xuất: mất 6 lao động sx được 1 đơn vị thép + CMH sx gạo và trao đổi lấy thép: dùng 3 lao động sx 1 gạo, đổi được 1 thép -> Tiết kiệm 3 LĐ vì nếu tự sx thép mất 6 lao động  Vậy cả 2 QG đều có lợi nhờ CMH và trao đổi (đều tiết kiệm 3 lao động) 7
  8. 04/08/2019 Lợi ích của TMQT áp dụng HTLTTĐ Lợi ích của TG  Sản lượng thép và gạo khi chưa có TMQT:  Sản lượng thép và gạo khi có TMQT b. Học thuyết lợi thế so sánh (lợi thế tƣơng đối) của David Ricardo Bối cảnh  David Ricardo (1772‐1823) – nhà kinh tế học người Anh, gốc Do Thái.  Là nhà kinh tế học cổ điển xuất sắc nhất.  Ông dựa trên lý thuyết về lợi thế so sánh (giải thích cơ chế xuất hiện lợi ích trong TMQT). Nội dung của học thuyết lợi thế tƣơng đối (lợi thế so sánh) Mô hình TMQT  Mỗi quốc gia nên CMH sản xuất và XK hàng hoá mà quốc gia đó có lợi thế so sánh. -> thương mại quốc tế đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia và tổng sản lượng tất cả các mặt hàng của toàn thế giới sẽ tăng lên, các quốc gia sẽ trở nên sung túc hơn. 8
  9. 04/08/2019 Cách xác định lợi thế so sánh Chi phí sản xuất ra một đv Chi phí sản xuất ra một đv hàng hóa X của nƣớc A hàng hóa X của nƣớc B > Chi phí sản xuất ra một đv Chi phí sản xuất ra một đv hàng hóa Y của nƣớc A hàng hóa Y của nƣớc B Sp X/lđ của nƣớc A Sp X/lđ của nƣớc B > Sp Y/lđ của nƣớc A Sp Y/lđ của nƣớc B Ví dụ minh họa của học thuyết lợi thế tƣơng đối Các giả thiết  Thế giới chỉ có hai quốc gia và sản xuất hai mặt hàng  Thương mại hoàn toàn tự do (không có thuế quan hay rào cản thương mại)  Chi phí vận chuyển bằng không  Lao động là yếu tố sản xuất duy nhất và chỉ được di chuyển tự do giữa các ngành sản xuất trong nước  Cạnh tranh hoàn hảo tồn tại trên các thị trường  Công nghệ sản xuất ở các QG là như nhau và không thay đổi  Hiệu suất không thay đổi theo quy mô. Ví dụ minh họa của học thuyết lợi thế tƣơng đối (lợi ích của TMQT) Giả sử tỷ lệ trao đổi quốc tế là 6m vải = 6 tấn lúa mì (1:1) Lợi ích 2 QG như sau: - Với Mỹ: CMH SX lúa mì + Nếu Mỹ tự SX vải thì 1 lao động chỉ SX 4 vải + Khi CMH: chuyển 1 lao động sang SX lúa mì sẽ thu được 6 lúa mì + Bán 6 lúa mì thu được với giá trên, Mỹ thu về 6 vải (> tự cung tự cấp là 2 m vải) 9
  10. 04/08/2019 Ví dụ minh họa của học thuyết lợi thế tƣơng đối (lợi ích của TMQT) Với Anh: CMH vải + Nếu tự SX lúa mì thì 1 lao động được 1 tấn lúa mì. + Khi CMH: chuyển 1 lao động sang SX vải sẽ được 2m vải. + Khi bán vải 2m vải thu được 2 tấn lúa mì (lợi hơn tự cung tự cấp là 1 tấn lúa mì). Kết luận: Tham gia TMQT cả 2 QG đều có lợi, ngay cả một QG nào đó ko có LTTĐ về SX SP nào. Đo lƣờng độ mở của nền kinh tế Độ mở cửa nền kinh tế VN (2014), đvt % 29 Đo lƣờng độ mở của nền kinh tế  1995: Việt nam đẩy mạnh mở cửa hội nhập, VN gia nhập ASEAN, Mỹ bỏ lệnh cấm vận với VN.  2008: sau khi gia nhập WTO 30 10
