Bài giảng môn Kế toán tài chính: Phần 2 - CĐ CNTT TP.HCM
lượt xem 15
download
Bài giảng môn Kế toán tài chính: Phần 2 có nội dung trình bày về kế toán tài sản cố định, kế toán khấu hao tài sản cố định, kế toán các khảo phải trả, vốn chủ sở hữu, kế toán đầu tư tài chính và kế toán các khoản khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng môn Kế toán tài chính: Phần 2 - CĐ CNTT TP.HCM
- Chương 4: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Khái niệm. Tài sản cố định là những tư liệu lao động được sử dụng trong doanh nghiệp có giá trị cao và thời gian sử dụng lâu dài. Theo quy định hiện hành, mọi tư liệu lao động là tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ, liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định nào đó, mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả 4 tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định (hữu hình): – Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó. – Nguyên giá phải được xác định một cách tin cậy. – Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên. – Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. Ngoài ra, đối với các khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra có liên quan đến hoạt động của mình, thỏa mãn đủ 4 tiêu chuẩn nói trên, nhưng không hình thành tài sản hữu hình thì được coi là TSCĐ vô hình. 1.2 Đặc điểm của TSCĐ: Nhận biết đặc điểm của TSCĐ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý tài sản cố định. Trong quá trình tham gia vào hoạt động của các doanh nghiệp, tài sản cố định có những đặc điểm sau đây: Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, nếu là TSCĐ hữu hình thì không thay đổi hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng. Giá trị TSCĐ bị giảm dần trong quá trình sử dụng do sự phát sinh hao mòn, và được chuyển dịch dần vào chi phí sản xuất kinh doanh dưới hình thức chi phí khấu hao TSCĐ. TSCĐ phải trải qua rất nhiều chu kỳ tái sản xuất kinh doanh mới hoàn thành đủ một vòng quay của số vốn ban đầu ứng ra mua sắm nó. Từ các đặc điểm này, doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ TSCĐ cả về mặt giá trị và hiện vật. – Về giá trị, phải quản lý chặt chẽ nguyên giá, tình hình hao mòn, giá trị còn lại cũng như việc thu hồi vốn đầu tư ban đầu để tái sản xuất tài sản cố định trong doanh nghiệp. – Về hiện vật, phải quản lý chặt chẽ số lượng, tình hình biến động TSCĐ, hiện trạng 74
- kỹ thuật cũng như tình hình bảo quản, sử dụng tài sản cố định ở từng nơi sử dụng. 1.3 Nhiệm vụ của kế toán TSCĐ. Do là tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng trong hoạt động của doanh nghiệp nên doanh nghiệp sẽ phải thường xuyên chú trọng việc đổi mới, hiện đại hóa và tăng nhanh số lượng tài sản cố định, điều đó đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với công tác quản lý tài sản cố định. Để đáp ứng yêu cầu này, kế toán tài sản cố định phải thức hiện các nhiệm vụ sau đây: – Tổ chức thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các loại sổ cần thiết để hạch toán tài sản cố định theo đúng quy định của chế độ; Tổ chức ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có; tình hình tăng giảm và di chuyển TSCĐ trong doanh nghiệp và từng nơi sử dụng; kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng tài sản cố định. – Tính đúng và phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận sử dụng; Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khấu hao TSCĐ. – Lập kế hoạch và dự toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, phản ánh chính xác chi phí đã phát sinh thực tế cho công việc sửa chữa này vào chi phí sản xuất kinh doanh theo đúng đối tượng sử dụng tài sản cố định; Kiểm tra ngăn ngừa tiêu cực phát sinh trong quá trình sửa chữa bằng cách kê thêm chi phí so với kế hoạch và dự toán. – Tham gia kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của Nhà nước; Lập các báo cáo về tài sản cố định, phân tích tình hình trang bị, huy động sử dụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của việc đầu tư và sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp. 1.4 Phân loại TSCĐ. Tài sản cố định trong doanh nghiệp có nhiều loại, mỗi loại lại có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau,công dụng và thời hạn sử dụng khác nhau, sử dụng vào những mục đích khác nhau …; do đó, để thuận tiện cho việc quanû lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định, doanh nghiệp phải tiến hành phân loại TSCĐ. Phân loại tài sản cố định là sắp xếp tài sản cố định thành từng loại, từng nhóm khác nhau theo một tiêu thức phân loại được lực chọn nào đó. Trong công tác kế toán, tài sản cố định thường được các doanh nghiệp phân loại theo các cách sau đây: a) Phân loại theo hình thái vật chất và công dụng kinh tế: Tài sản cố định hữu hình: bao gồm Nhà cửa, vật kiến trúc; Máy móc thiết bị;Phương tiện vận tải, truyền dẫn; Thiết bị dụng cụ quản lý; Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; và TSCĐ hữu hình khác. Tài sản cố định vô hình: bao gồm Quyền sử dụng đất; Quyền phát hành; Bản quyền, bằng sáng chế; Nhãn hiệu hàng hóa; Phần mềm máy tính; Giấy phép, giấy phép nhượng quyền; Tài sản cố định vô hình khác. b) Phân loại theo mục đích sử dụng: TSCĐ đang dùng TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ, cất giữ hộ Nhà nước 75
