intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ năng mềm - Chương 1: Khái quát về kỹ năng mềm

Chia sẻ: Tran Thi Thuy Linh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:22

107
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kỹ năng mềm Chương 1: Khái quát về kỹ năng mềm với mục tiêu chính nhằm giúp các bạn có thể trình bày được khái niệm, đặc điểm, vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng mềm; Xây dựng được các phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ năng mềm - Chương 1: Khái quát về kỹ năng mềm

  1. VÌ SAO PHảI HọC Kỹ NĂNG MềM?   
  2. MÔN HỌC: KỸ NĂNG MỀM (SOFT SKILLS) BÀI MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU MÔN HỌC 1.Vị trí, tính chất của môn học ­ Vị trí môn học: Kỹ năng mềm là môn học bổ trợ trong  chương trình đào tạo. Môn học kỹ năng mềm được bố  trí học sau các môn học chung và trước các môn học/mô  đun chuyên ngành. ­ Tính chất môn học: Nội dung môn học được xây dựng  học lý thuyết kết hợp với học thực hành và rèn luyện  năng lực tự chủ và trách nhiệm trong từng chương đối  với sinh viên. Môn học trang bị kiến thức kỹ năng giao  tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự học, kỹ năng  thích nghi, kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả và kỹ  năng tìm việc làm cho sinh viên trước khi sinh viên ra 
  3. 2. Mục tiêu môn học  Học xong môn học này, người học có khả năng:  Về kiến thức: ­ Trình bày được khái niệm, vai trò, tầm quan  trọng và các phương pháp rèn luyện kỹ năng  mềm; ­ Giải thích được kiến thức về các kỹ năng giao  tiếp, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ  năng thích nghi trong môi trường làm việc; ­ Trình bày được những kiến thức cơ bản về thu  thập và phân tích thông tin việc làm, khả năng lập  kế hoạch tìm kiếm việc làm, cách chuẩn bị hồ sơ  xin việc, trả lời phỏng vấn khi dự tuyển.
  4. Về kỹ năng: ­Thực hiện tốt các kỹ năng giao tiếp cơ bản như kỹ  năng lắng nghe, kỹ năng thuyết phục người khác, kỹ  năng  thuyết  trình,  kỹ  năng  sử  dụng  ngôn  ngữ  trong  giao tiếp; ­ Lập và thực hiện  được kế hoạch tự học cho  bản  thân; ­ Tổ chức làm việc theo nhóm, quản lý thời gian làm  việc theo kế hoạch; ­ Hòa nhập,  thích nghi với môi trường làm việc khác  nhau; ­  Thu  thập  và  phân  tích  được  thông  tin  việc  làm  ở  các  khu  vực  tuyển  dụng;  lập  được  kế  hoạch  cho  hoạt động tìm kiếm việc làm; chuẩn bị được hồ sơ 
  5. Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Áp dụng  các kiến thức đã học vào quá trình học tập và  trong cuộc sống; chủ động, tích cực rèn luyện  nâng cao các kỹ năng mềm trong môi trường làm  việc.   3. Nội dung môn học Chương 1: Khái quát về kỹ năng mềm          Chương 2: Các kỹ năng giao tiếp cơ bản Chương 3: Kỹ năng tự học và lập kế hoạch học  tập Chương 4: Kỹ năng làm việc nhóm Chương 5: Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả Chương 6: Kỹ năng tìm kiếm việc làm.
  6. 4. Phương pháp dạy và học môn học a. Đối với giảng viên ­ Sử dụng các phương pháp dạy học khác nhau như phương  pháp thuyết trình, phân tích có minh họa, phương pháp vấn  đáp, nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phương pháp làm mẫu,  phương pháp đóng vai, phương pháp luyện tập... ­ Nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị sưu tầm sơ đồ, tranh ảnh,  hình hoạ để minh hoạ. Xây dựng những bài tập tình huống  để người học thực hành và rèn luyện kỹ năng xử lý các tình  huống trong giao tiếp. ­ Có thể dùng máy camera quay tại chỗ khi người học thực  hành các kỹ năng, bài thuyết trình, thuyết phục người khác,  tổ chức hoạt động nhóm… sau đó xem lại và nhận xét, thảo  luận. ­ Hướng dẫn người học biết áp dụng các kiến thức vào quá  trình rèn luyện kỹ năng mềm trong học tập và trong cuộc 
  7. b. Đối với người học ­ Tích cực lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng đã  được trang bị trên lớp.  ­ Phải tích cực tham gia tham khảo thêm các sách,  các tài liệu về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hoạt  động nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng quản lý  thời gian... ­ Tích cực tự rèn luyện các kỹ năng mềm trên lớp  học cũng như trong thực tế cuộc sống hàng ngày; ­ Người học phải có ý thức tự rèn luyện, vận  dụng những kiến thức đã học vào công việc của  bản thân sau này.
  8. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KỸ NĂNG MỀM * Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: ­ Kiến thức: Trình bày được khái niệm, đặc  điểm, vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng  mềm; ­ Kỹ năng: Xây dựngđược các phương pháp  rèn luyện kỹ năng mềm; ­ Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: Chủ  động vận dụng các PP vào quá trình rèn luyện  kỹ năng mềm trong học tập cũng như trong cuộc  sống.
  9. 1.  Khái  niệm  và  tầm  quan  trọng  của  kỹ  năng mềm 1.1. Khái niệm về kỹ năng: Kỹ năng được hiểu là khả năng thực hiện  có hiệu quả một hành động hay một hoạt động  bằng cách lựa chọn và vận dụng tri thức, kinh  nghiệm,  cách  thức  hành  động  đúng  đắn  vào  thực tiễn. 
  10.  Dựa trên phương diện nghề nghiệp: Kỹ năng cứng  là những kỹ năng kỹ thuật, kỹ  năng  chuyên  môn,  giúp  con  người  thực  thi  những  công  việc  cụ  thể  để  đạt  được  những  tiêu  chuẩn  nhất  định.  Kỹ  năng  cứng  thường  gắn  liền  với  các  tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc tuân theo các trình tự, thủ  tục hành chính nhất định của từng tổ chức và có thể  đo lường được và được đào tạo ở những trường, lớp  chính quy.  Kỹ  năng  mềm  là  những  kỹ  năng  giúp  con  người  tự  quản  lý,  lãnh  đạo chính  bản thân mình  và  tương  tác  với  những  người  xung  quanh  để  cuộc  sống và công việc đạt hiệu quả. 
  11. 1.2.  Khái niệm về kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm là những kỹ năng có liên quan  đến việc sống hòa mình vào tương tác với xã  hội,  cộng  đồng,  tập  thể  hoặc  tổ  chức  nhằm  đảm  bảo  cho  quá  trình  thích  ứng,  duy  trì  tốt  mối  quan  hệ  tích  cực  với  người  khác  và  góp  phần  hỗ  trợ  thực  hiện  công  việc  một  cách  hiệu quả.
  12. 1.2.  KHÁI NIệM Về Kỹ NĂNG MềM:
  13. 1.3. Tầm quan trọng của kỹ năng mềm: Trong  xã  hội  hiện  đại,  Kỹ  năng  mềm  ngày  càng  được  đánh  giá  cao.  Rất  nhiều  nhà  tuyển  dụng  xem  trọng  những  kỹ  năng  thiên  về  tính  cách  này  và  xem  đây  là  một  trong  những yêu cầu tuyển dụng quan trọng.
  14. 1.3. Tầm quan trọng của kỹ năng:  
  15. Thảo luận:  Phân tích tầm quan trọng của kỹ  năng  mềm  trong  cuộc  sống  và  trong  công 
  16. ­ Kỹ năng chuyên môn (IQ) chiếm phần nhỏ so  với kỹ năng xúc cảm (EQ) ­ Kỹ năng mềm là những kỹ năng tâm lý xã hội  giúp  cho  cá  nhân  tồn  tại  và  thích  ứng  trong  cuộc sống ­ Kỹ năng mềm, kỹ năng sống quyết định  75%  sự thành đạt ­  Kỹ  năng  mềm  giúp  mỗi  cá  nhân  làm  việc  hiệu quả và thăng tiến  trong môi  trường công  việc chứa đựng nhiều thách thức và cơ hội.
  17. 2. Phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm: 2.1. Quy tắc 10.000 giờ. Quy tắc 10.000 giờ là một khái niệm có mối  liên  hệ  chặt  chẽ  của  nhà  tâm  lý  học  bình  dân  Malcolm Gladwell. Trong  cuốn  sách  bán  chạy  nhất  của  mình  “Những kẻ xuất chúng” rất nổi tiếng  ở Việt Nam,  Malcolm Gladwell cho rằng muốn trở thành chuyên  gia trong lĩnh vực nào đó phải mất ít nhất 10. 000  lần thực hành (xấp xỉ 10 năm).
  18. * Quy tắc 10.000 giờ: Nguyên tắc cho rằng 10.000 giờ “luyện tập  có chủ đích” là cần thiết để trở thành bậc  thầy đẳng cấp thế giới trong mọi lĩnh vực.
  19. Vậy nếu muốn  thành thạo một kỹ năng  chuyên  môn  nào  đó,  ta  phải  tập  trung  rèn  luyện  kỹ  năng  đó  liên  tục  mỗi  ngày.  Càng  dành  nhiều  thời  gian  thực  hành  kỹ  năng  đó  bao nhiêu, ta càng nắm vững kỹ năng đó bấy  nhiêu và khi vượt qua cột mốc 10.000 giờ, 10  năm ta sẽ thấy mình có thể thực hiện việc đó  một  cách  xuất  sắc  mà  không  cần  tốn  nhiều  công sức.
  20. 2.2. Một số phương pháp rèn luyện kỹ  năng mềm khác 2.3.1.Tham gia vào các cộng đồng, câu lạc bộ  Tiếng Anh và tình nguyện 2.3.2.Tham gia các talk show chia sẻ và huấn  luyện kỹ năng mềm miễn phí 2.3.3. Làm một công việc nghiêm túc như khi  đi làm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2