  11. 04/08/2019 3.2 Luồng chu chuyển vốn – Đầu tư quốc tế 3.2.1. Khái niệm đầu tư quốc tế  Đầu tư quốc tế: là một quá trình trong đó có sự di chuyển vốn đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác để thực hiện một hoặc một số dự án đầu tư nhằm đem lại lợi ích cho các bên tham gia.  VD: công ty Viettel đầu tư ra nước ngoài; Dùng tiền mua cổ phiếu công ty microsoft, mua trái phiếu chính phủ Mỹ 31 3.2.1. Khái niệm đầu tư quốc tế  Chủ thể tham gia: Là chủ đầu tư và chủ tiếp nhận vốn đầu tư có quốc tịch khác nhau (tổ chức, các cá nhân, chính phủ).  Chủ đầu tư: bên cho vay vốn thường được thực hiện thông qua việc mua các loại tài sản tài chính: cổ phiếu, trái phiếu, quyền sở hữu đất đai.  Chủ tiếp nhận vốn đầu tư: bên đi vay vốn thường được thực hiện thông qua việc bán các loại tài sản tài chính: cổ phiếu, trái phiếu, quyền sở hữu đất đai.. Dòng vốn Chủ tiếp nhận Chủ đầu tư Vốn đầu tư 32 Tổng vốn đầu tư của VN ra nước ngoài tính đến tháng 2/2016 là 20.4 tỷ USD, đầu tư tại 68 quốc gia và vùng lãnh thổ 33 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, Bộ KH& ĐT 11
  12. 04/08/2019 34 3.2.2 So sánh ĐTQT và TMQT Tiêu chí ĐTQT TMQT  Đối tượng  Vốn  Hàng hóa kinh doanh  Tạo ra giá trị  Tạo ra giá trị thặng  Về thực hiện thặng dư ở nước dư ở trong nước giá trị thặng dư ngoài Do hàng hóa được tao ra ở trong nước Do hàng hóa được tạo ra ở nước tiếp  Về quyền nhận vốn  Quyền sở hữu:  Có sự di chuyển sở hữu quyền sở hữu Vốn vẫn thuộc quyền sở hữu của hàng hóa từ người các nhà đầu tư . bán sang người mua 3.2.3. Vai trò của đầu tƣ quốc tế Đối với nƣớc đầu tƣ  Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư: Tăng tỷ suất lợi nhuận: Lãi suất Nhà đầu tư: ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tiến tiến, lợi thế về lao động ở quốc gia tiếp nhận vốn... Tận dụng ưu đãi của nước sở tại.  Samsung – nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại VN, thuế TNDN miễn 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo, hưởng thuế TNDN 10% trong 30 năm.  Vượt qua hàng rào bảo hộ nhằm mở rộng và chiếm lĩnh thị trường ở nước ngoài. 12
  13. 04/08/2019 3.2.3 Vai trò của đầu tƣ quốc tế Đối với nƣớc nhận vốn đầu tƣ  Vốn: K tăng, góp phần giải quyết khó khăn do thiếu vốn.  VN: để tăng 1% GDP có sự đóng góp của vốn vào tăng trưởng đó là 73%  TNTN: khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả.  Lao động: tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Học tập kinh nghiệm quản lý và tác phong làm việc tiến tiến.  KHCN: tiếp nhận công nghệ hiện đại (cũ người, mới ta) -> thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH và tăng trưởng kinh tế. 3,38 triệu lđ 28.6% Doanh nghiệp FDI chiếm 2.8%, nhưng sử dụng đến 28.6% lượng lao động, tương ứng 3.38 triệu lao động của VN 38 3.2.4 Phân loại đầu tư quốc tế  Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI): Đầu tư trực tiếp là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sử dụng vốn ở nước nhận đầu tư.  Đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài (FPI): Là hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư nước ngoài không trực tiếp quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn đầu tư.  VD: chủ đầu tư nước ngoài đầu tư dưới hình thức cho vay lấy lãi suất or mua trái phiếu hưởng lợi tức... 39 13
