Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
lượt xem 8
download
"Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản" tìm hiểu về đo lường các chỉ tiêu sản lượng của quốc gia như: Tổng sản phẩm quốc dân, tổng sản phẩm quốc nội; xây dựng các phương pháp xác định GDP; phân tích các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản
- Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản Bài 2 ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN SỐ KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN Nội dung Mục tiêu Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận Giúp sinh viên hiểu và biết được các phương các nội dung: pháp đo lường sản lượng quốc gia, phương Đo lường các chỉ tiêu sản lượng của pháp tính lạm phát, thất nghiệp,... quốc gia như: Tổng sản phẩm quốc Chỉ rõ cho sinh viên phương pháp tính GDP dân (GNP), Tổng sản phẩm quốc nội và nêu được ý nghĩa, vai trò của các chỉ tiêu (GDP). GNP, GDP, và các đồng nhất thức trong phân Chỉ ra cách xác định các chỉ số giá tích kinh tế vĩ mô. tiêu dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh Trình bày và phân tích được các phương pháp GDP và tỷ lệ lạm phát. đo lường sản lượng quốc gia, phương pháp Xây dựng các phương pháp xác định tính lạm phát, thất nghiệp,... GDP. Xác định được phương pháp tính GDP. Phân tích ý nghĩa của các chỉ tiêu Trình bày được ý nghĩa, vai trò của các chỉ GNP và GDP trong phân tích kinh tế tiêu GNP, GDP, và các đồng nhất thức trong vĩ mô. phân tích kinh tế vĩ mô. Phân tích các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản. Hướng dẫn học Sinh viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất và cần xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho bài này để học tập tốt hơn. Trong bài này sinh viên cần phải học thuộc các công thức liên quan đến việc xác định sản lượng của nền kinh tế. Sinh viên cũng cần có sự cố gắng thực hành các loại bài tập đã cung cấp, càng làm nhiều bài tập thì học viên càng nhớ lâu và hiểu sâu các công thức cũng như các khái niệm xác định hạch toán thu nhập quốc dân. 25 ECO102_Bai2_v2.0018102208
- Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản ột quốc gia hay một doanh nghiệp đều luôn tìm cách đo lường kết quả hoạt động của M mình sau mỗi thời kỳ nhất định. Đo lường Tuy vậy, doanh nghiệp quan tâm nhiều đến lợi nhuận thu được. Lợi nhuận là thước đo tốt nhất kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, thành tựu kinh tế của một quốc gia phản ánh trong việc quốc gia đó sản xuất ra được bao nhiêu, nói cách khác, nó đã sử dụng những yếu tố sản xuất của mình đến mức độ nào, để tạo ra sản phẩm phục vụ cho đời sống người dân của đất nước mình. Hiện nay, hầu hết các chính phủ của các quốc gia trên thế giới đều phải dựa vào các số liệu thống kê về thu nhập, san lượng, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất,… để đo lường sự biến động của các biến số kinh tế vĩ mô qua từng thời kỳ. Các ước tính về GNP và GDP để lập các chiến lược phát triển kinh tế dài hạn và kế hoạch ngân sách, tiền tệ ngắn hạn. Từ các chỉ tiêu GNP và GDP, các cơ quan hoạch định chính sách đưa ra các phân tích về tiêu dùng, đầu tư, ngân sách, lượng tiền, xuất nhập khẩu, giá cả, tỷ giá hối đoái,... Các phân tích này thường được tiến hành trên cơ sở các mô hình toán kinh tế vĩ mô. Nhiều câu hỏi đặt ra gồm: Thiếu các thống kê chính xác về GNP và GDP, Nhà nước thiếu có thiếu cơ sở cần thiết để xây dựng và hoạch định chính sách cho quá trình quản lý và điều tiết kinh tế không? Các số liệu tiêu dùng, đầu tư, ngân sách, lượng tiền, xuất nhập khẩu, giá cả, tỷ giá hối đoái,... được tính toán hàng kỳ và hàng năm nhằm mục đích gì? Liệu GNP/GDP có phải là thước đo hoàn hảo về thành tựu kinh tế cũng như phúc lợi kinh tế của một đất nước không? Những câu hỏi này sẽ được phân tích và giải thích cụ thể trong bài học số 2. 2.1. Các chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia 2.1.1. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) GDP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Chỉ tiêu GNP là kết quả của hàng triệu hoạt động kinh tế xảy ra bên trong lãnh thổ của đất nước. Những hoạt động này có thể do công ty, doanh nghiệp của công dân nước ngoài sản xuất tại nước đó. Nhưng GDP không bao gồm kết quả hoạt động của công dân nước sở tại tiến hành ở nước ngoài. Đây là một dấu hiệu để phân biệt GDP và GNP. Trong thực tế, một hãng kinh doanh của nước ngoài sở hữu một nhà máy, dưới hình thức bỏ vốn đầu tư hay liên doanh với các công ty ở nước ta, thì một phần lợi nhuận của họ sẽ chuyển về nước họ để chi tiêu hay tích lũy. Ngược lại, công dân sinh sống và làm việc ở nước ngoài cũng gửi một phần thu nhập về nước. Tuy vậy, hầu hết các khoản thu nhập chu chuyển giữa các nước không phải là thu nhập từ lao động mà là thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cổ phần, lợi nhuận,... Khi hạch toán các tài khoản quốc dân, người ta thường dùng thuật ngữ “Thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài” để chỉ phần chênh lệch giữa thu nhập của công dân nước ta ở nước ngoài và công dân nước ngoài ở nước ta. Từ đó, ta có đẳng thức thể hiện mối quan hệ giữa GDP và GNP như sau: GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài. Hoặc GNP = GDP + Tổng thu về thu nhập nhân tố sản xuất từ nước ngoài - Tổng chi về thu nhập nhân tố sản xuất trả nước ngoài. 26 ECO102_Bai2_v2.0018102208
- Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản 2.1.2. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) GNP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng mà một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ (thường lấy là một năm) bằng các yếu tố sản xuất của mình. GNP đánh giá kết quả của hàng triệu giao dịch và hoạt động kinh tế do công dân của một đất nước tiến hành trong một thời kỳ nhất định. Đó chính là con số đạt được khi dùng thước đo tiền tệ để tính toán giá trị của các hàng hóa khác nhau mà các hộ gia đình, các hãng kinh doanh, Chính phủ mua sắm và tiêu dùng trong một thời gian đã cho. Những hàng hóa và dịch vụ đó là các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của các hộ gia đình; thiết bị nhà xưởng mua sắm và xây dựng lần đầu của các hãng kinh doanh; nhà mới xây dựng; hàng hóa và dịch vụ mà các cơ quan quản lý nhà nước mua sắm và phần chênh lệch giữa hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu. Dùng thước đo tiền tệ để đo lường giá trị sản phẩm là thuận lợi vì thông qua giá cả thị trường chúng ta có thể cộng giá trị của các loại hàng hóa có hình thức và nội dung vật chất khác nhau như cam, chuối, xe ôtô, tàu du hành vũ trụ, dịch vụ du lịch, y tế, giáo dục,... Nhờ vậy, có thể đo lường kết quả sản xuất của toàn bộ nền kinh tế chỉ bằng một con số, một tổng lượng duy nhất. Nhưng giá cả lại là một thước đo co dãn. Lạm phát thường xuyên đưa mức giá chung lên