intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 5 - Lê Đình Thái

Chia sẻ: AndromedaShun _AndromedaShun | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:32

37
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Chương 5: Chính sách tiền tệ cung cấp cho học viên những kiến thức về cung tiền tệ; cầu tiền tệ; cân bằng trên thị trường tiền tệ; chính sách tiền tệ; hình thức tiền tệ; định lượng cho chính sách tiền tệ;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 5 - Lê Đình Thái

  1. CHƯƠNG V CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  2. I. Cung tiền tệ 1. Định nghĩa:  a. Tiền: là phương tiện thanh toán được  chấp nhận chung và được dùng bất kỳ lúc  nào, để thanh toán bất kỳ 1 khoản là bao  nhiêu, cho bất kỳ ai. b. Cung tiền tệ: là giá trị của toàn bộ quỹ  tiền hiện có trong lưu hành gồm các thành  phần: ­ Tiền giao dịch (M1) là lượng tiền dùng  giao dịch (mua, bán, chi trả...) trong xã hội. M1=tiền mặt ngoài ngân hàng+tài khoản tiền  Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê gởi không kỳ hạn. Đình Thái
  3. • Tài khoản tiền gởi không kỳ hạn: là các  khoản có thể giao dịch bằng séc. ­ Tiền rộng: Ngoài các loại tiền có thể thanh toán được  ngay trong xã hội còn có các loại tiền gởi tiết  kiệm, tiền gởi định kỳ, tín dụng...gọi là  chuẩn tệ, những loại này mặc dù chưa có  khả năng giao dịch nhưng có thể biến thành  tiền vào bất kỳ lúc nào khi có yêu cầu. Do  đó, ta có thêm những khối tiền sau: M2=M1 + tài khoản tiền gởi định kỳ và tiền tiết  kiệm M3=M2 + tín dụng Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  4. Trong những khối tiền trên thì M1 là quan trọng  nhất, là cơ sở để tính toán các khối tiền khác. 2. Cơ số tiền và thừa số tiền ­ Cơ số tiền (hay quỹ tiền mặt) là lượng tiền  giấy và tiền kim loại ngoài ngân hàng cộng  với tiền dự trữ trong Ngân hàng. Đây là toàn  bộ lượng tiền do NHTW phát hành. ­ Thừa số tiền (hay số nhân tiền tệ) là hệ số  phản ánh khối lượng tiền được tạo ra từ 1  đơn vị cơ số tiền. Qũy tiền = Thừa số tiền * cơ số tiền Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  5. M c 1 k c r kM: thừa số tiền M: quỹ tiền tệ r: tỷ lệ dự trữ c: tỷ lệ giữa tiền mặt ngoài Ngân Hàng và tiền gởi  không kỳ hạn vào ngân hàng Từ giá trị KM ta rút ra một số tính chất sau: * KM> 1 vì 0 
  6. • KM càng lớn nếu hoạt động kinh doanh tiền  của các ngân hàng trung gian càng mạnh  nghĩa là: ­ Ngân hàng dự trữ tiền càng ít, r giảm. ­ Gởi tiền vào ngân hàng càng nhiều, c giảm. 3. Vai trò của ngân hàng đối với M1 a. Ngân hàng trung gian (NHTG) Đây là 1 trung gian tài chính, có giấy phép kinh  doanh của chính phủ để cho vay tiền và mở  các tài khoản tiền gởi. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  7. Chức năng: Kinh doanh tiền tệ Thủ quỹ của các doanh nghiệp Mặc dù NHTG có thể chi trả ngay lập tức các  tài khoản séc, nhưng không phải ngân hàng  giữ 100% khoản tiền gởi này, mà chỉ để 1  khoản dự trữ nhất định vì để đồng tiền sinh  lãi và không phải mọi người đến rút tiền 1  lúc. Vậy tổng lượng tiền có ở NHTG sẽ chia thành  2 khoản: 1. Lượng tiền dự trữ Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  8. ­ Dự trữ tùy ý: do ngân hàng trung gian quyết  định tỷ lệ, đây là lượng tiền mặt tồn tại ở  các NHTG để đáp ứng yêu cầu chi trả tiền  mặt cho khách hàng. ­ Dự trữ bắt buộc: do NHTW bắt buộc NHTG  ký gởi để phòng chống rủi ro. r = re + rr re: tỷ lệ dự trữ vượt trội(còn gọi là tỷ lệ dự trữ  tùy ý) rr: tỷ lệ dự trữ bắt buộc Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  9. r = tiền dự trữ/tiền gởi không kỳ hạn r = (dự trữ tùy ý/tiền gởi không kỳ hạn) + (dự  trữ bắt buộc/tiền gởi không kỳ hạn) 2. Lượng tiền kinh doanh Toàn bộ lượng tiền còn lại NHTG sẽ đem đi  cho vay hoặc thực hiện các nghiệp vụ ngân  hàng như: chiết khấu, tái chiết khấu các  chứng từ có giá ngắn hạn, cho thuê tài chính  hoặc bảo lãnh ngân hàng... Chính các khoản cho vay này đã làm M1 tăng  lên. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  10. b. Ngân hàng trung ương (NHTW) NHTW là ngân hàng kiểm soát và phát hành  tiền. Ngân hàng này thực hiện 2 nhiệm vụ cơ  bản: ­ Nhiệm vụ quan hệ với các NHTG bao gồm: • Việc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các  NHTG • Cho NHTG vay khi dự trữ tiền mặt không  đáp ứng đủ yêu cầu chi trả. • Các quan hệ tiền tệ, tín dụng và thanh toán  khác đối với NHTG Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  11. ­ Nhiệm vụ trong quan hệ với chính phủ: • Kiểm soát lượng cung tiền trong xã hội. • Tài trợ cho thâm hụt ngân sách của chính phủ  như bán chứng khoán có giá của chính phủ,  phát hành giấy bạc... Mục tiêu của NHTW là điều hòa lượng tiền  trong xã hội cho phù hợp với nhu cầu của  nền kinh tế, ổn định giá cả, tăng trưởng kinh  tế nhanh và thất nghiệp thấp. NHTW sẽ dùng 3 công cụ chủ yếu sau để tác  động đến M1. Đây chính là những công cụ  chủ yếu của chính sách tiền tệ. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  12. 1. Yêu cầu về tỷ lệ dự trữ bắt buộc ­ Khi muốn mở rộng tiền tệ nghĩa là tăng M1  thì NHTW sẽ giảm rr xuống, do đó giảm r  mà: KM = (c+1)/(c+r) Vậy thừa số tiền tăng lên ­ Ngược lại khi muốn giảm tiền thì cần tăng  rr lên. 2. Quy định tỷ suất chiết khấu (rD:Discount  rate) Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  13. Tỷ suất chiết khấu là lãi suất của NHTW tính với các  NHTG khi NHTW thực hiện nghiệp vụ chiết khấu  hoặc tái chiết khấu các chứn từ có giá với NHTG. ­ Muốn tăng M1: NHTW giảm rD, các NHTG thấy  rằng không cần dự trữ tiền mặt nhiều, nếu cần,  đến vay NHTW với lãi suất khuyến khích như trên.  Do đó NHTG sẽ mở rộng cho vay làm tăng M1. ­ Muốn giảm M1: NHTW tăng rD lên. Các NHTG thấy  rằng càng cố cho vay nhiều làm dự trữ tiền mặt  giảm xuống, lỡ có sự cố phải đi vay NHTW với lãi  suất cao. Vì vậy NHTG tự giác duy trì lượng dự trữ  tiền mặt cao (tức tăng tỷ lệ dự trữ vượt trội). Do  đó, giảm cho vay làm giảm M1. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  14. 3. Nghiệp vụ thị trường tự do (NVTTTD) NVTTTD được tiến hành khi NHTW thay đổi  cơ số tiền bằng cách mua vào hoặc bán ra  các chứng khoán tài chính trên thị trường, do  đó, đẩy mạnh tiền mặt vào lưu thông. Kết luận: 3 công cụ này sẽ được sử dụng theo  hướng: ­ Nếu có suy thoái kinh tế, NHTW tăng cung  ứng tiền bằng chính sách mở rộng tiền tệ. ­ Nếu có lạm phát, giảm cung tiền bằng chính  sách xiết chặt tiền tệ. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  15. II. Cầu tiền tệ 1. Khái niệm: cầu tiền tệ là lượng tiền mà  dân chúng, các doanh nghiệp, các cơ quan  nhà nước...cần giữ để chi trả. Cần lưu ý “lượng tiền” được đề cập trong  định nghĩa là tiền có thể thanh toán được  ngay gồm tiền mặt và séc. 2. Nguyên nhân của việc giữ tiền ­ Do chi trả (Dt): mọi người trong xã hội đều  có nhu cầu chi trả cho các yêu cầu của  cuộc sống, công việc hay sản xuất...vì  đồng tiền là phương tiện thanh toán chung  trong xã hội nên nó cũng là ph Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê ương tiện chi  Đình Thái
  16. ­ Do cần dự phòng (DP): cũng như lượng tiền  chi trả, mỗi người cũng cần dự phòng 1  khoản nhất định nếu có điều kiện. ­ Do đầu cơ (DS): là lượng tiền cần giữ để  mua những chứng khoán sinh lời. Vậy DM = Dt + DP + DS 3. Các yếu tố tác động a. Thu nhập: Khi thu nhập tăng, lượng tiền mà  người ta cần giữ cũng tăng vì khi thu nhập  cao người ta có thể xài sang hơn trước hoặc  tích lũy nhiều hơn trước và ngược lại. Do đó,  hai đại lượng này đồng biến. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  17. b. Giá cả Khi giá cả tăng, cầu tiền tệ cũng tăng vì khi giá  tăng người ta phải giữ tiền nhiều hơn trước  mới đáp ứng một lượng cầu như cũ. Vậy hai  đại lượng này cũng đồng biến. c. Lãi suất Khi lãi suất của các loại vốn tiền tệ khác tăng  lên, người ta hạn chế tối đa việc giữ tiền vì  khi giữ tiền thì phải mất đi một khoản chi  phí. Ta gọi đó là chi phí cơ hội của việc giữ  tiền. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  18. III. Cân bằng trên thị trường tiền tệ. 1. Sự cân bằng: ­ Cung tiền tệ: NHTW là nơi kiểm soát  lượng cung ứng tiền, lượng tiền này không  phụ thuộc vào mức lãi suất mà phụ thuộc  vào yêu cầu thực tế của nền kinh tế. Do đó,  cung tiền tệ theo lãi suất là một hàm hằng.  Đường biểu diễn của nó là 1 đường thẳng  song song trục tung tại Mo. ­ Cầu tiền tệ: Cầu tiền tệ nghịch biến với lãi  suất. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  19. Sự cân bằng trên thị trường tiền tệ i SM io E DM M Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
  20. Cũng như trên thị trường hàng hóa, thị trường  tiền tệ thường có sự mất cân đối giữa cung  và cầu. Do đó, giá cả tiền tệ là lãi suất sẽ  điều chỉnh để duy trì sự cân đối, làm cho thị  trường tiền tệ luôn xoay quanh vị trí cân  bằng E. 2. Những thay đổi trong sự cân bằng a. SM dịch chuyển Nếu NHTW muốn tăng lượng cung tiền bằng  việc mua chứng khoán làm tăng cơ số tiền  hay bằng việc tác động đến dự trữ tiền ở  các NHTG làm thay đổi thừa số tiền lãi  suất giảm. Bài giảng Kinh tế vĩ mô - GV. Lê Đình Thái
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2