  14. 04/08/2019 3.2.5 Cán cân luồng vốn - KI (đầu tư nước ngoài ròng - NFI)  Dòng luân chuyển vốn quốc tế: ghi chép những giao dịch về tài sản thực hoặc tài sản tài chính qua biên giới các nước.  Dòng chảy vào: ghi chép giá trị của những giao dịch người nước ngoài mua tài sản ở trong nước  Dòng vốn chảy vào VN bao gồm những hoạt động mua sắm của người nước ngoài đối với: Cổ phiếu, trái phiếu của cty VN, trái phiếu chính phủ VN, Bất động sản: nhà, đất…  Dòng chảy ra: ghi chép giá trị của những giao dịch người trong nước mua tài sản ở nước ngoài. 40 3.2.5 Cán cân luồng vốn (KI), đầu tư nước ngoài ròng (NFI)  Cán cân luồng vốn (KI – net capital inflow): giá trị dòng chảy vào - giá trị dòng chảy ra. (3 trường hợp xảy ra)  Đầu tư nước ngoài ròng (NFI net foreign investment): giá trị dòng chảy ra - giá trị dòng chảy vào  KI = - NFI 41 r 3.2.5 Cán cân luồng vốn (KI), đầu tư nước ngoài ròng (NFI) KI < 0 KI E  Dòng vốn chịu kích thích bởi lãi suất thực tế (r) KI>0  Nếu lãi suất trong nước (r) tăng: 0 KI thì dòng tiền chảy vào nhiều r hơn, dòng tiền chảy ra sẽ ít hơn.  Nếu lãi suất trong nước (r) giảm: thì dòng tiền chảy vào sẽ giảm, dòng tiền chảy ra sẽ tăng. NFI  KI và r có mối quan hệ tỷ lệ thuận. 42 Lượng vốn K - NFI 14
  15. 04/08/2019 3.2.5 Cán cân luồng vốn (KI), đầu tư nước ngoài ròng (NFI)  Ở một mức lãi suất nhất định, nếu lãi suất ở nước ngoài (r*) tăng thì dòng tiền chảy ra sẽ tăng -> đường KI dịch chuyển sang trái r KI2 KI1  và ngược lại.  Ở một mức lãi suất nhất định, mức r1 độ rủi ro tài sản trong nước tăng -> làm giảm dòng tiền chảy vào trong nước -> Dịch chuyển KI sang trái  Và ngược lại KI 43 3.2.6 Tiết kiệm, đầu tư và mối quan hệ với luồng chu chuyển quốc tế  GDP = Y = C + I + G + NX  Y – C – G = I + NX  S = I + NX  S – I = NX  NFI = NX -> Đẳng thức: S = I + NFI -> Ý nghĩa: một cá nhân có thể dùng phần tiết kiệm để chi đầu tư trong nước, hoặc chi đầu tư ra nước ngoài. 44 3.2.6 Tiết kiệm, đầu tư và mối quan hệ với luồng chu chuyển quốc tế r Sk  S = I + NFI -> S + KI = I (do KI = - NFI) Sk + KI -> Tiết kiệm + dòng vốn chảy vào ròng = khoản đầu tư cho tài sản mới của một nền E1 kinh tế. r1 -> Ý nghĩa: tiết kiệm của người nước ngoài E2 có thể bổ sung cho tiết kiệm của người dân r2 trong nước để tài trợ cho hoạt động đầu tư DK vào các tài sản mới nhằm đạt được tăng (I) trưởng kinh tế.  Nền kinh tế đóng: 0 K K S=I Lượng 1 2  Nền kinh tế mở vốn K S + KI = I  Vậy dòng vốn chảy vào ròng làm tăng cung về vốn, giảm lãi suất và tăng tổng lượng vốn, tăng đầu tư (đối với các QG thiếu vốn).  Khủng hoảng nợ của các quốc gia: Argentina 2001, Hy Lạp 2010 45 15
  16. 04/08/2019 3.2.6 Tiết kiệm, đầu tư và mối quan hệ với luồng chu chuyển quốc tế Thâm hụt thương mại có nguồn gốc từ thiếu hụt tiết kiệm  GDP = Y = C + I + G + NX  Y – C – G = I + NX  S = I + NX  S – I = NX  S >I -> NX > 0 tăng tỷ lệ tiết kiệm làm tăng xuất khẩu ròng  S < I có nghĩa là tổng tiết kiệm không đủ để đầu tư trong nước -> NX < 0, thâm hụt cán cân thương mại -> thâm hụt thương mại có nguồn gốc từ thiếu hụt tiết kiệm 46 Tỷ lệ tiết kiệm, đầu tư, cán cân thương mại ở Việt nam 2001 - 2011 47 Bài tập Cho nền kinh tế mở với các dữ liệu sau đây: C = 125 + 0.75 DI I = 100 T = 0.1Y G = 200 EX = 100 IM = 0.2Y Đơn vị tính: tỷ USD Yêu cầu: a. Xác định sản lượng cân bằng của nền kinh tế. b. Tính tiết kiệm quốc gia (S) và đầu tư nước ngoài ròng (NFI, KI). c. Nhận xét về cán cân thương mại và cán cân luồng vốn. 48 16