cao. Do vậy, GNP tính bằng tiền có thể tăng nhanh trong khi giá trị thực của tổng sản phẩm tính bằng hiện vật có thể không tăng hoặc tăng ít. Để khắc phục được nhược điểm này, các nhà kinh tế thường sử dụng các khái niệm: GNP danh nghĩa và GNP thực tế. GNP danh nghĩa (GNPn) đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả hiện hành, tức là giá cả của cùng thời kỳ đó. Ví dụ: GNP(2019)n = P2019×Qi2019 GNP thực tế (GNPr) đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả cố định ở một thời kỳ lấy làm gốc. Ví dụ: GNP(2019)r = P2010×Qi2019 Tỷ lệ giữa GNP danh nghĩa và GNP thực tế là chỉ số giá cả hay còn được gọi là chỉ số điều chỉnh GNP (ký hiệu: DGNP). DGNP = [GNP danh nghĩa/(GNP thực tế)] ×100 Như vậy, khi biết chỉ số điều chỉnh DGNP chúng ta có thể tính được GNPr từ GNPn. Ngược lại, khi biết GNPr và chỉ số điều chỉnh DGNP chúng ta có thể tính được GNPn của cùng một thời kỳ. Chỉ tiêu GNP danh nghĩa và GNP thực tế thường được dùng cho các mục tiêu phân tích khác nhau. Chẳng hạn, khi muốn nghiên cứu mối quan hệ tài chính, ngân hàng người ta thường dùng GNP danh nghĩa; khi cần phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế người ta thường dùng GNP thực tế. 2.1.3. Tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP) Sản phẩm quốc dân ròng (NNP) là phần GNP còn lại sau khi trừ đi khấu hao. Như đã biết các tư liệu lao động bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất. Sau khi tiêu thụ sản phẩm các doanh nghiệp phải bù đắp ngay phần hao mòn này. Chúng không trở thành nguồn thu nhập của cá nhân và xã hội và không tham gia vào quá trình phân phối cho các thành viên trong xã hội. 27 ECO102_Bai2_v2.0018102208
- Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản Như vậy, suy cho cùng, không phải tổng đầu tư mà đầu tư ròng cùng với các thành phần khác của GNP mới là những bộ phận quyết định tốc độ tăng trưởng, nâng cao mức sống của người dân. Những bộ phận này tạo thành sản phẩm quốc dân ròng (NNP). Vậy ta có: NNP = GNP - Khấu hao (TSCĐ). Tuy nhiên, việc xác định tổng mức khấu hao trong nền kinh tế đòi hỏi nhiều thời gian và rất phức tạp. Vì vậy, để đáp ứng kịp thời nhu cầu phân tích và tránh phiền phức do việc thu thập số liệu khác nhau, hay biến động về khấu hao, Nhà nước và các nhà kinh tế thường sử dụng GNP. 2.1.4. Thu nhập quốc dân và thu nhập có thể sử dụng (Y và YD) Thu nhập quốc dân (Y hoặc NI): Là phần thu được khi lấy tổng sản phẩm quốc dân ròng (NNP) trừ đi phần thuế gián thu. Thu nhập quốc dân phản ánh tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất: lao động, vốn, đất đai, tài nguyên, khả năng quản lý,... của nền kinh tế hay đồng thời cũng là thu nhập của tất cả các hộ gia đình (các cá nhân) trong nền kinh tế. Như vậy, khái niệm thu nhập quốc dân trùng hợp với khái niệm sản phẩm quốc dân ròng theo chi phí cho các yếu tố sản xuất. Ta có: Y = W + i + r + . Thu nhập quốc dân ròng cũng có thể tính bằng cách lấy tổng sản phẩm quốc dân trừ đi khấu hao và thuế gián thu. Y = GNP - Khấu hao (DP) - Thuế gián thu (Te) Hay Y = NNP - thuế gián thu (Te) Thuế gián thu: Thông thường đây được coi là những loại thuế đánh vào sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ và do vậy, việc trả thuế chỉ là gián tiếp (người nộp thuế không phải là người chịu thuế mà thực chất là người tiêu dùng phải gánh chịu). Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế hải quan và thuế giá trị gia tăng là các ví dụ về thuế gián thu. Sự phân biệt giữa thuế trực thu và thuế gián thu là một sự phân biệt truyền thống trong tài chính công cộng. Tuy nhiên, sự phân biệt này không phải là một sự phân biệt hoàn toàn chặt chẽ, đồng thời cũng không phải là đặc biệt bổ ích theo quan điểm phân tích. Có một số ví dụ về thuế mà sự phân loại là không dễ dàng và sự phân biệt giữa chúng không phải là rất có ích theo quan điểm phân tích phạm vi ảnh hưởng. Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh vào phần thu nhập sau khi trừ các chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Tuy thu nhập quốc dân là chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ tất cả các yếu tố của nền kinh tế, do vậy đã phản ánh mức sống của dân cư. Nhưng để dự đoán khả năng tiêu và tích lũy của dân cư, Nhà nước phải dựa vào các chỉ tiêu trực tiếp hơn, tác động đến tiêu dùng và tích lũy. Đó là thu nhập có thể sử dụng. Thu nhập có thể sử dụng là phần thu nhập quốc dân còn lại sau khi các hộ gia đình nộp lại các loại thuế trực thu và nhận được các trợ cấp của Chính phủ hoặc doanh nghiệp. 28 ECO102_Bai2_v2.0018102208
- Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản YD = Y - Td + TR Bảng 2.1. Mối quan hệ giữa các chỉ tiêu xét dưới góc độ thuế Thu Thu nhập Khấu Khấu Khấu hao nhập ròng tài hao hao ròng tài sản sản NX GNP G Thuế Thuế gián gián thu GDP NNP thu I Y Thuế trực thu – trợ C cấp = YD Thuế trực thu chủ yếu là các loại thuế đánh vào thu nhập do lao động; thu nhập do thừa kế tài sản của cha ông để lại, các loại đóng góp của cá nhân như bảo hiểm xã hội, lệ phí giao thông,... Thu nhập của các hộ gia đình kinh doanh cá thể hay chung vốn cũng là một dạng thuế trực thu và phải trừ ra từ thu nhập quốc dân. Tương tự các loại thuế lợi tức đánh vào các công ty cổ phần (công ty do nhiều người sở hữu) và phần lợi nhuận không chia của các công ty để lại để tích lũy tái sản xuất mở rộng, cũng không nằm trong thành phần của thu nhập có thể sử dụng (YD). Toàn bộ thu nhập có thể sử dụng (YD) chỉ bao gồm thu nhập mà các hộ gia đình có thể tiêu dùng (C), và để dành hay tiết kiệm (S). Ta có: YD = C + S Bảng 2.2. Phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu dựa vào yếu tố chi phí đầu vào 2.1.5. Ý nghĩa của các chỉ tiêu GNP và GDP trong phân tích kinh tế vĩ mô Chỉ tiêu GNP hay GDP là những thước đo tốt về thành tựu kinh tế của một đất nước. Ngân hàng thế giới (WB) hay quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cũng như các nhà kinh tế khác thường sử dụng các chỉ tiêu này để so sánh quy mô sản xuất của các nước khác nhau trên thế giới. GNP và GDP thường được sử dụng để phân tích những biến đổi về sản lượng của một 29 ECO102_Bai2_v2.0018102208
- Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản đất nước trong thời gian khác nhau. Trường hợp này, người ta thường tính tốc độ tăng trưởng của GNP hay GDP thực tế nhằm loại trừ sự biến động của giá cả. Các chỉ tiêu GNP hay GDP còn được sử dụng để phân tích sự thay đổi mức sống của dân cư. Lúc này người ta tính các chỉ tiêu GNP và GDP bình quân đầu người: GNP bình quân đầu người = GNP/tổng dân số Như vậy, mức sống của dân cư của một nước phụ thuộc vào số lượng hàng hóa và dịch vụ mà họ sản xuất ra và quy mô dân số của nước đó. Sự thay đổi về GNP hay GDP bình quân đầu người phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ tăng dân số và năng suất lao động. Nói cách khác, mức sống của dân cư của một nước phụ thuộc và đất nước đó giải quyết vấn đề dân số trong mối quan hệ với năng suất lao động như thế nào? Có sự khác nhau giữa hai chỉ tiêu GNP bình quân đầu người và GDP bình quân đầu người. GNP bao gồm GDP và phần chênh lệch về tài sản từ nước ngoài, nên GNP bình quân đầu người là một thước đo tốt hơn, xét theo khía cạnh số lượng hàng hóa và dịch vụ mà mỗi người dân một nước có thể mua được. Còn GDP bình quân đầu người là thước đo tốt hơn về số lượng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra tính bình quân cho một người dân. Điều này giải thích tại sao các thống kê của World Bank thường đưa ra các ước tính về GDP, trong khi các nước tính bình quân đầu người lại dùng GNP. Hiện nay, hầu hết các Chính phủ của các quốc gia trên thế giới đều phải dựa vào số liệu và các ước tính về GNP và GDP để lập các chiến lược phát triển kinh tế dài hạn và kế hoạch ngân sách, tiền tệ ngắn hạn. Từ các chỉ tiêu GNP và GDP, các cơ quan hoạch định chính sách đưa ra các phân tích về tiêu dùng, đầu tư, ngân sách, lượng tiền, xuất nhập khẩu, giá cả, tỷ giá hối đoái,... Các phân tích này thường được tiến hành trên cơ sở các mô hình toán kinh tế vĩ mô. Thiếu các thống kê chính xác về GNP và GDP, Nhà nước thiếu một cơ sở tối thiểu cần thiết cho quá trình quản lý và điều tiết kinh tế. Muốn có số liệu chính xác về GNP và GDP cần có phương pháp khoa học để tính toán GNP và GDP. Một câu hỏi đặt ra là: GNP có phải là thước đo hoàn hảo về thành tựu kinh tế cũng như phúc lợi kinh tế của một đất nước không? Câu trả lời là không. Qua trình bày ở trên, phương pháp tính GDP và do đó GNP đã bỏ sót nhiều sản phẩm và dịch vụ mà nhân dân làm hoặc giúp đỡ nhau làm, vì đơn giản là không đưa ra thị trường và không báo cáo. Nhiều hoạt động kinh tế phi pháp hoặc hợp pháp nhưng không được báo cáo nhằm trốn thuế, cũng không tính được vào GNP. Những thiệt hại về môi trường như ô nhiễm nước, không khí, tắc nghẽn giao thông, gây thiệt hại cho sức khoẻ và môi trường,... cũng không được “điều chỉnh” khi tính GNP. Sau cùng, GNP phản ánh những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra trong nền kinh tế. Nhưng hàng hóa cao cấp nhất cho đời sống con người là thời gian nghỉ ngơi, để bổ khuyết cho sự thoải mái về tâm lý thì không thể nào ghi chép và phản ánh được vào GNP. Nhiều nhà kinh tế đã đề nghị sử dụng một khái niệm mới: Phúc lợi kinh tế ròng (NEW) để đo lường phúc lợi thay cho GNP hoặc bổ sung cho nó. Nhưng vì phương pháp tính NEW còn là mới mẻ, chưa theo dõi được, nên chúng ta tiếp tục sử dụng GNP làm thước đo thành tựu kinh tế của một đất nước. 30 ECO102_Bai2_v2.0018102208
- Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản 2.2. Các chỉ tiêu đo lường mức giá chung 2.2.1. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) Một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng tiếp theo là chỉ số giá tiêu dùng. Giống như GDP, CPI cũng được coi là một hàn thử biểu của nền kinh tế do thay đổi trong CPI có tác động trực tiếp đến mức sống và phúc lợi kinh tế của mọi người dân trong xã hội. Bởi vậy, CPI thu hút sự quan tâm theo dõi của mọi tầng lớp dân cư trong xã hội, từ các nhà kinh tế đến những người dân thường. Cơ quan chức năng của chính phủ là Tổng cục Thống kê tiến hành xây dựng CPI như thế nào và đo lường tỷ lệ lạm phát ra sao và sử dụng chỉ số này như thế nào để so sánh những con số tính bằng đơn vị đồng (tiền) ở những thời điểm khác nhau là những nội dung chủ yếu được đề cập trong phần này. Tiếp đó là chỉ ra những sự khác biệt chủ yếu giữa hai chỉ số giá là chỉ số điều chỉnh GDP và CPI và những hạn chế của việc dùng những thay đổi trong CPI là các thước đo của lạm phát. a. Định nghĩa chỉ số giá tiêu dùng Chỉ số giá tiêu dùng đo lường mức giá trung bình của giỏ hàng hóa và dịch vụ mà một người tiêu dùng điển hình mua. Chỉ số giá tiêu dùng là một chỉ tiêu tương đối phản ánh xu thế và mức độ biến động của giá bán lẻ hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ dùng trong sinh hoạt của dân cư và các hộ gia đình. Bởi vậy, nó được dùng để theo dõi sự thay đổi của chi phí sinh hoạt theo thời gian. Khi chỉ số giá tiêu dùng tăng, nghĩa là mức giá trung bình tăng. Kết quả là người tiêu dùng phải chi nhiều tiền hơn để có thể mua được một lượng hàng hóa và dịch vụ như cũ nhằm duy trì mức sống trước đó của họ. Ở Việt Nam, hàng tháng Tổng cục thống kê tính toán và công bố những số liệu mới về CPI. Trên cơ sở những con số thống kê này, các nhà phân tích nhanh chóng đưa ra các bình luận về nguyên nhân thay đổi giá cả và đồng thời dự báo triển vọng thay đổi giá cả trong tương lai trên các mặt báo hàng ngày hoặc đưa lên tivi. Chúng ta có thể đọc thấy những con số thống kê này trên các Niên giám thống kê do Tổng cục thống kê phát hành hàng năm. b. Xây dựng chỉ số giá tiêu dùng Bây giờ, chúng ta tìm hiểu xem các nhà thống kê kinh tế tính CPI như thế nào? Trước hết để xây dựng chỉ số giá tiêu dùng, các nhà thống kê kinh tế chọn năm cơ sở/kỳ gốc. Tiếp đó, họ tiến hành các cuộc điều tra tiêu dùng trên khắp các vùng của quốc gia để xác định “giỏ” hàng hóa và dịch vụ điển hình mà dân cư mua trong năm cơ sở. Hiện nay, giỏ hàng đặc trưng để tính CPI của Việt Nam được hình thành bởi 10 nhóm hàng cấp I; 34 nhóm hàng cấp II và 86 nhóm hàng cấp 3. CPI và xu thế biến động của mức giá hàng tiêu dùng được tính toán như thế nào? Để biết được một cách chính xác, chúng ta hãy xét 1 ví dụ đơn giản với các bước tiến hành cụ thể sau: t Bước 1: Chọn năm cơ sở và xác định giỏ hàng cho năm cơ sở ( qi ) với t biểu thị năm hay thời kỳ thứ t, với t = 0 ở năm cơ sở; và i là dạng viết gọn của mặt hàng tiêu dùng thứ i trong giỏ hàng cơ sở. Giả sử năm cơ sở là năm 2002, trong ví dụ chúng ta thì: q it q i0 31 ECO102_Bai2_v2.0018102208
- Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản Chúng ta giả định rằng ở năm cơ sở, giỏ hàng của người tiêu dùng điển hình chỉ bao gồm có 2 mặt hàng là gạo và cá với lượng hàng mua tương ứng là 10 kg gạo và 5 kg cá. Chúng ta cố định giỏ hàng này cho các năm tiếp theo, vì mục đích của chúng ta là xác định ảnh hưởng của những thay đổi giá đến chi phí giỏ hàng ở các năm khác nhau. t Bước 2: Xác định giá của từng mặt hàng trong giỏ hàng cố định cho các năm ( pi ) với giá của mặt hàng gạo và giá cá như đã được ghi chép lại ở bảng 2.3. Tiếp theo, chúng ta tiến hành tính CPI cho từng năm và tỷ lệ lạm phát qua các năm. Bước 3: Tính chi phí mua giỏ hàng cố định theo giá thay đổi theo các năm. Chi phí cho giỏ hàng của mỗi năm được tính bằng cách nhân giá của từng mặt hàng của năm tương ứng với lượng cố định của các mặt hàng đó ở năm cơ sở và sau đó cộng các giá trị tìm được với nhau. Do chỉ có giá các mặt hàng thay đổi qua các năm nên chi phí giỏ hàng ỏ t 0 năm t là p qi i . Bước 4: Tính chỉ số giá tiêu dùng cho các năm. Sau khi có số liệu về chi phí cho giỏ hàng cho từng năm, chúng ta có thể tính CPI, đó là một chỉ số. Cũng giống như ở chỉ số điều chỉnh GDP để tiện lợi, các nhà thống kê kinh tế thường thể hiện giá trị của chỉ số ở năm cơ sở là 100 thay vì 1,0. CPI của một năm/thời kỳ nào đó chính là tỷ số giữa giá trị (chi phí) giỏ hàng của năm đó và giá trị (chi phí) giỏ hàng của năm cơ sở nhân với 100. Đó là: pit q i0 CPI t ( ) 100 pi0qi0 Bảng 2.3. Ví dụ về cách xác định chỉ số giá tiêu dùng CPI Chỉ tiêu Năm cơ sở Giai đoạn hiện hành Hàng hóa Số lượng Giá ($) Chi tiêu ($) Giá ($) Chi tiêu ($) Cam 5 0,8 4 1,2 6 Cắt tóc 6 11 66 12,5 75 Vé xe buýt 100 1,4 140 1,5 150 Tổng 210 231 210 231 CPI0 100 100 ; CPI1 100 110 210 210 Bảng 2.3 mô tả cách xác định chỉ số giá tiêu dùng CPI trong năm hiện hành và năm cơ sở đối với 3 loại hàng hóa là lượng cam tiêu thụ, số đầu cắt tóc và số vé xe buýt đi trong 1 năm. Giá cả hiện tại của 3 loại hàng hóa đều tăng lên, nhưng chúng ta xét số lượng 3 loại hàng hóa này không đổi ở thời điểm hiện tại và một thời điểm nào đó lấy làm gốc. Khi đó, chỉ số giá tiêu dùng tại năm cơ sở và thời điểm hiện tại là: 210 231 CPI0 100 100 ; CPI1 100 110 210 210 32 ECO102_Bai2_v2.0018102208
- Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản Bảng 2.4. Ví dụ về cách xác định giá trị các chỉ số CPI từ năm 2018 - 2020 Giá gạo Giá cá Chi tiêu Năm CPI (1000đ/kg) (1000đ/kg) (1000đ) 2018 3 15 105 100 2019 4 17 125 119,0 2020 5 22 160 152,4 Trong ví dụ ở Bảng 2.4, CPI của năm 2019 là 119. Theo định nghĩa thì CPI của năm 2018 là năm cơ sở là 100. CPI năm 2019 là 119 cho biết rằng mức giá của năm 2019 cao hơn mức giá của năm cơ sở 2018 là 19%. Tương tự, so với năm cơ sở 2018 thì mức giá của năm 2020 đã tăng lên là 52,4%. c. Tính toán chỉ số giá tiêu dùng ở Việt Nam Ở Việt Nam, hàng tháng nhân viên Tổng cục Thống kê cùng các Chi cục Thống kê tại các tỉnh, thành trong cả nước tiến hành quan sát và ghi chép giá cả của các mặt hàng trong từng nhóm hàng thuộc giỏ hàng đã cố định. Khi đã có đầy đủ số liệu, họ tính CPI thông qua việc tính chi cho giỏ hàng hóa và dịch vụ theo giá hiện hành của thời kỳ tính toán. Giá trị tính được này sau đó được đem so sánh với giá trị của giỏ hàng trong thời kỳ cơ sở. Hiện nay, Tổng cục Thống kê tính chỉ số giá tiêu dùng theo công thức Laspeyres, như sau: CPIi CPIi d 0i d 0i Trong đó: CPIi là chỉ số giá cả tiêu dùng tính theo nhóm hàng tiêu dùng i. D0i là quyền số cố định của nhóm hàng i tính theo năm cơ sở/kỳ gốc. Chỉ số giá tiêu dùng được tính chung cho tất cả các nhóm hàng và tính riêng cho từng nhóm hàng. Khi tính toán chỉ số giá tiêu dùng. Tổng cục thống kê cố gắng tính tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng điển hình mua. Ngoài ra, họ còn tìm cách gắn quyền số cho những hàng hóa và dịch vụ này theo số lượng của mỗi loại hàng mà người tiêu dùng mua. Quyền số dùng trong tính toán chỉ số giá tiêu dùng là tỷ trọng chi tiêu cho từng nhóm hàng so với tổng chi tiêu trung bình của một người trong một năm, tính bằng tỷ lệ phần trăm. Cách tính CPI ở Việt Nam thời kỳ 2009 - 2014 được miêu tả ở Bảng 2.5). Để tính chỉ số giá tiêu dùng, Tổng cục Thống kê phải xác định danh mục các loại hàng hóa và dịch vụ (“rổ” hàng hóa) tiêu dùng phổ biến của người dân (được gọi là danh mục hàng hóa và dịch vụ đại diện) và thu thập giá hàng tháng đối với các loại hàng hóa và dịch vụ trong danh mục này. Danh mục các mặt hàng đại diện trong rổ hàng hàng hóa thời kỳ 2009 - 2020 sẽ bao gồm 573 mặt hàng, tăng 78 mặt hàng so với “rổ” cũ trước đây. Cơ cấu quyền số (tỷ trọng chi tiêu của từng nhóm hàng hóa, dịch vụ so với tổng giá trị chi tiêu) giữa các nhóm hàng hóa cũng có sự thay đổi để phản ánh sát thực và chính xác hơn với xu hướng tiêu dùng hiện nay. Điều này được thể hiện rõ nét nhất qua việc quyền số của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (thuộc nhóm hàng cấp I) giảm chỉ còn 39,93%, thay vì 33 ECO102_Bai2_v2.0018102208
- Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản mức 42,85% trước đây. Nhóm hàng này cũng được tách chi tiết thành 3 nhóm hàng gồm lương thực (8,18 %), thực phẩm (24,35 %) và ăn uống ngoài gia đình (7,4 %). Bảng 2.5. Quyền số dùng tính CPI của Việt Nam thời kỳ 2009 - 2020 Mã Các nhóm hàng và dịch vụ Quyền số (%) C Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng 100,00 01 I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 39,93 011 1. Lương thực 8,18 012 2. Thực phẩm 24,35 013 3. Ăn uống ngoài gia đình 7,40 02 II. Đồ uống và thuốc lá 4,03 03 III. May mặc, mũ nón, giày dép 7,28 04 IV. Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng 10,01 05 V. Thiết bị và đồ dùng gia đình 8,65 06 VI. Thuốc và dịch vụ y tế 5,61 07 VII. Giao thông 8,87 08 VIII. Bưu chính viễn thông 2,73 09 IX. Giáo dục 5,72 10 X. Văn hóa, giải trí và du lịch 3,83 11 XI. Hàng hóa và dịch vụ khác 3,34 Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ 2.2.2. Chỉ số điều chỉnh (GDP) Chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP) đo lường mức giá trung bình của tất cả mọi hàng hóa và dịch vụ được tính vào GDP. Chỉ số điều chỉnh GDP được tính bằng tỷ số giữa GDP danh nghĩa và GDP thực tế. Nó phản ánh mức giá hiện hành so với mức giá của năm cơ sở. Chỉ số điều chỉnh GDP ở những năm sau (thời kỳ sau) phản ánh sự gia tăng của GDP danh nghĩa so với năm gốc, nó chỉ cho biết sự thay đổi sản lượng do giá thay đổi chứ không cho biết sự gia tăng của GDP thực tế. Do GDP danh nghĩa phải bằng GDP thực tế ở năm cơ sở theo định nghĩa nên chỉ số điều chỉnh GDP ở năm cơ sở luôn bằng 1. Tuy nhiên, để tiện lợi, các nhà thống kê kinh tế thường thể hiện giá trị của chỉ số điều chỉnh GDP hay chỉ số giảm phát ở năm cơ sở là 100 thay vì là 1. Rõ ràng là đọc chỉ số điều chỉnh GDP của năm 2004 là 196,9 dễ hơn là 1,969 (so với năm cơ sở là 1994). Do vậy, tỷ số giữa giá trị của GDP danh nghĩa và GDP thực tế được nhân với 100. Chúng ta có công thức tính chỉ số điều chỉnh GDP là: t GDPnt D GDP 100 GDPrt 34 ECO102_Bai2_v2.0018102208
- Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản Bảng 2.6. Ví dụ về cách xác định giá trị chỉ số điều chỉnh GDP Chỉ tiêu Giai đoạn hiện hành Năm cơ sở Hàng hóa Số lượng Giá ($) Chi tiêu ($) Giá ($) Chi tiêu ($) Cam 4240 1,05 4452 1 4240 Máy tính 5 2100 10500 2000 10000 Bút 1060 1 1060 1 1060 Tổng 16012 15300 DGDP = (16012/15300) × 100 = 104,7 Bảng 2.6 mô tả cách xác định chỉ số điều chỉnh GDP. Chúng ta xác định giá trị GDP danh nghĩa và GDP thực tế trước, sau đó tính được: DGDP = (16,012/15,300) × 100 = 104,7 Chúng ta có thể minh họa những điều đã được đề cập trên bằng một ví dụ đơn giản, đó là nghiên cứu một nền kinh tế tưởng tượng chỉ sản xuất hai hàng hóa cuối cùng là gạo, nước mắm. Đối với mặt hàng gạo, đơn vị đo lường về lượng được tính bằng kg và giá được tính theo đơn vị nghìn đồng một kg. Về mặt hàng nước mắm đơn vị đo lường về lượng được tính bằng lít và giá được tính theo nghìn đồng một lít. Chúng ta tìm hiểu xem các nhà thống kê kinh tế tính toán các chỉ tiêu về GDP danh nghĩa (GDPn), GDP thực tế (GDPr) theo cách tiếp cận chi tiêu, chỉ số điều chỉnh GDP (DGDP) và tỷ lệ tăng trưởng GDP hay tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm (g) như thế nào. Dựa theo các công thức đã nêu và chọn năm 2002 là năm cơ sở chúng ta tính được các chỉ tiêu trên căn cứ vào số liệu ở bảng 2.7. Bảng 2.7. Xác định GDP danh nghĩa, GDP thực tế, và chỉ số điều chỉnh GDP Năm Gạo Nước mắm Tính các chỉ tiêu Giá Lượng Giá Lượng GDPn GDPr DGDP 2002 3 1000 7 180 4.260 4.260 100 2003 4 1200 7,5 190 6.225 4.930 126,3 2004 5 1350 8 210 8.430 5.520 152,7 Nhìn vào kết quả tính toán ở bảng 2.7, chúng ta thấy rằng GDP danh nghĩa và GDP thực tế bằng nhau và bằng 4.260 trong năm cơ sở là năm 2002. Vì vậy, chỉ số điều chỉnh GDP bằng 100. Trong năm 2003, GDP danh nghĩa là 6.225 trong khi GDP thực tế là 4.930, chúng ta có chỉ số điều chỉnh GDP là 126,3. Điều này có nghĩa là mức giá chung của nền kinh tế trong năm 2003 đã tăng lên 26,3% so với năm 2002. 2.2.3. Cách tính tỷ lệ lạm phát Tính tỷ lệ lạm phát () là công việc cuối cùng, giúp chúng ta hiểu được ứng dụng của CPI trong phân tích kinh tế. Cụ thể, chúng ta dùng CPI để tính tỷ lệ lạm phát. Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung theo thời gian. Do vậy, tỷ lệ lạm phát là phần trăm thay đổi của mức giá chung so với thời kỳ trước đó. Trong ví dụ này, tỷ lệ lạm phát hay tốc độ tăng giá của giỏ hàng tiêu dùng của năm sau so với năm trước được tính bằng công thức sau: 35 ECO102_Bai2_v2.0018102208
- Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản CPI t CPI t 1 t 100% CPI t 1 Trong đó: t là tỷ lệ lạm phát năm t, và CPIt là chỉ số giá tiêu dùng năm t. Ở ví dụ trên, tỷ lệ lạm phát tính được của chúng ta là 19% trong năm 2003 và 28% trong năm 2004 hay mức giá chung của giỏ hàng hóa đã tăng lên 19% trong năm 2003 và 28% trong năm 2004. Điều này cũng có nghĩa là so với năm 2002, chi phí người tiêu dùng điển hình phải bỏ ra để mua cùng một giỏ hàng đã tăng lên 19% trong năm 2003 và tiếp tục tăng lên thêm 28% trong năm 2004. Bảng 2.8. Xác định tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số điều chỉnh GDP (theo bảng 2.9) Năm Gạo Nước mắm Tính các chỉ tiêu Tỷ lệ Giá Lượng Giá Lượng GDPn GDPr DGDP lạm phát 2002 3 1000 7 180 4.260 4.260 100 - 2003 4 1200 7,5 190 6.225 4.930 126,3 26,3% 2004 5 1350 8 210 8.430 5.520 152,7 20,9% 2.3. Các chỉ tiêu vĩ mô khác 2.3.1. Lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực tế Hiệu chỉnh các biến số kinh tế khỏi ảnh hưởng của lạm phát cũng diễn tra trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng, cụ thể đối với lãi suất tiền gửi và tiền vay. Khi gửi tiền tiết kiệm vào tài khoản ở ngân hàng người ta nhận được một khoản tiền lãi từ khoản tiền vay. Trái lại, khi vay tiền của ngân hàng để kinh doanh hoặc mua sắm hàng tiêu dùng người ta phải trả lãi cho khoản tiền vay đó. Như vậy, lãi suất thể hiện một khoản thanh toán trong tương lai cho một sự chuyển giao tiền trong quá khứ. Bởi vậy, lãi suất luôn liên quan đến việc so sánh các khoản tiền tại các thời điểm khác nhau. Để dễ hiểu chúng ta xem xét một ví dụ. Giả sử anh A gửi một khoản tiền là 10 triệu đồng vào ngân hàng Techcombank với lãi suất hàng năm là 10%. Sau một năm, anh A nhận được 1 triệu tiền lãi hay số lượng đồng mà anh A có tăng lên 10%. Rút toàn bộ số tiền cả gốc và lãi, anh A có 11 triệu đồng. Có đúng anh A được lợi một số tiền là 1 triệu đồng so với số tiền 10 triệu mà anh A gửi vào một năm trước đây không? Đúng là số lượng tiền anh A nhận được này tăng lên 10%. Tuy nhiên, giá hàng hóa trong năm đã tăng lên 9,5% nên mỗi đồng bây giờ mua được ít hàng hóa hơn trước hay sức muc của anh A không tăng lên 10%. Thực tế, lượng hàng hóa mà anh A mua được chỉ tăng thêm 0,5%. Nếu lạm phát cao hơn 10%, giả sử là 12%, thì sức mua thực tế của anh A đã giảm 2%. Lãi suất mà ngân hàng trả cho người gửi tiền gọi là lãi suất danh nghĩa (Nominal Interest Rate - ký hiệu là i) và lãi suất đã trừ tỷ lệ lạm phát gọi là lãi suất thực tế (Real Interest Rate - ký hiệu là r). Từ đó chúng ta có thể mô tả mối quan hệ giữa lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế dưới dạng công thức sau: r=i- Như vậy, lãi suất thực tế là khoản chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát. Lãi suất danh nghĩa cho biết số đồng tiền tăng lên như thế nào qua thời gian trong khi lãi 36 ECO102_Bai2_v2.0018102208
- Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản suất thực tế cho biết sức mua của tài khoản ngân hàng tăng lên như thế nào qua thời gian. Trên thực tế, lãi suất danh nghĩa và lãi suất thực tế không phải luôn biến đổi chiều theo thời gian. Trong hai năm 2004 và 2005, mặc dù lãi suất danh nghĩa cao và luôn được điều chỉnh cao hơn nhưng lãi suất thực tế lại rất thấp và thậm chí giảm xuống thành lãi suất âm. Đó là tình huống lạm phát cao và lạm phát gia tăng đã giảm giá trị của khoản tiền tiết kiệm nhanh hơn lãi suất danh nghĩa tăng giá trị của khoản tiền này. 2.3.2. Xác định mức toàn dụng nhân công Toàn dụng nhân công là trạng thái của nền kinh tế mà tất cả mọi người thuộc lực lượng lao động (trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, có nhu cầu làm việc với mức lương hiện hành trên thị trường lao động) đều có việc làm. Nền kinh tế chỉ tồn tại thất nghiệp tự nhiên. Chỉ có những người không chấp nhận làm việc ở mức lương chung của thị trường mới không có việc làm. Thất nghiệp tự nhiên được dùng để chỉ mức thất nghiệp mà bình thường nền kinh tế trải qua. Thuật ngữ tự nhiên không hàm ý rằng triết lý thất nghiệp này đáng mong muốn, không thay đổi theo thời gian hoặc không bị ảnh hưởng bởi chính sách kinh tế. Nó đơn giản là mức thất nghiệp được duy trì ngay cả trong dài hạn. Các dạng thất nghiệp được tính vào thất nghiệp tự nhiên gồm thất ngiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển. Ở trạng thái toàn dụng lao động, nguồn nhân lực trong nền kinh tế được sử dụng đạt hiệu quả tối ưu. Toàn dụng nhân công xảy ra tại mức sản lượng tiềm năng. Sản lượng tiềm năng (Yp - Potentional output) là mức sản lượng mà nền kinh tế đạt được tương ứng với mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (Un - natural rate of unemployment) và tỷ lệ lạm phát vừa phải mà nền kinh tế có thể chấp nhận được. Sản lượng tiềm năng có thể được hiểu khi một nền kinh tế có thể vận dụng tất cả nguồn lực của mình như lực lượng lao động, thiết bị, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên và những nguồn lực khác được sử dụng đầy đủ; hoặc GDP của nền kinh tế có thể đạt được khi áp dụng đúng nguồn lực của mình. Một nền kinh tế sản xuất tại sản lượng tiềm năng có thể được gọi là nền kinh tế có việc làm đầy đủ. Sản lượng tiềm năng (Yp) chưa phải là mức sản lượng tối đa, đồng thời nó có khuynh hướng tăng lên theo thời gian (do khả năng sản xuất của nền kinh tế luôn có khuynh hướng tăng lên). Trong thực tế, sản lượng thực tế (Ya) luôn biến động xoay quanh sản lượng tiềm năng Yp nên tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát cũng biến động, tạo ra chu kỳ kinh doanh. Khi Ya = Yp: Nghĩa là khi sản lượng thực tế bằng sản lượng tiềm năng, nền kinh tế đạt trạng thái toàn dụng. Khi Ya < Yp: Nghĩa là khi sản lượng thực tế nhở hơn sản lượng tiềm năng, nền kinh tế đang trong trạng thái khiếm dụng. Nghĩa là lúc này Ua > Un (thất nghiệp thực tế lớn hơn thất nghiệp tự nhiên). Phần cao hơn (là thất nghiệp chu kỳ) có thể được ước tính theo định luật Okun. 37 ECO102_Bai2_v2.0018102208
- Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản Hình 2.1. Sản lượng tiềm năng và chu kỳ kinh doanh Sự phát triển của sản lượng tiềm năng là phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tiềm ẩn; đi đầu trong các yếu tô là các nguồn lực cung ứng của nền kinh tế như vốn, lao động và năng suất. Do đó, sự tăng trưởng sản lượng tiềm năng phản ánh sự phát triển thị trường nhân khẩu và lao động, sự thay đổi trong đầu tư và đổi mới công nghệ. Sự xuất hiện gần đây của các cuộc khủng hoảng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới cũng đã mang đến những ảnh hưởng về hiệu ứng của sản lượng tiềm năng. Một cuộc khủng hoảng có thể làm giảm sản lượng tiềm năng trong ngắn và trung hạn thông qua tác động bất lợi của nó vào đầu tư giống như một sự tích lũy vốn chậm kết hợp với khả năng kém tăng tốc trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế. Ngoài ra, trong trường hợp của một cuộc suy thóai kéo dài, tình trạng thất nghiệp kéo dài có thể có tác động xấu đến nguồn vốn con người. Để tránh tăng lạm phát, nhà nước phải chấp nhận một mức thất nghiệp đủ cao để lạm phát kỳ vọng bằng với lạm phát thực tế, điều này được gọi là: Tỷ lệ thất nghiệp không gia tăng lạm phát (NAIRU). Chúng ta xem xét toàn dụng lao động như một hiện tượng kinh tế thuần tuý thì không hoàn toàn đúng. Nếu mục đích của toàn dụng lao động là một xã hội hạnh phúc, thì chất lượng cũng như số lượng việc làm là điều quan trọng. Tỷ lệ có việc làm trong các xã hội kém phát triển là rất cao. Ở các nước giàu hơn, nhiều người sẽ tham gia lao động hơn nếu chính phủ thu hồi trợ cấp thất nghiệp và bãi bỏ mức lương tối thiểu. Thay đổi công nghệ có thể làm phức tạp hóa các vấn đề. Tình trạng khan hiếm lao động có thể thúc đẩy đầu tư vào máy móc, cho phép mỗi người lao động sản xuất nhiều hơn. Tuy nhiên, nó cũng có thể dẫn đến tự động hóa nhiều hơn. Nếu robot có thể dễ dàng thay thế rất nhiều công nhân (và ngày càng có vẻ là đúng như thế) thì toàn dụng lao động không chỉ đơn giản là một vấn đề về việc bảo đảm nền kinh tế đang phát triển đủ nhanh để mọi người lao động sẵn sàng làm việc đều có một việc làm. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào các quyết định mà xã hội đưa ra, liên quan đến việc người lao động có thể được cung cấp các phương tiện để từ chối những việc làm nghèo hèn, lương thấp vốn có thể được thực hiện bằng máy móc. 2.3.3. Đo lường tỷ lệ thất nghiệp Thống kê việc làm và thất nghiệp là một trong những số liệu kinh tế được mọi người quan tâm nhất. Thứ nhất, một nền kinh tế vận hành tốt sẽ sử dụng hết các nguồn lực hiện có. Thất nghiệp có thể là tín hiệu cho biết các nguồn lực dư thừa và do đó chỉ ra nền kinh 38 ECO102_Bai2_v2.0018102208
- Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản tế có thể có những vấn đề trong sự vận hành. Thứ hai, thất nghiệp được mọi người đặc biệt quan tâm bởi vì đó là vấn đề kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến con người trực tiếp nhất và nghiêm trọng nhất. Thước đo thất nghiệp dựa trên cơ sở phân loại dân số hoạt động kinh tế (từ đủ 15 tuổi trở lên): POP = E + U + NL Trong đó, POP là dân số hoạt động kinh tế, E là số người có việc, U là số người thất nghiệp, và NL là những người không nằm trong lực lượng lao động. Do đó, chúng ta có: L=U+E Trong đó: L là lực lượng lao động. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là phần trăm của dân số hoạt động kinh tế nằm trong lực lượng lao động: L/POP. Tỷ lệ có việc (em) và tỷ lệ thất nghiệp (u) được xác định như sau: E em L U u 1 em L 2.3.4. Tiết kiệm tư nhân và tiết kiệm chính phủ Tiết kiệm tư nhân là phần còn lại của thu nhập sau khi đã tiêu dùng. Tiết kiệm của Chính phủ chính là cán cân ngân sách của Chính phủ; nó là phần còn lại của nguồn thu ngân sách sau khi Chính phủ đã chi tiêu trong năm tài khóa. Trong nền kinh tế giản đơn, nền kinh tế chỉ có hai tác nhân kinh tế là hộ gia đình và hãng kinh doanh thì tiết kiệm chính phủ không tồn tại, chỉ có tiết kiệm tư nhân. Khi đó, giả sử gọi SP là tiết kiệm của các hộ gia đình thì SP chính bằng đầu tư tư nhân (I) và cũng đúng bằng tiết kiệm quốc dân. Trong nền kinh tế có yếu tố chính phủ (nền kinh tế đóng), nếu gọi tiết kiệm của Chính phủ là SG thì tiết kiệm quốc dân là: SN = SG + SP; Trong đó: Tiết kiệm khu vực tư nhân (SP) = thu nhập có thể sử dụng (YD) - chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của các hộ gia đình (C) = Y – T - C; Tiết kiệm của chính phủ cũng chính là cán cân ngân sách chính phủ (B = T - G). 2.4. Các phương pháp xác định GDP 2.4.1. Sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô Trong nền kinh tế, các tác nhân đã tạo nên mối quan hệ chằng chịt trong việc tạo ra các hàng hóa và dịch vụ. Để đơn giản cho việc tính toán, người ta chỉ xem xét mô hình kinh tế giản đơn có hai tác nhân tham gia là hộ gia đình và hãng kinh doanh. Mô hình đó chính là sơ đồ luân chuyển kinh tế vĩ mô: 39 ECO102_Bai2_v2.0018102208
- Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản Hình 2.2. Sơ đồ dòng luân chuyển kinh tế vĩ mô Dòng bên trong là sự luân chuyển các nguồn lực thật: Hàng hóa và dịch vụ từ các hãng kinh doanh sang hộ gia đình và dịch vụ về yếu tố sản xuất từ hộ gia đình sang các hãng kinh doanh. Dòng bên ngoài là các giao dịch thanh toán bằng tiền: Các hãng kinh doanh trả tiền cho các dịch vụ yếu tố sản xuất tạo nên thu nhập của các hộ gia đình; Các hộ gia đình thanh toán các khoản chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ. Sơ đồ trên với giả định: Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ bằng tổng lượng tiền mà các hộ gia đình trả cho các hãng để mua hàng hóa và dịch vụ, gợi cho ta hai cách tính khối lượng sản phẩm trong một nền kinh tế, do đó: Nửa trên của sơ đồ là cơ sở của phương pháp tính giá trị hàng hóa và dịch vụ theo luồng sản phẩm. Nửa dưới của sơ đồ là cơ sở của phương pháp tính giá trị hàng hóa và dịch vụ theo luồng thu nhập. 2.4.2. Phương pháp xác định GDP luồng sản phẩm (theo luồng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng) Sơ đồ vòng luân chuyển kinh tế vĩ mô cho