- c) Phân loại theo quyền quản lý sử dụng: TSCĐ thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp: bao gồm: TSCĐ do chủ sở hữu góp vốn hay hình thành từ nguồn lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. TSCĐ nhận góp liên doanh TSCĐ hình thành từ nguồn vốn đi vay TSCĐ hình thành dưới hình thức thuê vốn (thuê tài chánh). Một TSCĐ được coi là thuê tài chánh nếu hợp đồng thuê ký với Cty cho thuê tài chánh thỏa mãn ít nhất 1 trong 4 điều kiện sau đây: + Khi kết thúc thời hạn cho thuê theo hợp đồng, bên thuê được chuyển quyền sở hữu của tài sản thuê hay được tiếp tục thuê theo thỏa thuận của 2 bên. + Khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền lựa chọn mua tài sản thuê theo giá danh nghĩa thấp hơn giá trị thực tế của tài sản vào thời điểm mua lại. + Thời hạn cho thuê 1 loại tài sản ít nhất phải bằng 60% thời gian cần thiết để khấu hao tài sản thuê. + Tổng số tiền thuê 1 loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký hợp đồng. TSCĐ thuê hoạt động: Là tài sản đi thuê không thỏa mãn các điều kiện cần có của TSCĐ thuê tài chánh. 1.5 Đánh giá TSCĐ. Đánh giá tài sản cố định là công việc biểu hiện thành tiền giá trị của tài sản cố định theo nguyên tắc nhất định. Trong công tác hạch toán kế toán, TSCĐ được đánh giá thông qua các chỉ tiêu Nguyên giá tài sản cố định và Giá trị còn lại của tài sản cố định. a) Nguyên giá: Là giá thực tế hình thành TSCĐ, tức là toàn bộ các chi phí thực phát sinh cho việc hình thành và đưa tài sản cố định vào sử dụng (nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và tài sản được mua về để dùng sản xuất kinh doanh mặt hàng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì nguyên giá không có thuế GTGT; các trường hợp khác nguyên giá bao gồm cả thuế GTGT phát sinh trong quá trình mua, nhập hay lắp đặt TSCĐ). Xác định trong một số trường hợp cụ thể như sau: + Đối với TSCĐ mua sắm (mới, cũ): Giá mua (trừ Các khoản thuế Chi phí liên quan trực các khoản (không bao tiếp đưa TS vào sử Nguyên + = chiết khấu gồm các + dụng (Chi phí vận giá thương khoản thuế chuyển, lắp đặt, chạy mại, giảm được hoàn thử ...) 76
- giá) lại) + Đối với TSCĐ hình thành thông qua hoạt động XDCB (tự làm hay thuê ngoài): Giá quyết toán Các chi phí khác phát sinh cho đến lúc Nguyên = công trình + TSCĐ được đưa vào sử dụng chính giá XDCB thức Trường hợp công trình XDCB hoàn thành đã đưa vào sử dụng nhưng chưa quyết toán giá trị công trình thì doanh nghiệp tạm ghi tăng TSCĐ theo giá tạm tính để trích khấu hao, sau khi nghiệm thu, bàn giao quyết toán giá trị công trình sẽ tiến hành điều chỉnh giá trị tài sản cố định theo giá trị quyết toán. + Đối với TSCĐ được cấp phát: Nguyên giá được xác định theo 1 trong 2 cách sau đây: GTCL Các chi phí phát sinh cho Nguyên trên sổ đến lúc TSCĐ được = + giá của đơn đưa vào sử dụng chính vị cấp thức Hoặc: Giá trị theo đánh Các chi phí phát sinh Nguyên giá thực tế của cho đến lúc TSCĐ = + giá Hội đồng giao được đưa vào sử nhận dụng chính thức + Đối với TSCĐ điều chuyển trong nội bộ doanh nghiệp: Trường hợp tài sản cố định được điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc trong nội bộ doanh nghiệp thì nguyên giá là nguyên giá phản ánh ở đơn vị chuyển TSCĐ phù hợp với bộ hồ sơ của tài sản cố định đó. Các chi phí có liên quan đến việc điều chuyển tài sản cố định giữa các đơn vị này không hạch toán tăng nguyên giá tài sản cố định mà được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. + Đối với TSCĐ được cho, được biếu tặng, nhận vốn góp liên doanh,nhận lại vốn góp liên doanh, TSCĐ phát hiện thừa, … Giá trị theo Các chi phí phát Nguyên = đánh giá thực + sinh cho đến lúc giá tế của Hội TSCĐ được đưa 77
- đồng giao vào sử dụng nhận chính thức + Đối với TSCĐ thuê tài chánh: Nguyên giá TSCĐ phản ánh ở đơn vị thuê như đơn vị chủ sở hữu tài sản,, bao gồm: giá mua thực tế, các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, tân trang, lắp đặt, chạy thử …. trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng. Phần chênh lệch giữa tiền thuê tài sản cố định phải trả cho đơn vị cho thuê và nguyên giá tài sản cố định đó được hạch toán vào chi phí kinh doanh phù hợp với thời hạn của hợp đồng thuê tài chánh. + Đối với TSCĐ của cá nhân, hộ kinh doanh cá thể thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần mà không còn hoá đơn thì nguyên giá TSCĐ là giá trị hợp lý cho DN tự xác định tại thời điểm đăng ký kinh doanh hoặc do Hội đồng định giá ở địa phương hoặc tổ chức có chức năng thẩm định giá theo qui định của pháp luật. + Đối với quyền sử dụng đất (TK 2131): là toàn bộ các chi phí thực tế chi ra có liên quan trực tiếp đến đất sử dụng, bao gồm: tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí cho đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ (nếu có), …; lưu ý là không được bao gồm các chi phí chi cho việc xây dựng các công trình trên đất. Trường hợp doanh nghiệp trả tiền thuê đất hàng năm (hoặc định kỳ) thì các chi phí này được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh trong (các) kỳ, không đưa vào nguyên giá của tài sản cố định. b) Giá trị còn lại của TSCĐ: Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế Chú ý: Sau khi đã được ghi nhận trên sổ kế toán của doanh nghiệp, nguyên giá của TSCĐ (đồng thời kể cả giá trị còn lại của tài sản cố định) chỉ được thay đổi trong các trường hợp sau đây: – Đánh giá lại TSCĐ theo quy định của Nhà nước. – Xây lắp, trang bị thêm, thay đổi , cải tiến bộ phậnD9 hay tháo dỡ bớt một số chi tiết, bộ phận của tài sản cố định. Khi thay đổi nguyên giá của TSCĐ, DN phải lập biên bản ghi rõ các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số khấu hao luỹ kế của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo qui định hiện hành 2. KẾ TOÁN TĂNG, GIẢM TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do các nguyên nhân khác nhau mà TSCĐ của doanh nghiệp có thể tăng lên hoặc giảm xuống; các nguyên nhân này bao gồm mua sắm thêm, nhận cấp phát hoặc điều chuyển từ nơi khác đến, xây dựng cơ bản bằng cách tự làm hay thuê ngoài, thanh lý, nhượng bán, chuyển đi nơi khác, … Trong mọi trường hợp, khi phát sinh các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ, doanh nghiệp phải lập các chứng từ để ghi nhận việc tăng giảm này theo đúng các quy định của Nhà nước về chế độ ghi chép ban đầu và thực hiện hạch toán trên các sổ kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp theo quy định của chế độ kế toán. 78
- 2.1 Chứng từ sử dụng. ( xem Phụ lục 01) Khi phát sinh các trường hợp làm tăng hay giảm tài sản cố định trong doanh nghiệp, kế toán (hoặc các bộ phận có liên quan) phải lập các chứng từ sau đây để làm cơ sở pháp lý cho công việc kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp tài sản cố định về sau này: Biên bản giao - nhận TSCĐ (mẫu 01-TSCĐ) : nhăm xác nhận TSCĐ sau khi hoàn thành việc xây dựng, mua sắm, được cấp trên cấp, theo hợp đồng góp vốn,…. Không sử dụng biên bản này trong trường hợp nhượng bán, thanh lý hoặc thừa, thiếu khi kiểm ke.â Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu 03-TSCĐ): lập khi giảm TSCĐ do thanh lý Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu 04-TSCĐ): dùng để xác định khoản chênh lệch do đánh lại TSCĐ Biên bản kiểm kê TSCĐ (mẫu 05-TSCĐ): dùng xác nhận số lượng , giá trị TSCĐ hiện có, thừa thiếu so với sổ kế toán trên cơ sở đó tăng cường quản lý TSCĐ & làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất. 2.2 Kế toán chi tiết. 2.2.1 Sổ sách sử dụng: Để kế toán chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm tài sản cố định, kế toán cần mở các sổ chi tiết sau đây ( xem Phụ lục 02): Thẻ TSCĐ (S23- DN ): là loại sổ tờ rời, được mở cho từng TSCĐ phát sinh tăng trong kỳ, trong đó có các nội dung chủ yếu: tên TSCĐ, số hiệu TSCĐ (do kế toán đánh), nước sản xuất, năm sản xuất, nơi sử dụng, năm đưa vào sử dụng, nguyên giá, theo dõi giá trị hao mòn, tình hình sửa chữa, lắp đặt thêm, tháo dỡ bớt, … Sổ TSCĐ (S24 - DN ): dùng để đăng ký . theo dõi & quản lý chặt chẽ tài sản trong đơn vị từ khi mua sắm, đưa vào sử dụng đến khi ghi giảm TSCĐ. Các chỉ tiêu phản ánh trong sổ tương tự như các chỉ tiêu phản ánh trên Thẻ TSCĐ, và mỗi thẻ TSCĐ sau khi lập xong được ghi thành 1 dòng trên sổ TSCĐ. Sổ theo dõi TSCĐ và công cụ tại nơi sử dụng(S22- DN ): Sổ này dùng để ghi chép tình hình tăng, giảm TSCĐ & công cụ, dụng cụ tại từng nơi sử dụng nhằm quản lý tài sản & dụng cụ đã được cấp cho các phòng ban làm căn cứ để đối chiếu khi tiến hành kiểm kê định kỳ. 2.2.2 Trình tự hạch toán: a) Đối với trường hợp tăng TSCĐ: Căn cứ vào các chứng từ ban đầu có liên quan đến việc tăng TSCĐ (Hóa đơn, Quyết định điều động TSCĐ, vv … ), doanh nghiệp cùng với người giao tài sản lập Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu 01-TSCĐ), biên bản này được lập cho từng đối tượng TSCĐ; Đối với những TSCĐ cùng loại, cùng giao – nhận một lần từ một người giao thì có thể lập chung một biên bản giao nhận và sau đó sao lục cho mỗi đối tượng TSCĐ một bản để lưu hồ sơ riêng cho từng đối tượng. Biên bản giao – nhận TSCĐ sau khi được Giám đốc và Kế toán trưởng ký duyệt sẽ được chuyển về Phòng kế toán của doanh nghiệp cùng với lý lịch và các tài liệu gốc khác của TSCĐ; nhân viên làm công tác kế toán TSCĐ kiểm tra lại nội dung của các chứng từ, văn bản và lưu thành một bộ hồ sơ gốc của TSCĐ để làm căn cứ quản lý tài sản cũng như tổ 79