  17. 04/08/2019 3.3. Cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái 3.3.1 Cán cân thanh toán quốc tế 3.3.2 Tỷ giá hối đoái 49 3.3.1 Cán cân thanh toán quốc tế (BOP)  Cán cân thanh toán quốc tế:  Là một bảng cân đối ghi chép một cách hệ thống toàn bộ những giao dịch kinh tế giữa chủ thể trong nước với thế giới trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)  Ghi chép: cán cân thanh toán = dòng tiền chảy vào – dòng tiền chảy ra  Dòng tiền chảy vào: khoản tiền thu được từ nước ngoài  Dòng tiền chảy ra: khoản tiền trả cho nước ngoài của một quốc gia 50 3.3.1 Cán cân thanh toán quốc tế  Cán cân thanh toán quốc tế:  Trạng thái của cán cân thanh toán liên quan đến trạng thái của thị trường ngoại hối/  Thâm hụt: dư cầu về ngoại tệ  Cân bằng: cân bằng trên thị trường ngoại hối  Thặng dư: dư cung về ngoại tệ 51 17
  18. 04/08/2019 3.3.1 Cán cân thanh toán quốc tế  Chủ thể tham gia giao dịch: các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó.  Đối tượng giao dịch: các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời kỳ thường là một năm.  Bảng cán cân thanh toán quốc tế gồm bên nợ và bên có:  Dòng chảy ra: những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú nước ngoài được ghi vào tài sản bên nợ  Dòng chảy vào: những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú nước ngoài cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có 52 Ghi chép cán cân thanh toán CCTT = CC vãng lai + CC vốn + sai số thống kê Có (dòng chảy vào) Nợ (dòng chảy ra) 1. Tài khoản vãng lai 1. - Giá trị hàng hóa xuất khẩu - Giá trị hàng hóa nhập khẩu - Giá trị dịch vụ xuất khẩu - Giá trị dịch vụ nhập khẩu. - Nhận thu nhập từ nước ngoài (lương - Chi trả thu nhập cho người nước của người trong nước làm việc ở ngoài (chi trả thu nhập cho lao động nước ngoài, thu lợi nhuận đầu tư, thu nước ngoài làm việc trong nước, trả lãi tiền gửi). lợi nhuận, trả lãi vay) - Nhận khoản chuyển giao - Chi chuyển giao 2. Tài khoản vốn 2. - Vay của chính phủ, tư nhân, tổ chức ở - Cho chính phủ, tư nhân, tổ chức nước nước ngoài. ngoài vay. - Vốn đầu tư trực tiếp/ gián tiếp của - Đầu tư trực tiếp/ gián tiếp ra nước nước ngoài ngoài 3. Sai số thống kê 3. Sai số thống kê 53 Cán cân thanh toán quốc tế BOP (TK) 1. Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người nước ngoài được ghi vào bên nợ. Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người nước ngoài cho người trong nước được ghi vào bên có. - Thặng dư tài khoản vãng lai - Thâm hụt tài khoản vãng lai - Cân bằng tài khoản vãng lai 54 18
  19. 04/08/2019 Cán cân thanh toán quốc tế BOP (TK) 1. Tài khoản vãng lai Khoản mục cán cân vãng lai được chia thành 4 nhóm nhỏ: (1) thương mại hàng hóa, (2) thương mại dịch vụ, (3) yếu tố thu nhập, (4) chuyển tiền thuần. (1) Thương mại hàng hóa - cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa: Cán cân này phản ánh những khoản thu chi về xuất nhập khẩu hàng hóa trong một thời kỳ nhất định. Khi cán cân thương mại thặng dư điều này có nghĩa là nước đó đã thu được từ xuất khẩu hàng hóa nhiều hơn phải trả cho nhập khẩu hàng hóa và ngược lại. 55 Cán cân thanh toán quốc tế BOP (TK) 1. Tài khoản vãng lai Khoản mục cán cân vãng lai được chia thành 4 nhóm nhỏ: (1) thương mại hàng hóa, (2) thương mại dịch vụ, (3) yếu tố thu nhập, (4) chuyển tiền thuần. (2) Thương mại dịch vụ - cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ (cán cân thương mại vô hình): Cán cân này phản ảnh các khoản thu chi từ các hoạt động dịch vụ về vận tải (cước phí vận chuyển thuê tàu, bến bãi…) du lịch, bưu chính, cố vấn pháp luật, dịch vụ kỹ thuật, bản quyền, bằng phát minh… thực chất của cán cân dịch vụ là cán cân thương mại nhưng gắn với việc xuất nhập khẩu dịch vụ. 56 Cán cân thanh toán quốc tế BOP (TK) 1. Tài khoản vãng lai (3) Yếu tố thu nhập - cán cân thu nhập: Phản ánh các dòng tiền về thu nhập chuyển vào và chuyển ra. Bao gồm:  Thu nhập của người lao động (tiền lương, tiền thưởng, thu nhập khác…) do người không cư trú trả cho người cư trú và ngược lại.  Thu nhập từ hoạt động đầu tư: FDI, ODA… các khoản thanh toán và được thanh toán từ tiền lãi, cổ tức đến những khoản thu nhập từ đầu tư ở nước ngoài từ trước. Thu nhập chảy vào phản ánh bên có (làm tăng cung ngoại tệ). Khi chuyển thu nhập ra được phản ánh bên Nợ (làm giảm cung ngoại tệ). 57 19
  20. 04/08/2019 Cán cân thanh toán quốc tế BOP (TK) 1. Tài khoản vãng lai (4) Chuyển tiền đơn phương: bao gồm các khoản chuyển giao một chiều không được hoàn lại như:  Viện trợ không hoàn lại; khoản bồi thường, quà tặng, quà biếu;  Trợ cấp tư nhân, trợ cấp chính phủ.  Các khoản thu đơn phương do thu được từ nước ngoài, làm tăng cung ngoại tệ.  Các khoản phải trả đơn phương do phải thanh toán cho người nước ngoài 58 Cán cân thanh toán quốc tế BOP (TK) 2. Tài khoản vốn (còn gọi là cán cân vốn) Là một bộ phận của cán cân thanh toán của một quốc gia. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác. Khi những tuyên bố về tài sản nước ngoài của người sống trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản trong nước của người sống ở nước ngoài, thì quốc gia có thặng dư tài khoản vốn. Theo quy ước, dòng vốn vào ròng phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai (NX = NFI) 59 Cán cân thanh toán quốc tế BOP (TK) 2. Tài khoản vốn (còn gọi là cán cân vốn) Các luồng vốn gồm hai loại: luồng vốn ngắn hạn và luồng vốn dài hạn. Cán cân vốn ngắn hạn: bao gồm các khoản vốn ngắn hạn chảy vào (có), chảy ra (nợ). Bao gồm: tín dụng thương mại, tín dụng ngắn hạn ngân hàng; Các khoản tiền gửi ngắn hạn. Cán cân vốn dài hạn: phán ánh các khoản vốn dài hạn bao gồm: FDI chảy vào và chảy ra; Các khoản tín dụng quốc tế dài hạn; tín dụng thương mại dài hạn (khoản vay hoặc cho vay của các tổ chức tín dụng nước ngoài theo điều kiện thực tế) Tín dụng ưu đãi dài hạn (Khoản ODA); Các khoản đầu tư gián tiếp khác bao gồm các khoản mua, bán cổ phiếu, trái phiếu quốc tế. Các khoản vốn chuyển giao không hoàn lại. 60 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2