thấy, có thể xác định GDP theo giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong nền kinh tế. Chúng ta gọi tắt là phương pháp xác định GDP theo luồng sản phẩm. Tuy nhiên, sơ đồ trên quá đơn giản. Ở đây chúng ta sẽ mở rộng sơ đồ đó, tính tới cả khu vực Chính phủ và xuất nhập khẩu. Theo phương pháp luồng sản phẩm, GDP bao gồm toàn bộ giá trị thị trường của các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng, mà các hộ gia đình, các hãng kinh doanh và chính phủ mua; và khoản xuất khẩu ròng được thực hiện trong một đơn vị thời gian (một năm). Cấu thành của GDP bao gồm: Công thức tính: GDP = C + I + G + X - IM Tiêu dùng của hộ gia đình (C) Tiêu dùng của hộ gia đình (C) bao gồm tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của các hộ gia đình mua được trên thị trường để chi dùng trong đời sống hàng ngày của họ: cam chuối, bánh kẹo, thực phẩm, phương tiện giao thông,... Như vậy, GDP chỉ bao gồm những sản phẩm được bán và bỏ sót nhiều hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình tự sản xuất để tiêu dùng mà không phải để bán, hoặc những hàng hóa dịch vụ, nhìn chung không được mua bán trên thị trường nhưng rất cần thiết cho đời sống của gia đình. Chẳng hạn, nông sản cho các gia đình nông dân tự sản xuất, tự chi 40 ECO102_Bai2_v2.0018102208
- Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản tiêu; công việc của các nhà nội trợ, một bữa tiệc do các thành viên trong gia đình tự làm lấy,... Tuy nhiên, tổng hợp các khoản chi tiêu cho tiêu dùng của các hộ gia đình ghi chép cũng đã chiếm vào khoảng 60% - 70% GDP của một đất nước. Đầu tư (I) Tổng sản phẩm không chỉ bao gồm các hàng hóa tiêu dùng của các hộ gia đình mà còn bao gồm cả hàng hóa đầu tư mà các hãng kinh doanh mua sắm để tái sản xuất mở rộng. Hàng hóa đầu tư bao gồm trang thiết bị là các tài sản cố định của doanh nghiệp, nhà ở, văn phòng mới xây dựng và chênh lệch hàng tồn kho của các hãng kinh doanh. Như vậy, khái niệm đầu tư ở đây khác với khái niệm đầu tư nói chung. Đầu tư, theo cách hiểu của các nhà kinh tế, ứng dụng trong tính toán tổng sản phẩm quốc nội là việc mua sắm các tư liệu lao động mới, tạo ra tư bản dưới dạng hiện vật như nhà máy mới, công cụ mới,... Chúng ta không nên nhầm lẫn khái niệm trên với quan niệm đầu tư của các nhà kinh doanh, như việc sử dụng vốn để mua cổ phần, cổ phiếu hay mở một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng. Đó chỉ là hành động thay đổi thành phần tính tài sản của cá nhân hay doanh nghiệp, không làm cho tổng sản phẩm cố định của đất nước tăng lên. Tổng đầu tư là giá trị các tư liệu lao động chưa trừ phần đã hao mòn trong quá trình sản xuất. Còn đầu tư ròng bằng tổng đầu tư trừ đi khấu hao tài sản cố định (còn gọi là tiêu dùng cơ bản). Đầu tư ròng = Tổng đầu tư - Hao mòn tài sản cố định Trong tính toán tổng sản phẩm quốc nội, ta tính tổng đầu tư chứ không phải đầu tư ròng. Cuối cùng như đã nêu ở trên, trong thành phần của đầu tư còn có khoản chênh lệch về hàng tồn kho. Vậy hàng tồn kho là gì? Hàng tồn kho hay dự trữ là những hàng hóa được giữ lại để sản xuất hay tiêu thụ sau này. Thực chất của hàng tồn kho là một loại tài sản lưu động. Đó là những vật liệu hay các yếu tố đầu vào của sản xuất sẽ được sử dụng trong chu kỳ sản xuất tới, hoặc các thành phẩm chờ bán ra trong thời gian tới. Nhưng, theo quy định, chúng được xếp vào hàng hóa đầu tư, khi tính toán tổng sản phẩm quốc nội. Tóm lại, khái niệm đầu tư là một khái niệm phức tạp. Khái niệm này chỉ rõ phần tổng sản phẩm quốc nội - hay một phần của khả năng sản xuất của xã hội - dùng để tạo vốn cơ bản (vốn cố định) cho nền kinh tế, chứ không phải để tiêu dùng cho hiện đại. Đầu tư có tác dụng tái sản xuất mở rộng, như vậy cũng có tác dụng tăng tiêu dùng trong tương lai. Đầu tư là việc giảm tiêu dùng hiện tại, là kết quả của quá trình tích lũy: tích lũy từ khu vực tư nhân và khu vực chính phủ. Chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ (G) Chính phủ cũng là một tác nhân kinh tế - một người tiêu dùng lớn nhất. Hàng năm, Chính phủ các nước phải chi tiêu những khoản tiền rất lớn vào việc xây dựng đường sá, trường học, bệnh viện, quốc phòng, an ninh và trả lương cho bộ máy quản lý hành chính Nhà nước. Toàn bộ chi tiêu về hàng hóa và dịch vụ đều được tính vào luồng sản phẩm. Ký hiệu là (G). Những khoản chi tiêu sau không được tính vào GDP: Những khoản thanh toán chuyển nhượng, ký hiệu TR, bao gồm: bảo hiểm xã hội cho người già, tàn tật, những người thuộc diện chính sách, trợ cấp thất nghiệp,… Những khoản này chi ra nhưng không tương ứng với một hàng hóa và dịch vụ nào mới được 41 ECO102_Bai2_v2.0018102208
- Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản sản xuất ra trong nền kinh tế, do đó không làm tăng GDP. Chi tiêu của Chính phủ được tài trợ chủ yếu bằng thuế (ký hiệu TA). Thuế bao gồm hai loại: trực thu và gián thu. Nhưng khi tính GDP theo cung trên tức là tính theo luồng hàng hóa và dịch vụ, chúng ta chưa cần quan tâm xử lý vấn đề thuế khóa. Vì rằng, bản thân giá cả thị trường đã bao gồm trong đó các loại thuế gián thu, đánh vào hàng hóa tiêu dùng. Xuất và nhập khẩu (X và IM) Hàng xuất khẩu là những hàng hóa được sản xuất ở trong nước, nhưng được bán ra cho người tiêu dùng ở nước ngoài. Hàng nhập khẩu là những hàng được sản xuất ở nước ngoài, nhưng được mua để phục vụ tiêu dùng nội địa. Căn cứ vào quan điểm đó, chúng ta thấy hàng xuất khẩu làm tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP), trái lại hàng nhập khẩu không nằm trong sản lượng nội địa, cần phải được trừ đi khỏi khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp và Chính phủ đã mua và tiêu dùng. Ví dụ 1: Giả sử GDP = 3000, C = 1700, G = 50, thu nhập ròng từ tài sản nước ngoài bằng 0 và NX = 40 1. Mức đầu tư trong nền kinh tế bằng bao nhiêu? I = GDP - C - G - NX = 2000 - 1790 = 1210 2. Giả sử xuất khẩu bằng 350, nhập khẩu bằng bao nhiêu? IM = X - NX = 350 - 40 = 310 3. Giả sử mức khấu hao bằng 130, NNP bằng bao nhiêu? NNP = GDP - DP = 3000 - 130 = 2870 2.4.3. Phương pháp xác định GDP theo luồng thu nhập (phương pháp chi phí đầu vào) Khác với phương pháp trên, tính GDP theo giá trị sản phẩm đầu ra, phương pháp này tính GDP theo chi phí các yếu tố đầu vào của sản xuất, mà các doanh nghiệp phải thanh toán, như tiền công, tiền trả lãi do vay vốn, tiền thuê nhà, thuê đất và lợi nhuận - phần thưởng cho sự mạo hiểm trong kinh tế. Tổng chi phí mà doanh nghiệp phải thanh toán trở thành thu nhập của công chúng. Gọi: Chi phí tiền công, tiền lương W Chi phí thuê vốn (Lãi suất) i Chi phí thuê nhà, thuê đất r Lợi nhuận Công thức chung xác định GDP theo yếu tố chi phí trong trường hợp đơn giản nhất, tức là trường hợp nền kinh tế chỉ bao gồm các hộ gia đình và các doanh nghiệp, chưa tính tới khấu hao như sau: GDP theo chi phí cho yếu tố sản xuất = W + i + r + Trong nền kinh tế có yếu tố chính phủ và khu vực nước ngoài, khi tính GDP theo phương pháp này cần có 2 hai điều chỉnh: Một là, vì GDP theo chi phí cho yếu tố sản xuất chưa tính đến khoản thuế mà Chính phủ đánh vào hàng hóa tiêu dùng thu qua doanh nghiệp. Đó là thuế gián thu (Te). Hai là, GDP tính theo yếu tố sản xuất chưa tính đến hao mòn tài sản cố định. Vì rằng hao mòn TSCĐ không tương ứng với khoản thu nhập nào của hộ gia đình. 42 ECO102_Bai2_v2.0018102208
- Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản Chi phí khấu hao TSCĐ phát sinh, các hãng phải bù đắp các hao mòn bộ phận hay toàn bộ TSCĐ. Khi tính GDP ta phải thêm vào công thức trên phần thuế gián thu (Te) và khấu hao tài sản cố định (Dp). GDP = W + i + r + + Te + Dp 2.4.4. Phương pháp xác định GDP theo giá trị gia tăng GDP là tổng giá trị của hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước. Nhưng để các hàng hóa cuối cùng đến tay người tiêu dùng, chúng ta phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất. Mỗi công đoạn, mỗi doanh nghiệp chuyên môn hóa chỉ đóng góp một phần giá trị của mình để tạo ra một hàng hóa hoặc dịch vụ hoàn chỉnh. Vì vậy, khi tính GDP theo cung dưới - luồng thu nhập hoặc chi phí cần rất thận trọng để tránh tính trùng. Giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm của sản xuất, hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Nó là khoản chênh lệch giữa giá trị sản lượng của một doanh nghiệp với khoản mua vào về vật liệu và dịch vụ từ các doanh nghiệp khác, mà đã được dùng hết trong việc sản xuất ra sản lượng đó. Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng; khoản thuế này do đối tượng tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu. Thuế giá trị gia tăng được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng và được viết tắt là VAT (Value Added Tax). Giá trị gia tăng của một doanh nghiệp là số đo phần đóng góp của doanh nghiệp đó vào tổng sản lượng của nền kinh tế. Tổng giá trị gia tăng của mọi đơn vị sản xuất và dịch vụ trong vòng một năm là tổng sản phẩm quốc nội GDP. Như vậy, để tránh tính trùng, cần chú ý chỉ đưa vào tổng sản phẩm quốc nội những hàng hóa cuối cùng, loại bỏ các hàng hóa trung gian dùng để tạo nên hàng hóa cuối cùng đó; hoặc chỉ cộng giá trị gia tăng ở từng giai đoạn của sản xuất. Cộng giá trị gia tăng của các đơn vị sản xuất trong cùng một ngành, rồi cộng giá trị gia tăng của các ngành trong nền kinh tế, chúng ta thu được một con số đúng bằng GDP. Ví dụ 2: Giả sử trong một nền kinh tế chỉ có 5 doanh nghiệp: nhà máy thép, xí nghiệp cao su, xí nghiệp cơ khí, xí nghiệp bánh xe và xí nghiệp xe đạp. Nhà sản xuất xe đạp bán xe đạp của anh ta cho người tiêu dùng cuối cùng với giá 8000. Trong quá trình sản xuất xe đạp, anh ta đã mua bánh xe với giá 1000, thép với giá 2500 và một số máy móc trị giá 1800 của xí nghiệp cơ khí. Xí nghiệp bánh xe mua cao su của xí nghiệp cao su với giá 1000 để sản xuất máy móc. a. Hãy tính GDP của nền kinh tế giả định trên đây bằng phương pháp giá trị gia tăng. b. Tổng chi tiêu trong nền kinh tế là bao nhiêu? c. Hai phương pháp tính GDP trong câu 1 và 2 đem lại kết quả như nhau? Trả lời: Trước hết để giải bài toán này chúng ta lập bảng: 43 ECO102_Bai2_v2.0018102208
- Bài 2: Đo lường các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản Bảng 2.9. Xác định GDP theo phương pháp giá trị gia tăng Hàng hóa Người bán Người mua Giá trị giao dịch Giá trị gia tăng Thép Nhà máy thép Nhà máy cơ khí 1000 1000 Thép Nhà máy thép Xí nghiệp xe đạp 2500 2500 Cao su Xí nghiệp cao su Xí nghiệp bánh xe 600 600 Máy móc Nhà máy cơ khí Xí nghiệp xe đạp 1800 800 Bánh xe Xí nghiệp bánh xe Xí nghiệp xe đạp 1000 400 Xe đạp Xí nghiệp xe đạp Người tiêu dùng 8000 4500 Tổng 9800 a. Dựa vào bảng, chúng ta dễ dàng tính được GDP bằng cách lấy tổng giá trị gia tăng, tăng thêm hay mới tạo ra qua mỗi giao dịch: GDP = VA = 9800 b. Tổng chi tiêu trong nền kinh tế: E = chi tiêu để mua xe đạp + chi tiêu để mua máy móc E = 8000 + 1800 = 9800 c. Vậy các kết quả tính ở câu 1 và 2 đều bằng nhau. Ví dụ 3: Về cách tính thuế giá trị gia tăng: Để sản xuất ra sản phẩm may mặc phải qua 3 cơ sở sản xuất, thuế GTGT phải nộp ở từng cơ sở, tính theo phương pháp khấu trừ thuế như sau: Bảng 2.10. Tính thuế theo phương pháp giá trị gia tăng Cơ sở kinh doanh Doanh số Thuế đầu vào Thuế đầu ra Thuế phải nộp (1) (2) (3) (4) 1. Cơ sở sản xuất sợi - Bông nhập khẩu, vật tư mua vào 200 20 - - - Sợi sản xuất bán ra 250 - 25 25 - 20 = 3 2. Cơ sở dệt vải - Sợi mua vào để sản xuất 250 25 - - - Vải sản xuất bán ra 280 - 28 28 - 25 = 3 3. Cơ sở may mặc - Vải mua vào 280 28 - - - Quần áo bán ra 320 - 32 32 - 28 = 4 4. Người tiêu dùng mua quần áo 320 32 Ghi chú: (1) Doanh số mua vào, bán ra chưa có thuế. (2) Thuế đầu vào được tính khấu trừ. (3) Thuế đầu ra người mua hàng phải trả. (4) Số thuế cơ sở kinh doanh còn phải nộp NSNN. Theo ví dụ trên đây, thuế GTGT của các mặt hàng này tính theo mức thuế suất là 10%, số thuế GTGT phải nộp ở các khâu đầu vào sản xuất sợi là: Khâu bông nhập khẩu và vật tư mua vào: 20 Sản xuất sợi: 5 Dệt vải 3 May mặc 4 Cộng: 32 44 ECO102_Bai2_v2.0018102208
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 1 - TS. Đinh Thiện Đức
30 p | 17 | 8
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.1 - TS. Đinh Thiện Đức
31 p | 12 | 7
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 5 - TS. Đinh Thiện Đức
41 p | 15 | 7
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 2.1 - TS. Đinh Thiện Đức
55 p | 21 | 7
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 2.2 - TS. Đinh Thiện Đức
43 p | 31 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 3 - TS. Đinh Thiện Đức
37 p | 9 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.2 - TS. Đinh Thiện Đức
34 p | 830 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.3 - TS. Đinh Thiện Đức
24 p | 14 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 4 - TS. Đinh Thiện Đức
50 p | 315 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.4 - TS. Đinh Thiện Đức
32 p | 11 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 7 - TS. Đinh Thiện Đức
25 p | 15 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 8 - TS. Đinh Thiện Đức
39 p | 33 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
57 p | 13 | 3
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 8 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
29 p | 5 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
39 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 0 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
6 p | 2 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 8 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
59 p | 4 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 0 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
34 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn