Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 3 - ThS. Đặng Thị Hồng Dân
lượt xem 3
download
Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 3: Sản xuất và tăng trưởng, cung cấp cho người học những kiến thức như Tăng trưởng kinh tế; Hàm sản xuất và đặc trưng của hàm sản xuất; Năng suất và các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất; Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng dài hạn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 3 - ThS. Đặng Thị Hồng Dân
- Đại học Đà Nẵng – Trường Đại học Kinh tế Khoa Kinh tế KINH TẾ VĨ MÔ Chương 3: Sản xuất và tăng trưởng GV: Ths. Đặng Thị Hồng Dân dhongdan@gmail.com
- Nội dung 1. Tăng trưởng kinh tế 2. Hàm sản xuất và đặc trưng của hàm sản xuất 3. Năng suất và các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất 4. Các chính sách thúc đẩy tăng trưởng dài hạn
- 1. Khái niệm và đo lường tăng trưởng kinh tế • Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, thông thường quy mô sản lượng nền kinh tế được phản ánh qua quy mô GDP. • Tốc độ tăng trưởng kinh tế: ✓Mỗi năm: g = GDP − GDP −1 t t 100% GDP −1 t GDP t − 1 100% ✓Mỗi giai đoạn/ thời kỳ: g = GDP t 0
- Tăng trưởng kép và quy tắc 70 • Tăng trưởng kép là sự tích luỹ tăng trưởng qua nhiều năm • Quy tắc 70 giải thích: Nếu ban đầu bạn có một lượng A, tốc độ tăng của lượng này là x%/năm. Vậy sau 70/x năm thì lượng này sẽ tăng lên gấp đôi.
- Vận dụng 3.1 • Nếu GDP thực tế của một nền kinh tế tăng từ 2000 tỉ đôla lên 2100 tỉ đôla, thì tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của năm đó sẽ là bao nhiêu? • Nếu nền kinh tế duy trì tỉ lệ tăng trưởng đều đặn thì sau bao lâu sẽ đạt mức GDP bằng 8000 tỉ đôla?
- Tầm quan trọng và chi phí của tăng trưởng • Tầm quan trọng của tăng trưởng • Chi phí của tăng trưởng ✓Tăng trưởng kinh tế là điều kiện quyết ✓Chi phí cơ hội (tiêu dùng ít và đầu tư định thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vào tư bản tăng) quốc gia ✓Chi phí xã hội của tăng trưởng ✓Tăng trưởng cho phép giải quyết các (khoảng cách giàu nghèo…) vấn đề xã hội ✓Chi phí môi trường của tăng trưởng ✓Tăng trưởng bền vững sẽ góp phần bảo (TNTN cạn kiệt, môi trường ô nhiễm) vệ môi trường ✓Tăng trưởng là cơ sở để phát triển giáo dục và khoa học công nghệ
- Thu nhập và tăng trưởng của các nước trên thế giới Tồn tại sự khác biệt lớn trong mức sống ở các nước trên thế giới 7
- Thu nhập và tăng trưởng của các nước trên thế giới Tốc độ tăng trưởng dao động khác nhau giữa các quốc gia 8
- Thu nhập và tăng trưởng của các nước trên thế giới • Do tốc độ tăng trưởng khác nhau, thứ hạng của các nước có thể thay đổi theo thời gian: ✓ Các nước nghèo không nhất thiết phải chịu cảnh mãi là quốc gia nghèo đói ✓ Các quốc gia giàu không có sự đảm bảo về vị trí của mình: thứ hạng này có thể bị thay thế bởi những nước nghèo hơn nhưng tốc độ tăng trưởng cao hơn 9
- Thu nhập và tăng trưởng của các nước trên thế giới Câu hỏi: • Tại sao có những nước giàu hơn những nước khác? • Tại sao một số quốc gia tăng trưởng nhanh trong khi có những quốc gia khác còn nằm trong bẫy nghèo? • Các chính sách nào có thể giúp tăng tăng trưởng và mức sống trong dài hạn? 10
- 2. Hàm sản xuất và đặc trưng của hàm sản xuất
- Xem xét nền kinh tế Cruso Nền kinh tế Cruso: Crusoe một mình lạc trên đảo hoảng, thức ăn duy nhất mà anh ta kiếm được là cá. Lượng cá mà anh ta kiếm được hàng ngày càng tăng lên thì đời sống của anh càng sung túc. Vậy lượng cá mà Cruso kiếm được phụ thuộc vào ? + Khu vực mà Crusoe bắt cá có nhiều cá hay không? + Anh ta có thêm người phụ giúp hay không? + Anh ta có nhiều lưới, cần câu hay không? + Phương thức bắt cá của anh ta có được cải tiến hay không?
- Hàm sản xuất Các yếu tố kinh tế - Nguồn nhân lực (L) Hàm sản xuất: - Nguồn tài nguyên thiên nhiên (N) Y = A f (K,L, N, H) - Tư bản/vốn (K) - Vốn nhân lực (H) - Khoa học công nghệ (A) Thực chất ẩn đằng sau 4 yếu tố kinh tế kể trên đó chính là năng suất lao động
- Hàm sản xuất • Nhiều hàm sản xuất có đặc trưng lợi suất không đổi theo quy mô: Khi sự gia tăng tất cả các nhân tố sản xuất cùng một tỷ lệ thì cũng làm cho sản lượng tăng một tỷ lệ như vậy • zY=AF(zL,zK,zH,zN) với z > 0 • Hàm nào sau đây có lợi suất không đổi theo quy mô? • Y = 2KL • Y = L1/2 K1/2 14
- 3. Năng suất và các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất • Năng suất là số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra từ mỗi lao động (Y/L) hay được tính bằng số lượng HHDV được sản xuất ra trên mỗi đơn vị thời gian. • Tầm quan trọng của năng suất: • + Khi người lao động của một quốc gia đạt năng suất cao thì GDP thực tế và thu nhập của quốc gia đó cũng cao • + Khi năng suất tăng nhanh chóng thì mức sống cũng vậy
- Các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất • Với hàm sản xuất có lợi suất không đổi theo quy mô ta có: • Y/L = A F(1, K/L, H/L, N/L) với z = 1/L • Trong đó, Y/L = năng suất cho mỗi lao động A = trình độ công nghệ K/L = lượng tư bản cho mỗi lao động H/L = lượng vốn nhân lực cho mỗi lao động N/L = lượng tài nguyên thiên nhiên cho mỗi lao động 16
- Vốn vật chất (tư bản) • Vốn vật chất (K): trữ lượng máy móc thiết bị và cấu trúc cơ sở hạ tầng được sử dụng để sản xuất HH & DV • K/L = vốn vật chất trên mỗi công nhân • Công nhân sẽ đạt năng suất cao hơn nếu họ có công cụ làm việc (máy móc, thiết bị,…) • Tăng trong K/L dẫn đến tăng trong Y/L 17
- Vốn nhân lực • Vốn nhân lực (H): kiến thức và các kỹ năng mà người lao động có được thông qua giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm • H/L = vốn nhân lực trung bình trên mỗi lao động • Vốn nhân lực giúp tăng năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của đất nước • Tăng trong H/L dẫn đến tăng trong Y/L 18
- Tài nguyên thiên nhiên • Tài nguyên thiên nhiên (N): các yếu tố đầu vào của sản xuất được cung cấp bởi tự nhiên như đất đai, sông ngòi và mỏ khoáng sản • Những yếu tố khác không đổi, nhiều N hơn sẽ giúp quốc gia có thể sản xuất nhiều Y. Nói cách khác, tăng trong N/L dẫn đến tăng trong Y/L 19
- Kiến thức công nghệ • Kiến thức công nghệ (A): sự hiểu biết của xã hội về phương cách tốt nhất để sản xuất hang hóa và dịch vụ • Tiến bộ công nghệ nghĩa là những kiến thức tiên tiến giúp đẩy mạnh năng suất (cho phép xã hội có thêm nhiều sản lượng từ nguồn lực của mình) • Vốn nhân lực là yếu tố trung chuyển tri thức công nghệ vào quá trình sản xuất dùng tư bản hiện vật 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 1 - TS. Đinh Thiện Đức
30 p | 27 | 10
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 2.1 - TS. Đinh Thiện Đức
55 p | 30 | 9
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.1 - TS. Đinh Thiện Đức
31 p | 20 | 8
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 5 - TS. Đinh Thiện Đức
41 p | 22 | 8
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 2.2 - TS. Đinh Thiện Đức
43 p | 40 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 3 - TS. Đinh Thiện Đức
37 p | 15 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 4 - TS. Đinh Thiện Đức
50 p | 329 | 6
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.2 - TS. Đinh Thiện Đức
34 p | 844 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.3 - TS. Đinh Thiện Đức
24 p | 15 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 6.4 - TS. Đinh Thiện Đức
32 p | 15 | 5
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 7 - TS. Đinh Thiện Đức
25 p | 19 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vi mô 1 (Nguyên lý Kinh tế vi mô): Chương 8 - TS. Đinh Thiện Đức
39 p | 37 | 4
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
57 p | 17 | 3
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 8 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
29 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 1 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
39 p | 8 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 0 - Th.S Ngô Hoàng Thảo Trang
6 p | 3 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 8 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
59 p | 8 | 2
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 0 - TS. Nguyễn Đức Thành, ThS. Phạm Minh Thái
34 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn