Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân<br />
<br />
BÀI 2: HẠCH TOÁN THU NHẬP QUỐC DÂN<br />
Nội dung<br />
<br />
• Đo lường các chỉ tiêu sản lượng của quốc<br />
gia như: Tổng sản phẩm quốc dân (GNP),<br />
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)<br />
• Chỉ ra cách xác định các chỉ số giá tiêu<br />
dùng (CPI) và chỉ số điều chỉnh GDP và<br />
tỷ lệ lạm phát<br />
• Xây dựng các phương pháp xác định<br />
GDP<br />
• Phân tích ý nghĩa của các chỉ tiêu GNP và<br />
GDP trong phân tích kinh tế vĩ mô<br />
• Phân tích các đồng nhất thức kinh tế vĩ<br />
mô cơ bản<br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
Hướng dẫn học<br />
<br />
• Giúp học viên hiểu và biết được các<br />
phương pháp đo lường sản lượng quốc<br />
gia, phương pháp tính lạm phát, thất<br />
nghiệp, v.v...<br />
<br />
• Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham<br />
khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo<br />
hữu ích nhất và cần xem các nguồn tài<br />
liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho<br />
bài này để học tập tốt hơn<br />
<br />
• Chỉ rõ cho học viên phương pháp tính<br />
GDP và nêu được ý nghĩa, vai trò của các<br />
chỉ tiêu GNP, GDP, và các đồng nhất<br />
thức trong phân tích Kinh tế Vĩ mô<br />
<br />
• Trong bài này học viên cần phải học<br />
thuộc các công thức liên quan đến việc<br />
xác định sản lượng của nền kinh tế. Học<br />
viên cũng cần có sự cố gắng thực hành<br />
các loại bài tập đã cung cấp, càng làm<br />
nhiều bài tập thì học viên càng nhớ lâu<br />
và hiểu sâu các công thức cũng như các<br />
khái niệm xác định mức hạch toán thu<br />
nhập quốc dân<br />
<br />
Thời lượng học<br />
<br />
• 7 tiết học<br />
<br />
33<br />
<br />
Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân<br />
<br />
2.1.<br />
<br />
Các chỉ tiêu đo lường sản lượng quốc gia<br />
<br />
2.1.1.<br />
<br />
Tổng sản phẩm quốc dân (Gross National Product – GNP)<br />
<br />
GNP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị bằng tiền của các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng mà<br />
một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ (thường lấy là một năm) bằng các yếu tố sản xuất<br />
của mình. GNP đánh giá kết quả của hàng triệu giao dịch và hoạt động kinh tế do công dân<br />
của một đất nước tiến hành trong một thời kỳ nhất định. Đó chính là con số đạt được khi<br />
dùng thước đo tiền tệ để tính toán giá trị của các hàng hoá khác nhau mà các hộ gia đình,<br />
các hãng kinh doanh, Chính phủ mua sắm và tiêu dùng trong một thời gian đã cho. Những<br />
hàng hoá và dịch vụ đó là các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng của các hộ gia đình; thiết bị<br />
nhà xưởng mua sắm và xây dựng lần đầu của các hãng kinh doanh; nhà mới xây dựng; hàng<br />
hoá và dịch vụ mà các cơ quan quản lý Nhà nước mua sắm và phần chênh lệch giữa hàng<br />
hoá xuất khẩu và nhập khẩu.<br />
<br />
Sản lượng ô tô<br />
<br />
Dùng thước đo tiền tệ để đo lường giá trị sản phẩm là thuận lợi vì thông qua giá cả thị<br />
trường chúng ta có thể cộng giá trị của các loại hàng hoá có hình thức và nội dung vật chất<br />
khác nhau như lương thực, thực phẩm, xe ô tô, dịch vụ du lịch, y tế, giáo dục,v.v. Nhờ vậy,<br />
có thể đo lường kết quả sản xuất của toàn bộ nền kinh tế chỉ bằng một con số, một tổng<br />
lượng duy nhất. Nhưng giá cả lại là một thước đo co dãn. Lạm phát thường xuyên đưa mức<br />
giá chung lên cao. Do vậy, GNP tính bằng tiền có thể tăng nhanh trong khi giá trị thực của<br />
tổng sản phẩm tính bằng hiện vật có thể không tăng hoặc tăng ít. Để khắc phục được nhược<br />
điểm này, các nhà kinh tế thường sử dụng các khái niệm: GNP danh nghĩa và GNP thực tế.<br />
GNP danh nghĩa (GNPn) đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ,<br />
theo giá cả hiện hành, tức là giá cả của cùng thời kỳ đó.<br />
Ví dụ:<br />
GNPn = ΣPi2009 . Qi2009<br />
GNP thực tế (GNPr) đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo<br />
giá cả cố định ở một thời kỳ lấy làm gốc.<br />
Ví dụ:<br />
GNPr = ΣPi2008 . Qi2009<br />
Tỷ lệ giữa GNP danh nghĩa và GNP thực tế là chỉ số giá cả hay còn được gọi là chỉ số điều<br />
chỉnh GNP (ký hiệu: DGNP).<br />
DGNP = GNP danh nghĩa/(GNP thực tế).100<br />
34<br />
<br />
Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân<br />
<br />
Như vậy, khi biết chỉ số điều chỉnh DGNP chúng ta có thể tính được GNPr từ GNPn và ngược<br />
lại, khi biết GNPr và chỉ số điều chỉnh DGNP chúng ta có thể tính được GNPn của cùng một<br />
thời kỳ.<br />
Chỉ tiêu GNP danh nghĩa và GNP thực tế thường được dùng cho các mục tiêu phân tích<br />
khác nhau. Chẳng hạn, khi muốn nghiên cứu mối quan hệ tài chính, ngân hàng người ta<br />
thường dùng GNP danh nghĩa; khi cần phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế người ta thường<br />
dùng GNP thực tế.<br />
2.1.2.<br />
<br />
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP)<br />
<br />
GDP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị của các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất<br />
ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).<br />
Chỉ tiêu GNP là kết quả của hàng triệu hoạt động kinh tế xảy ra bên trong lãnh thổ của một<br />
đất nước. Những hoạt động này có thể là do công ty, doanh nghiệp của công dân nước ngoài<br />
sản xuất tại nước đó. Nhưng GDP không bao gồm kết quả hoạt động của công dân nước sở<br />
tại tiến hành ở nước ngoài. Đây là một dấu hiệu để phân biệt GDP và GNP.<br />
Trong thực tế, một hãng kinh doanh của nước ngoài sở hữu một nhà máy, dưới hình thức bỏ<br />
vốn đầu tư hay liên doanh với các công ty ở nước ta, thì một phần lợi nhuận của họ sẽ<br />
chuyển về nước họ để chi tiêu hay tích luỹ.<br />
<br />
Tổng sản phẩm quốc nội GDP<br />
<br />
Ngược lại, công dân sinh sống và làm việc ở nước ngoài cũng gửi một phần thu nhập về<br />
trong nước. Tuy vậy, hầu hết các khoản thu nhập chu chuyển giữa các nước không phải là<br />
thu nhập từ lao động mà là thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cổ phần, lợi nhuận,... Khi hạch toán<br />
các tài khoản quốc dân, người ta thường dùng thuật ngữ “Thu nhập ròng từ tài sản nước<br />
ngoài” để chỉ phần chênh lệch giữa thu nhập của công dân nước ta ở nước ngoài và công<br />
dân nước ngoài ở nước ta. Từ đó, ta có đẳng thức thể hiện mối quan hệ giữa GDP và GNP<br />
như sau:<br />
GNP = GDP + Thu nhập ròng từ tài sản ở nước ngoài<br />
Hoặc GNP = GDP + Tổng thu về thu nhập nhân tố sản xuất từ nước ngoài – Tổng chi về thu<br />
nhập nhân tố sản xuất trả nước ngoài.<br />
2.1.3.<br />
<br />
Tổng sản phẩm quốc dân ròng (Net National Product – NNP)<br />
<br />
Sản phẩm quốc dân ròng (NNP) là phần GNP còn lại sau khi trừ đi khấu hao. Như đã biết<br />
thì các tư liệu lao động bị hao mòn dần trong quá trình sản xuất. Sau khi tiêu thụ sản phẩm<br />
các doanh nghiệp phải tiến hành bù đắp ngay phần hao mòn này. Chúng không trở thành<br />
35<br />
<br />
Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân<br />
<br />
nguồn thu nhập của cá nhân và xã hội và không tham gia vào quá trình phân phối cho các<br />
thành viên trong xã hội.<br />
Như vậy, suy cho cùng, không phải tổng đầu tư mà đầu tư ròng cùng với các thành phần<br />
khác của GNP mới là những bộ phận quyết định tốc độ tăng trưởng, nâng cao mức sống của<br />
người dân. Những bộ phận này tạo thành sản phẩm quốc dân ròng (NNP). Vậy ta có:<br />
NNP = GNP – khấu hao (TSCĐ).<br />
Tuy nhiên, việc xác định tổng mức khấu hao trong nền kinh tế đòi hỏi nhiều thời gian và rất<br />
phức tạp. Vì vậy, để đáp ứng kịp thời nhu cầu phân tích và tránh phiền phức do việc thu<br />
thập số liệu khác nhau, hay biến động về khấu hao, Nhà nước và các nhà kinh tế thường<br />
sử dụng GNP.<br />
Bảng 2.1: Tổng thu nhập quốc dân theo giá thực tế từ 1990 - 2007<br />
<br />
Năm<br />
<br />
Tổng thu nhập<br />
quốc gia<br />
(Tỷ đồng)<br />
<br />
Chia ra<br />
Tổng sản phẩm<br />
trong nước<br />
(Tỷ đồng)<br />
<br />
Tỷ lệ tổng thu nhập quốc<br />
Thu nhập thuần gia so với tổng sản phẩm<br />
tuý từ nước ngoài<br />
trong nước (%)<br />
(Tỷ đồng)<br />
<br />
1990<br />
<br />
39284<br />
<br />
41955<br />
<br />
-2671<br />
<br />
93.6<br />
<br />
1991<br />
<br />
72620<br />
<br />
76707<br />
<br />
-4087<br />
<br />
94.7<br />
<br />
1992<br />
<br />
106757<br />
<br />
110532<br />
<br />
-3775<br />
<br />
96.6<br />
<br />
1993<br />
<br />
134913<br />
<br />
140258<br />
<br />
-5345<br />
<br />
96.2<br />
<br />
1994<br />
<br />
174017<br />
<br />
178534<br />
<br />
-4517<br />
<br />
97.5<br />
<br />
1995<br />
<br />
228677<br />
<br />
228892<br />
<br />
-215<br />
<br />
99.9<br />
<br />
1996<br />
<br />
269654<br />
<br />
272036<br />
<br />
-2382<br />
<br />
99.1<br />
<br />
1997<br />
<br />
308600<br />
<br />
313623<br />
<br />
-5023<br />
<br />
98.4<br />
<br />
1998<br />
<br />
352836<br />
<br />
361017<br />
<br />
-8181<br />
<br />
97.7<br />
<br />
1999<br />
<br />
392693<br />
<br />
399942<br />
<br />
-7249<br />
<br />
98.2<br />
<br />
2000<br />
<br />
435319<br />
<br />
441646<br />
<br />
-6327<br />
<br />
98.6<br />
<br />
2001<br />
<br />
474855<br />
<br />
481295<br />
<br />
-6440<br />
<br />
98.7<br />
<br />
2002<br />
<br />
527056<br />
<br />
535762<br />
<br />
-8706<br />
<br />
98.4<br />
<br />
2003<br />
<br />
603688<br />
<br />
613443<br />
<br />
-9755<br />
<br />
98.4<br />
<br />
2004<br />
<br />
701906<br />
<br />
715307<br />
<br />
-13401<br />
<br />
98.1<br />
<br />
2005<br />
<br />
822432<br />
<br />
839211<br />
<br />
-16779<br />
<br />
98.0<br />
<br />
2006<br />
<br />
953232<br />
<br />
974266<br />
<br />
-21034<br />
<br />
97.8<br />
<br />
Sơ bộ 2007<br />
<br />
1112892<br />
<br />
1144015<br />
<br />
-31123<br />
<br />
97.3<br />
<br />
Nguồn: Tổng cục Thống kê<br />
<br />
2.1.4.<br />
<br />
Thu nhập quốc dân và thu nhập quốc dân có thể sử dụng<br />
<br />
Thu nhập quốc dân (Y hoặc NI): Là phần thu được khi lấy tổng sản phẩm quốc dân ròng<br />
(NNP) trừ đi phần thuế gián thu.<br />
Thu nhập quốc dân phản ánh tổng thu nhập từ các yếu tố sản xuất: Lao động, vốn, đất đai,<br />
tài nguyên, khả năng quản lý,... của nền kinh tế hay đồng thời cũng là thu nhập của tất cả<br />
các hộ gia đình (các cá nhân) trong nền kinh tế. Như vậy, khái niệm thu nhập quốc dân<br />
trùng hợp với khái niệm sản phẩm quốc dân ròng theo chi phí cho các yếu tố sản xuất, nó<br />
bao gồm tiền thuê lao động cộng với tiền thuê vốn cộng với tiền thuê bất động sản cộng<br />
lợi nhuận của doanh nghiệp.<br />
36<br />
<br />
Bài 2: Hach toán thu nhập quốc dân<br />
Bảng 2.2: Một số chi tiêu chủ yếu về tài khoản quốc gia từ năm 2000 – 2007<br />
Năm<br />
<br />
2000<br />
<br />
2001<br />
<br />
2002<br />
<br />
2003<br />
<br />
2004<br />
<br />
2005<br />
<br />
2006<br />
<br />
441646<br />
<br />
481295<br />
<br />
535762<br />
<br />
613443<br />
<br />
715307<br />
<br />
839211<br />
<br />
974266<br />
<br />
1144015<br />
<br />
130771<br />
<br />
150033<br />
<br />
177983<br />
<br />
217434<br />
<br />
253686<br />
<br />
298543<br />
<br />
358629<br />
<br />
476450<br />
<br />
321853<br />
<br />
342607<br />
<br />
382137<br />
<br />
445221<br />
<br />
511221<br />
<br />
584793<br />
<br />
675916<br />
<br />
811321<br />
<br />
243049<br />
<br />
262846<br />
<br />
304262<br />
<br />
363735<br />
<br />
470216<br />
<br />
582069<br />
<br />
716652<br />
<br />
878473<br />
<br />
253927<br />
<br />
273828<br />
<br />
331946<br />
<br />
415023<br />
<br />
524216<br />
<br />
617157<br />
<br />
765827<br />
<br />
1032158<br />
<br />
435319<br />
<br />
474855<br />
<br />
527056<br />
<br />
603688<br />
<br />
701906<br />
<br />
822432<br />
<br />
953232<br />
<br />
1112892<br />
<br />
273666<br />
<br />
292535<br />
<br />
313247<br />
<br />
336242<br />
<br />
362435<br />
<br />
393031<br />
<br />
425373<br />
<br />
461443<br />
<br />
6.79<br />
<br />
6.89<br />
<br />
7.08<br />
<br />
7.34<br />
<br />
7.79<br />
<br />
8.44<br />
<br />
8.23<br />
<br />
8.48<br />
<br />
Tích luỹ tài sản<br />
<br />
29.613<br />
<br />
31.17<br />
<br />
33.22<br />
<br />
35.44<br />
<br />
35.47<br />
<br />
35.58<br />
<br />
36.81<br />
<br />
41.65<br />
<br />
Tài sản cố định<br />
<br />
27.652<br />
<br />
29.15<br />
<br />
31.14<br />
<br />
33.35<br />
<br />
33.25<br />
<br />
32.87<br />
<br />
33.35<br />
<br />
37.14<br />
<br />
Tiêu dùng cuối<br />
cùng<br />
<br />
72.877<br />
<br />
71.18<br />
<br />
71.33<br />
<br />
72.58<br />
<br />
71.47<br />
<br />
69.68<br />
<br />
69.38<br />
<br />
70.92<br />
<br />
Xuất khẩu hàng<br />
hoá và dịch vụ<br />
<br />
55.035<br />
<br />
54.61<br />
<br />
56.79<br />
<br />
59.29<br />
<br />
65.74<br />
<br />
69.36<br />
<br />
73.56<br />
<br />
76.79<br />
<br />
Nhập khẩu hàng<br />
hoá và dịch vụ<br />
<br />
57.5<br />
<br />
56.89<br />
<br />
61.96<br />
<br />
67.65<br />
<br />
73.29<br />
<br />
73.54<br />
<br />
78.61<br />
<br />
90.22<br />
<br />
98.579<br />
<br />
98.66<br />
<br />
98.38<br />
<br />
98.41<br />
<br />
98.13<br />
<br />
98.00<br />
<br />
97.84<br />
<br />
97.28<br />
<br />
Tổng sản phẩm<br />
trong nước theo<br />
giá thực tế<br />
<br />
Sơ bộ 2007<br />
<br />
(Tỷ đồng)<br />
Tích luỹ<br />
tài sản<br />
( Tỷ đồng)<br />
Tiêu dùng cuối<br />
cùng<br />
(Tỷ đồng)<br />
Xuất khẩu hàng<br />
hoá và dịch vụ<br />
(Tỷ đồng)<br />
Nhập khẩu hàng<br />
hoá và dịch vụ<br />
(Tỷ đồng)<br />
Tổng thu nhập<br />
quốc gia (Tỷ<br />
đồng)<br />
Tổng sản phẩm<br />
trong nước theo<br />
giá so sánh năm<br />
1994<br />
(Tỷ đồng)<br />
Tốc độ tăng tổng<br />
sản phẩm trong<br />
nước (Năm trước<br />
= 100) (%)<br />
Một số tỷ lệ so<br />
với GDP (Giá<br />
thực tế) (%)<br />
<br />
Tổng thu nhập<br />
quốc gia<br />
<br />
Nguồn: Tổng cục Thống kê<br />
<br />
Thu nhập quốc dân ròng cũng có thể tính bằng cách lấy tổng sản phẩm quốc dân trừ đi khấu<br />
hao và thuế gián thu.<br />
Y = GNP – Khấu hao (DP) – Thuế gián thu (Te)<br />
hay<br />
<br />
Y = NNP – Thuế gián thu (Te)<br />
37<br />
<br />