Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát<br />
<br />
BÀI 7: THẤT NGHIỆP VÀ LẠM PHÁT<br />
Nội dung<br />
<br />
• Phân tích khái niệm lạm phát và thất nghiệp<br />
• Phân tích các tác động của lạm phát và thất<br />
nghiệp đến nền kinh tế<br />
• Chỉ ra các giải pháp nhằm kiềm chế mức<br />
lạm phát và hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp ở Việt<br />
Nam hiện nay<br />
• Bổ sung: Mối quan hệ giữa lạm phát và thất<br />
nghiệp (đường Phillips, và các nhân tố làm<br />
dịch chuyển và di chuyển đường Phillips)<br />
<br />
Mục tiêu<br />
<br />
Hướng dẫn học<br />
<br />
• Hiểu được các tác động (tích cực và tiêu<br />
cực) của lạm phát và thất nghiệp của nền<br />
kinh tế<br />
<br />
• Học viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham<br />
khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo<br />
hữu ích nhất<br />
<br />
• Hiểu được mối quan hệ giữa lạm phát và<br />
thất nghiệp<br />
<br />
• Xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu<br />
được cung cấp cho môn học này để biết<br />
được trình tự học tập<br />
<br />
• Định hướng và chỉ ra được các giải pháp<br />
nhằm kiềm chế lạm phát và hạ thấp tỷ lệ<br />
thất nghiệp ở các nước nói chung và ở<br />
Việt Nam nói riêng<br />
<br />
Thời lượng học<br />
<br />
• 7 tiết học<br />
<br />
173<br />
<br />
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát<br />
<br />
7.1.<br />
<br />
Thất nghiệp (Unemployment)<br />
<br />
7.1.1.<br />
<br />
Thất nghiệp và các loại thất nghiệp<br />
<br />
7.1.1.1. Các khái niệm liên quan<br />
<br />
Để có cơ sở xác định thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp, chúng ta cần phân biệt một vài khái<br />
niệm sau đây:<br />
• Những người trong độ tuổi lao động: Là những người<br />
ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy<br />
định đã ghi trong hiến pháp và phát luật Lao động. Độ<br />
tuổi lao động đối với nam và nữ ở một số quốc gia là<br />
khác nhau, nó tuy thuộc và trình độ, năng lực, sự cống<br />
hiến, và sức khỏe của người lao động. Ở Việt Nam, độ<br />
tuổi lao động đối với nam là từ 16 – 60 tuổi, đối với nữ<br />
là từ 16 – 55 tuổi.<br />
Lực lượng lao động là số người trong độ tuổi lao động<br />
Thất nghiệp<br />
đang có việc làm hoặc chưa có việc làm những đang<br />
tìm kiếm việc làm. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là tỷ lệ giữa lực lượng lao động và<br />
toàn bộ những người trong độ tuổi lao động (dân số một quốc gia trong độ tuổi lao động).<br />
Ở phuơng Tây, trong nửa cuối thế kỷ 20, tỉ lệ tham gia lực lượng lao động tăng đáng kể,<br />
phần lớn do sự tăng lên của số phụ nữ vào các vị trí việc làm. Ở Hoa Kỳ, tỷ lệ tham gia<br />
lực lượng lao động tăng từ khoảng 59% vào năm 1948 đến 66% vào năm 2005; trong đó<br />
tỷ lệ tăng của phụ nữ vào trong đó từ 32% lên 59% và tỷ lệ tham gia của nam giới vào<br />
trong đó giảm từ 78% xuống 73%. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là chìa khóa, nhân<br />
tố quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế, tương tự như yếu tố năng suất hay hiệu quả<br />
trong sản xuất.<br />
• Người có việc làm: Là những người đang làm việc trong các cơ sở kinh tế, giáo dục, văn<br />
hoá, xã hội, v.v.<br />
• Người thất nghiệp: Là người hiện đang chưa có việc làm những mong muốn và đang tìm<br />
kiếm việc làm.<br />
Ngoài những người có việc làm và thất nghiệp, những người còn lại trong độ tuổi lao<br />
động được coi là những người không nằm trong lực lượng lao động, bao gồm người đi<br />
học, nội trợ gia đình, những người không có khả năng lao động do ốm đau, bệnh tật,<br />
v.v…<br />
và<br />
một<br />
bộ phận không muốn tìm việc làm với những lý do khác nhau.<br />
Bảng 7.1: Phân loại đối tượng lao động và ngoài độ tuổi lao động<br />
Dân số<br />
Trong độ tuổi lao động<br />
Lực lượng lao động<br />
<br />
Có việc làm<br />
<br />
Thất nghiệp<br />
<br />
Ngoài độ tuổi lao động<br />
<br />
Không tham gia lao động (ốm đau, nội<br />
trợ, không muốn tìm việc)<br />
<br />
Ngoài độ tuổi lao động<br />
<br />
Không tham gia lao động ( ốm đau,<br />
nội trợ, không muốn tìm việc)<br />
<br />
Ngoài độ tuổi lao động<br />
<br />
Các Chính phủ cần phải có chính sách khuyến khích đầu tư để tạo ra thêm công ăn việc làm<br />
cho xã hội ngang qua việc xây dựng và triển khai hệ thống luật và các văn bản pháp qui<br />
174<br />
<br />
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát<br />
<br />
dưới luật, cũng như phải nghiên cứu để xác định và duy trì cho được tỉ lệ lao động “chờ” và<br />
có chính sách đào tạo, cũng như tái đào tạo, lực lượng lao động này. Giải quyết hợp lý tình<br />
trạng thất nghiệp như vừa nói sẽ thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển thực sự.<br />
Khi có công ăn việc làm ổn định, tức có thu nhập ổn định, con người sẽ tham gia làm cho<br />
quá trình lưu thông tiền tệ trong xã hội tăng tốc nhờ vào việc họ mua sắm, tiêu thụ. Đây là một<br />
điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển về kinh tế của một vùng, một quốc gia. Phát triển về<br />
kinh tế sẽ kéo theo hệ quả là xã hội, văn hóa, giáo<br />
dục,.v.v. cũng phát triển. Vậy, việc cụ thể cần thực hiện là<br />
giải quyết vấn đề tìm việc làm cho những người trong độ<br />
tuổi lao động trong xã hội.<br />
Tỷ lệ thất nghiệp: Là tỷ số giữa % số người thất nghiệp<br />
so với tổng số người trong lực lượng lao động. Tỷ lệ thất<br />
nghiệp là chỉ tiêu phản ánh khái quát tình trạng thất<br />
nghiệp của một quốc gia. Cũng vì thế còn có những<br />
quan niệm khác nhau về nội dung và phương pháp tính<br />
toán để nó có khả năng biểu hiện đúng và đầy đủ đặc<br />
điểm nhiều vẻ của tình trạng thất nghiệp thực tế, đặc biệt<br />
là ở các nước đang phát triển.<br />
<br />
Khuyến khích đầu tư<br />
<br />
Các khái niệm trên chỉ có tính quy ước và có thể khác<br />
nhau giữa các quốc gia.<br />
7.1.1.2. Phân loại thất nghiệp<br />
<br />
Phân loại theo đặc tính chủ thể thất nghiệp:<br />
• Theo giới tính: Tỷ lệ thất nghiệp ở nam giới cao hơn<br />
tỷ lệ thất nghiệp ở nữ giới.<br />
• Theo lứa tuổi: Tỷ lệ thất nghiệp ở những người trẻ<br />
tuổi cao hơn tỷ lệ thất nghiệp ở những người cao tuổi.<br />
• Theo vùng lãnh thổ: Khu vực đô thị thường có tỷ lệ<br />
thất nghiệp cao hơn nông thôn ở các nước đang phát<br />
triển.<br />
• Theo ngành nghề: Tùy thuộc vào từng giai đoạn,<br />
từng thời điểm, các ngành suy thoái thì thất nghiệp<br />
đối với ngành đó gia tăng và ngược lại.<br />
<br />
Phân loại thất nghiệp<br />
<br />
• Theo dân tộc, chủng tộc: Tình trạng thất nghiệp có thể phụ thuộc vào sự phân biệt về<br />
chủng tộc, sắc tộc của một số quốc gia.<br />
Phân loại theo lý do thất nghiệp:<br />
• Bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp, không<br />
hợp nghề, hợp vùng,…<br />
• Mất việc: Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh,.v.v.<br />
• Mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm (thanh<br />
niên đến tuổi lao động đang tìm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác,…).<br />
• Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc<br />
nhưng chưa tìm được việc làm.<br />
175<br />
<br />
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát<br />
<br />
Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp:<br />
• Thất nghiệp tạm thời: Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động đang<br />
trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng<br />
(lương cao hơn, gần nhà hơn,…) hoặc những người mới bước vào thị trường lao động<br />
đang tìm kiếm việc làm hoặc chờ đợi đi làm,… Mọi xã hội trong bất kỳ thời điểm nào<br />
đều tồn tại loại thất nghiệp này. Chỉ có sự khác nhau về quy mô<br />
số người và thời gian thất nghiệp.<br />
• Thất nghiệp theo mùa vụ: Thất nghiệp theo mùa vụ cũng là một<br />
phần của nền kinh tế, và thường do thực tế là một số công việc<br />
chỉ thực hiện được theo mùa nhất định như đánh cá, làm nông<br />
nghiệp, xây dựng, v.v...<br />
Thất nghiệp mùa vụ<br />
<br />
• Thất nghiệp cơ cấu: Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất<br />
cân đối cung cầu giữa các loại lao động (giữa các ngành nghề, khu vực,…). Loại này gắn<br />
liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao<br />
động (tổ chức đào tạo lại, môi giới,…). Khi sự biến động này là mạnh và kéo dài, nạn<br />
thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài<br />
hạn. Thất nghiệp do cơ cấu là sự mất việc kéo dài trong các<br />
ngành hoặc vùng có sự giảm sút kéo dài về nhu cầu lao động do<br />
thay đổi cơ cấu nền kinh tế.Ví dụ kinh điển là sự dịch chuyển từ<br />
lực lượng lao động chiếm đa số trong nông nghiệp (70% số lao<br />
động) năm 1900 đến hiện nay chỉ chiếm 3%.<br />
o<br />
<br />
Khi chúng ta có sự thay đổi về cơ cấu trong nền kinh tế,<br />
chúng ta thường có:<br />
<br />
Thất nghiệp cơ cấu<br />
<br />
Các ngành phát triển cùng với sự tăng lên về nhu cầu lao động cũng như các ngành có<br />
sự suy giảm. Tuy nhiên, số lao động không có việc làm có xu hướng ở không đúng<br />
khu vực hoặc có kỹ năng không phù hợp cho công việc mới – chúng ta chỉ cần suy<br />
nghĩ về những người ngư dân ở Newfoundland (Canada) với trình độ giáo dục lớp 8.<br />
Họ sẽ không trở thành những người lập trình máy tính, mặc dù có một sự thiếu hụt lớn<br />
những lập trình viên ở cả nước. Để có được một công việc mới, bạn phải tự thân cố<br />
gắng đào tạo lại, tự thân thay đổi chỗ ở, hoặc bạn chỉ có thể nghỉ hưu. Điều này có thể<br />
khó khăn đối với những người lao động, đặc biệt là nếu họ không trang trải được việc<br />
đào tạo lại, hoặc nếu họ già hơn.<br />
o<br />
<br />
Nguồn gốc của những thay đổi trong cơ cấu bao gồm:<br />
Sự dịch chuyển của các ngành nghề xuất khẩu và nhập khẩu do thương mại quốc tế<br />
tự do hơn.<br />
Những vi mạch máy tính rẻ dẫn đến sự nở rộ về tự động hoá và robot hoá. (Ví dụ<br />
như có một sự sụt giảm lớn trong nhu cầu đối với nghề hướng dẫn trong ngân hàng<br />
và người trực điện thoại, nhưng có sự tăng lớn nhu cầu về lập trình viên máy tính,<br />
nhân viên nhập dữ liệu,.v.v.).<br />
Những thay đổi trong thị trường thế giới đối với các sản phẩm nông nghiệp.<br />
Có những lợi ích kinh tế của thất nghiệp do chuyển đổi nghề đối với cá nhân và xã<br />
hội. Những công nhân trẻ đang trải qua thất nghiệp sẽ cố gắng tìm kiếm những<br />
công việc phù hợp với khả năng và lợi ích của họ.<br />
<br />
176<br />
<br />
Bài 7: Thất nghiệp và lạm phát<br />
<br />
Lợi ích của việc thay đổi công việc là làm thoả mãn hơn và làm việc hiệu quả hơn.<br />
Lợi ích xã hội do thay đổi công việc kèm theo với quá trình tìm kiếm công việc là<br />
cho phép những người lao động có thể tìm kiếm được những công việc mà họ làm<br />
hiệu quả hơn.<br />
Mặt khác, những công nhân thất nghiệp do cơ cấu sẽ không tìm được công việc<br />
mới nếu họ không đào tạo lại hoặc thay đổi nơi ở. Thực tế này có nghĩa là một chi<br />
phí lớn hơn đối với người lao động và xã hội – ví dụ, những công nhân thất nghiệp<br />
do cấu trúc không có việc làm trong nhiều giai đoạn. Những người lao động này<br />
chiếm một chi phí lớn trong việc cơ cấu lại nền kinh tế của chúng ta, mặc dù xã hội<br />
thu được lợi ích về dài hạn trong việc dịch chuyển đến những ngành mới này.<br />
• Thất nghiệp do thiếu cầu: Loại thất nghiệp này xảy ra khi mức cầu chung về lao động<br />
giảm xuống. Nguồn gốc chính là ở sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất<br />
nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thời kỳ suy thoái của chu<br />
kỳ kinh doanh. Dấu hiệu chứng tỏ sự xuất hiện của<br />
loại này là tình trạng thất nghiệp xảy ra tràn lan ở<br />
khắp mọi nơi, mọi ngành nghề.<br />
Phân loại theo tiếp cận mô hình cung cầu:<br />
• Thất nghiệp tự nguyện (người lao động tự nguyện<br />
thất nghiệp): Là số lượng người lao động tự nguyện<br />
thất nghiệp do công việc và tiền công chưa phù hợp<br />
với ý muốn của mình. Thất nghiệp tự nguyện chỉ một<br />
trong những người “tự nguyện” không muốn làm việc,<br />
Thất nghiệp do thiếu cầu<br />
do việc làm và mức lượng tương ứng chưa phù hợp với<br />
mong muốn của mình. Bao gồm những người: Mới bổ sung vào lực lượng lao động hoặc tự ý bỏ<br />
việc, do chuyển vùng (chuyển công tác, chuyển nơi ở, di dân), do tính chất thời vụ của công việc,<br />
do thay đổi về cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề; do can thiệp phi kinh tế.<br />
Nghiên cứu điển hình<br />
<br />
Thất nghiệp tự nguyện – Bài toán "lùi để tiến"<br />
Không phải ai cũng có thể nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp cũng không phải ai<br />
có thể thích ứng và gắn bó lâu dài với công việc của mình. Vì một mức lương chưa<br />
vừa ý, một môi trường làm việc không thuận lợi, có những người sẵn sàng nghỉ việc để<br />
đeo đuổi những cơ hội tốt hơn. Thất nghiệp – với họ chưa bao giờ là điều gì đó tồi tệ.<br />
Lùi một bước …<br />
Thừa kinh nghiệm cũng chẳng phải thiếu khả năng để tạo cho mình cái "mác hàng<br />
hiệu" mà các công ty, doanh nghiệp sẵn sàng "rải thảm" chào đón nhưng những người<br />
"thất nghiệp" thuộc diện này vẫn có thể tự tin… lắc đầu và đợi chờ những điều họ<br />
muốn. Không vội vàng, cuống cuồng xin việc, không lo lắng trước "thảm cảnh" đang<br />
hiển hiện giăng sẵn trước mắt mà những người thất nghiệp bình thường vẫn luôn đối<br />
diện, những người này luôn chuẩn bị tâm thế để xếp mình vào đội ngũ... tự nguyện<br />
không đi làm. Thất nghiệp, thiếu việc làm luôn đồng nghĩa với không có thu nhập.<br />
Những người này, hơn ai khác, hiểu rõ những cơ hội sẽ đến và đi. Nhưng cũng chính họ,<br />
hơn ai khác, biết rằng năng lực và "lịch sử thăng tiến" của họ cho phép họ có quyền lựa<br />
chọn cơ hội nào là tốt nhất và phù hợp nhất với bản thân. Trở về nước với tấm bằng<br />
thạc sĩ ngành Xây dựng, với gần chục năm giảng dạy trên đất Mỹ, Tùng tất nhiên trở<br />
177<br />
<br />