- chức công tác kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp TSCĐ về sau này. Sau đó, căn cứ vào bộ hồ sơ gốc này để lập Thẻ TSCĐ (mẩu S23-DN), đánh số ký hiệu cho TSCĐ để ghi nhận vào Thẻ. Thẻ TSCĐ được mở cho từng đối tượng tài sản riêng biệt, đối với nhưng TSCĐ cùng loại, có giá trị không quá lớn, số lượng nhiều, cùng nhận trong cùng một thời điểm và cùng xuất cho một đơn vị sử dụng thì có thể mở chung một Thẻ TSCĐ, nhưng trong thẻ phải kê khai rõ tên và số hiệu của từng TSCĐ. Thẻ TSCĐ lập thành một bản và được cất giữ ở Phòng kế toán, sắp xếp thành từng nhóm theo đơn vị sử dụng TSCĐ và theo số ký hiệu của TSCĐ để theo dõi, ghi chép những diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng TSCĐ (Tình hình trích khấu hao, tình hình đình chỉ hoạt động, vv …). Thẻ TSCĐ sau khi lập xong được đăng ký vào Sổ TSCĐ. b) Đối với trường hợp giảm TSCĐ: Theo quy định hiện hành, trường hợp giảm TSCĐ do nhượng bán, thanh lý, doanh nghiệp phải thành lập hội đồng để đánh giá thực trạng về mặt kỹ thuật, thẩm định giá trị tài sản. Đối với DN Nhà nước, tài sản cố định đem nhượng bán phải tổ chức đấu giá, thông báo công khai, tài sản cố định thanh lý dưới hình thức dỡ bỏ, hủy phải tổ chức Hội đồng thanh lý do Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quyết định. Căn cứ vào các chứng từ có liên quan đến việc giảm TSCĐ (Biên bản Bán đấu giá, Hợp đồng nhượng bán TSCĐ, Quyết định thanh lý TSCĐ, Quyết định điều chuyển TSCĐ, vv … ), doanh nghiệp lập Biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu 01-TSCĐ) , Hóa đơn bán TSCĐ, (đối với trường hợp nhượng bán TSCĐ) hoặc Biên bản thanh lý TSCĐ (mẫu 02-TSCĐ) (đối với trường hợp thanh lý TSCĐ). Từ các chứng từ này, kế toán hoàn tất việc ghi chép trên thẻ TSCĐ (theo các nội dung “Ghi giảm TSCĐ ngày … tháng …. năm….; Lý do giảm ….) và xóa sổ TSCĐ trên Sổ TSCĐ. Bieân baûn giao-nhaän TSCÑ Baùo caùo taêng Theû TSCÑ Soå TSCÑ giaûm TSCÑ Bieân baûn thanh lyù TSCÑ Ghi haøng ngaøy Ghi cuoái thaùng 2.3 Kế toán tổng hợp. 2.3.1 Tài khoản sử dụng Tài khoản 211 “Tài sản cố định hữu hình”: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá. Tài khoản 213 “Tài sản cố định vô hình”: dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ vô hình của doanh nghiệp theo nguyên giá. Kết cấu chung của các tài khoản này như sau: Tài khoản 211, 213 – Nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ – Nguyên giá TSCĐ giảm trong kỳ – Điều chỉnh tăng nguyên giá – Điều chỉnh giảm nguyên giá 80
- Số dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ hiện có ở DN 2.3.2 Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ: a) Trường hợp TSCĐ tăng do mua sắm (mới, cũ) – Nếu TSCĐ mua về được đưa ngay vào sử dụng: Nợ TK 211, 213 Nguyên giá Nợ TK 133 Thuế GTGT (nếu DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và TSCĐ mua bằng hóa đơn GTGT) Có TK 111, 112, 331, 311, 341, … Tổng giá thanh toán Chú ý: Trong mọi trường hợp ghi tăng nguyên giá TSCĐ, kế toán phải quan tâm đến việc TSCĐ đó được hình thành từ nguồn nào để có có cách xử lý cho phù hợp. Nếu TSCĐ tăng từ nguồn vốn chủ sở hữu thì bên cạnh các bút toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ, kế toán phải lập các bút toán chuyển nguồn đồng thời sau đây: – Nếu TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn XDCB,ø quỹ đầu tư phát triển, hay quỹ phúc lợi để dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Nợ TK 441,414: số tiền đã đầu tư vào TSCĐ Có TK 411: số tiền đã đầu tư vào TSCĐ – Nếu TSCĐ được đầu tư từ quỹ phúc lợi để dùng cho hoạt động phúc lợi: Nợ TK 211 Tổng giá thanh toán Có TK 111,112, 331 Tổng giá thanh toán Đồng thời: Nợ TK 353 (2) : số tiền đã đầu tư vào TSCĐ Có TK 353 (3) : số tiền đã đầu tư vào TSCĐ TK 111,112,331,311,341... TK 211 Giaù mua + chi phí TK 133 Thueá GTGT Ví dụ: Doanh nghiệp mua về một máy lọc nước để sử dụng tại phân xưởng sản xuất với giá mua là 16.000.000 đồng, thuế giá trị gia tăng là 1.600.000 đồng, chưa trả tiền. Nợ TK.211: 16.000.000 Nợ TK.133: 1.600.000 Có TK 331: 17.600.000 – Nếu TSCĐ mua về phải qua giai đoạn lắp đặt, chạy thử, … trước khi đưa vào sử dụng chính thức: Khi mua TSCĐ: Nợ TK 241(1) Giá mua + chi phí vận chuyển, bốc dỡ Nợ TK 133 Thuế GTGT (nếu DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và có hóa đơn GTGT) 81
- Có TK 111, 112, 331, 311, 341, … Khi phát sinh các chi phí lắp đặt, chạy thử và các chi phí khác có liên quan đến việc sử dụng TSCĐ: Nợ TK 241(1) Chi phí lắp đặt, chạy thử, … Nợ TK 133 Thuế GTGT (nếu DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và có hóa đơn GTGT) Có TK 111, 112, 331, 311, 341, … Có TK 152,153,334,… Sau đó, khi TSCĐ được bàn giao chính thức đưa vào sử dụng: Nợ TK 211 Nguyên giá TSCĐ Có TK 241(1) 152, 153, 334,... 241 (1) 211 Nguyeân giaù (Giaù mua + caùc chi phí laép ñaët, chaïy thöû vaø caùc chi phí khaùc phaùt sinh, neáu coù) 111,112,331,341,... 133 Ví dụ: Có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau đây: 1. Theo kế hoạch sử dụng Quỹ đầu tư phát triển, doanh nghiệp quyết định mua về một máy mớiù vớiù giá 70.000.000 đồng, thuế GTGT là 3.500.000 đồng, đa thanh toán bằng TGNH . 2. Chi phí bốc dỡ, vận chuyển TSCĐ này về doanh nghiệp là 400.000 đồng, thuế GTGT là 40.000 đồng bằng tiền tạm ứng. 3. Các chi phí phát sinh cho việc lắp đặt và chạy thử TSCĐ như sau: vật liệu 250.000 đồng; Tiền công thuê ngoài thực hiện lắp đặt 300.000 đồng (có hóa đơn bán hàng) đã trả bằng tiền mặt. 4. Sau đó, TSCĐ này đã được chính thức bàn giao cho bộ phận sử dụng. Kế toán ghi tăng nguyên giá TSCĐ và chuyển nguồn quỹ đầu tư phát triển sang nguồn vốn kinh doanh. 1. Nợ TK241 (1) : 70.000.000 Nợ TK133 : 3.500.000 Có TK 112 : 73.500.000 2. Nợ TK241 (1) : 400.000 Nợ TK133 : 40.000 Có TK141 : 440.000 3. a. Nợ TK241 (1) : 250.000 82
- Có TK 152 : 250.000 3. b. Nợ TK241 (1) : 300.000 Có TK111 : 300.000 4. a. Nợ TK 211 : 70.950.000 Có TK 241 (1) : 70.950.000 4. b. Nợ TK 414 : 70.950.000 Có TK 411 : 70.950.000 b) Trường hợp TSCĐ tăng do xây dựng cơ bản (tự làm hay thuê ngoài) Khi phát sinh các chi phí XDCB: Nợ TK 241(2) Nợ TK 133 Thuế GTGT (nếu DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và có hóa đơn GTGT) Có TK 111, 112, 331, 311, 341, … Có TK 152,153,334,… Sau đó, khi công trình XDCB được bàn giao chính thức đưa vào sử dụng: Nợ TK 211 Nguyên giá TSCĐ Có TK 241(2) 152, 153, 334,... 241 (2) 211 Chi phí XDCB phaùt sinh Nguyeân giaù (Giaù quyeát toaùn coâng trình XDCB vaø caùc chi phí khaùc phaùt sinh, neáu coù) 111,112,331,341,... 133 c) Trường hợp tăng TSCĐ do được cấp phát, do các chủ sở hữu góp vốn bằng TSCĐ, hay do nhận vốn góp liên doanh bằng TSCĐ: Nợ TK 211, 213 Có TK 411 d) Trường hợp tăng TSCĐ do được biếu tặng Nợ TK 211, 213 Nguyên giá Có TK 711 e) Trường hợp tăng TSCĐ do tự chế Nợ 632 Có 155: giá thành SP tự SX chuyển thành TSCĐ 83
- Có 154: giá thành SP tự SX đưa vào sử dụng ngay Đồng thời , ghi tăng TSCĐ: Nợ 211 : giá thành SP tự SX chuyển thành TSCĐ Có 512: giá thành SP tự SX chuyển thành TSCĐ f) Trường hợp tăng TSCĐ do nhận lại vốn góp liên doanh bằng TSCĐ: Nợ TK 211, 213 Có TK 222, 223 4.2.3.3 Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ: a) Trường hợp giảm TSCĐ do nhượng bán, thanh lý Về nguyên tắc, hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ được xếp vào nhóm hoạt động khác của doanh nghiệp, do đó các khoản chi phí và thu nhập phát sinh trong quá trình nhượng bán, thanh lý tài sản được kế toán tập hợp trên các tài khoản 811 và 711. Các bút toán cụ thể như sau: – Khi phát sinh các chi phí về nhượng bán, thanh lý TSCĐ Nợ TK 811 Chi phi Nợ TK 133 Thuế GTGT (nếu DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ ) Có TK 111, 112, 152, 153, 331, 334 … – Khi phát sinh các khoản thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ Nợ TK 111, 112, 131,… Có TK 333 (11) Thuế GTGT (nếu DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ) Có TK 711 – Khi hoàn tất việc nhượng bán, thanh lý, kế toán xóa sổ TSCĐ Nợ TK 214 Giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐ Nợ TK 811 Giá trị còn lại của TSCĐ (nếu TSCĐ chưa trích hết khấu hao) Có TK 211, 213 Nguyên giá TSCĐ 84
- 211 214 911 711 131,... Nguyên H. mòn giá TSCĐ Thu về thanh lý nhượng bán TSCĐ 152,334,... 811 Giá trị Cuối kỳ kết chuyển Cuối kỳ kết chuyển còn lại để xác định kết quả để xác định kết quả Chi phí thanh lý 111,112,331,... 333 (11) Thuế GTGT Chi phí đầu ra nhượng bán 133 Thuế GTGT đầu vào Ví dụ: Đơn vị quyết định đưa ra thanh lý 1 TSCĐ đang sử dụng tại phân xưởng sản xuất bị hư hỏng do không chấp hành đúng quy trình bảo dưỡng, nguyên giá 25.000.000 đồng, đã khấu hao 18.000.000 đồng, với các chi phí thanh lý như sau: Vật liệu 200.000 Tiền công tháo dỡ phải trả bên ngoài 480.000 Chi phí khác bằng tiền mặt 120.000 Phần xác máy bán được là 1.500.000 đồng, thuế GTGT là 150.000 đồng đã thu bằng tiền mặt 1.650.000 đồng. Hội đồng kỷ luật quyết định buộc bộ phận sử dụng phải bồi thường 2.000.000 đồng, trừ lương trong 2 tháng kể từ tháng này. 1. Nợ TK811 : 800.000 Có TK152 : 200.000 Có TK 331 : 480.000 Có TK.111 : 120.000 2. Nợ TK 214 : 18.000.000 Nợ TK 811 : 7.000.000 Có TK211 : 25.000.000 3. Nợ TK 111 : 1.650.000 Có TK 711 : 1.500.000 Có TK333 (11) : 150.000 85
- 4. a. Nợ TK 138 (8) : 2.000.000 Có TK 711 : 2.000.000 4. b. Nợ TK 334 : 1.000.000 Có TK 138 (8) : 1.000.000 b) Trường hợp giảm TSCĐ do đưa đi góp vốn liên doanh: Hoạt động góp vốn liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được xếp vào nhóm hoạt động tài chánh của doanh nghiệp, do đó các khoản chi phí và thu nhập phát sinh trong quá trình liên doanh được kế toán tập hợp trên các tài khoản 635 và 515. Các bút toán cụ thể như sau – Nếu giá trị vốn góp do liên doanh xác định thấp hơn GTCL của TSCĐ đưa đi liên doanh: Nợ TK 222 Giá trị vốn góp do liên doanh xác định Nợ TK 811 Chênh lệch giảm Nợ TK 214 Giá trị hao mòn lũy kế Có TK 211, 213 Nguyên giá – Nếu giá trị vốn góp do liên doanh xác định lớn hơn GTCL của TSCĐ đưa đi liên doanh: Nợ TK 222 Giá trị vốn góp do liên doanh xác định Nợ TK 214 Giá trị hao mòn lũy kế Có TK 211, 213 Nguyên giá Có TK 711, 3387: Chênh lệch tăng – Khi phát sinh các chi phí trong quá trình liên doanh Nợ TK 635 Nợ TK 133 Thuế GTGT (nếu DN nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và có hóa đơn GTGT) Có TK 111,112,331,… – Khi được chia lãi liên doanh Nợ TK 111, 112, 138 (8), … Có TK 515 Ví dụ: Tại 1 doanh nghiệp có tình hình sau: 1. Doanh nghiệp quyết định gửi đi góp vốn liên doanh 1 TSCĐ có nguyên giá 180.000.000 đồng, đã khấu hao 80.000.000 đồng. Theo đánh giá của hội đồng liên doanh, trị giá vốn góp của TSCĐ này là 120.000.000 đồng. Các chi phí phát sinh cho việc thực hiện hợp đồng là 1.100.000 đồng, đã chi bằng tiền mặt. 2. Ngân hàng báo Có 1.200.000 đồng về khoản lãi tham gia liên doanh. 3. Nhận về 1 tài sản cố định lúc trước đã gửi đi góp liên doanh (giá trị vốn góp được đánh giá lúc gửi đi là 60.000.000 đồng), tài sản cố định này được định giá trị khi hoàn trả là 35.000.000 đồng; Do làm ăn thua lỗ, phần vốn góp còn lại liên doanh chỉ có khả năng thanh toán được 20.000.000 đồng, phần còn lại coi như mất. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. 86
