intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương IV - ThS. Trần Đức Thìn

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:18

181
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương IV trình bày các yếu tố của tội phạm, cấu thành tội phạm, ý nghĩa của cấu thành tội phạm và một số nội dung khác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật Hình sự Việt Nam: Chương IV - ThS. Trần Đức Thìn

  1. CHƯƠNG IV: CẤU THÀNH TỘI PHẠM 1. CÁC YẾU TỐ CỦA TỘI PHẠM  XÉT VỀ MẶT BẢN CHẤT, NỘI DUNG CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ NỘI DUNG PHÁP LÝ, TỘI PHẠM LÀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI MANG TÍNH GIAI CẤP, TÍNH LỊCH SỬ ĐƯỢC ĐẶC TRƯNG BỞI TÍNH NGUY HIỂM CHO XH, TÍNH TRÁI PLHS  XÉT VỀ MẶT CẤU TRÚC, TỘI PHẠM ĐƯỢC HỢP THÀNH BỞI CÁC YẾU TỐ CÓ QUAN HỆ MẬT THIẾT VỚI NHAU KHÔNG TÁCH RỜI NHAU, NHƯNG CÓ THỂ PHÂN CHIA ĐƯỢC TRONG TƯ DUY VÀ CHO PHÉP NGHIÊN CỨU ĐỘC LẬP VỚI NHAU. CÁC YẾU TỐ ĐÓ LÀ:  KHÁCH THỂ: NHỮNG QHXH BỊ TỘI PHẠM XÂM HẠI HOẶC ĐE DOẠ XÂM HẠI. BẤT KỲ TỘI PHẠM NÀO CŨNG GÂY RA THIỆT HẠI HOẶC ĐE DOẠ GÂY RA THIỆT HẠI CHO MỘT QHXH NHẤT ĐỊNH ĐƯỢC LHS BẢO VỆ.
  2.  Chủ thể của tội phạm: là con người cụ thể có năng lực TNHS và đạt đến độ tuổi luật định đã thực hiện hành vi phạm tội. Có thể có thêm các dấu hiệu khác nữa của chủ thể. Không có chủ thể, không có tội phạm  Mặt khách quan của tội phạm: là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm: Hành vi nguy hiểm cho XH, hậu quả nguy hiểm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu khác (công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm, hoàn cảnh thực hiện tội phạm). Không có MKQ thì không có các yếu tố khác và do đó không có tôih phạm  Mặt chủ quan của tội phạm: là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm, bao gồm: Lỗi, động cơ, mục đích phạm tội. Bất cứ tội phạm nào cũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội và có lỗi. Tóm lại: Tội phạm là một thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan và chủ quan, là hoạt động của con người cụ thể xâm hại các QHXH được LHS bảo vệ.
  3.  Trong một tội phạm nào đó có thể có một yếu tố nào đó trong 4 yếu tố đã nêu ảnh hưởng nhiều hơn đến tính nghiêm trọng của tội phạm, nhưng hoàn toàn không có nghĩa là yếu tố đó quan trọng hơn yếu tố khác.  Bốn yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau và chỉ có ý nghĩa độc lập khi ta nghiên cứu về lý thuyết. Thiếu bất kỳ yếu tố nào cũng không có tội phạm. 2. Cấu thành tội phạm 2.1. Khái niệm  Mỗi mội trường hợp phạm tội cụ thể thuộc một loại tội nhất định đều có những biểu hiện riêng biệt làm cho tội phạm xảy ra trên thực tiễn khá là phong phú. Tuy vậy, tất cả những trường hợp phạm tội này đều có 4 yếu tố và có những dấu hiệu chung. Ví dụ: xem xét mọi khía cạnh của tội giết người dưới đây:
  4. GIẾT NGƯỜI Chủ thể Thủ đoạn Công cụ Thời gian Hậu quả Đàn ông Đâm Dao Ngày Chết Đàn bà Chém Súng Đêm Bị thương Trẻ em Bắn Lựu đạn Sáng Không sao Côn đồ Đầu độc Dây dù Trưa Tâm thần Tái phạm Dìm chết Thuốc độc Tối Bác sỹ Thắt cổ Điện 15h45 Điểm chung: 1. Hành vi trái pháp luật; 2. Người phạm tội muốn tước đoạt sinh mạng người khác; 3. Lỗi cố ý
  5.  Tập hợp toàn bộ các dấu hiệu: Hành vi trái pháp luật; Người phạm tội muốn tước đoạt sinh mạng người khác; Lỗi cố ý tạo nên cấu thành tội phạm giết người. Bất kỳ tội giết người nào xảy ra trong thực tế cũng có các dấu hiệu đặc trưng đó. Vậy:  Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho loại tội phạm cụ thể được quy định trong LHS  Cấu thành tội phạm thực chất là khái niệm pháp lý về tội phạm cụ thể  Quan hệ giữa tội phạm và cấu thành tội phạm là mối quan hệ giữa hiện tượng và khái niệm. Tội phạm là hiện tượng xã hội tồn tại khách quan và cấu thành tội phạm là khái niệm pháp lý phản ánh hiện tượng đó
  6.  Các dấu hiệu được mô tả trong CTTP là những dấu hiệu phản ánh nội dung các yếu tố của tội phạm. Tuy nhiên không phải tất cả các dấu hiệu của 4 yếu tố đều được nêu trong CTTP.  Có những dấu hiệu bắt buộc phải có trong tất cả các CTTP. Đó là:  Hành vi trong MKQ của tội phạm  Lỗi trong MCQ của tội phạm  Năng lực TNHS và tuổi chịu TNHS thuộc chủ thể của tội phạm  Những dấu hiệu khác là không bắt buộc  Có những dấu hiệu được nêu trong CTTP này nhưng không được nêu trong CTTP khác.  CTTP khác với quy định của điều luật phần các tội phạm ở chỗ: CTTP bao gồm phần quy định này và những nội dung có tính chất chung cho các tội phạm được quy định tại phần chung. Phần quy định chỉ bao gồm những nội dung chủ yếu
  7. 2.2. Đặc điểm của các dấu hiệu trong CTTP 2.2.1. Các dấu hiệu trong CTTP đều do luật định  Tội phạm phải được quy định trong LHS. Việc quy định này được thực hiện bằng cách mô tả những dấu hiệu chung đặc trưng cho một loại tội. Do đó, tất cả các dấu hiệu của CTTP đều được quy định trong LHS  Các cơ quan giải thích hay áp dụng pháp luật chỉ được giải thích nội dung các dấu hiệu mà không được thêm bớt dấu hiệu của CTTP. Thêm bớt dấu hiệu vào CTTP có thể dẫn đến việc quy tội oan sai hoặc bỏ lọt tội
  8. 2.2.2. Các dấu hiệu trong CTTP có tính đặc trưng  CTTP là khái niệm pháp lý về tội phạm cụ thể nên đòi hỏi phải vừa có tính khái quát, vừa phản ánh nội dung của 4 yếu tố và đủ để phân biệt tội này với tội khác. Dựa vào CTTP, người áp dụng hiểu được cấu trúc của loại tội nhất định, không hiểu rộng ra hay thu hẹp, không nhầm lẫn tội này với tội kia. Do vậy, phải sử dụng những dấu hiệu đặc trưng để mô tả một tội phạm cụ thể.  Coi các dấu hiệu trong CTTP có tính đặc trưng vì nó vừa phản ánh được tính nguy hiểm cho XH của hành vi, vừa cho phép phân biệt tội này với tội khác  Không thể có 2 CTTP giống hệt nhau  Một dấu hiệu nào đó có thể có trong CTTP một số tội. Trong trường hợp này các CTTP khác nhau bởi các dấu hiệu khác.
  9. Ví dụ tổng quát: Tội A gồm các dấu hiệu a, b, c, d Tội B gồm các dấu hiệu a, b, e, f Tội C gồm các dấu hiệu b, c, d, e Ví dụ cụ thể:
  10. 2.2.3. Các dấu hiệu trong CTTP có tính bắt buộc  Tất cả các dấu hiệu trong CTTP có tính bắt buộc vì nó là điều kiện cần để khẳng định hành vi nào đó là hành vi phạm tội cụ thể  Nếu trong CTTP thiếu vắng dấu hiệu nào đó hoặc một dấu hiệu nào đó không thoả mãn thì không cấu thành tội mà CTTP đó phản ánh. 2.3. Phân loại CTTP 2.3.1. Phân loại theo mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội được CTTP phản ánh  Tội phạm trên thực tế rất đa dạng có thể có nhiều CTTP khác nhau cho một loại tội cụ thể. Trước hết, nhà làm luật XD cấu thành cơ bản cho một loại tội, sau đó căn cứ vào tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm người ta xây dựng các CTTP tăng nặng (CTTP TN) và CTTP giảm nhẹ (CTTP GN):
  11.  CTTP cơ bản (CTTP CB) là loại CTTP trong đó chỉ có các dấu hiệu định tội - dấu hiệu mô tả cho phép phân biệt tội này với tội khác  CTTP TN là loại CTTP trong đó ngoài những dấu hiệu định tội còn có những dấu hiệu phản ánh mức độ nguy hiểm cho XH tăng lên đáng kể. CTTP CB Tình tiết tăng nặng CTTP TN  CTTP GN là loại CTTP trong đó ngoài những dấu hiệu định tội còn có những dấu hiệu phản ánh mức độ nguy hiểm cho XH giảm đi đáng kể CTTP CB Tình tiết giảm nhẹ CTTP GN
  12. 2.3.2. Phân loại theo đặc điểm cấu trúc của CTTP  Các CTTP được xây dựng với những đặc điểm cấu trúc khác nhau cho dù chúng đều phản ánh nội dung của 4 yếu tố khách thể, MKQ, MCQ, chủ thể của tội phạm.  Có những CTTP mà trong đó chỉ quy định dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc, nhưng cũng có những CTTP quy định cả dấu hiệu hành vi nguy hiểm và hậu quả nguy hiểm là dấu hiệu bắt buộc.  Dựa vào đặc điểm cấu trúc các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm có thể chia CTTP thành 2 loại: Cấu thành tội phạm hình thức và cấu thành tội phạm vật chất
  13.  CTTP hình thức (CTTP HT) là CTTP trong đó có một dấu hiệu hành vi nguy hiểm trong MKQ là bắt buộc.  CTTP vật chất (CTTP VC) là CTTP trong đó có dấu hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội trong MKQ là những dấu hiệu bắt buộc.
  14.  Để xác định tội phạm nào có CTTP VC, tội phạm nào có CTTP HT phải dựa vào quy định của luật. Cần tránh quan niệm cho rằng nếu có hậu quả xảy ra thì đó là tội phạm có cấu thành vật chất, nếu hậu quả chưa xảy ra thì đó là tội phạm có cấu thành hình thức. Lưu ý rằng: đây là hiện tượng thực tế, còn CTTP chỉ là lý thuyết phản ánh thực tế nên nó không phải là thực tế.  Việc xây dựng CTTP nào là CTTP HT hay CTTP VC xuất phát từ cơ sở khách quan sau:  Nếu chỉ riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện đầy đủ tính chất nguy hiểm của tội phạm hoặc rất khó xác định hậu quả nguy hiểm cho xã hội thì CTTP được XD là CTTP HT  Nếu chỉ riêng hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đầy đủ tính chất nguy hiểm của tội phạm mà cần phải có thêm hậu quả nguy hiểm cho xã hội mới phản ánh đầy đủ tính chất đó thì CTTP được xây dựng thường là CTTP VC.
  15.  Dựa vào đặc điểm cấu trúc của các dấu hiệu thuộc MKQ có thể phân chia CTTP thành loại thứ 3 là CTTP cắt xén (CTTP CX).  CTTP CX là loại cấu thành trong đó chỉ có dấu hiệu hành vi nguy hiểm. Tuy nhiên khác với CTTP HT ở chỗ CTTP CX quy định hoạt động nhằm thực hiện hành vi là dấu hiệu bắt buộc trong MKQ của tội phạm ấy
  16. 3. ý nghĩa của CTTP 3.1. CTTP là cơ sở pháp lý của TNHS  Điều 2 BLHS99 quy định: “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định trong mới phải chịu TNHS”. Như vậy, để buộc một người phải chịu TNHS thì phải xác định rằng họ đã phạm tội và tội đó có quy định trong BLHS  Để xác định người nào đó có phạm tội hay không thì phải xác định hành vi của họ có đầy đủ các dấu hiệu của CTTP cụ thể nào đó hay không  Chính vì phải dựa vào CTTP để xác định một người phạm một tội nào đó và buộc người ấy phải chịu TNHS về tội đó nên CTTP là cơ sở pháp lý của TNHS  CTTP là điều kiện cần và đủ của TNHS
  17. 3.2. CTTP là căn cứ pháp lý để định tội  Định tội (xác định tội danh) là việc xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội gì cụ thể trong số các tội phạm được quy đinh trong BLHS.  Định tội là cơ sở để truy cứu TNHS vì chỉ khi xác định được tội danh mới có căn cứ để quyết định biện pháp TNHS  Muốn định tội danh phải căn cứ vào CTTP. Thực chất của việc định tội là xác định hành vi nguy hiểm đã mang những dấu hiệu nào của CTTP cụ thể.  Căn cứ pháp lý duy nhất của việc định tội là CTTP nên có thể nói CTTP là căn cứ pháp lý của để định tội
  18. 3.3. CTTP là căn cứ pháp lý để định khung hình phạt  Định khung hình phạt là xác định hành vi phạm tội đã thoả mãn CTTP thuộc khung tăng nặng hay giảm nhẹ (nếu BLHS có quy định nhiều khung HP).  CTTP TN và CTTP GN là căn cứ để định khung hình phạt trong các trường hợp cụ thể
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2