- Giải: 1.a. Nợ TK 214 : 80.000.000 Nợ TK 222 : 120.000.000 Có TK 211 : 180.000.000 Có TK 711 : 20.000.000 1.b. Nợ TK 635 : 1.100.000 Có TK 111 : 1.100.000 2. Nợ TK 112 : 1.200.000 Có TK 515 : 1.200.000 3. Nợ TK 211 : 35.000.000 Nợ TK138 (8) : 20.000.000 Nợ TK 635 : 5.000.000 Có TK 222 : 60.000.000 c) Trường hợp giảm TSCĐ do kiểm kê phát hiện thiếu – Căn cứ biên bản kiểm kê phát hiện TSCĐ bị mất mát, hư hỏng: Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn lũy kế Nợ TK 138 (1) : Giá trị còn lại của TSCĐ Có TK 211 : Nguyên giá – Khi có quyết định xử lý của doanh nghiệp: Nợ TK 138 (8) : Nếu buộc bồi thường Nợ TK 811 : Nếu đưa vào lỗ Nợ TK 411 : Nếu ghi giảm vốn kinh doanh Có TK 138 (1) Ví dụ: Tại 1 doanh nghiệp có tình hình sau: 1. Theo kết quả kiểm kê tài sản, phát hiện mất 1 TSCĐ có nguyên giá 25.000.000 đồng, đã khấu hao 15.000.000 đồng, chưa rõ nguyên nhân. 2. Hội đồng Quản trị ra quyết định xử lý, buộc bộ phận sử dụng bồi thường 6.000.000 đồng, trừ lương trong 6 tháng, kể từ tháng này, phần còn lại (4.000.000 đồng) được đưa vào lỗ. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên. d) Kế toán giảm TSCĐ dùng vào hoạt động phúc lợi: Nợ TK 4313: Giá trị còn lại Nợ TK 214: Giá trị hao mòn Có TK 211: Nguyên giá CHÖÔNG 2 KẾ TOÁN KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. 4.3.1 Khái niệm. TSCĐ trong quá trình sử dụng bị hao mòn dần dưới 2 hình thức là hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. – Hao mòn hữu hình là hao mòn xảy ra do quá trình sử dụng và do tác động của tự nhiên, làm cho giá trị sử dụng của TSCĐ bị giảm dần cho đến khi không dùng được nữa 87
- phải thanh lý, và do đó giá trị của TSCĐ cũng bị giảm theo. – Hao mòn vô hình là hao mòn xảy ra do tác động của tiến bộ kỹ thuật hoặc do tính lỗi thời của thiết bị, làm cho những TSCĐ chế tạo ra lúc trước có xu hướng bị giảm giá trị khi có sự ra đời của các thế hệ TSCĐ chế tạo ra sau này. Khấu hao TSCĐ là biểu hiện bằng tiền của phần giá trị TSCĐ bị hao mòn được chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh để hình thành quỹ khấu hao nhằm tái sản xuất TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công việc khấu hao tài sản cố định là công việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh nhằm thu hồi vốn đầu tư để tái tạo tài sản cố định khi chúng không còn sử dụng được phải loại bỏ, thanh lý. 4.3.2 Nguyên tắc khấu hao TSCĐ. - Mọi TSCĐ của DN co liên quan đến hoạt động kinh doanh đều phải trích khấu hao. Mức trích khấu hao TSCĐ được hạch toán vào CFKD trong kỳ. - DN không được tính và trích khấu hao đối với những TSCĐ sau: TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh. TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh như TSCĐ thuộc dự trữ nhà nước, giao cho DN quản lý,giữ hộ, TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi cho DN như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn … được đầu tư bằng quỹ phúc lợi. TSCĐ phục vụ cho nhu cầu chung toàn xã hội như đê đập, cầu cống, đường xá … mà nhà nước giao cho DN quản lý. Quyền sử dụng đất lâu dài là TSCĐ vô hình đặc biệt. - Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào các hoạt động kinh doanh. 4.3.3 Xác định thời gian sử dụng TSCĐ a) Đối với TSCĐ hữu hình : - Đối với TSCĐ còn mới, DN phải căn cứ vào khung thời gian sử dụng TSCĐ qui định tại Phụ lục 01 ban hành kèm QĐ 206/TC ngày 12/12/03 của Bộ tài chính. Trích Phụ lục 01: KHUNG THỜI GIAN SỬ DỤNG CÁC LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH (Ban hành kèm theo Quyết định số 206/QĐ-TC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) Thời gian sử dụng Thời gian sử dụng Danh mục các nhóm TSCĐ tối thiểu (năm) tối đa (năm) A. Máy móc, thiết bị, động lực 1. Máy phát động lực 8 10 2. Máy phát điện 7 10 3. Máy biến áp và thiết bị nguồn điện 7 10 4. Máy móc, thiết bị động lực khác 6 10 B. Máy móc, thiết bị công tác ........ … … - Đối với TSCĐ đã qua sử dụng : Thời gian sử Giá trị hợp lý của Thời gian sử dụng 88
- dụng của TSCĐ = TSCĐ X của TSCĐ mới Giá bán của TSCĐ mới cùng loại theo cùng loại Phụ lục 01 - Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá mua hoặc trao đổi thực tế (trường hợp mua, bán, trao đổi), là giá trị còn lại (trường hợp được cấp), là giá trị theo đánh giá của Hội đồng giao nhận ( trường hợp được cho, biếu tặng, nhận vốn góp …) b) Đối với TSCĐ vô hình : DN tự xác định thời gian sử dụng nhưng tối đa không quá 20 năm. Riêng thời gian sử dụng của quyền sử dụng đất có thời hạn là thời gian cho phép sử dụng đất theo qui định. 4.3.4 Các phuơng pháp trích khấu hao TSCĐ : Có 3 phương pháp xác định số khấu hao TSCĐ trích hằng năm. a) Phương pháp khấu hao đường thẳng : Mức trích khấu hao Nguyên giá của trung bình hàng năm = TSCĐ của TSCĐ Thời gian sử dụng - Thời gian sử dụng của TSCĐ được ban hành trong phụ lục 01 kèm theo QĐ số 206/ TC ngày 12/12/2003. - Mức khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến trước năm cuối cùng của TSCĐ đó. Ví dụ : DN mua 1 TSCĐ với giá mua là 120.000.000 đồng. Chi phí vận chuyển, lắp đặt phát sinh là 1.200.000 đồng, thời gian sử dụng xác định là 4 năm. Nguyên giá TSCĐ là : 120.000.000 + 1.200.000 = 121.200.000 đồng. 121.200.000 Số khấu hao trích hằng năm : = 30.300.000 đồng 4 121.200.000 Số khấu hao trích hằng tháng : = 2.525.000 đồng 4 12 b) Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh : Mức trích khấu Giá trị còn Tỷ lệ khấu hao hàng năm của = lại của X hao nhanh TSCĐ TSCĐ trong đó Tyû leä khaáu = Tyû leä khaáu hao TSCÑ theo Heä soá hao nhanh phöông phaùp ñöôøng thaúng ñieàu chænh Tyû leä khaáu hao TSCÑ theo 1 = 100 phöông phaùp ñöôøng thaúng Thôøi gian söû duïng cuûa TSCÑ Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới 89
- đây : Thời gian sử dụng của TSCĐ (T) Hệ số (lần) T 4 năm 1,5 4 năm < T 6 năm 2 T > 6 năm 2,5 Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ. Ví dụ : Giống ví dụ trên, DN tăng 1 TSCĐ, nguyên giá 121.200.000 đồng, thời gian sử dụng 4 năm. Tyû leä khaáu hao TSCÑ theo 1 = 100 = 25% phöông phaùp ñöôøng thaúng 4 Tỉ lệ khấu hao nhanh : 25% 1,5 = 37,5%. Mức trích khấu hao hằng năm của TSCĐ trên được xác định như sau : Năm GTCL của Số khấu hao trích trong năm Số khấu hao luỹ TSCĐ kế Thứ 121.200.000 121.200.000 37,5% = 45.450.000 đồng nhất đồng 45.450.000 đồng 73.856.250 đồng Thứ 75.750.000 75.750.000 37,5% = 97.528.125 đồng hai đồng 28.406.250 đồng 121.200.000 Thứ ba 47.343.750 47.343.750 2 = đồng Thứ tư đồng 23.671.875 đồng 23.671.875 23.671.875 đồng đồng Từ năm thứ ba trở đi, mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần (47.343.750 37,5% = 17.753.906 đồng) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của tài sản cố định (47.343.750 2 = 23.671.857 đồng) nên được trích khấu hao theo số 23.671.875 đồng. c) Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm : Möùc tính khaáu hao Nguyeân giaù cuûa TSCÑ bình quaân tính cho 1 = Saûn löôïng theo coâng suaát thieát keá ñôn vò saûn phaåm Sản lượng theo công suất thiết kế là tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ được xác định căn cứ vào hồ sơ kinh tế – kỹ thuật của TSCĐ. 90
- Möùc tính khaáu hao Möùc tính khaáu hao Soá löôïng saûn phaåm saûn trong thaùng (naêm) = bình quaân tính cho 1 xuaát trong thaùng (naêm) cuûa TSCÑ ñôn vò saûn phaåm Ví dụ : Giống ví dụ trên, DN tăng 1 TSCĐ theo nguyên giá 121.200.000 đồng. Sản lượng theo công suất thiết kế của TSCĐ là 1.000.000 sản phẩm. Möùc tính khaáu hao 121.200.000 bình quaân tính cho 1 = = 121,2 đồng 1.000.000 ñôn vò saûn phaåm Mức trích khấu hao TSCĐ cho năm 2004 như sau: Tháng Sản lượng thực tế tháng Mức khấu hao hàng tháng 1 18.000 121,2 đồng 18.000 = 2.181.600 đồng 2 19.000 121,2 đồng 19.000 = 2.302.800 đồng 3 20.000 121,2 đồng 20.000 = 2.424.000 đồng 4 21.000 121,2 đồng 21.000 = 2.545.200 đồng 5 22.000 121,2 đồng 22.000 = 2.666.400 đồng 6 20.000 121,2 đồng 20.000 = 2.424.000 đồng 7 20.000 121,2 đồng 20.000 = 2.424.000 đồng 8 22.000 121,2 đồng 22.000 = 2.666.400 đồng 9 22.000 121,2 đồng 22.000 = 2.666.400 đồng 10 21.000 121,2 đồng 21.000 = 2.545.200 đồng 11 20.000 121,2 đồng 20.000 = 2.424.000 đồng 12 22.000 121,2 đồng 22.000 = 2.666.400 đồng 247.000 sản phẩm 29.936.400 đồng 4.3.5 Kế toán khấu hao TSCĐ. 4.3.5.1 Kế toán chi tiết Sau khi tính được mức khấu hao phải trích của từng tài sản cố định, kế toán tập hợp số khấu hao phải trích theo từng bộ phận sử dụng để làm căn cứ thực hiện việc ghi chép trên các sổ kế toán về các nghiệp vụ trích khấu hao tài sản cố định. Trong thực tế, tài sản cố định của doanh nghiệp ít có sự biến động giữa các kỳ hạch toán, nên để đơn giản cho công việc tính khấu hao hàng tháng,kế toán sử dụng công thức sau đây: Soá khaáu hao phaûi Soá khaáu hao ñaõ soá khaáu hao TSCÑ = + – trích thaùng naøy trích thaùng tröôùc taêng trong thaùng naøy soá khaáu hao TSCÑ giaûm trong thaùng naøy Để xác định số khấu hao phải trích trong kỳ cho doanh nghiệp cũng như phân bổ số khấu hao phải trích đó cho từng nơi sử dụng tài sản cố định, hàng tháng kế toán lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (06 –TSCĐ). 91
- BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tháng 6 năm 200X Đơn vị tính: 1.000 đồng Nơi sử dụng Phân Thời Bộ Số Toàn DN xưởng Bộ phận gian phận T Chỉ tiêu N.Giá Quản lý sử Số bán T tăng … … DN dụng K.Hao hàng giảm 1 Khấu hao trích 1.008.00 35.400 19.47 7.080 8.850 tháng trước 0 0 2 Khấu hao tăng tháng này - Máy tiện 6 năm 36.000 500 500 - Máy Photocopy 4 năm 12.000 250 250 3 Khấu hao giảm tháng này - Máy dập 12.000 80 80 4 Khấu hao trích 1.044.00 36.07 0 19.89 7.080 9.100 tháng này 0 0 Phương pháp lập bảng này như sau: – Dòng 1 “ Khấu hao trích tháng trước” lấy từ dòng 4 “Khấu hao trích tháng này” trên Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định của tháng trước. – Dòng 2 “Khấu hao tăng tháng này” và dòng 3 “Khấu hao giảm tháng này” căn cứ vào tình hình biến động của từng tài sản cố định của tháng này theo đúng các quy định hiện hành về khấu hao tài sản cố định. – Dòng 4 “Khấu hao trích tháng này” xác định bằng dòng 1 + dòng 2 – dòng 3. Ví dụ: Tại một doanh nghiệp có tình hình sau: A. Tài liệu tháng 5/200X: – Tổng số khấu hao đã trích trong tháng là 35.400.000 đồng, trong đó của: TSCĐ dùng tại phân xưởng sản xuất : 19.470.000 đồng TSCĐ dùng tại bộ phận kinh doanh : 7.080.000 đồng TSCĐ dùng tại văn phòng: 8.850.000 đồng – Tổng nguyên giá TSCĐ vào ngày 31/5/200X: 1.008.000.000 đồng B. Tình hình tăng giảm và biến động TSCĐ trong tháng 6/200X như sau: 1. Ngày 1/6 mua về và đưa vào sử dụng 1 máy tiện tại phân xưởng sản xuất, có nguyên giá 36.000.000 đồng, thời gian sử dụng xác định là 6 năm. 2 Ngày 21/6 bán 1 máy dập đang dùng tại phân xưởng sản xuất có nguyên giá 12.000.000 đồng, với mức khấu hao trung bình phải trích hàng năm là 2.880.000 đồng. 3. Ngày 1/6 mua về 1 máy Photocopy dùng cho bộ phận nhân viên văn phòng, có nguyên giá 12.000.000 đồng, thời gian sử dụng xác định là 4 năm. Yêu cầu: Lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 6/200X, biết rằng DN áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. 92
- 4.3.5.2 Kế toán tổng hợp: a) Tài khoản sử dụng: - TK.214 "Hao mòn TSCĐ": dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm & số lũy kế giá trị hao mòn của toàn bộ TSCĐ & bất động sản đầu tư. Tài khoản này có 4 tài khoản cấp 2 sau đây: + Tài khoản 2141 – Hao mòn TSCĐ hữu hình + Tài khoản 2142 – Hao mòn TSCĐ thuê tài chánh + Tài khoản 2143 – Hao mòn TSCĐ vô hình + Tài khoản 2147 – Hao mòn BĐSĐT TK 214 Giá trị hao mòn TSCĐ & BĐSĐT Giá trị hao mòn TSCĐ & BĐSĐT giảm do nhượng bán, thanh lý; do tăng do trích khấu hao; do đánh giá đánh giá lại; do điều chuyển sang lại; do nhận điều chuyển từ đơn vị đơn vị nội bộ khác … nội bộ … Số dư Có: Giá trị hao mòn lũy kế của b) Trình tự hạch toán: Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ trong tháng, kế toán lập định khoản: + Nợ TK 627 : Khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng sản xuất Nợ TK 641: Khấu hao TSCĐ thuộc bộ phận bán hàng Nợ TK 642 : Khấu hao TSCĐ thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp Nợ TK 632: Khấu hao của bất động sản đầu tư Nợ TK 811 : TSCĐ chưa dùng, không cần dùng ,… Có TK 214 khấu hao tài sản cố định Thực hành ví dụ: Căn cứ vào Bảng Tính và phân bổ Khấu hao TSCĐ tháng 6/200x, kế toán lập định khoản: 1. Nợ TK 627 : 19.890.000 Nợ TK 641 : 7.080.000 Nợ TK 642 : 9.100.000 Có TK 214 : 36.070. 000 Chú ý: Đối với TSCĐ phúc lợi, doanh nghiệp không thực hiện khấu hao, nhưng đến cuối niên độ vẫn phải theo dõi phần giá trị hao mòn của tài sản bằng bút toán sau đây: + Nợ TK 431 (3) : Mức hao mòn trong năm Có TK 214 : Mức hao mòn trong năm 4.4 KẾ TOÁN SỬA CHỮA TÀI SẢN CỐ ĐỊNH. Sửa chữa tài sản cố định là việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động bình thường của tài sản cố định. Do mức độ hao mòn, hư hỏng của các bộ phận, chi tiết tài sản cố định không giống nhau nên thời gian và chi phí thực hiện công việc sửa chữa cũng sẽ khác nhau, vì thế hoạt động sửa chữa tài sản cố định trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại sau đây: 93
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập môn Kế toán tài chính
10 p | 1214 | 648
-
Bài giảng môn Kế toán thương mại dịch vụ
75 p | 880 | 272
-
Bài giảng môn Kế toán hành chính sự nghiệp: Phần 1 - Phạm Thị Hoàng
26 p | 690 | 71
-
Bài giảng môn Kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa
4 p | 418 | 54
-
Bài giảng môn Kế toán tài chính 2
180 p | 168 | 31
-
Bài giảng môn Kế toán hành chính sự nghiệp: Phần 2 - Phạm Thị Hoàng
21 p | 210 | 28
-
Bài giảng môn Kế toán tài chính (Phần 3) - Huỳnh Thị Ngọc Phương
105 p | 122 | 22
-
Bài giảng môn Kế toán thuế và lập báo cáo thuế: Chương 0 - Nguyễn Thị Ngọc Điệp
2 p | 160 | 18
-
Bài giảng môn Kế toán quản trị - Chương 4: Dự toán tổng thể
30 p | 109 | 15
-
Bài giảng môn Kế toán ngân hàng: Phần 2 - Trần Nguyễn Trùng Viên
56 p | 122 | 14
-
Bài giảng môn Kế toán tài chính: Phần 1 - CĐ CNTT TP.HCM
72 p | 112 | 9
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 1 - Ths. Đinh Xuân Dũng
31 p | 131 | 7
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 3 - Ths. Đinh Xuân Dũng
42 p | 131 | 7
-
Bài giảng môn Kế toán tài chính 2: Chương 2 - ThS. Dương Thị Ngọc Bích
12 p | 73 | 7
-
Bài giảng môn Kế toán tài chính 2: Chương 3 - ThS. Dương Thị Ngọc Bích
22 p | 67 | 5
-
Bài giảng môn Kế toán quản trị - Chương 1: Tổng quan kế toán quản trị
12 p | 58 | 5
-
Bài giảng môn Kế toán tài chính 2: Chương 1 - ThS. Dương Thị Ngọc Bích
14 p | 56 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn